Ngân hàng hết room là gì

Trong những ngày đầu tháng 6, anh Q, nhân viên tín dụng của một ngân hàng trong top 5 nhà băng có tổng tài sản lớn nhất hệ thống tiếp tục công việc xử lý hợp đồng vay vốn cho khách hàng, nhưng tốc độ giải ngân lại chậm hơn. Nguyên nhân vì ngân hàng thông báo đã hết "room" tín dụng.

Anh Q cho biết ngân hàng tiệm cận hạn mức tăng trưởng tín dụng năm nay từ 2 tháng trước. Tuy nhiên, đến cuối tháng 5 và đầu tháng 6, việc giải ngân mới trở nên khó khăn hơn do phải kiểm soát chặt chỉ tiêu. “Có khách hàng vay 4-5 tỷ đồng mà cần một tuần hoặc hơn mới có thể giải ngân hết. Một số khách vay chỉ vài trăm triệu đồng duyệt hồ sơ xong vẫn phải vào hàng chờ”, anh Q nói.

Tại một ngân hàng có cổ phiếu niêm yết trong năm 2020, một nhân viên tín dụng chia sẻ ngân hàng phải kiểm soát “room” liên tục, tránh vượt hạn mức. Một nguồn tin cũng cho biết MB rơi vào tình trạng tương tự, khi tăng trưởng tín dụng đã chạm ngưỡng được Ngân hàng Nhà nước giao.

Ngược lại, hai nhà băng được cấp chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng cao nhất ngành Vietcombank và Techcombank, hoạt động giải ngân vẫn diễn ra bình thường.

Một số nhà băng đã dùng hết hạn mức tăng trưởng tín dụng được NHNN cấp. Ảnh: Bảo Linh.

Đầu năm, NHNN đã giao chỉ tiêu tín dụng lần một đến các tổ chức tín dụng trong hệ thống. Nhóm ngân hàng quốc doanh gồm Agribank, BIDV, VietinBank được cấp “room” năm nay 6,5-7,5%, riêng Vietcombank được giao 10,5%. Hạn mức của một số ngân hàng TMCP như VIB, ACB, Sacombank là 8,5-9,5% và MB, VPBank, Techcombank là 10,5-12%. Nhìn chung, mặt bằng "room" tín dụng được NHNN cấp cho các TCTD thấp hơn tổng thể cả năm trước.

Trong 3 năm gần đây, NHNN thường có 2 lần giao chỉ tiêu tín dụng mỗi năm. Sau khi đưa ra hạn mức tăng trưởng cho từng TCTD vào đầu năm, cơ quan này sẽ tiếp tục có đợt nới “room” lần hai vào nửa cuối năm.

Điều này cũng dẫn đến việc các TCTD sử dụng hết hạn mức ngay từ giữa năm, hoặc quý III, trước khi NHNN xét duyệt nới thêm đợt hai. Năm trước, Sacombank, VIB, TPBank… là các đơn vị đã sớm dùng hết “room” tín dụng lần một được giao. Năm nay tình trạng trên tiếp tục diễn ra. Từ tháng 4, lãnh đạo một số nhà băng đã chia sẻ ngân hàng đã tiệm cận hạn mức tăng trưởng tín dụng được giao như MSB, Sacombank…

Hiện nay, NHNN vẫn chưa có thông tin điều chỉnh hạn mức tăng trưởng mới cho các ngân hàng. Năm trước, Vietcombank được cấp tín dụng 10% lần một, tuy nhiên đến cuối năm NHNN nâng "room" lên 14%. Một số ngân hàng ngân hàng khác cũng được nâng chỉ tiêu như MB, Techcombank, TPBank...

Thực trạng trên khiến một số ý kiến về việc bỏ hạn mức tăng trưởng tín dụng xuất hiện, để các ngân hàng linh hoạt, chủ động hơn trong hoạt động kinh doanh. Moody's, từng nhận định hiệu quả chính sách tiền tệ của Việt Nam còn thấp so với các nước trong khu vực do NHNN kiểm soát thông qua đặt mục tiêu tăng trưởng tín dụng cho từng ngân hàng và đặt trần lãi suất cho vay và tiền gửi.

IMF cũng cho rằng Việt Nam nên dỡ bỏ dần trần tăng trưởng tín dụng đồng thời nới lỏng quy định về trần lãi suất huy động và cho vay nhằm cải thiện tính hiệu quả chính sách tiền tệ theo cơ chế thị trường. Từ năm 2012 đến nay NHNN vẫn sử dụng công cụ hạn mức tín dụng khi nhiều ngân hàng đẩy mạnh cho vay và khiến nợ xấu tăng mạnh. Việc NHNN giao hạn mức tăng trưởng thấp cho một số ngân hàng đã dẫn đến tâm lý quan ngại của nhiều nhà đầu tư.

