Ngành Giáo dục công dân lấy bao nhiêu điểm

Chất lượng giáo viên mầm non hiện nay đã và đang được chú trọng nâng cao. Cơ hội việc làm của ngành nghề này cũng có xu hướng mở rộng. Bởi vậy mà hiện nay, khá nhiều bạn trẻ quan tâm đến ngành học này. Vậy bạn đã biết ngành giáo dục mầm non thi khối nào hay chưa? Trong nội dung bài viết dưới đây chúng tôi sẽ giúp bạn nắm rõ các thông tin cần thiết khi thi ngành giáo dục mầm non nhé!

Ngành giáo dục mầm non thi khối nào? Môn gì?

Giáo dục mầm non là ngành học được chú trọng hàng đầu trong hệ thống đào tạo giáo viên quốc dân. Bởi lẽ đây là ngành học sẽ thực hiện các công tác nuôi dưỡng, chăm sóc dạy dỗ trẻ dưới 6 tuổi. Đây là cấp học đầu tiên trong hệ thống giáo dục, đóng vai trò nền tảng cho sự phát triển về thể chất, tinh thần và thẩm mỹ của trẻ. Giáo dục mầm non mang đặc thù khá riêng biệt so với các ngành nghề khác chính vì thế cũng có nhiều sự khác biệt trong chương trình đào tạo. Cùng xem ngành giáo dục mầm non thi khối nào?

Các khối thi vào ngành sư phạm mầm non

Cũng như các ngành học khác, khi đăng ký lựa chọn các thí sinh đều quan tâm đến vấn đề ngành sư phạm mầm non thi khối gì. Thí sinh sẽ lựa chọn các khối thi như:

  • Khối C: Văn – Sử – Địa
  • Khối D: Toán – Văn – Ngoại ngữ
  • Khối M: Toán – Văn – Năng khiếu

Tuy nhiên, hầu hết đa số các trường đào tạo đều ưu tiên xét tuyển ngành giáo dục mầm non ở khối M hơn. Môn thi năng khiếu sẽ được tổ chức thi tại địa điểm trường với sự đánh giá, cho điểm trực tiếp từ các giảng viên. Năng khiếu múa, hát và kể chuyện vẫn luôn là 3 nội dung được tham gia thi nhiều nhất.

Tại trường Đại học Đông Á – Đà Nẵng, ngành học này được tuyển sinh với các khối thi như sau:

  • M01: Văn, NK1, NK2
  • M06: Văn, Toán, NK
  • C00: Văn, Sử, Địa
  • D01: Toán, Văn, Anh

Các bạn có thể tham khảo các khối thi này tại Đại học Đông Á để có lựa chọn phù hợp nhất với khả năng của bản thân mình nhé!

Ngành giáo dục mầm non thi khối nào?

Những lưu ý khi thi bộ môn năng khiếu ngành sư phạm mầm non

Ngành giáo dục mầm non thi khối nào cũng đều cần đến môn thi năng khiếu. Đây cũng là yếu tố chính để quyết định bạn có trúng tuyển hay không. Một số lưu ý dành cho bạn khi xét tuyển ngành giáo dục mầm non ở môn năng khiếu:

Nếu nội dung thi kể chuyện – đọc diễn cảm, thí sinh được bốc thăm câu chuyện để thể hiện phần thi. Thời gian trình bày từ 10-15 phút. Ở phần này, hãy cố gắng bộ lộ cảm xúc của mạch kể chuyển và thể hiện sự diễn cảm của giọng đọc. Lưu ý không dùng từ địa phương trong phần thi này.

Nội dung thi hát, bạn sẽ trình bày bài hát đã chuẩn bị trước khi dự thi. Lựa chọn bài hát phù hợp với chất giọng của mình là yếu tố quan trọng nhất. Tuy nhiên hãy cố gắng lựa chọn các chủ đề về quê hương, đất nước, nghề giáo,….

