Ngày 21 7 có bao nhiêu ca nhiễm covid

 Ngày 21/7, có 5.343 ca mắc COVID-19 trong nước, Thành phố Hồ Chí Minh có 3.556 ca

 Hà Nội [TTXVN 21/7]

Thông tin từ Bộ Y tế cho biết, từ 6 giờ đến 19 giờ 30 ngày 21/7, cả nước có 2.570 ca mắc COVID-19 mới, trong đó hai ca nhập cảnh và 2.568 ca trong nước. Thành phố Hồ Chí Minh vẫn là địa phương ghi nhận số ca mắc cao nhất nước với 1.817 ca, Bình Dương 307 ca, Đồng Tháp 109 ca, Đồng Nai 85 ca, Long An 52 ca, Hà Nội 38 ca, Tây Ninh 30 ca, Ninh Thuận 22 ca, Phú Yên 21 ca, Vĩnh Phúc 18 ca, Cần Thơ 16 ca, Trà Vinh 10 ca, Bình Thuận 7 ca, Bình Định, Sóc Trăng mỗi địa phương 6 ca, Bắc Ninh, Đắc Lắc mỗi địa phương 4 ca, Lâm Đồng, Quảng Ngãi, Nghệ An, Hưng Yên mỗi địa phương 3 ca, Lạng Sơn 2 ca, Phú Thọ, Thanh Hóa mỗi địa phương 1 ca; trong đó có 688 ca trong cộng đồng. Như vậy, trong ngày 21/7, cả nước ghi nhận 5.357 ca mắc mới, gồm 14 ca nhập cảnh và 5.343 ca trong nước. Trong đó, Thành phố Hồ Chí Minh 3.556 ca, Bình Dương 964 ca, Đồng Nai 170 ca, Đồng Tháp 109 ca, Tiền Giang 65 ca, Long An 60 ca, Hà Nội 42 ca, Vĩnh Long 39 ca, Khánh Hoà 38 ca, Bến Tre 35 ca, Cần Thơ 32 ca, Tây Ninh 30 ca, Phú Yên 26 ca, Ninh Thuận 22 ca, Bà Rịa - Vũng Tàu, Vĩnh Phúc mỗi địa phương 18 ca, Đắk Lắk 17 ca, Bình Phước, Kiên Giang mỗi địa phương 12 ca, Trà Vinh 10 ca, Hậu Giang 9 ca, Bình Định 8  ca, Bình Thuận 7 ca, Hà Giang, Quảng Ngãi, Sóc Trăng mỗi địa phương 6 ca, Nghệ An, Lâm Đồng mỗi địa phương 5 ca, Đắk Nông, Bắc Ninh mỗi địa phương 4 ca, Hưng Yên 3 ca, Lạng Sơn 2 ca, Gia Lai, Phú Thọ, Thanh Hóa mỗi địa phương 1 ca; có 1.081 ca trong cộng đồng. Tính đến chiều 21/7, Việt Nam có tổng cộng 68.177 ca mắc, trong đó có 2.099 ca nhập cảnh và 66.078 ca mắc trong nước. Số ca mắc mới ghi nhận trong nước tính của đợt dịch kể từ 27/4 đến nay là 64.508 ca, trong đó có 9.197 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh. Cả nước có 10/60 tỉnh đã qua 14 ngày không ghi nhận trường hợp mắc mới: Yên Bái, Quảng Trị, Tuyên Quang, Sơn La, Thái Nguyên, Điện Biên, Hải Dương, Quảng Ninh, Hòa Bình, Bắc Kạn. Ngày 21/7 đã có 528 bệnh nhân được công bố khỏi bênh, nâng tổng số ca được điều trị khỏi của cả nước lên 11.971 ca. Trong số các bệnh nhân đang điều trị tại các cơ sở y tế có 123 ca nặng đang điều trị ICU; 18 bệnh nhân nguy kịch đang điều trị ECMO. Trong 24 giờ qua, các đơn vị đã thực hiện được 93.160 xét nghiệm cho 367.291 lượt người. Từ ngày 27/4/2021 đến nay, cả nước đã thực hiện 4.754.692 mẫu cho 