Nêu các cách tạo ra dòng điện xoay chiều và giải thích

Bạn là người hay mày mò, thích tìm hiểu về điện đóm. Bạn muốn biết cách tạo ra dòng điện xoay chiều khó hay dễ? Ở bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ giải đáp thắc mắc này giúp bạn. Đồng thời, cung cấp thêm một số kiến thức về dòng điện xoay chiều bao gồm nguyên tắc, sự khác biệt so với dòng điện 1 chiều và ứng dụng thực tiễn.

Khi học cấp 2 môn, chắc hẳn bạn đã được học sơ qua về dòng điện xoay chiều. Đây là kiến thức quan trọng trong môn Vật lý, nó không chỉ là kiến thức trên sách vở mà còn tính áp dụng trong cuộc sống.

Bạn có biết cách tạo ra dòng điện xoay chiều? 

Cách tạo ra dòng điện xoay chiều không quá khó; không nhất thiết bạn phải có chuyên môn hay có năng khiếu thì mới thực hiện được.

Nếu bạn liên tục đưa nam châm vào sau đó kéo nam châm ra khỏi cuộn dây dẫn kín thì sẽ xuất hiện dòng điện luân phiên đổi chiều trong cuộn dây [hay còn gọi là dòng điện xoay chiều].

Dưới đây là hai cách tạo ra dòng điện xoay chiều quan trọng mà chúng tôi muốn giới thiệu đến bạn:

  • Cách thứ nhất: Cho cuộn dây quay trong từ trường của nam châm.

  • Cách thứ hai: Cho nam châm quay trước cuộn dây.

Chỉ cần thực hiện đúng theo 1 trong 2 cách tạo ra dòng điện xoay chiều bên trên, bạn đã thành công tạo ra được dòng điện xoay chiều.

2 cách tạo ra dòng điện xoay chiều phổ biến

2. Nguyên tắc tạo nên dòng điện xoay chiều dựa vào đâu?

Nguyên tắc của cách tạo ra dòng điện xoay chiều đó là dựa vào hiện tượng Cảm ứng điện từ mà không phải dựa trên hiện tượng tự cảm, siêu dẫn hay tạo ra từ trường quay,....

Để hiểu rõ hơn về nguyên tắc này, chúng tôi sẽ cung cấp đến bạn một số thông tin liên quan đến “Hiện tượng cảm ứng điện từ”: 

  • Đây là hiện tượng hình thành một điện áp trên một vật dẫn khi vật dẫn đó được đặt trong một từ trường biến thiên. Thật vậy, khi cho từ thông gửi qua một mạch kín thay đổi thì trong mạch xuất hiện một dòng điện, dòng điện này được gọi là dòng điện cảm ứng và hiện tượng đó được gọi là hiện tượng cảm ứng điện từ.

  •  
  • Có ba định luật nổi tiếng về hiện tượng cảm ứng điện từ là: Thí nghiệm Faraday, Định luật Lenz và Ðịnh luật cơ bản của hiện tượng cảm ứng điện từ

Nguyên tắc của cách tạo ra dòng điện xoay chiều là dựa trên hiện tượng cảm ứng điện từ.

Như vậy, ở trên bạn đã hiểu được cách tạo ra dòng điện xoay chiều cũng như nguyên tắc của việc tạo ra nó. Dưới đây, chúng tôi sẽ cung cấp đến bạn một số kiến thức bổ sung để bạn có thể hiểu hơn về dòng điện xoay chiều.

3. Sự khác biệt của dòng điện xoay chiều và 1 chiều

Có thể bạn cũng biết, dòng điện 1 chiều là dòng chuyển động của các hạt electron mang điện  theo một hướng cố định và không có sự thay đổi theo thời gian. Dòng điện 1 chiều và dòng điện xoay chiều có một số khác biệt dễ phân biệt như:

  • Nguồn phát dòng điện xoay chiều thường có tần số là 50Hz và 60Hz, còn dòng điện một chiều có tần số bằng 0 Hz.

  •  
  • Dòng điện xoay chiều giúp dễ dàng truyền tải điện đi xa. Con dòng điện một chiều thì ngược lại, thậm chí nó còn có thể mất rất nhiều năng lượng.

  •  
  • Trong các bản vẽ mạch điện, sóng của điện xoay chiều được thể hiện dưới dạng đa dạng như dạng hình sin, hình thang,... còn dạng sóng biểu thị dòng điện một chiều là một đường thẳng. 

Có những khác biệt nào dễ phân biệt giữa dòng điện xoay chiều và dòng điện 1 chiều?

4.  Các ứng dụng của điện xoay chiều trong đời sống

Điện năng đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế, nâng cao đời sống, chất lượng xã hội. Nó là điều kiện tiên quyết để các thiết bị điện có thể hoạt động. Dưới đây một số ứng dụng của dòng điện xoay chiều đối với cuộc sống bạn nên biết.

Ứng dụng của dòng điện xoay chiều 1 pha trong đời sống

Dòng điện xoay chiều một pha được dùng nhằm phục vụ các nhu cầu trong hộ gia đình. Cụ thể là sử dụng để chạy các thiết bị ít hao phí điện năng, có công suất nhỏ. Ví dụ như quạt, đèn, tivi, quạt, tủ lạnh, máy giặt, máy sấy tóc, bàn ủi, nồi cơm điện,…

Ứng dụng của dòng điện xoay chiều 3 pha trong đời sống

Trái ngược với dòng điện xoay chiều một pha, điện xoay chiều ba pha được dùng để truyền tải, sản xuất trong công nghiệp,...Bởi quá trình này cần phải sử dụng các thiết bị điện công suất lớn nhằm khắc phục tình trạng hao tổn điện năng. 

