Nghỉ không lương đóng bảo hiểm như thế nào năm 2024

Theo quy định pháp luật hiện hành, chưa có văn bản pháp lý nào quy định việc chưa chốt sổ BHXH tại công ty cũ thì không được đóng BHXH ở công ty mới.

Trong trường hợp người lao động đến công ty mới làm việc mà công ty cũ vẫn chưa chốt sổ BHXH thì người lao động hoàn toàn vẫn có thể đóng bảo hiểm ở Công ty/ nơi làm việc mới.

Căn cứ khoản 1, Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014, người lao động chỉ cần làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng trở lên thì sẽ thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc.

Mặt khác, khi thực hiện thủ tục tham gia BHXH bắt buộc, người lao động chỉ cần khai Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT và nộp cho người sử dụng lao động.

Trong đó, người tham gia đã có mã số BHXH chỉ cần khai mã số BHXH cùng các thông tin về họ tên, giới tính, ngày tháng năm sinh,… sau đó nộp để người sử dụng lao động hoàn thiện hồ sơ nộp cho cơ quan BHXH.

Như vậy, có thể thấy, dù chưa chốt sổ BHXH tại công ty cũ nhưng người lao động vẫn có thể cung cấp mã số BHXH để được đóng nối BHXH tại công ty mới.

Tuy nhiên, căn cứ khoản 1, Điều 42 Quyết định 595/QĐ-BHXH có quy định như sau:

“Điều 42. Quản lý đối tượng 1. Người lao động đồng thời có từ 02 HĐLĐ trở lên với nhiều đơn vị khác nhau thì đóng BHXH, BHTN theo HĐLĐ giao kết đầu tiên, đóng BHYT theo HĐLĐ có mức tiền lương cao nhất, đóng BHTNLĐ, BNN theo từng HĐLĐ.”

Theo đó, người lao động đồng thời có từ 02 hợp đồng trở lên với nhiều đơn vị khác nhau thì người lao động đóng bảo hiểm xã hội và bảo hiểm thất nghiệp theo hợp đồng lao động giao kết đầu tiên. Trường hợp công ty cũ chưa báo giảm lao động, người lao động chưa thể BHXH theo hợp đồng lao động với công ty mới, do khi này người lao động được xác định là có đồng thời 02 hợp đồng lao động với các đơn vị khác nhau.

Do đó, chỉ khi công ty cũ báo giảm lao động, người lao động mới có thể tham gia BHXH theo hợp đồng lao động với công ty mới.

Như vậy, việc có chốt sổ BHXH, báo giảm lao động tại công ty cũ hay không sẽ không ảnh hưởng đến việc tham gia BHXH tại công ty mới. Tuy nhiên, để thuận tiện cho quá trình làm hồ sơ giấy tờ và các thủ tục tại công ty mới, người lao động cần trực tiếp đến tại công ty cũ để làm việc, báo giảm lao động và yêu cầu được chốt sổ BHXH càng sớm càng tốt.

Xem thêm: Mức đóng bảo hiểm xã hội năm 2023 như thế nào?

Trên đây là nội dung tư vấn cho câu hỏi “Đang nghỉ không lương thì có thể đóng BHXH ở công ty khác không? ” dựa trên những thông tin mà luật sư đã nhận được. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào liên quan, vui lòng liên hệ 19006192 để được hỗ trợ kịp thời. Xin cảm ơn!

Quý khách có bất kỳ vấn đề nào cần tư vấn, hãy đặt câu hỏi cho các luật sư để được tư vấn một cách nhanh chóng nhất!

Pháp luật cho phép người lao động được thỏa thuận với doanh nghiệp về nghỉ không lương và cũng không giới hạn số ngày nghỉ. Tuy nhiên, nếu nghỉ không lương dài ngày, quyền lợi của người lao động sẽ có những ảnh hưởng nhất định.

1. Không được công ty đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp

Trong thời gian người lao động nghỉ làm không hưởng lương, việc đóng và tính hưởng bảo hiểm bắt buộc được xác định theo khoản 4 Điều 42 Quyết định số 595/QĐ-BHXH quy định như sau:

4. Người lao động không làm việc và không hưởng tiền lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì không đóng BHXH tháng đó. Thời gian này không được tính để hưởng BHXH.

Theo đó, nếu xin nghỉ không lương từ 14 ngày làm việc trở lên/tháng, người lao động sẽ không được công ty đóng bảo hiểm xã hội của tháng đó. Tương ứng với những tháng không đóng bảo hiểm, người lao động cũng sẽ không được tính hưởng bảo hiểm xã hội.

Và khi nghỉ không lương dài ngày, công ty sẽ thực hiện báo giảm lao động để không phải đóng các loại bảo hiểm cho người lao động. Kéo theo đó, tại tháng báo giảm lao động, người lao động cũng sẽ không được đóng bảo hiểm thất nghiệp.

2. Không được hưởng ốm đau trong thời gian nghỉ không lương

Theo Điều 25 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, khi bản thân gặp vấn đề về sức khỏe, người lao động tham gia BHXH sẽ được hưởng chế độ ốm đau nếu đáp ứng đủ 03 điều kiện sau:

- Bị ốm đau, tai nạn mà không phải là tai nạn lao động mà phải nghỉ việc.

- Có xác nhận của cơ sở khám, chữa bệnh có thẩm quyền.

- Không phải ốm đau, tai nạn do tự huỷ hoại sức khoẻ, do say rượu hoặc sử dụng chất ma túy, tiền chất ma túy.

