Ngành Kỹ thuật nhiệt Đại học Giao thông vận tải

Mã ngành chung: 52520115

Kỹ thuật Nhiệt là ngành học nghiên cứu về các hệ thống kỹ thuật nhiệt, lạnh, ứng dụng khoa học kỹ thuật để thiết kế, vận hành các hệ thống, trang thiết bị nhiệt – lạnh, phục vụ cho nhu cầu cuộc sống con người cũng như sản xuất công nghiệp.

Hệ thống làm mát, một khía cạnh quan trọng của ngành kỹ thuật nhiệt

Ngành kỹ thuật nhiệt giải quyết các vấn đề liên quan đến nhiệt trong sản xuất và đời sống

Kỹ sư Kỹ thuật Nhiệt là người có khả năng thiết kế, chế tạo, lắp đặt, sửa chữa, vận hành, bảo trì các thiết bị có liên quan đến ngành như: kỹ thuật lạnh, kỹ thuật điều hòa không khí, năng lượng tái tạo, kỹ thuật nhiệt, kỹ thuật tiết kiệm năng lượng,...

Sinh viên chuyên ngành cần phải trang bị những kiến thức nền tảng về nguyên lý làm việc và cấu tạo của các thiết bị trong các hệ thống điều hòa không khí, hệ thống lạnh công nghiệp, hệ thống nhiệt công nghiệp, nhà máy nhiệt điện, cũng như các hệ thống sử dụng năng lượng tái tạo, thu hồi nhiệt tải, vấn đề tiết kiệm và sử dụng hiệu quả năng lượng và những kiến thức chuyên ngành ở mức độ phù hợp để có thể hiểu được tầm ảnh hưởng của các giải pháp kỹ thuật trong các vấn đề kinh tế, môi trường và xã hội.

Môn học chuyên ngành của ngành kỹ thuật nhiệt


Các môn học chuyên ngành: Máy lạnh, Lò hơi, Tuabin hơi và tuabin khí, Quản lý doanh nghiệp, Công nghệ chế tạo máy 2, ĐAMH thiết kế hệ thống truyền động cơ khí, ĐAMH công nghệ chế tạo máy, Nhà máy nhiệt điện, Kỹ thuật điều hòa không khí, Thiết bị sấy, Kỹ thuật an toàn, Tự động hóa các quá trình nhiệt lạnh, Đo lường nhiệt, Năng lượng gió, Năng lượng mặt trời, Kỹ thuật nâng – vận chuyển…

Hệ thống làm mát trong các nhà máy của google

Kỹ năng cần có để làm việc:

- Kỹ năng ứng dụng kiến thức toán học, khoa học và kỹ thuật.

- Kỹ năng thiết kế và tiến hành thực nghiệm cũng như khả năng phân tích và giải thích dữ liệu, kết quả. Kỹ năng vận dụng kỹ thuật, kỹ năng, công cụ kỹ thuật hiện đại cần thiêt thể thử nghiệm, vận hành, kiểm toán, bảo dưỡng, sửa chữa và cải tiến các hệ thống trong lĩnh vực kỹ thuật nhiệt lạnh.

- Kỹ năng thiết kế, giám sát – thi công các hệ thống lạnh, điều hòa không khí và các hệ thống nhiệt trong lĩnh vực kỹ thuật nhiệt lạnh.

- Kỹ năng xác định, tính toán và giải quyết vấn đề trong lãnh vực kỹ thuật nhiệt lạnh.

- Kỹ năng Phát hiện, giải đáp và phản biện các vấn đề thuộc lĩnh vực nhiệt lạnh;

- Lỹ năng nghiên cứu, kỹ năng cải tiến để nâng cao hiệu quả, sử dụng các hệ thống thiết bị nhiệt lạnh.

- Kỹ năng sử dụng tốt các phần mềm trong chuyên ngành như: Autocad, Visual Basic, Matlab.

