Ngành Hải dương học Đại học Khoa học Tự nhiên

Hải dương học là ngành học được nhiều bạn thí sinh quan tâm, đặc biệt là những bạn yêu thích khoa học tự nhiên. Để giúp bạn tìm hiểu ngành học, bài viết xin chia sẻ thông tin tổng quan về ngành Hải dương học.

1. Tìm hiểu ngành Hải dương học

  • Hải dương học [tiếng Anh là Oceanography] là một nhánh của các Khoa học về Trái đất nghiên cứu về đại dương. Hải dương bao gồm nhiều chủ đề như sinh vật biển và động học sinh thái; hải lưu, sóng biển, và động lực chất lỏng; kiến tạo mảng và địa chất đáy biển; và thông lượng của nhiều chất hóa học và tính chất vật lý trong đại dương và các ranh giới mà nó vận chuyển qua.Các nhà Hải dương học thực hiện các nghiên cứu về đại dương. Họ nghiên cứu về các nguồn tài nguyên, các loại đất và các tầng đất cát, quần thể động vật và thực vật. Mục đích của họ rất đa dạng: nghiên cứu về nguồn gốc sự sống, phòng chống động đất, tìm kiếm phương pháp điều trị bệnh...
  • Ngành Hải dương học là lĩnh vực nghiên cứu đa ngành, liên quan đến toán học, vật lý, hóa học, sinh học, khoa học về địa chất và môi trường, phục vụ trực tiếp chocác lĩnh vực: giao thông vận tải biển, công nghiệp dầu khí, đánh bắt hải sản, xây dựng công trình biển, kiểm soát và bảo vệ môi trường biển, kinh tế - sinh thái và quản lý biển, đảm bảo thông tin khí tượng hải văn cho các hoạt động kinh tế, quốc phòng trên biển.
  • Chương trình đào tạo ngành Hải dương học trang bị cho sinh viên kiến thức về vật lý, động lực học, sinh địa hóa, viễn thám, kỹ thuật kinh tế, quản lý và khai thác biển, đặc biệt là các quá trình ở vùng ven bờ, vùng cửa sông - biển; kiến thức về khí quyển và hệ thống khí hậu, các kỹ thuật dự báo trong ngành khí tượng, biến đổi khí hậu và ảnh hưởng của biến đổi khí hậu lên đời sống dân sinh; các kiến thức cơ bản liên quan đến chu trình nước, thủy triều ở sông và biển, các quá trình khác của thủy văn lục địa.Sinh viên tốt nghiệp ngành này có khả năng phân tích, đánh giá và dự báo ô nhiễm môi trường, các quá trình xói mòn bờ biển, sông và cửa sông, sự xâm nhập mặn, hệ sinh thái rừng ngập mặn và lũ lụt, thiên tai, biến đổi khí hậu…
Hải dương học- Ngành học “hấp dẫn “ cho các bạn trẻ

2. Các khối thi vào ngành Hải dương học

- Mã ngành: 7440228

- Các tổ hợp môn xét tuyển vào ngành Hải dương học như sau:

  • A00: Toán - Lý - Hóa học
  • A01: Toán - Lý - Tiếng Anh
  • B00: Toán - Hóa - Sinh học
  • D07: Toán - Hóa - Tiếng Anh

*Xem thêm:Các tổ hợp môn xét tuyển Đại học - Cao đẳng

3. Điểm chuẩn ngành Hải dương học

Điểm chuẩn ngành Hải dương học phụ thuộc vào nhiều yếu tố như hình thức xét tuyển, trường đào tạo. Mức điểm trung bình của phương thức xét tuyển theo điểm thi THPT dao động trong khoảng 14 - 18 điểm.

4. Các trường đào tạo ngành Hải dương học

Ở Việt Nam chưa có nhiều trường đại học đào tạo ngành Hải dương học, nếu bạn muốn theo học ngành này có thể đăng ký nguyện vọng vào các trường sau:

- Khu vực phía Bắc:

  • Đại học Khoa học Tự nhiên - Đại học Quốc gia Hà Nội

- Khu vực phía Nam:

  • Đại học Khoa học Tự nhiên - Đại học Quốc gia TP. HCM

5. Cơ hội việc làm ngành Hải dương học

Sau khi tốt nghiệp ngành Hải dương học, sinh viên sẽ được cung cấp đầy đủ kiến thức và kỹ năng để đáp ứng yêu cầu công việc, cụ thể các vị trí sau:

  • Các Viện, Trung tâm: Viện khí tượng Thuỷ văn, Viện Hải dương học, Viện địa chất, Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn Quốc gia…
  • Tổng cục khí tượng thuỷ văn, Tổng cục khoa học kỹ thuật và Công nghệ thuộc Bộ công an.
  • Các phòng chức năng: Quản lý môi trường, Quản lý tài nguyên nước, Quản lý đo đạc bản đồ… tại các Sở tài nguyên môi trường tỉnh, thành phố trên cả nước.
  • Các công ty thuộc lĩnh vực hàng không, hàng hải, đường thuỷ như: Tổng công ty Hàng không Việt Nam, Tổng công ty hàng hải Việt Nam, công ty vận tải Biển Đông…
  • Giảng dạy tại các trường Đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp có đào tạo về ngành Hải dương học và khí tượng thuỷ văn.
NgànhHải dương học

6. Mức lương ngành Hải dương học

Hiện tại chưa có thống kê cụ thể về mức lương của ngành Hải dương học.

