Ngủ ít có tốt không

Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng thiếu ngủ, khó ngủ, ngủ không ngon giấc. Dù là nguyên nhân nào chăng nữa thì việc thiếu ngủ thường xuyên sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến tinh thần, thể chất. Để hiểu rõ hơn về nguyên nhân và tác hại của thiếu ngủ, bạn đọc đừng bỏ qua nội dung bài viết dưới đây.


28/03/2021 | Tình trạng mất ngủ có phải là triệu chứng suy nhược thần kinh?
10/03/2021 | Mách bạn cách điều trị chứng mất ngủ ở bà bầu
21/01/2021 | Cách chữa mất ngủ không dùng thuốc ít người biết

1. Nguyên nhân gây thiếu ngủ

Thiếu ngủ không phải là bệnh lý. Đây chỉ là tình trạng, trạng thái của một người. Nguyên nhân có thể do áp lực từ cuộc sống, mất cân bằng dinh dưỡng, hoặc ảnh hưởng từ bệnh lý, lạm dụng thuốc,... gây khó ngủ, ngủ không ngon và không sâu. Cụ thể, một số nguyên nhân gây ra tình trạng thiếu ngủ có thể kể đến như:

Môi trường ngủ không đảm bảo hoặc thay đổi môi trường sinh hoạt

Môi trường xung quanh ảnh hưởng khá nhiều đến giấc ngủ. Bởi bạn khó có thể ngủ được trong một phòng ngủ ồn ào, nhiều tiếng động hay nhiệt độ phòng ngủ quá nóng hoặc quá lạnh. Do đó, tình trạng thiếu ngủ có thể xảy ra nếu môi trường ngủ không đảm bảo yên tĩnh, mát mẻ, thoải mái,…

Ảnh hưởng từ bệnh lý

Một số bệnh có thể khiến bạn cảm thấy khó ngủ, khó thở và hay thức giấc nửa đêm như cảm lạnh, viêm họng, ho về đêm, tiểu đêm,… Lúc này, giấc ngủ bị ảnh hưởng nặng nề, bạn không thể ngủ xuyên đêm tới sáng nên gây ra tình trạng thiếu ngủ.

Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng thiếu ngủ

Chế độ sinh hoạt không khoa học

Một số người không nhận thấy tầm quan trọng của việc ngủ đủ giấc cũng như tác hại của thiếu ngủ đối với sức khỏe nên chủ quan, không đi ngủ đúng giờ, thay vào đó là thức khuya để làm việc, đọc sách, xem tivi, lướt điện thoại, tán gẫu,… Lâu dần, những việc này gây thiếu ngủ nghiêm trọng.

Thói quen sinh hoạt không khoa học

Những thói quen xấu như uống rượu bia, cà phê, nước ngọt, trà hay hút thuốc lá,… trước khi đi ngủ sẽ làm hệ thần kinh bị kích thích, khiến bạn khó đi vào giấc ngủ và ngủ không ngon. 

Bên cạnh đó, ăn quá no hay uống quá nhiều nước gần giờ đi ngủ cũng khiến bạn mất ngủ và thiếu ngủ. Bởi ăn no gây tình trạng đầy bụng, nặng bụng, khó tiêu; còn uống nhiều nước có thể khiến bạn đi tiểu nhiều lần trong đêm. Tất cả những việc này sẽ dẫn đến hậu quả là thiếu ngủ. 

Những thói quen xấu như uống trà, cà phê,… trước khi ngủ sẽ ảnh hưởng không tốt đến giấc ngủ

Căng thẳng, áp lực

Những người làm việc theo ca, khối lượng công việc lớn, hay suy nghĩ nhiều trước khi ngủ,… hầu hết đều bị thiếu ngủ. Nên nhớ, bạn chỉ ngủ ngon và ngủ đủ giấc khi đầu óc được thư giãn, tinh thần được thoải mái trước lúc đi ngủ. Ngược lại, thường xuyên căng thẳng, áp lực thì thiếu ngủ là điều khó tránh khỏi. 

Thiếu ngủ do tuổi tác

Thiếu ngủ thường xảy ra với những người lớn tuổi [trên 65 tuổi]. Bởi lúc này tình trạng sức khỏe thuyên giảm, cộng với việc thường xuyên sử dụng thuốc [điều trị bệnh] sẽ ảnh hưởng lớn đến chất lượng giấc ngủ.

2. Tác hại của thiếu ngủ thường xuyên

Tình trạng thiếu ngủ thường xuyên và kéo dài không chỉ khiến bạn cảm thấy mệt mỏi, suy nhược mà còn gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng khác. Dưới đây là những tác hại của thiếu ngủ đối với sức khỏe và tinh thần.

Giảm khả năng tập trung

Thiếu ngủ triền miên sẽ khiến tinh thần mệt mỏi, vì thế mà khả năng tập trung cũng bị thuyên giảm. Nghiên cứu khoa học cho thấy những người thiếu ngủ trong thời gian dài sẽ bị giảm 50% tốc độ phản ứng khi thực hiện các bài kiểm tra. Như vậy, thiếu ngủ có thể ảnh hưởng không tốt đến kết quả học tập và chất lượng công việc. 

