Nấu cháo bằng gạo nếp hay gạo tẻ

Thoạt nghe qua tưởng chừng như rất dễ nấu nhưng để nấu được tô cháo ngon, vừa miệng thì không phải ai cũng biết. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn các bạn cách nấu cháo ngon để có được tô cháo hợp vị tất cả các thành viên trong gia đình nhé.

  • Gạo: 1 bát gạo nếp và gạo tẻ trộn chung theo tỉ lệ 1:1 dành cho 1-2 người ăn.
  • Các gia vị cần thiết: muối, hạt nêm, tiêu xay, …
  • Hành lá
  • Vỏ cam [không bắt buộc]
  • Gạo vo qua 2 lần để loại bỏ bụi bẩn và hạt lép. Để gạo trong rổ cho ráo nước sau đó đem đi rang. Rang gạo bằng nồi gang hoặc nồi có thành dày, chỉnh lửa liu riu và đảo tay liên tục để gạo không bị cháy. Gạo rang chỉ cần hơi vàng và có mùi thơm là được.
  • Ngoài ra, có thể thay cách rang gạo bằng ngâm gạo với nước lạnh trước khi nấu cháo khoảng nửa giờ để gạo nở. Cách ngâm gạo này sẽ giúp cháo thơm và dẻo hơn đồng thời sẽ giúp cháo dễ khuấy hơn trong khi nấu.
  • Hành lá băm nhỏ.
  • Vỏ cam rửa sạch, để ráo.

  • Gạo sau khi ngâm hoặc rang đem cho vào nồi cùng với nước sôi theo tỷ lệ 1:3. Cứ 3 phần gạo thì 1 phần nước. Định lượng này là tiêu chuẩn, bạn có thể gia giảm sao cho phù hợp với sở thích ăn cháo đặc hay loãng của gia đình.
  • Dùng nước sôi khi nấu cháo. Cách nấu cháo này sẽ giúp cháo không bị dính đáy nồi và giúp tiết kiệm thời gian hơn rất nhiều so với khi nấu cháo bằng nước lạnh.
  • Trong thời gian nấu, để ý canh cháo và dùng đũa khuấy đều để cháo không bị cháy dưới đáy nồi. Lúc đổ gạo vào nước sôi, khuấy vài vòng rồi đậy nắp nồi. Cho đến khi chuyển lửa nhỏ nấu khoảng 20 phút thì bắt đầu khuấy liên tục không ngừng khoảng 10 phút, khi nào thấy cháo bắt đầu sệt lại mới ngừng.
  • Nấu đến khi gạo bung nở đều. Nêm nếm muối và hạt nêm vừa ăn. Khi hạt gạo đã bung và cháo mềm mịn như ý muốn thì tắt bếp và nhấc nồi xuống.
  • Cho vào nồi cháo 2 miếng vỏ cam đã rửa sạch tầm 1 phút. Không để lâu hơn vì tinh dầu trong vỏ cam gặp nhiệt độ nóng sẽ tiết ra và làm nồi cháo có vị đắng.
  • Thêm tiêu xay và hành lá đã băm nhỏ lên trên trước khi thưởng thức.
  • Gạo: 1 bát gạo nếp và gạo tẻ trộn chung theo tỉ lệ 1:1 dành cho 1-2 người ăn.
  • Các gia vị cần thiết: muối, hạt nêm, tiêu xay, …
  • Hành lá
  • Vỏ cam [không bắt buộc]
  • Lá tía tô
  • Đầu tiên vo gạo để loại bỏ bụi bẩn và các tạp chất trong đấy. Sau đó để gạo ráo nước và rang sơ qua đến khi hạt gạo trong thì tắt bếp, làm nước này giúp gạo nấu cháo không bị nát nhưng vẫn mềm mịn.
  • Vỏ cam: Rửa sạch, bóc xơ và thái thành các sợi mỏng.
  • Hành lá: Rửa sạch, cắt bỏ rễ sau đó thái nhỏ.
  • Đổ hết phần gạo vào nồi cơm điện, cho lượng nước ngập gấp 3 lần gạo rồi bật nút nấu. Khi nấu cháo dễ bị tràn nên bạn hãy kê ngang một chiếc đũa ở trên miệng nắp rồi mới đóng nắp. Nếu nồi cơm có chức năng nấu cháo thì đổ nước theo vạch cho sẵn và bật chế độ nấu cháo.
  • Canh đến khi nước rút chỉ còn 2 lần gạo thì lấy đũa ra và nấu tiếp. Vì nấu cháo sẽ không tự động chuyển sang chế độ ấm nên phải canh 3-5 phút khuấy một lần để cháo không bị cháy ở dưới đáy nồi.
  • Khi cháo chín thì cho phần vỏ cam thái sợi vào khuấy đều. Sau đó nêm thêm các loại gia vị cho vừa miệng.
  • Khi ăn thêm hành lá, tiêu đen và lá tía tô thái rối vào và thưởng thức khi cháo còn nóng.