Trong khi đó, chuyên gia tài chính cũng kiến nghị NHNN quản lý tín dụng theo hệ số an toàn vốn [CAR] gồm cả chuyện huy động vốn và cho vay để toàn diện hơn. NHNN cũng đã có lộ trình để áp dụng những chính sách đó.

Theo thông tin từ Họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 5, tăng trưởng tín dụng đạt 4,67%. Con số này cao hơn 1% so với mức tăng trưởng được NHNN công bố tính đến 16/4 là 3,34%. 5 tháng đầu năm 2020, tín dụng chỉ tăng 2%.

Chứng khoán BVSC đề cập tín dụng có dấu hiệu tăng nhanh hơn so với tăng trưởng huy động. Điều này khiến thanh khoản hệ thống nhiều khả năng không còn dư thừa nhiều như năm 2020. Tuy nhiên, đơn vị này cũng cho rằng dù tín dụng phục hồi, mức tăng sẽ không quá nóng khi NHNN vẫn áp hạn mức tín dụng cho phần lớn các ngân hàng ở mức thấp hơn so với cùng kỳ năm trước và dịch Covid-19 vẫn đang có diễn biến phức tạp.

Năm nay, NHNN đã xây dựng 3 kịch bản tăng trưởng tín dụng cho năm 2021. Ở kịch bản 1, việc tiêm chủng vắc xin đại trà và dịch Covid-19 được khống chế, tín dụng sẽ tăng 12-13%, có thể đạt 14%. Kịch bản 2, dịch kéo dài đến tháng 6, các biện pháp giãn cách xã hội vẫn được thực hiện, thời gian tiêm vắc xin kéo dài, tín dụng có thể tăng từ 10-12%. Kịch bản 3, dịch kéo dài đến hết năm, tăng trưởng khoảng 7 - 8%. Trong 3 kịch bản, cơ quan quản lý kỳ vọng tăng trưởng tín dụng kịch bản 1 nhưng kịch bản 2 có khả năng xảy ra, kịch bản 3 gần như không mong muốn xảy ra nhưng cần phải đưa ra.

*Tên nhân vật được thay đổi

Theo NDH

Cuối năm, nhu cầu về vốn của các doanh nghiệp tăng cao hơn do phải gấp rút hoàn thành đơn hàng và chuẩn bị cho năm 2022. Vì thế, nhiều ngân hàng đã tăng lãi suất huy động để thu hút tiền gửi trong dân, tăng thanh khoản cho vay.

  • Tiếp tục hạ lãi suất huy động sẽ gây xáo trộn nguồn vốn

  • Nâng bước doanh nghiệp nữ chủ: SHB và ADB tài trợ ưu đãi lãi suất

  • Giảm lãi suất cho vay các chương trình tín dụng chính sách tại Ngân hàng Chính sách xã hội

  • Ngân hàng Nhà nước đã có 3 đợt giảm lãi suất vốn vay cho doanh nghiệp, người dân

Nhu cầu vốn của doanh nghiệp tăng mạnh

Ngay khi Chính phủ ban hành Nghị quyết 128/NQ-CP cho phép địa phương xác định cấp độ dịch bệnh cùng việc nới lỏng nhiều hoạt động kinh doanh theo cấp độ, các doanh nghiệp [DN] đã thuận lợi hơn trong việc sản xuất, kinh doanh cũng như lập kế hoạch cho năm 2022.Theo đó,nhu cầu vốn của doanh nghiệp cũng đãtăng mạnh. Bởi thời gian qua, do ảnh hưởng dịch COVID-19 nên các hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp hầu như bị chậm lại, thậm chí phải dừng hoạt động do nguồn vốn cạn kiệt.

Để đẩy mạnh sản xuất, kinh doanh cuối năm, nhiều doanh nghiệp rất cần vay vốn ngân hàng.

Nhiều DN cho biết, dịch bệnh và các quy định giãn cách xã hội đã khiến nguồn thu của các DN sụt giảm mạnh, dòng vốn lưu động cũng đã cạn. Nên ngay khi mở cửa trở lại, DN đã có đơn hàng sản xuất nhưng rất cần nguồn vốn để mua nguyên liệu đầu vào cũng như trả lương cho nhân công.

Theo ông Chúc Vệ Hoa, Tổng giám đốc Công ty TNHH Lợi Hào, trở lại giai đoạn bình thường mới, DN dự tính thiếu hơn 1.000 tỷ đồng để duy trì hoạt động. Tương tự, Công ty cổ phần Tập đoàn Hoa Sen cũng đang cần vốn lưu động với nhu cầu vốn tăng gấp đôi so với trước khi có dịch nếu muốn duy trì sản lượng sản xuất.