12.853.317 lượt người. Tổng số liều vaccine đã được tiêm là 4.336.833 liều, trong đó tiêm 1 mũi là 4.019.161 liều, tiêm mũi 2 là 317.672 liều. * Làm rõ thông tin “tiêm vaccine không cần đăng ký" Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về việc kiểm tra, làm rõ thông tin “tiêm vaccine không cần đăng ký”, chiều 21/7, lãnh đạo Bộ Y tế đã yêu cầu tất cả các cơ sở tiêm chủng vaccine trong cả nước rà soát danh sách đối tượng tiêm theo đúng Nghị quyết 21/NQ-CP của Chính phủ và Quyết định 3355/QĐ-BYT của Bộ Y tế; thực hiện tiêm bảo đảm “tiêm đến đâu an toàn đến đó”. Chiều cùng ngày, Bộ Y tế đã có văn bản gửi Sở Y tế các tỉnh, thành phố trong cả nước chấn chỉnh công tác tiêm chủng. Liên quan đến sự việc tiêm chủng của Bệnh viện Hữu nghị, Bộ Y tế đã chỉ đạo làm rõ sự việc. Bệnh viện đã điều chuyển công tác của nhân viên y tế và đã xử lý kỷ luật. Trước đó, ngày 20/7, Bộ Y tế đã gửi văn bản hỏa tốc đến UBND các tỉnh, thành phố về việc tổ chức tiêm chủng trong tình hình dịch COVID-19. Văn bản của Bộ Y tế cho biết, thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Y tế đã ưu tiên cấp vaccine cho các địa phương có diễn biến dịch bệnh phức tạp, tổ chức tiêm chủng phòng, chống dịch COVID-19. Bộ Y tế đề nghị UBND các tỉnh, thành phố chỉ đạo các đơn vị liên quan tiếp tục đẩy nhanh, tăng tốc độ tiêm chủng vaccine phòng COVID-19 đảm bảo an toàn, hiệu quả. Các tỉnh, thành phố có dịch diễn biến phức tạp, ưu tiên tiêm vaccine cho các đối tượng tại Nghị quyết 21/NQ-CP ngày 26/2/2021 của Chính phủ và Quyết định 3355/QĐ-BYT ngày 08/7/2021 của Bộ Y tế; Chủ tịch UBDN tỉnh, thành phố quyết định các đối tượng tiêm phù hợp với tình hình thực tế. Các địa phương lập kế hoạch buổi tiêm chủng phù hợp, thông báo cho các đối tượng đến tiêm chủng theo các khung giờ khác nhau để tránh tập trung đông người, phân luồng và hướng dẫn cho các đối tượng tiêm chủng; tổ chức khám sàng lọc trước tiêm để tránh tập trung đông người. Bộ Y tế đề nghị các tỉnh, thành phố căn cứ mức độ nguy cơ dịch COVID-19 để triển khai các hoạt động tiêm chủng các vaccine khác tại địa phương đảm bảo phù hợp với công tác phòng, chống dịch bệnh theo các hướng dẫn của Bộ Y tế. Đồng thời, Bộ Y tế đề nghị các địa phương sử dụng nền tảng Sổ sức khỏe điện tử theo hướng dẫn của Bộ Thông tin và Truyền thông để quản lý, theo dõi tiêm chủng; đẩy mạnh công tác truyền thông về lợi ích, sự cần thiết của tiêm chủng trong giai đoạn hiện nay để người dân tham gia tiêm chủng đẩy đủ./.