Nhiều người có thói quen ăn cháo vào buổi sáng hoặc khi sức khỏe gặp vấn đề, điều này rất tốt cho hệ tiêu hóa nhưng lưu ý là không nên uống sữa khi ăn cháo. Việc này có thể gây rối loạn tiêu hóa và dẫn đến tình trạng bị tiêu chảy. Cháo nên nấu để ăn tư 1 đến 2 bữa, không nên hâm lại quá nhiều lần hay để cháo ở ngoài quá lâu. Ví dụ bạn nấu cháo vào buổi sáng thì dùng để ăn trưa nhưng không được để cháo tới buổi chiều.

Khi không sử dụng hết cháo, nên đổ phần còn lại vào hộp đựng bằng nhựa hoặc bằng sứ, không nên sử dụng hộp kim loại sau đó để trong ngăn mát tủ lạnh, nên ăn hết càng sớm càng tốt để đảm bảo chất lượng ngon nhất.

Cách nấu cháo bên trên vừa dễ thực hiện lại đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm và hợp với khẩu vị nhiều người. Chúc bạn có thể nấu được một nồi cháo ngon miệng để luôn chăm sóc tốt cho sức khỏe của mình và gia đình thân yêu.

Ngày   13:34:04, 07-10-2017 Tác giả Mai Đức Thạch

Dùng gạo nếp nấu cháo kết hợp với gia vị và các loại thực phẩm khác là một món ăn đặc trưng trong văn hóa ẩm thực của người Việt. Để nấu được món cháo gạo nếp chính hiệu lại không hề đơn giản, dễ dàng như bạn nghĩ đâu nhé!

Rang gạo nếp trước khi nấu để giúp cho món ăn thơm ngon hơn

Trước khi nấu cháo bằng gạo nếp bạn có thể rang vàng những hạt gạo nếp để tăng thêm màu sắc và hương vị cho món ăn. Tuyệt đối không để gạo bị cháy mà chỉ cần rang đến khi gạo ngả sang màu trắng đục và hơi lấm tấm vàng là đạt yêu cầu. Nếu bạn muốn món cháo của mình đặc sệt và bắt mắt hơn sau khi nấu thì bạn có thể thêm một chút dầu để rang cùng với gạo. Nó sẽ có tác dụng giúp cho gạo tiết ra nhiều nhựa hơn khi nấu.

Gạo nếp nấu cháo ngon khi bạn biết canh lửa

Dù bạn nấu cháo gạo nếp hay gạo tẻ thì nguyên tắc chung khi nấu đó là không được để lửa quá lớn. Lửa lớn sẽ khiến cho cháo không nhừ và thường bị khê, cháy. Bạn chỉ cần đun sôi cháo sau đó để lửa nhỏ nhằm giúp cho hạt gạo từ từ chín nhừ. Công đoạn này giúp cho gạo và các thực phẩm khác giữ nguyên được hương vị cũng như rất nhiều chất dinh dưỡng.

Ngoài ra, bạn cũng cần lưu ý: khi cháo đã sôi thì không nên đậy nắp vung nó sẽ khiến cháo bị trào ra ngoài. Bên cạnh đó, tuyệt đối không cho nước vào nồi cháo nhiều lần. Làm như vậy sẽ khiến cháo bị vữa và không ngon.

Kết hợp khéo léo các nguyên liệu với nhau

Dùng gạo nếp để nấu cháo không chỉ có gạo nếp mà bạn có thể thêm một số nguyên liệu khác. Ví dụ như rau củ quả hay thịt lợn, xương ống, xương sườn và thịt gà…. Tùy vào khẩu vị và nhu cầu của từng ngưỡi cũng như văn hóa ẩm thực từng vùng miền mà bạn kết hợp nguyên liệu sao cho phù hợp, mang tới một món cháo thơm ngon, bổ dưỡng.

Nêm nếm gia vị cho món cháo gạo nếp

Cho quá nhiều bột canh, mắm hay muối sẽ khiến cho món cháo của bạn bị mặn và rất khó cứu chữa. Chính vì vậy mà hãy cẩn trọng khi nêm nếm gia vị cho nồi cháo gạo nếp của mình. Các chuyên gia khuyên bạn không nên nếp gia vị khi cháo còn nóng bởi lưỡi của bạn sẽ đánh lừa. Món ăn đó có thể mặn hơn hoặc nhạt hơn. Ngoài ra, bạn còn rất dễ bị bỏng.

Rất ít khi người ta cho nước mắm vào trong cháo. Vì nó thường khiến cho cháo nhanh bị chua và nhanh hỏng. Khi ăn nếu bạn cảm thấy cháo nhạt thì mới cho thêm nước mắn vào riêng trong bát cháo của mình.

Hành tươi, hành khô và hạt tiêu là 2 loại gia vị không thể thiếu trong một nồi cháo ngon dù bạn có nấu cháo với nguyên liệu chính là gạo nếp hay gạo tẻ.

Như vậy, có thể thấy dùng gạo nếp nấu cháo ngon là điều không hề đơn giản. Hi vọng với một số lưu ý nhỏ ở trên sẽ giúp bạn có thêm cẩm nang, kiến thức nấu nướng bổ ích khi cần thiết.

Video liên quan

Chủ Đề