7. Những tố chất phù hợp với ngành Hải dương học

Để có thể theo học ngành Hải dương học, người học cần phải có một số tố chất dưới đây:

  • Thích tìm tòi khám phá những quy luật của tự nhiên;
  • Suy nghĩ sâu sắc, độc lập, sáng tạo;
  • Yêu thích khoa học, có hứng thú với các tin tức khoa học;
  • Thông minh, có khả năng tư duy logic, khả năng phân tích;
  • Có khả năng tự tổ chức công việc, tự học, tự nghiên cứu;
  • Kiên trì, chăm chỉ, chịu khó, ngăn nắp, tỉ mỉ;
  • Thích đọc sách, tìm hiểu các kiến thức mới;
  • Thích chơi giải đố, giải ô chữ và các trò chơi trí tuệ;
  • Học tốt các môn tự nhiên.

Với những chia sẻ trên, hy vọng bài viết đã đem đến những thông tin hữu ích, giúp bạn tìm hiểu về ngành Hải dương học cụ thể và chính xác nhất.

Bộ môn

KHÍ TƯỢNG VÀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

Bộ môn Khí tượng và biến đổi khí hậu...

THUỶ VĂN VÀ TÀI NGUYÊN NƯỚC

Bộ môn Thủy văn và Tài nguyên nước, chịu trách nhiệm đào tạo chương trình Cử nhân Tài nguyên và Môi trường nước, chương trình Thạc sĩ và Tiến sĩ Thủy văn học.

KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ BIỂN

Bộ môn Khoa học và công nghệ Biển ....

TỔ NGHIỆP VỤ VĂN PHÒNG

Khối hành chính thực hiện các công tác hành chính, hỗ trợ quản lý đào tạo [đại học và sau đại học], nghiên cứu khoa học của Khoa

CỰU GIÁO CHỨC VÀ CÁN BỘ

Các cán bộ đã từng làm việc tại khoa

Page 2

Page 3

Page 4

Page 5

Page 6

Page 7

Page 8

Page 9

Hải dương học là ngành học được nhiều bạn thí sinh quan tâm, đặc biệt là những bạn yêu thích khoa học tự nhiên. Nếu bạn đang quan tâm tới ngành Hải dương học, đặc biệt là ngành Hải dương học trường Đại học Khoa học tự nhiên TP.HCM thì đừng bỏ qua bài viết này nhé! 

Ngành Hải dương học là ngành học vô cùng thú vị

 1. Ngành Hải dương học là gì?

Hải dương học [tiếng Anh là Oceanography] là một nhánh của các Khoa học về Trái Đất nghiên cứu về đại dương. Hải dương bao gồm nhiều chủ đề như sinh vật biển và động học sinh thái; hải lưu, sóng biển, và động lực chất lỏng; kiến tạo mảng và địa chất đáy biển; và thông lượng của nhiều chất hóa học và tính chất vật lý trong đại dương và các ranh giới mà nó vận chuyển qua. Những nội dung này phản ánh mối liên hệ đa ngành mà các nhà hải dương học cần kết hợp nhiều kiến thức về đại dương và có sự hiểu biết về các quá trình diễn ra bên trong nó như: sinh học, hóa học, địa chất học, khí tượng học, và vật lý học cũng như địa lý.

Các nhà hải dương học thực hiện các nghiên cứu về đại dương. Họ nghiên cứu về các nguồn tài nguyên, các loại đất và các tầng đất cát, quần thể động vật và thực vật. Mục đích của họ rất đa dạng: nghiên cứu về nguồn gốc sự sống, phòng chống động đất, tìm kiếm phương pháp điều trị bệnh… 

Công việc của một nhà hải dương học liên quan đến nghiên cứu lý thuyết và nghiên cứu ứng dụng. Họ tập trung vào môi trường ven biển bằng cách quan sát và giám sát sự ô nhiễm hóa chất. Họ quản lý tài nguyên liên quan việc đánh bắt cá và nghiên cứu hệ sinh thái hoặc phân phối các loài trong vùng biển. Nhà hải dương học làm nghiên cứu về lĩnh vực dầu mỏ và đảm bảo rằng các hình thái dưới biển được bảo tồn. Cuối cùng, sự phát triển ngày càng tăng của các liệu pháp biển cho phép các nhà khoa học tiến hành các nghiên cứu về đại dương nhằm phục vụ cho mục đích y tế, dược học. 