Các yếu tố trang phục cũng đóng vai trò quan trọng. Hãy lựa chọn trang phục phù hợp. Đừng quá màu mè, lố lăng. Cố gắng tôn lên nét đẹp của mình nhất có thể. Dự bị 1-2 bộ trang phục để sẵn sàng khi mọi trường hợp xảy ra nhé!

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:

???? Chương trình giáo dục mầm non là gì? Ý nghĩa như thế nào?

???? Thực trạng ngành giáo dục mầm non hiện nay và giải pháp tháo gỡ

Các trường xét tuyển ngành giáo dục mầm non

Hiện nay, có khá nhiều trường đào tạo và xét tuyển ngành giáo dục mầm non. Vậy giáo dục mầm non học trường nào? Bạn có thể tham khảo một số trường sau: 

  • Đại học Sư phạm Hà Nội
  • Đại học Thủ đô
  • Đại học Thái Nguyên
  • Đại học Hùng Vương
  • Đại học Vinh
  • Đại học Sư phạm Huế
  • Đại học Sư phạm Đà Nẵng
  • Đại Học Đông Á – Đà Nẵng
  • Đại học Sư phạm Hồ Chí Minh
  • Đại học Cần Thơ
  • Đại học Sài Gòn
  • Cao đẳng Sư phạm Trung ương
  • Cao đẳng Sư phạm Hà Tây
  • Cao đẳng Sư phạm Hà Nam
  • Cao đẳng Sư phạm Hưng Yên
  • Cao đẳng Sư phạm Hải Phòng

Đặc biệt, Đại học Đông Á – Đà Nẵng cũng đang được nhiều bạn trẻ lựa chọn khi đăng ký thi ngành giáo dục mầm non hiện nay.

  • Tại Đại học Đông Á thí sinh cần trải qua kỳ thi năng khiếu của trường.
  • Phương pháp giảng dạy chú trọng thực hành, hình thành kỹ năng và hướng đến sự phát triển năng lực
  • Sinh viên được thực hành thực tế tại hệ thống trường song ngữ Sakura Olympia là đối tác liên kết với trường.
Đại học Đông Á xét tuyển ngành giáo dục mầm non

Điểm chuẩn ngành giáo dục mầm non

Hiện nay, điểm chuẩn ngành giáo dục mầm non của các trường đại học trên cả nước dao động từ 17 – 24 điểm tùy theo các khối thi xét theo kết quả thi THPT Quốc gia và môn thi năng khiếu. Điểm chuẩn ngành giáo dục mầm non 2021 được dự kiến ở khoảng 18,5 điểm. Để biết ngành giáo dục mầm non lấy bao nhiêu điểm các bạn nên thường xuyên theo dõi và cập nhật thông tin từ trường mà bạn đăng ký nguyện vọng.

ĐỪNG BỎ LỠ CƠ HỘI TRỞ THÀNH SINH VIÊN ĐH ĐÔNG Á

Còn chần chừ gì nữa, các bạn hãy đến với Đại học Đông Á để có cơ hội học tập và trải nghiệm ngay hôm nay nhé!

ÐĂNG KÍ NGAY

Những tố chất phù hợp với ngành giáo viên mầm non

Học giáo dục mầm non ra trường làm gì và những tố chất phù hợp với nghề giáo viên mầm non là gì? Đối với giáo viên mầm non sự đam mê chưa phải là tất cả. Để có thể làm việc gắn bó lâu dài bạn cần nhiều tố chất hơn thế nữa:

  • Yêu trẻ là yếu tố quan trọng nhất.Nó quyết định đến sự thành công của một giáo viên mầm non. Đây là nền tảng cho mọi công tác giảng dạy sau này mà bắt buộc bạn cần phải có.
  • Tính nhẫn nại, kiên trì và kiềm chế bản thân tốt. Nếu bạn là người hòa đồng, nhẹ nhàng thì đó chắc chắn là một lợi thế. Nhưng nếu bản tính nóng nảy thì nên lưu ý rèn luyện để kiềm chế tốt bản tính này của mình nhé!
  • Tinh thần trách nhiệm cao. Đây cũng là yếu tố cần thiết dẫn đến thành công của một người giáo viên mầm non.

