Nghiên cứu hành vi tiêu dùng coca-cola

Trước hết, khách hàng tiềm năng của Coca-Cola được hiểu là những khách hàng mục tiêu mà thương hiệu này hướng tới trong việc mở rộng thị phần của mình trên thị trường. Đối tượng khách hàng đó có thể là cá nhân, tổ chức hay doanh nghiệp.

Tổng quan về khách hàng tiềm năng của Coca-Cola

Thông thường, doanh nghiệp xác định khách hàng mục tiêu thông qua nhiều tiêu chí khác nhau. Các tiêu chí đó có thể là những đặc điểm liên quan tới người tiêu dùng hoặc những yếu tố ảnh hưởng tới xu hướng tiêu dùng của các đối tượng khách hàng.

Thông qua việc xác định khách hàng tiềm năng thì Coca-Cola sẽ có nhiều cơ sở dữ liệu để xây dựng các phương án kế hoạch phục vụ cho quá trình hoạt động của mình. Với hơn 135 năm hình thành và phát triển thì Coca-Cola ngày càng mở rộng được các đối tượng khách hàng mục tiêu và có được những chiến lược quản trị quan hệ khách hàng hết sức hiệu quả.

Thành công của Coca-Cola là không thể bàn cãi, và một trong yếu tố giúp hình thành nên sự thành công đó là việc ông lớn này luôn luôn hướng tới mở rộng thị trường thông qua khách hàng tiềm năng.

Khách hàng tiềm năng của Coca-Cola được xác định dựa trên rất nhiều tiêu chí và đương nhiên việc nghiên cứu các đối tượng khách hàng này của Coca-Cola được đầu tư và nghiên cứu rất chi tiết. Tuy nhiên ở bài viết này thì chúng ta chỉ xem xét những tiêu chí cơ bản mà Coca-Cola đã, đang và sẽ tiếp tục dựa vào để xác định các đối tượng khách hàng tiềm năng của mình.

Các chỉ tiêu phân chia nhóm khách hàng tại Coca-Cola

Phân khúc độ tuổi là một trong những tiêu chí quan trọng để Coca-Cola xác định và phân chia nhóm khách hàng mục tiêu của mình. Trước đây, Coca-Cola xác định nhóm khách hàng mục tiêu theo độ tuổi từ thanh thiếu niên đến đầu trung niên.

Tuy nhiên, việc ngày càng phát triển và nhìn thấy được nhiều xu hướng tiêu dùng nên Coca-Cola đã phân chia đối tượng khách hàng theo độ tuổi thành 2 phân khúc chính.

2.1.1. Nhóm độ tuổi khách hàng tiềm năng chủ lực

Ở phân khúc thứ nhất, Coca-Cola xác định hướng tới những đối tượng khách hàng tiềm năng với độ tuổi từ 10 đến 35. Những đối tượng người tiêu dùng trẻ này chính là phân khúc mà Coca-Cola hướng tới từ khi hình thành và phát triển cho tới nay.

Những sản phẩm nước ngọt chủ lực của ông lớn này luôn phù hợp với xu hướng tiêu dùng của những người trẻ. Với phân bổ sản phẩm đa dạng, hợp vị giác của nhóm đối tượng khách hàng trẻ thì dường như Coca-Cola chính là một phần quan trọng trong cuộc sống của những người trẻ tuổi.

Khách hàng tiềm năng của Coca-Cola là giới trẻ

Đây cũng chính là nhóm khách hàng tiềm năng mà Coca-Cola luôn đầu tư để xây dựng chiến lược thu hút theo các trào lưu để khẳng định rằng dù đã tồn tại rất lâu đời từ nhiều thế hệ nhưng Coca-Cola vẫn luôn có sức sống mới và bắt kịp được xu hướng thời đại.

2.1.2. Nhóm độ tuổi xu hướng mới

Đối với phân khúc khách hàng theo nhóm tuổi thứ 2, thì Coca-Cola nắm bắt được rằng những khách hàng trên 40 tuổi thường có xu hướng quan tâm nhiều tới sức khỏe và không thích hợp với sản phẩm nước ngọt có ga của mình. Do vậy, họ đã cho ra đời các dòng sản phẩm Coca-Cola ăn kiêng, nguyên chất để thu hút phân khúc khách hàng này.

Đây cũng là phân khúc nhóm tuổi với xu hướng tiêu dùng lành mạnh mà Coca-Cola hướng tới. Cũng nhờ đó ông lớn này đã thu hút được nhiều phân khúc khách hàng đa dạng độ tuổi và những khách hàng tiềm năng có lối sống lành mạnh với xu hướng tiêu dùng tốt cho sức khỏe được hướng tới ngày nay.

2.2. Theo chỉ tiêu mức thu nhập

Những đối tượng khách hàng tiềm năng của Coca-Cola theo mức thu nhập rất đa dạng và bao trùm khách hàng có mức thu nhập trung bình, thấp hoặc cao. Coca-Cola cung cấp các loại sản phẩm của mình với nhiều kiểu dáng, kích cỡ và bao bì khác nhau với các mức giá khác nhau để có thể phù hợp với nhiều khách hàng tiềm năng có mức thu nhập đa dạng.

Với những kích cỡ sản phẩm khác nhau của sản phẩm cũng giúp cho người tiêu dùng có nhiều lựa chọn đa dạng hơn, phù hợp với nhu cầu tiêu dùng theo mức thu nhập của mình. Hơn thế nữa việc sản xuất sản phẩm theo lon hay chai nhựa theo giá tiền khác nhau cũng ảnh hưởng tới quyết định tiêu dùng của khách hàng.