Để đáp ứng nguồn vốn cho doanh nghiệp, nhiều ngân hàng đang triển khai nhiều chương trình cho vay với lãi suất thấp. Trước đó, các ngân hàng cũng đã xin nới room tín dụng để có thể có nhiều dư địa cho vay. Theo các ngân hàng, việc được cấp thêm chỉ tiêu tín dụng có ý nghĩa rất quan trọng, bởi trong trường hợp không được cấp thêm hạn mức, nhiều ngân hàng chạm trần sẽ không thể tiếp tục cho vay. Điều này không ảnh hưởng đến lợi nhuận ngân hàng mà cả chính người dân và doanh nghiệp cũng sẽ bị ảnh hưởng.

Chẳng hạn, nếu không được cấp thêm hạn mức thì tín dụng Vietcombank và MB chỉ có thể tăng thêm 0,8-0,9% trong 3 tháng cuối năm 2021; còn Techcombank và BIDV không thể cho vay thêm. Như vậy, sẽ ảnh hưởng mạnh tới khả năng tăng trưởng lợi nhuận khi khoảng 75% tổng doanh thu của các ngân hàng này đến từ thu nhập lãi thuần.

Thực tế, trong 3 quý năm 2021, nhiều ngân hàng đã sử dụng gần hết hạn mức tăng trưởng tín dụng được Ngân hàng Nhà nước [NHNN] cấp. Tuy nhiên, mới đây, NHNN chính thức nới room cho 11 ngân hàng thương mại[NHTM]; trong đó, 4 ngân hàng được nâng hạn mức tín dụng lên trên 20% là TPBank, Techcombank, MSB, MBBank. Ngoài ra, nhóm ngân hàng TMCP nhà nước như Vietcombank, BIDV, Vietinbank cũng được nới room lên 12-15%. Do vậy, ngay khi được NHNN nới room, các ngân hàng đã nhanh chóng đẩy mạnh cho vay.

Thống kê của NHNN chi nhánh TP Hồ Chí Minh cho thấy, đến đầu tháng 11/2021, tín dụng của các ngân hàng trên địa bàn tăng 6,7% so với cuối năm 2020. Điều này cho thấy, tín dụng tăng trở lại và đã phản ánh được quá trình phục hồi sản xuất - kinh doanh của doanh nghiệp. Hiện lãi suất cho vay ngắn hạn VND với 5 nhóm lĩnh vực ưu tiên [nông nghiệp nông thôn, xuất khẩu, doanh nghiệp nhỏ và vừa, công nghiệp phụ trợ, công nghệ cao] tối đa 4,5%/năm.

Để đáp ứng nhu cầu tín dụng cuối năm, đặc biệt là dịp Tết, hiện các NHTM có gói hỗ trợ lãi suất nhằm chia sẻ với người dân, doanh nghiệp. Cụ thể, SeABank có chính sách cho DN nhỏ và vừa, do phụ nữ làm chủ vayvới lãi suất VND từ 5,6%/năm, hạn mức thấu chi không tài sản bảo đảm tối đa 5 tỷ đồng, hạn mức tín dụng thẻ tới 200 triệu đồng…

Trong khi đó, Sacombank có gói tín dụng ưu đãi 20.000 tỷ đồng hỗ trợ DN, cá nhân tháo gỡ khó khăn do COVID-19 và phục hồi sản xuất kinh doanh đến hết năm 2021 lãi suất 4,5-6,5%/năm. Từ nay đến hết tháng 3/2022, HDBank có gói vay trực tuyến ưu đãi 5.000 tỷ đồng, lãi suất từ 4,99%/năm…

Tăng lãi suất huy động

Hàng loạt ngân hàng tăng lãi suất huy động để thu hút tiền gửi trong dân [ảnh minh hoạ].

Để tăng thêm thanh khoản cho vay, các ngân hàng cũng đã đồng loạt tăng lãi suất huy động. Bởi thời gian qua, lãi suất huy động của các ngân hàng vẫn duy trì ở mức thấp khiến việc huy động tiền nhàn rỗi từ người dân chậm lại.

Số liệu từ NHNNcho thấy, từ tháng 3/2021 đến nay, tiền gửi của dân cư tăng trưởng rất thấp, không tháng nào tăng trên 0,5%. Thậm chí trong tháng 8/2021, huy động vốn của ngân hàng chỉ đạt hơn 5,293 triệu tỷ đồng, giảm 1.000 tỷ đồng so với cuối tháng 7/2021; tháng 9/2021 giảm tới gần 1.500 tỷ đồng, xuống còn hơn 5,291 triệu tỷ đồng.