Những thông tin trên đây đã phần nào giải đáp được thắc mắc về ngành giáo dục mầm non thi khối nào cũng như các vấn đề liên quan khác.Tham khảo để có những quyết định đúng đắn nhất trong việc lựa chọn ngành học của mình.

Xem video Review Đại học Đông Á

Skip to content

Cập nhật 27/07/2021 bởi

Từ xưa đến nay việc giáo dục những công dân chân chính cho đất nước cũng như chủ nhân tương lai thế hệ mới luôn là một trong những điều then chốt mà ngành giáo dục Việt Nam hướng đến. Tuy nhiên, hiện nay, nguồn nhân lực giáo viên giảng dạy Giáo dục công dân vẫn còn thiếu rất nhiều. Vì vậy, ngành Giáo dục Công dân cũng là một lựa chọn để theo học và có cơ hội việc làm rộng mở cho sinh viên sau khi ra trường. Bài viết sau đây, mình xin chia sẻ một số thông tin cũng như lưu ý quan trọng khi bạn muốn lựa chọn đăng ký vào ngành GDCD.

Ngành Giáo dục công dân là gì?

Ngành Giáo dục công dân là ngành đào tạo sinh viên đáp ứng đủ năng lực chuyên môn và nghiệp vụ, tổ chức dạy và học, kiểm tra đánh giá kết quả giáo dục/dạy học môn Giáo dục công dân ở trường THCS, THPT.

Ngành Giáo dục công dân là gì?

Sinh viên chuyên ngành này, sau khi được đào tạo các môn đại cương, sẽ đi sâu vào tìm hiểu, nghiên cứu học tập các môn chuyên ngành liên quan đến lĩnh vực tâm lý, lĩnh vực giáo dục; về các lĩnh vực khác như xã hội học, giáo dục phẩm chất đạo đức và gia đình, pháp luật, hành chính nhà nước, tìm hiểu về các vấn đề của thời đại, rèn luyện khả năng nghiên cứu khoa học và được đào tạo nghiệp vụ sư phạm.

Các khối thi vào ngành Giáo dục công dân là gì?

Tùy vào sở trường của bản thân bạn có thể xem xét lựa chọn các khối thi sao cho phù hợp. Sau đây là một số tổ hợp môn xét tuyển vào ngành Giáo dục công dân:

  • C00: Ngữ Văn, Lịch sử, Địa lý
  • C14: Ngữ văn, Toán, Giáo dục công dân
  • C19: Ngữ văn, Lịch sử, Giáo dục công dân
  • D01: Ngữ Văn, Toán, Tiếng Anh
  • D02: Ngữ Văn, Toán, Tiếng Nga
  • D03: Ngữ văn, Toán, Tiếng Pháp
  • D14: Ngữ văn, Lịch sử, Tiếng Anh
  • D15: Ngữ văn, Địa lý, Tiếng Anh
  • D66: Ngữ văn, Giáo dục công dân, Tiếng Anh
  • D68: Ngữ văn, Giáo dục công dân, Tiếng Nga
  • D70: Ngữ Văn, Giáo dục công dân, Tiếng Pháp

Điểm chuẩn vào ngành Giáo dục công dân là bao nhiêu?

Nhìn chung điểm chuẩn tại các trường đại học thường dao động trong khoảng từ 17 – 24 điểm theo kết quả thi THPT Quốc gia. Tùy thuộc vào từng trường đại học khác nhau và tổ hợp môn sẽ dẫn đến mức điểm chuẩn khác nhau.

Các trường đại học nào đào tạo ngành Giáo dục công dân?

Hiện nay các trường đào tạo ngành này còn khá ít. Tuy nhiên, bạn có thể đăng ký nguyện vọng vào ngành này tại các trường đại học sau đây:

Khu vực miền Bắc

  • Đại học Sư phạm Hà Nội
  • Đại học Sư phạm Hà Nội 2
  • Đại học Thủ Đô Hà Nội

Khu vực miền Nam

Những tố chất nào cần có để theo học ngành Giáo dục công dân?