Thiếu ngủ liên tục khiến tinh thần mệt mỏi và khó tập trung vào công việc

Gia tăng căng thẳng

Khi cơ thể không được ngủ đủ giấc thì nồng độ cortisol [hormone căng thẳng] cũng tăng cao, khiến bạn dễ bị căng thẳng, nóng nảy, bực tức và thể hiện những cảm xúc tiêu cực này trên khuôn mặt. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến các mối quan hệ thường ngày. 

Mất ngủ, thiếu ngủ, khó ngủ hay bất kỳ sự bất thường nào trong giấc ngủ đều có nguy cơ dẫn đến trầm cảm. Bởi lúc này, cả sức khỏe lẫn tinh thần đều bị sa sút do giấc ngủ bị rối loạn, người bệnh khó có thể tươi tắn, tỉnh táo trong các hoạt động thường nhật.

Bệnh tim

Tác hại của thiếu ngủ đối với sức khỏe của người cao tuổi là không thể chủ quan. Bởi sức khỏe người già vốn đã yếu, cộng với tình trạng thiếu ngủ kéo dài sẽ làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về tim như cao huyết áp, xơ vữa động mạch, đau tim và đột quỵ,… Thậm chí, chỉ cần thiếu ngủ một đêm thì ngày hôm sau huyết áp có thể tăng cao khó kiểm soát.

Người già bị thiếu ngủ sẽ gia tăng nguy cơ mắc các bệnh về tim, tiểu đường,… 

Béo phì

Thiếu ngủ có thể dẫn đến tăng cân, béo phì. Điều này tưởng chừng vô lý nhưng đã được xác thực bởi nghiên cứu của các bác sĩ tại Đại học Chicago. Theo đó, những người thiếu ngủ, ít ngủ sẽ có cảm giác thèm ăn và tiêu thụ đồ ăn vặt rất nhiều do không kiểm soát được cơn đói, hậu quả là tăng cân mất kiểm soát.

Gây lão hoá da

Một trong những tác hại của thiếu ngủ khiến nhiều chị em phụ nữ lo sợ là gây lão hóa da. Bởi khi thiếu ngủ, cơ thể sẽ sản sinh ra cortisol, và chất này có thể phá vỡ collagen, khiến da đánh mất sự đàn hồi, căng bóng, tươi trẻ. Đó là lý do để sở hữu làn da sáng mịn, căng tràn sức sống thì việc quan trọng cần làm là ngủ đủ giấc mỗi ngày. 

Ngủ gật không kiểm soát

Do ban đêm thiếu ngủ nên ban ngày bạn sẽ có cảm giác buồn ngủ và ngủ gật không kiểm soát. Cùng với đó, khả năng tập trung bị suy giảm nên bạn có thể ngủ gật ngay cả khi đang ăn, đang làm việc, hay nguy hiểm hơn là đang lái xe, gây nguy hiểm và hậu quả khôn lường.

Hy vọng với những thông tin trên đây, bạn đọc sẽ hiểu hơn về chứng thiếu ngủ, đặc biệt là tác hại của thiếu ngủ đối với sức khỏe và tinh thần để có cách thay đổi thói quen sinh hoạt cho phù hợp. 

Bất cứ rối loạn nào xảy ra với giấc ngủ đều không được chủ quan, mà cần được thăm khám để có cách điều trị phù hợp, tránh gây biến chứng nguy hiểm.

Thiếu ngủ có tác hại gì?

Bên cạnh đó, mất ngủ hay hoàn toàn không ngủ cũng dẫn đến các hệ lụy như trầm cảm, đau đầu mạn tính, thoái hóa và ngộ độc tế bào. Nguy hiểm hơn mất ngủ còn có thể gây nên các bệnh lý tim mạch, tăng huyết áp, tiểu đường là những yếu tố nguy cơ gây ra đột quỵ.

Tại sao có những người ngủ ít vẫn khỏe?

Do gien di truyền Nghiên cứu của bà tiết lộ rằng những người “tự nhiên ngủ ít” nhờ vào một đột biến gien giúp họ vẫn khỏe mạnh dù chỉ cần ngủ từ 4 - 6 tiếng mỗi đêm, theo RNZ. Giáo sư Fu cho biết những người có gien “tự nhiên ngủ ít” là "khá hiếm". Họ vẫn năng động và khỏe mạnh dù ngủ rất ít.

Ngủ ít thì làm sao?

Có chế độ ăn uống lành mạnh, dinh dưỡng, đảm bảo đủ năng lượng cho cơ thể.
Loại bỏ các thiết bị điện tử như điện thoại và tránh ánh đèn quá sáng trong phòng để dễ đi vào giấc ngủ hơn..
Hạn chế sử dụng rượu bia và cafein..

1 ngày ngủ 5 tiếng có làm sao không?

Các nhà khoa học đánh giá việc ngủ 5 tiếng một ngày là quá ít và không nên duy trì trong thời gian dài nếu bạn không muốn mắc phải các bệnh lý nói trên. Hãy cố gắng ngủ từ 7 đến 8 tiếng mỗi đêm. Và để một giấc ngủ ngon, hãy thực hành vệ sinh giấc ngủ thật tốt.

Chủ Đề