Cơ hội nghề nghiệp

Sinh viên tốt nghiệp có thể làm việc trong các nhà máy thuộc ngành công nghiệp nhẹ như: nhà máy giấy, nhà máy thực phẩm, nhà máy dệt, nhà máy đông lạnh, nhà máy đường hoặc tại các công ty Cơ điện lạnh, các cao ốc văn phòng, nhà hàng khách sạn lớn, các siêu thị, cảng, sân bay…

NGÀNH KỸ THUẬT ĐIỆN

[Chuyên ngành ĐIỆN CÔNG NGHIỆP, HỆ THỐNG ĐIỆN GIAO THÔNG, NĂNG LƯỢNG TÁI TẠO]

  • Mã ngành xét tuyển: 7520201 [Hệ đại trà]
  • Tổ hợp môn xét tuyển: A00, A01

__________________________________

1. Chuyên ngành ĐIỆN CÔNG NGHIỆP

Chương trình đào tạo chuyên ngành Điện công nghiệp trang bị cho sinh viên nền tảng cơ sở lý thuyết vững chắc, có tính hệ thống về lĩnh vực điện công nghiệp. Năng lực thực hành và kiến thức thực tế được đặc biệt chú trọng thông qua các học phần thí nghiệm, đồ án, thực tập tay nghề, và kiến tập tại các công ty/doanh nghiệp. Bên cạnh đó, chương trình còn được thiết kế để nâng cao năng lực sử dụng tiếng Anh [chuyên ngành] và kỹ năng mềm. Chính vì vậy, sinh viên tốt nghiệp của Trường có thể đáp ứng được yêu cầu của thị trường lao động mang tính cạnh tranh cao như hiện nay.

Sinh viên sau khi tốt nghiệp có có khả năng:

  • Vận hành, bảo trì, thiết kế và lắp đặt các hệ thống điện – tự động hiện đại trong các xí nghiệp, nhà máy, các khu công nghiệp, tàu biển và giàn khoan…
  • Vận hành, bảo trì, thiết kế và lắp đặt hệ thống cung cấp điện cho các khu công nghiệp, nhà máy, xí nghiệp, tòa nhà, chung cư…
  • Giảng dạy và nghiên cứu về lĩnh vực điện tử viễn thông tại các trường đại học/cao đẳng, viện nghiên cứu, và các trường trung cấp chuyên nghiệp.
  • Nghiên cứu/học tập lên các cấp bậc cao hơn [Thạc sĩ, Tiến sĩ] ở các trường đại học trong và ngoài nước.

2. Chuyên ngành HỆ THỐNG ĐIỆN GIAO THÔNG

Trong những năm gần đây, tốc độ đô thị hóa cùng với sự phát triển nhanh chóng hạ tầng giao thông, đặc biệt là hệ thống đường sắt đô thị với các phương tiện giao thông điện kéo xuất hiện nhiều hơn; nhu cầu về nguồn nhân lực mới ngày càng trở nên cấp thiết.

Số liệu chính thức từ Ban quản lý dự án đường sắt Đô thị thành phố Hồ Chí Minh, chỉ riêng tuyến Metro số 1 [Bến Thành – Suối Tiến] cần đến 846 nhân lực chính ngạch, bao gồm Nhân viên kho vận dụng, Nhân viên khu sửa chữa và nhân viên quản lý, kỹ thuật. Ngoài ra là nhu cầu rất lớn về nguồn nhân lực của các công ty, nhà máy, xí nghiệp hoạt động trong lĩnh vực hạ tầng giao thông, sản xuất kinh doanh phương tiện giao thông, tiêu biểu như: nhà máy sản xuất lắp ráp ô-tô điện thuộc VinFast với nhu cầu 400 người/năm; các công ty thiết kế, quản lý và điều khiển giao thông với Nhu cầu nhân lực trình độ đại học 500 người/năm; nhu cầu hàng nghìn nhân viên có chất lượng tại các xí nghiệp Quản lý, khai thác thiết bị điện, hệ thống điện ở các nhà máy đóng, sửa chữa tàu biển.