Để có đủ nguồn vốn cho mùa cao điểm vay cuối năm, đầu tháng 11/2021, các ngân hàng thương mại [NHTM] đã điều chỉnh lãi suất huy động tăng từ 0,1-0,5%/năm. Trong đó, nhằm hạn chế lây lan dịch bệnh cũng như tiết giảm chi phí, nhiều NHTM đã tăng lãi suất tiền gửi tiết kiệm online [trực tuyến] từ 0,3% đến hơn 1%/năm so với tiền gửi tại quầy.

Cụ thể, lãi suất tiết kiệm online của Vietcapital Bank từ tháng 11/2021 tăng 0,2-0,3% và lãi suất cao nhất trên 12 tháng là 6,5- 6,7%/năm. Hiện lãi suất của SCB ở kỳ hạn 6-12 tháng từ 5,7-6,8%/năm nhưng khách hàng gửi online được cộng thêm 0,5%/năm. SHB cũng áp dụng lãi suất tiền gửi online cao hơn khoảng 1% so với thông thường…

Mới đây tại VPBank, lãi suất gửi tiết kiệm online ở một số kỳ hạn đã tăng mạnh tới 0,4-0,8%/năm. Chẳng hạn, khi gửi tiết kiệm kỳ hạn 1 tháng theo phương thức online, số tiền gửi chỉ từ 50 triệu trở lên, khách hàng được hưởng lãi suất tới kịch quy định cho phép là 4%/năm, cao hơn so với mức 3,2%/năm trước đó.

Còn GPBank vừa áp dụng biểu lãi suất mới hiệu lực từ ngày 1/12/2021 và tăng mạnh 0,5%/năm ở nhiều kỳ hạn. Hiện lãi suất cao nhất tại ngân hàng này là 6,5%/năm áp dụng cho kỳ hạn 13 tháng, trong khi trước đó chỉ là 6%/năm.

Tại kỳ hạn 12 tháng, 15 tháng và36 tháng, lãi suất của GPBank cũng tăng 0,5 điểm phần trăm lên 6,4%/năm. Các kỳ hạn ngắn cũng tăng mạnh: kỳ hạn 6 tháng tăng từ 5,7%/năm lên 6,2%/năm; kỳ hạn 9 tháng tăng từ 5,75%/năm lên 6,3%/năm.

Tương tự, Eximbank vừa công bố biểu lãi suất huy động áp dụng từ 1/12/2021. Theo đó, lãi suất tăng thêm khoảng 0,1-0,3%/năm ở nhiều kỳ hạn ngắn. Trước đó trong tháng 10/2021, Eximbank cũng đã tăng lãi suất thêm 0,1-0,2%/năm. Cụ thể, lãi suất gửi tại quầy kỳ hạn 5 tháng có lãi suất 3,8%/năm, tăng 0,3 điểm phần trăm so với trước; kỳ hạn 3 tháng lãi suất tăng 0,1 điểm phần trăm lên 3,6%/năm; kỳ hạn 1 tháng tăng 4 tháng tăng 0,3 điểm phần trăm lên 3,7%/năm… Đối với hình thức gửi online, lãi suất cao hơn khoảng 0,1 điểm phần trăm so với gửi tại quầy, cao nhất là 6,1%/năm cho kỳ hạn từ 15 tháng trở lên.

Kienlongbank cũng đã tăng lãi suất thời gian gần đây mới mức tăng khoảng 0,16-0,26%. Cụ thể, khi gửi tiết kiệm online kỳ hạn 9 tháng, Kienlongbank áp dụng lãi suất 5,96%/năm, tăng thêm 0,26%/năm so với trước đó. Tương tự, lãi suất kỳ hạn 12 tháng tăng 0,16%/năm lên 6,76%/năm.

Hàng loạt ngân hàng khác thì tung chương trình ưu đãi và cộng thêm lãi suất khi gửi tiết kiệm online. Hiện hình thức gửi tiết kiệm online đang ngày càng được khách hàng ưa chuộng vì tiện lợi, nhanh chóng và an toàn.

Bài và ảnh: Hải Yên/Báo Tin tức

FED có thể tăng lãi suất

Chủ tịch Ngân hàng Dự trữ liên bang Mỹ [FED] Jerome Powell ngày 30/11 cho biết FED có thể sẽ đẩy nhanh việc cắt giảm các nỗ lực hỗ trợ thúc đẩy kinh tế trong bối cảnh sức ép lạm phát tăng cao. Bên cạnh việc thu hẹp chương trình mua trái phiếu, giới phân tích nhận định FED có thể sẽ sớm tăng lãi suất cơ bản.

Chia sẻ:

Từ khóa:

  • Lãi suất,
  • cho vay,
  • tăng lãi suất huy động,
  • giảm lãi suất cho vay,
  • nới room tín dụng,
  • ngân hàng,

Video liên quan

Chủ Đề