Máy phát điện 3 pha sẽ tạo ra dòng điện 3 pha khỏe hơn 1 pha, giúp cho hiệu suất hoạt động của máy móc được hiệu quả hơn. Chính vì vậy, sử dụng máy phát điện 3 pha và dòng xoay chiều 3 pha là phương án hiệu quả, an toàn và tiết kiệm với các thiết bị điện công suất lớn.

Dòng điện xoay chiều có những ứng dụng thực tiễn nào trong đời sống?

Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về cách tạo ra dòng điện xoay chiều. Qua đó còn là nguyên tắc tạo nên dòng điện xoay chiều cũng như sự khác biệt so với dòng điện một chiều và ứng dụng trong đời sống. Hy vọng, chúng là nguồn thông tin hữu ích, bổ trợ cho bạn trong việc học vấn được tốt hơn.

09:55:3724/03/2021

Trên một số thiết bị tiêu thụ điện đời cũ như Tivi, tủ lạnh, máy thu thanh, ... chỗ để đưa điện vào máy thường có ký hiệu DC và AC. Vậy các kỹ hiệu này có ý nghĩa gì?

Để giải đáp câu hỏi trên, bài viết này chúng ta cùng tìm hiểu về dòng điện xoay chiều là gì? cách tạo ra dòng điện xoay chiều và chiều của dòng điện cảm ứng?

I. Chiều của dòng điện cảm ứng

- Khi số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây tăng thì dòng điện cảm ứng trong cuộn dây có chiều ngược với chiều dòng điện cảm ứng khi số đường sức từ xuyên qua tiết diện đó giảm.

- Nếu ta liên tục lần lượt đưa nam châm vào và kéo nam châm ra khỏi cuộn dây dẫn kín thì trong cuộn dây xuất hiện dòng điện luân phiên đổi chiều.

→ Dòng điện luân phiên đổi chiều như trên gọi là dòng điện xoay chiều.

II. Cách tạo ra dòng điện xoay chiều

1. Cho nam châm quay trước cuộn dây dẫn kín

2. Cho cuộn dây dẫn quay trong từ trường

→ Trong cuộn dây dẫn kín, dòng điện cảm ứng xoay chiều xuất hiện khi cho nam châm quay trước cuộn dây hay cho cuộn dây quay trong từ trường.

III. Câu hỏi vận dụng dòng điện xoay chiều

* Câu C4 trang 92 SGK Vật Lý 9: Trên hình 33.4 SGK [hình dưới] vẽ một cuộn dây dẫn kín có thể quay trong từ trường của một nam châm. Hai đèn LED khác màu, mắc song song ngược chiều vào hai đầu cuộn dây vào cùng một vị trí. Khi cho cuộn dây quay, hai bóng đèn bật sáng, vạch ra 2 nửa vòng sáng đối diện nhau. Giải thích tại sao mỗi bóng đèn lại chỉ sáng trên nửa vòng tròn.

* Lời giải:

- Khi khung quay 1/4 vòng tròn thì số đường sức từ qua khung tăng, một trong hai đèn LED sáng. Trên 1/4 tiếp theo của vòng tròn, số đường sức từ giảm nên dòng điện đổi chiều, đèn thứ hai sáng. Quá trình lặp lại cho nửa vòng tiếp theo. Như vậy sau một vòng quay mỗi bóng đèn lại chỉ sáng trên nửa vòng tròn.

> Có thể em chưa biết:

+ Khi cuộn dây dẫn kín quay trong từ trường thì dòng điện cảm ứng trong cuộn dây đổi chiều đều đặn mỗi vòng quay hai lần. Số vòng quay trong 1 giây của cuộn dây gọi là tần số của dòng điện xoay chiều, đo bằng đơn vị hec, ký hiệu là Hz. Ở nước ta, dòng điện trên lưới điện quốc gia được đưa vào ổ lấy điện trong nhà là dòng điện xoay chiều có tần số 50Hz.

+ Trên các dụng cụ sử dụng điện thường có ghi AC 220V, AC là chữ viết tắt của từ tiếng Anh alternating current có nghĩa là dòng điện xoay chiều, hoặc ghi DC 6V, DC là chữ viết tắt của từ direct current có nghĩa là dòng điện không đổi một chiều.

+ Các công thức về dòng điện một chiều có thể áp dụng cho một số dụng cụ thông thường dùng dòng điện xoay chiều.

Như vậy, với bài viết về dòng điện xoay chiều và cách tạo ra dòng điện xoay chiều, các em cần nhớ được:

+ Dòng điện cảm ứng trong cuộn dây dẫn kín đổi chiều khi số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây đang tăng mà chuyển sang giảm hoặc ngược lại đang giảm mà chuyển sang tăng.

+ Trước khi cho cuộn dây dẫn kín quay trong từ trường của nam châm hay cho nam châm quay trước cuộn dây dẫn thì trong cuộn dây có thể xuất hiện dòng điện cảm ứng xoay chiều.

Hy vọng với bài viết về Dòng điện xoay chiều là gì? Cách tạo ra dòng điện xoay chiều ở trên hữu ích cho các em. Mọi góp ý và thắc mắc các em vui lòng để lại bình luận dưới bài viết để HayHocHoi.Vn ghi nhận và hỗ trợ, chúc các em học tập tốt.

¤ Xem thêm các bài viết khác tại:

» Mục lục bài viết SGK Hóa 9 Lý thuyết và Bài tập

» Mục lục bài viết SGK Vật lý 9 Lý thuyết và Bài tập

Video liên quan

Chủ Đề