Đây là lĩnh vực nghiên cứu đa ngành, liên quan đến toán học, vật lý, hóa học, sinh học, khoa học về địa chất và môi trường, phục vụ trực tiếp cho  các lĩnh vực: giao thông vận tải biển, công nghiệp dầu khí, đánh bắt hải sản, xây dựng công trình biển, kiểm soát và bảo vệ môi trường biển, kinh tế – sinh thái và quản lý biển, đảm bảo thông tin khí tượng hải văn cho các hoạt động kinh tế, quốc phòng trên biển.

2. Học ngành Hải dương học tại trường Đại học Khoa học tự nhiên TP.HCM như thế nào? 

Ngành Hải dương học thuộc khoa Vật lý – Kỹ thuật Vật lý, Bộ môn Hải dương, khí tượng và thủy văn,  hiện có 3 chuyên ngành: Hải dương học– Khí tượng học – Thủy văn học với mục tiêu nhằm đào tạo sinh viên nắm vững kiến thức cơ bản về Khoa học Trái đất và có đủ các kiến thức lẫn kỹ năng cần thiết về Hải dương, Khí tượng và Thủy văn. Sinh viên sẽ được trang bị kiến thức nền cơ bản và chuyên sâu về các quá trình vật lý, hóa học, động lực học, sinh học xảy ra ở khí quyển, mặt đất và đại dương; các kiến thức và kỹ năng về khảo sát, tính toán,dự báo, đánh giá và phân tích các quá trình động học cũng như các biến động môi trường và mức độ ô nhiễm trong môi trường nước và không khí.

Trường có bộ phận cố vấn học tập và truyền thông của Khoa để tiếp cận và hỗ trợ sinh viên về quy chế, quy định trường học, kế hoạch học tập, đăng ký học phần và đăng ký chuyên ngành, điều kiện tốt nghiệp, định hướng nghề nghiệp, và các vấn đề khác. Các hoạt động của nhóm tư vấn học tập là thông tin cho sinh viên qua email, website, tiếp xúc trực tiếp hoặc truyền đạt đến lớp trưởng

Về Đoàn thanh niên –Hội sinh viên: Hai tổ chức này luôn hỗ trợ cho sinh viên trong quá trình học tập tại trường. Sinh viên có thể tham gia nhiều hoạt động về học thuật và ngoại khóa, hoạt động thể dục thể thao. Tham gia các hội diễn văn nghệ, các phong trào thiện nguyện, mùa hè xanh. Các câu lạc bộ về học thuật và hội nghị Khoa học: Sinh viên có thể tham gia các câu lạc bộ học thuật như CLB về vật lý NES, CLB về tiếng Anh, CLB thiên văn …Hàng năm sinh viên có thể tham gia các cuộc thi về học thuật như Bigbang, Poisedon … Đặc biệt sinh viên có thể cùng tham gia với thầy cô báo cáo trong các hội nghị khoa học chuyên đề cấp trường và toàn quốc.

Các sinh viên chuyên ngành năm 3, 4 được các bộ môn tổ chức các chuyến đi thực tập thực tế, tham quan các Viện, Trung tâm, công ty và xí nghiệp liên quan. Gửi sinh viên đi thực tập làm khóa luận tốt nghiệp tại các Viện, Trung tâm, công ty và xí nghiệp, từ đó giúp sinh viên dễ dàng kết nối việc làm với các Viện, Trung tâm, công ty và xí nghiệp sau khi tốt nghiệp. Ngoài ra, Trường còn tổ chức các ngày hội việc làm cho sinh viên tiếp cận với nhu cầu việc làm của thị trường.

Sinh viên được đi trải nghiệm thực tế từ khi còn là sinh viên năm 3,4

3. Điểm chuẩn ngành Hải dương học tại trường Đại học Khoa học tự nhiên TP.HCM

4. Cơ hội nghề nghiệp của sinh viên học ngành Hải dương học

Sau khi tốt nghiệp, bạn có thể lựa chọn làm việc ở những vị trí rất hấp dẫn như: 

– Các Viện, Trung tâm: Viện Hải dương học, Viện địa chất, Viện khí tượng Thủy văn, Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia…

– Tổng cục khí tượng thủy văn, Tổng cục khoa học kỹ thuật và Công nghệ thuộc Bộ công an.

– Các phòng ban: Quản lý tài nguyên nước, quản lý môi trường, quản lý đo đạc bản đồ… tại các Sở tài nguyên môi trường tỉnh, thành phố.

– Công ty thuộc lĩnh vực hàng hải, hàng không, đường thủy như: Tổng công ty hàng hải Việt Nam, Tổng công ty Hàng không Việt Nam, công ty vận tải Biển Đông…

– Giảng viên: chịu trách nhiệm giảng dạy tại các trường Đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp có liên quan.

Trên đây là những thông tin liên quan đến ngành hải dương học của trường Đại học Khoa học tự nhiên TP.HCM do hocmai.vn đã tổng hợp và chia sẻ đến các bạn. Hy vọng với những chia sẻ trên đây bạn sẽ có thêm nhiều thông tin hơn về ngành học của mình nhé!

Video liên quan

Chủ Đề