Phân khúc khách hàng tiềm năng theo thu nhập

Coca-Cola đã mở rộng thị trường của mình tại hơn 200 quốc gia, và mỗi quốc gia khác nhau thì họ sẽ theo đuổi những chiến lược khác nhau. Vì thế đối tượng khách hàng tiềm năng của họ tại mỗi quốc gia cũng có thể khác nhau do bị các yếu tố văn hóa, phong tục tập quán, kinh tế, khí hậu tác động.

Ví dụ cụ thể như thị trường Mỹ thì các sản phẩm của Coca-Cola gần như phủ sóng ở khắp nơi trong khi đó ở thị trường Trung Quốc hay Nhật Bản thì Coca-Cola có tiềm năng tăng trưởng cao nhưng vẫn đang trong quá trình thu hút khách hàng tiềm năng. Lý do là vì ở Nhật và Trung quốc người tiêu dùng thường có xu hướng uống trà thay vì nước ngọt do đó để có thể thích ứng với thị trường tại đây thì Coca-Cola vẫn cần nghiên cứu và thực hiện nhiều chiến lược hơn nữa.

2.4. Hành vi, phong cách sống

Như đã đề cập ở trên thì Coca-Cola cũng chia khách hàng tiềm năng thành 2 nhóm theo tiêu chí lối sống. Việc ra mắt các dòng sản phẩm mới tốt cho sức khỏe đã giúp thương hiệu này thu hút được nhiều đối tượng khách hàng tiềm năng với lối sống lành mạnh và quan tâm nhiều tới sức khỏe.

Xu hướng người tiêu dùng tiềm năng của Coca-Cola

Và đương nhiên nhóm người tiêu dùng tiềm năng còn lại vẫn là những người đề cao vị giác và sở thích của mình đối với các loại nước ngọt giải khát. Đây là đối tượng khách hàng tiềm năng mà Coca-Cola luôn hướng tới và chú trọng phát triển mối quan hệ.

2.5. Khách hàng tiềm năng với các tiêu chí khác

Tổng quan, Coca-Cola nhắm đến khách hàng cả nam và nữ tuy nhiên giữa 2 phân khúc đối tượng này lại có khẩu vị và sở thích khá khác nhau. Điển hình như, sản phẩm Coca Zero của thương hiệu này có hương vị mạnh và được nam giới ưa thích trong khi đó thì Coca Light lại khá phổ biến ở nữ giới.

Bên cạnh đó, Coca-Cola cũng thông qua nhiều yếu tố khác để phân chia đối tượng khách hàng tiềm năng của mình. Họ xem xét nhiều yếu tố ví dụ như nhu cầu tiêu dùng, sở thích, xu hướng tiêu dùng, cảm giác, lịch sử tiêu dùng, quy mô, đối tượng để phân chia và xây dựng các chiến lược cụ thể phù hợp cho từng đối tượng.

3. Coca-Cola quản trị mối quan hệ khách hàng tiềm năng ra sao?

Thông qua việc xây dựng các chiến lược cho đối tượng khách hàng mục tiêu Coca-Cola đã thể hiện được hiệu quả của việc quản trị quan hệ khách hàng trong hoạt động của doanh nghiệp mình.

Thành công của Coca-Cola trong việc quản trị quan hệ khách hàng

Coca-Cola kết nối với các phân khúc khách hàng thông qua chiến dịch marketing, dịch vụ và hậu mãi để thu hút và giữ mối quan hệ bền vững với khách hàng. Họ cũng sử dụng các phần mềm CRM để hỗ trợ hoạt động kết nối này.

Những chiến dịch marketing nổi bật của Coca-Cola có thể kể đến như chiến dịch quảng cáo tại Úc “Share a coke” [2011], hướng tới người tiêu dùng trẻ tuổi, chiến dịch này đã mang lại hiệu quả cao và tạo được hiệu ứng nâng cao nhận thức về thương hiệu trong phân khúc người tiêu dùng trẻ.

Với biểu tượng tình bạn và luôn gắn kết mọi người lại với nhau thì “Share a coke” đã đơn giản hóa chiến lược bằng cách đặt những cái tên phổ biến nhất của nước Úc trên vỏ chai và thiết kế thêm nắp vặn yêu cầu một chai nước ngọt khác để có thể mở được. Chiến lược này đã mang đến một trải nghiệm sáng tạo với người dùng và lan rộng ra nhiều nước khác trên thế giới. 

Hoặc một đơn cử khác tại thị trường Việt Nam như chiến dịch thu hút khách hàng bằng những hình ảnh, câu từ bắt trend ở trên bao bì của sản phẩm cũng đã tạo nên cơn sốt gây được ấn tượng với khách hàng và tạo nên thành công lớn trong việc nhận diện thương hiệu Coca-Cola.

Thông tin chung về khách hàng tiềm năng của Coca-Cola

Với những nội dung cụ thể về chủ đề khách hàng tiềm năng của Coca-Cola trên bài viết, hy vọng bạn đọc có được cái nhìn từ tổng quan đến chi tiết về những đặc điểm của việc xác định khách hàng tiềm năng của ông lớn trong ngành nước giải khát. Từ đó nắm bắt được thông tin cần thiết và phục vụ cho mục đích tìm hiểu của mình.

Yếu tố tâm lý trong Marketing

Bạn có thể tìm hiểu cụ thể hơn về yếu tố tâm lý trong Marketing thông qua link bài viết dưới đây.

Yếu tố tâm lý trong Marketing

Video liên quan

Chủ Đề