PV

21/07/2021 22:34 [GMT+7]

Dịch COVID-19: Tình hình dịch bệnh ngày 21/7

Hà Nội [TTXVN 21/7]--


Theo trang thống kê worldometers.info, tính đến 22h ngày 21/7 [giờ Việt Nam], thế giới ghi nhận tổng cộng 192.433.634 ca mắc COVID-19, trong đó có 4.137.233 ca tử vong. 175.083.616 bệnh nhân COVID-19 đã hồi phục trong khi vẫn còn hơn 13.212.785 bệnh nhân đang được điều trị.
Tổ chức Y tế thế giới [WHO] ngày 21/7 đánh giá biến thể Delta, được phát hiện lần đầu tiên tại Ấn Độ, tới nay đã lây lan ra 124 quốc gia và vùng lãnh thổ. Biến thể này cũng được phát hiện trong hơn 75% số mẫu bệnh phẩm được đưa đi phân tích chuỗi gen tại nhiều quốc gia lớn. Trong báo cáo dịch bệnh hằng tuần công bố ngày 20/7, WHO cho rằng biến thể này sẽ lấn án tất cả các biến thể khác và trở thành biến thể gây bệnh chính trong những tháng tới. 
Mỹ vẫn là quốc gia đứng đầu thế giới về số ca mắc và ca tử vong với 35.082.232 ca, trong đó 625.402 ca tử vong. Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh [CDC] của Mỹ, số ca nhiễm biến thể Delta đã gia tăng đáng kể và hiện chiếm tới 83% các mẫu được giải trình tự gen tại Mỹ. Tổng thống Joe Biden cũng thừa nhận rằng vẫn còn một chặng đường dài ở phía trước trong bối cảnh số ca mắc mới đang gia tăng do biến chủng Delta. 
Xét theo khu vực, hiện châu Á có số ca bệnh cao nhất với 59.570.881 ca nhiễm, trong đó dịch bệnh tiếp tục diễn biến phức tạp tại khu vực Đông Nam Á. Bộ Y tế và Thể thao Myanmar đã mở rộng diện áp dụng yêu cầu người dân ở trong nhà, bổ sung 12 thị trấn, trong đó có Magway và Kachin, do số ca nhiễm tiếp tục tăng nhanh. Như vậy, hiện tổng cộng 86 thị trấn phải áp dụng quy định này. Theo số liệu của bộ trên, Myanmar đã ghi nhận 5.860 ca nhiễm mới và 286 ca tử vong, nâng tổng số ca nhiễm lên 240.570 ca và số ca tử vong lên 5.567 ca. 
Indonesia ngày 21/7 ghi nhận 1.383 ca tử vong, mức tăng theo ngày cao nhất từ trước đến nay. Cũng trong 24 giờ qua, nước này ghi nhận thêm 33.772 ca nhiễm mới. Tính đến nay, Indonesia ghi nhận tổng cộng gần 3 triệu ca nhiễm, trong đó có 77.000 người không qua khỏi. Do số ca nhiễm và tử vong tiếp tục tăng cao, nước này đã gia hạn lệnh hạn chế các hoạt động cộng đồng [PPKM] khẩn cấp từ ngày 20-25/7 và sẽ dần nới lỏng từ ngày 26/7 nếu số ca mắc COVID-19 bắt đầu giảm. 
Tại Thái Lan, số ca mắc mới theo ngày lại lập mốc mới với 13.002 ca được ghi nhận vào ngày 21/7, nâng tổng số các ca bệnh lên 439.477 ca. Bộ Y tế Thái Lan cũng xác nhận nước này có thêm 108 ca tử vong, nâng tổng số người không qua khỏi lên 3.610 người, trong đó có 3.516 trường hợp được ghi nhận kể từ khi làn sóng dịch bệnh thứ ba bùng phát từ đầu tháng 4. Trước bối cảnh này, Trung tâm Xử lý tình hình COVID-19 [CCSA] ngày 21/7 cho biết nước này sẽ yêu cầu đóng cửa thêm nhiều cơ sở kinh doanh khác nhằm nỗ lực ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh. Những cơ sở bổ sung này bao gồm thẩm mỹ viện, bể bơi, công viên và bảo tàng tại Bangkok cùng 12 tỉnh, thành khác được xếp loại là những khu vực chịu ảnh hưởng dịch bệnh nặng nề nhất. Tuy nhiên, thời gian đóng cửa các cơ sở trên chưa được thông báo cụ thể.
Trong khi đó, tại Lào, đại diện Bộ Y tế khẳng định các chuỗi lây nhiễm ở thủ đô Viêng Chăn và tỉnh Viêng Chăn cơ bản đã được cắt đứt, trong khi đó vẫn ghi nhận một số cụm dịch ở tỉnh Champasak do số lượng người nhập cảnh từ Thái Lan mỗi ngày vẫn ở mức cao. Ngày 21/7, Lào ghi nhận 153 ca mắc mới, đều là người nhập cảnh được cách ly ngay. Hiện Lào đã ghi nhận tổng cộng 3.863 ca mắc, trong đó có 5 người tử vong. Chính phủ Lào kêu gọi công dân Lào ở Thái Lan không về nước bất hợp pháp vì có thể làm lây lan dịch bệnh cho gia đình và cộng đồng. Ngoài ra, người trong khu cách ly cũng được yêu cầu thực hiện cách ly đủ thời gian quy định để tránh việc nhiễm virus SARS-CoV-2 không có triệu chứng, từ đó làm lây lan ra cộng đồng.