Tuy nhiên, điểm c khoản 2 Điều 3 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH cũng nêu rõ:

2. Không giải quyết chế độ ốm đau đối với các trường hợp sau đây:
  1. Người lao động bị ốm đau, tai nạn mà không phải là tai nạn lao động trong thời gian đang nghỉ phép hằng năm, nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương theo quy định của pháp luật lao động; nghỉ việc hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.

Như vậy, nếu trong thời gian nghỉ không hưởng lương mà bị ốm đau, tai nạn, người lao động sẽ không được hưởng chế độ ốm đau.

3. Không được đóng bảo hiểm y tế, không thể mua theo hộ gia đình

Như đã chỉ ra ở trên, người lao động nghỉ không hưởng lương từ 14 ngày trở lên/tháng thì tháng đó, doanh nghiệp sẽ báo giảm lao động và không đóng các loại bảo hiểm bắt buộc của tháng.

Do vậy, nếu nghỉ không lương dài ngày, người lao động sẽ không được đóng bảo hiểm y tế [BHYT] dẫn tới thẻ BHYT đã cấp sẽ không có giá trị, không thể sử dụng để đi khám chữa bệnh.

Mặt khác, trong thời gian nghỉ không lương và không được mua BHYT, người lao động cũng không thể mua BHYT hộ gia đình để được thanh toán BHYT khi đi khám, chữa bệnh.

Bởi theo khoản 1 và khoản 2 Điều 5 Nghị định 146/2018/NĐ-CP, trừ những người thuộc đối tượng bắt buộc tham gia BHYT, những người có tên trong sổ hộ khẩu, sổ tạm trú đều được tham gia BHYT hộ gia đình.

Trong khi đó, dù nghỉ không lương nhưng người lao động vẫn chưa nghỉ việc nên vẫn thuộc đối tượng tham gia BHYT bắt buộc theo nhóm do người lao động và người sử dụng lao động đóng.

Do đó, người này sẽ không được giải quyết mua BHYT theo hộ gia đình.

Xem thêm: Người lao động nghỉ không lương có được hưởng BHYT?

Nghỉ không lương dài ngày, cân nhắc để đỡ bị thiệt [Ảnh minh họa]

4. Không được tính nghỉ phép hằng năm

Theo khoản 1 Điều 113 Bộ luật Lao động năm 2019, người lao động làm việc đủ 12 tháng cho doanh nghiệp được nghỉ phép năm từ 12 - 16 ngày.

Điều 65 Nghị định 145/2020/NĐ-CP đã liệt kê các khoảng thời gian làm việc để tính số ngày nghỉ hằng năm gồm:

1 - Thời gian học nghề, tập nghề.

2 - Thời gian thử việc nếu tiếp tục làm việc sau khi hết thời gian thử việc.

3 - Thời gian nghỉ việc riêng có hưởng lương.

4 - Thời gian nghỉ việc không hưởng lương nếu được người sử dụng đồng ý nhưng cộng dồn không quá 01 tháng/năm.

5 - Thời gian nghỉ do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp cộng dồn không quá 06 tháng.

6 - Thời gian nghỉ do ốm đau cộng dồn không quá 02 tháng/năm.

7 - Thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản.

8 - Thời gian thực hiện các nhiệm vụ của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở mà được tính là thời gian làm việc.

9 - Thời gian phải ngừng việc, nghỉ việc không do lỗi của người lao động.

10 - Thời gian nghỉ vì bị tạm đình chỉ công việc nhưng sau đó được kết luận là không vi phạm hoặc không bị xử lý kỷ luật lao động.

Đối chiếu với quy định trên, có thể thấy, nếu nghỉ không hưởng lương mà cộng dồn vượt quá 01 năm, người lao động sẽ không được tính hưởng phép năm cho thời gian nghỉ vượt quá.

Ví dụ: Theo quy định, nếu làm đủ năm bạn được nghỉ 12 ngày phép nhưng nếu nghỉ không lương với số ngày cộng dồn là 03 tháng thì năm đó, bạn chỉ được tính hưởng 10 ngày.

Khi nào thì bảo giảm nghỉ không lương?

Tại tháng người lao động nghỉ không hưởng lương từ 14 ngày trở lên, người sử dụng lao động sẽ tiến hành thủ tục báo giảm lao động và không đóng các loại bảo hiểm bắt buộc của tháng đó. Do vậy, người lao động trong trường hợp này sẽ không được đóng bảo hiểm y tế.

Viên chức được nghỉ không lương bao lâu?

- Tối đa 180 ngày tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần. - Hết thời hạn hưởng chế độ ốm đau mà vẫn tiếp tục điều trị thì được hưởng tiếp chế độ ốm đau với mức thấp hơn.

Nghỉ không lương có ảnh hưởng gì không?

Lưu ý: Nếu không cho người lao động nghỉ không lương với những trường hợp được phép nghỉ nêu trên, người sử dụng lao động có thể bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại khoản 1 Điều 18 Nghị định 12/2022/NĐ-CP với mức phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 4.000.000 đồng đến 10.000. ...

1 tháng làm bao nhiêu ngày thì được đóng bảo hiểm xã hội?

Thông thường, nếu đi làm đầy đủ, số ngày công mỗi tháng của người lao động dao động từ 22 đến 28 ngày công [tùy vào chế độ nghỉ của doanh nghiệp] nên chỉ cần làm việc khoảng 09 đến 15 ngày công trong tháng thì sẽ được công ty đóng bảo hiểm xã hội.

Chủ Đề