Chuyên ngành Hệ thống điện giao thông trang bị cho sinh viên nền tảng cơ sở lý thuyết vững chắc, có tính hệ thống về lĩnh vực điện giao thông, đi kèm với đó là năng lực thực hành và kiến thức thực tế được đặc biệt chú trọng thông qua các học phần thí nghiệm, đồ án, thực tập tay nghề, và kiến tập tại các công ty/doanh nghiệp, hệ thống tàu điện Metro thành phố Hồ Chí Minh nói riêng và cả nước nói chung.

Trường Đại học GTVT TP. HCM là một trong số ít những trung tâm đào tạo chuyên sâu về Hệ thống điện giao thông. Với đội ngũ Giảng viên chất lượng và giàu kinh nghiệm, phần lớn tu nghiệp ở nước ngoài [Nga, Hàn Quốc, Úc, Hà Lan,…] nên đảm bảo cho sinh viên ra trường được trang bị đầy đủ những kiến thức vững chắc. Bên cạnh đó, chương trình còn được thiết kế để nâng cao năng lực sử dụng tiếng Anh [chuyên ngành] và kỹ năng mềm. Chính vì vậy, sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành sẽ đáp ứng được yêu cầu của thị trường lao động còn rất mới trong lĩnh vực GTVT, cũng như tự tin hòa nhập ngay với công việc thuộc lĩnh vực liên quan.

Cụ thể sinh viên khi tốt nghiệp chuyên ngành Hệ thống điện giao thông:

  • Làm việc tại tất cả các cơ quan, doanh nghiệp liên quan đến lĩnh vực hệ thống điện giao thông [đường bộ, đường sắt, hàng không, hàng hải, đường sắt nội đô,…];
  • Giảng dạy và nghiên cứu về lĩnh vực điện giao thông tại các trường đại học/cao đẳng, viện nghiên cứu, và các trường trung cấp chuyên nghiệp;
  • Nghiên cứu/học tập lên các trình độ cao hơn [Thạc sĩ, Tiến sĩ].

3. Chuyên ngành Năng lượng tái tạo

Chương trình đào tạo chuyên ngành Năng lượng tái tạo [NLTT] được xây dựng và triển khai nhằm mục tiêu đào tạo cử nhân ngành kỹ thuật điện [chuyên ngành NLTT] có phẩm chất chính trị vững vàng, có ý thức tổ chức kỷ luật, đạo đức nghề nghiệp; có năng lực thực hành nghề nghiệp gồm kiến thức cơ bản và chuyên sâu về chuyên ngành; có phương pháp tư duy, năng lực tự nghiên cứu và phong cách làm việc hiện đại, đáp ứng các yêu cầu về nghiên cứu phát triển và ứng dụng lĩnh vực NLTT vào công cuộc phát triển kinh tế – xã hội và hội nhập Quốc tế.

Chương trình cung cấp cho sinh viên nền tảng kiến thức cơ sở vững chắc về ngành học như: Kỹ thuật điện, điện tử, nhiệt động lực học, kỹ thuật nhiệt và chuyển khối.., cũng như kiến thức kỹ thuật chuyên sâu trong lĩnh vực sản xuất và sử dụng năng lượng, đặc biệt là truyền tải, phân phối và sử dụng điện năng.

Ngoài ra sinh viên còn được trang bị kiến thức về lưới điện thông minh, công nghệ NLTT như: Hệ thống quang điện, điện gió, thủy điện, nhiên liệu sinh học, pin nhiên liệu, quản lý và sử dụng hiệu quả năng lượng.

Video giới thiệu

Website KHOA ĐIỆN – ĐIỆN TỬ VIỄN THÔNG: //dtvt.ut.edu.vn/

Video liên quan

Chủ Đề