Tại Hàn Quốc, Cơ quan Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh [KDCA] sáng 21/7 thông báo số ca mắc mới ở Hàn Quốc là 1.784 ca, mức tăng theo ngày cao nhất từ trước tới nay, do các vụ lây nhiễm tập thể tiếp tục lan rộng trên toàn quốc với sự xuất hiện của biến thể Delta rất dễ lây lan. Theo KDCA, trong số ca mắc mới, có tới 1.726 ca lây nhiễm trong nước và số ca bệnh mới đã liên tục ở mức trên 1.000 ca trong 2 tuần qua. Cũng theo KCDA, đã có thêm một ca tử vong ở Hàn Quốc, nâng số người tử vong bởi đại dịch lên 2.060 người. Để đối phó với sự gia tăng các ca bệnh và tử vong mới, Hàn Quốc đã thắt chặt các biện pháp phòng, chống dịch bệnh. 
Ở Nhật Bản, thủ đô Tokyo ngày 21/7 thông báo ghi nhận thêm 1.832 ca mắc mới, mức cao nhất kể từ ngày 16/1 vừa qua. Giới chuyên gia cảnh báo Nhật Bản có thể sẽ hứng chịu làn sóng lây nhiễm thứ 5, với số ca nhiễm mới tăng mạnh trước thềm lễ khai mạc Olympic Tokyo, dự kiến vào ngày 23/7 tới. Các chuyên gia y tế cũng cảnh báo tình huống "nghiêm trọng" ở Tokyo, khi số ca nhiễm mới có thể tăng cao hơn vào đầu tháng 8 tới.
Cùng ngày, Trung Quốc đại lục ghi nhận thêm 22 ca mắc mới, gồm 2 ca lây nhiễm trong cộng đồng đều ở tỉnh Vân Nam [Yunnan] và 20 ca nhập cảnh. Như vậy, đến nay Trung Quốc đại lục ghi nhận tổng cộng 92.364 ca mắc, trong đó có 4.636 ca tử vong. Do lo ngại sự lây lan của dịch bệnh, Chính quyền đặc khu Hong Kong [Trung Quốc] thông báo sẽ duy trì phần lớn các biện pháp giãn cách xã hội đang áp dụng hiện nay thêm hai tuần nữa, đến ngày 4/8. Thông báo này có hiệu lực kể từ 0h ngày 22/7.
Tại châu Âu, ngày 21/7, Anh ghi nhận 44.104 ca nhiễm mới, giảm từ mức 46.558 ca thông báo một ngày trước đó, trong khi có 73 ca tử vong, cũng giảm so với mức 96 ca của một ngày trước đó. Đến nay, 46,4 triệu người dân nước này đã được tiêm chủng ít nhất 1mũi vaccine, trong đó 36,4 triệu người đã được tiêm đủ liều 2 mũi. Trong khi đó, Phó Thủ tướng Nga Tatiana Golikova cùng ngày cho biết 80% dân số nước này có thể có miễn dịch vào tháng 11 tới. Theo bà, 33,6 triệu người dân nước này đã được tiêm ít nhất 1 mũi vaccine, trong đó 22,6 triệu ca đã được tiêm đủ 2 mũi.
Ở Trung Đông, Israel áp dụng một loạt quy định phòng dịch mới, trong đó có các quy định về đeo khẩu trang và chế tài xử phạt các trường hợp vi phạm kèm theo nhằm ngăn chặn sự lây lan của Delta - biến thể siêu lây nhiễm và gây biến chứng nặng ở người bệnh. Số liệu của Bộ Y tế Israel cho thấy số ca mắc mới trong ngày đã tăng lên 1.400 ca hôm 20/7, tức ngày thứ 2 liên tiếp ở mức trên 1.000 ca. Trong ngày cũng có thêm 2 ca bệnh nặng, nâng tổng số bệnh nhân nặng lên 63 ca.
Tại châu Phi, Bộ Y tế Algeria cho biết nước này đã ghi nhận thêm 1.298 ca mắc mới và 23 ca tử vong, nâng tổng số trường hợp nhiễm bệnh ở quốc gia này lên 155.784 người và 3.979 ca tử vong. Đây là những con số kỷ lục được ghi nhận trong một ngày tính từ khi quốc gia Bắc Phi này ghi nhận ca nhiễm đầu tiên vào ngày 25/2/2020 đến nay. Nhằm ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh, Chính phủ Algeria đã quyết định gia tăng các biện pháp phòng ngừa dịch COVID-19 và áp đặt lệnh giới nghiêm. 
Trong một động thái nhằm đạt được quyền tiếp cận công bằng đối với vaccine, hãng dược phẩm Pfizer/BioNTech cho biết đã tìm được đối tác sản xuất vaccine ngừa COVID-19 tại Nam Phi đó là công ty dược phẩm Biovac có trụ sở tại Cape Town. Đây là thỏa thuận sản xuất vaccine đầu tiên tại châu Phi, với sản phẩm được dành riêng cho Lục địa đen. Tuy nhiên, dự án này sẽ mất nhiều thời gian để triển khai, do đó dự kiến vaccine của hãng Pfizer/BioNTech được đóng gói tại châu Phi sẽ chưa thể lưu hành trước năm 2022./.

Trần Quyên

Video liên quan

Chủ Đề