Để học tập tốt và thành công với lĩnh vực này, các bạn trẻ sẽ phải có được những tố chất cần thiết như:

Liệu bạn có phù hợp với ngành học?
  • Yêu thích giảng dạy
  • Kiên trì, có tính nhẫn nại và chịu được áp lực công việc cao
  • Có tâm huyết với nghề, có đạo đức và tấm lòng trong sáng, nhân phẩm và tính cách tốt.
  • Yêu nghề dạy học, thương yêu, tôn trọng, chăm sóc, đối xử công bằng với mọi học sinh, được học sinh tin yêu.
  • Có tinh thần trách nhiệm trong công tác, có lối sống lành mạnh, trung thực, giản dị, biết đoàn kết, hợp tác, khiêm tốn học hỏi.
  • Có ý thức chủ động tự học, tự bồi dưỡng nâng cao trình độ chính trị chuyên môn, nghiệp vụ, thường xuyên rèn luyện sức khỏe.
  • Có khả năng truyền đạt tốt, rõ ràng.

Học ngành Giáo dục công dân cần học giỏi môn gì?

Có thể thấy, Ngữ văn là môn học không thể thiếu nếu bạn muốn đăng ký vào ngành này. Bởi hầu hết các khối xét tuyển ngành này đều yêu cầu môn Ngữ văn. Vậy nên hãy bắt đầu chú trọng vào môn Ngữ văn ngay bây giờ bằng cách luyện tập và học hỏi bạn bè thầy cô nhé. Bên cạnh đó việc học tốt môn Văn sẽ giúp kỹ năng nói và viết của bạn phát triển đáng kể. Từ đó, giúp bạn học tập và làm việc trong ngành tốt hơn.

Cơ hội việc làm của ngành Giáo dục công dân như thế nào?

Sinh viên theo học chuyên ngành này sau khi ra trường sẽ có cơ hội nghề nghiệp rất rộng mở. Do đó, tùy thuộc vào sở thích và năng lực của bản thân sinh viên có thể lựa chọn các vị trí như sau:

Cơ hội việc làm dành cho sinh viên ngành này như thế nào?
  • Giáo viên dạy môn GDCD ở các trường từ bậc Trung học cơ sở đến Trung học phổ thông.
  • Giảng viên dạy chuyên ngành GDCD tại đại học, cao đẳng.
  • Có khả năng tham gia nghiên cứu tại các trung tâm nghiên cứu, viện nghiên cứu thuộc ngành Giáo dục, phát triển giáo dục.
  • Cán bộ trong hệ thống quản lý giáo dục từ cấp địa phương tới Trung ương.
  • Làm việc tại các tổ chức phát triển giáo dục phi chính phủ.
  • Làm việc trong ngành nghiên cứu kinh tế xã hội, phân tích xã hội, các vấn đề của kinh tế.

Mức lương của ngành Giáo dục công dân là bao nhiêu?

Hiện nay vẫn chưa có con số chính xác về mức lương cho ngành này do tùy vào vị trí công việc, kinh nghiệm và đãi ngộ nơi làm việc của cá nhân. Nhưng nhìn chung với sinh viên mới ra trường và làm việc tại vị trí giảng dạy thì mức lương rơi vào khoảng 5 – 7 triệu/tháng. Mức lương sẽ được tăng hàng năm theo biên chế của nhà trường hoặc nơi làm việc. 

Kết luận

Hiện nay có thể thấy số lượng giáo viên giảng dạy ngành GDCD tại nước ta vẫn chưa đủ để đáp ứng nhu cầu của nền giáo dục trên toàn quốc. Chính vì thế, đây là một ngành học thu hút rất nhiều phụ huynh và học sinh quan tâm. Bên cạnh đó, nhiều người lựa chọn ngành học này do những giá trị và ý nghĩa công việc mang lại. Chúc bạn sẽ đạt được thành công với lĩnh vực mà bản thân đã chọn lựa.

Video liên quan

Chủ Đề