Người tiêu dùng là ai

Trong lĩnh vực kinh doanh-sản xuất, người tiêu dùng được coi là chủ thể giữ vị trí trung tâm. Đây vừa là chủ thể quyết định đến thành bại của tổ chức kinh tế và cũng vừa là đối tượng dễ bị xâm phạm quyền lợi nhất. Vậy người tiêu dùng là gì? Pháp luật đưa ra những quy định như thế nào để bảo vệ quyền lợi cho người tiêu dùng? Hãy cùng Công ty luật ACC tìm hiểu trong bài viết dưới đây từ những quy định được cập nhật hiện hành.

Người tiêu dùng là gì

– Căn cứ quy định tại Khoản 1, Điều 2, Luật bảo vệ người tiêu dùng 2010 giải thích khái niệm người tiêu dùng là gì như sau: 

“Người tiêu dùng là người mua, sử dụng hàng hóa, dịch vụ cho mục đích tiêu dùng, sinh hoạt của cá nhân, gia đình, tổ chức”.

Theo đó:

– Người tiêu dùng chính là đối tượng sử dụng và tiêu thụ các sản phẩm hàng hóa và dịch vụ cuối cùng của quá trình kinh doanh – sản xuất. 

– Người tiêu dùng tồn tại dưới các hình thức là: cá nhân, nhóm các thành viên hoặc một tổ chức.

– Người tiêu dùng đại diện cho yếu tố “cầu” của thị trường, bên cạnh cung. Bởi vậy, người tiêu dùng là chủ thể quyết định số lượng và các hình thức sản phẩm và hàng hóa lưu thông trên thị trường.

Theo quy định hiện hành, người tiêu dùng là gì được đảm bảo các quyền và cần thực hiện các nghĩa vụ dưới đây:

Quyền của người tiêu dùng được pháp luật bảo vệ

– Được bảo đảm an toàn tính mạng, sức khỏe, tài sản khi tham gia giao dịch, sử dụng hàng hóa, dịch vụ do tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ cung cấp.

– Được cung cấp thông tin sau: tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ; nội dung giao dịch hàng hóa, dịch vụ; nguồn gốc, xuất xứ hàng hóa một cách chính xác và đầy đủ.

– Được tự mình quyết định tham gia hoặc không tham gia giao dịch và các nội dung thỏa thuận khi tham gia giao dịch với tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ.

– Được quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại khi hàng hóa, dịch vụ không đúng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, chất lượng, số lượng, tính năng, công dụng, giá cả hoặc nội dung khác mà tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ đã công bố, niêm yết, quảng cáo hoặc cam kết.

– Được quyền khiếu nại, tố cáo, khởi kiện hoặc đề nghị tổ chức xã hội khởi kiện để bảo vệ quyền lợi của mình theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

Nghĩa vụ của người tiêu dùng mà pháp luật quy định

– Có nghĩa vụ kiểm tra hàng hóa trước khi nhận

– Người tiêu dùng phải lựa chọn tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, không làm tổn hại đến môi trường, trái với thuần phong mỹ tục và đạo đức xã hội, không gây nguy hại đến tính mạng, sức khỏe của mình và của người khác

– Người tiêu dùng có nghĩa vụ phải thông tin cho cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân có liên quan khi phát hiện hàng hóa, dịch vụ lưu hành trên thị trường không bảo đảm an toàn, gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đến tính mạng, sức khỏe, tài sản của người tiêu dùng.

Để quyền lợi của người tiêu dùng là gì được đảm bảo một cách hiệu quả theo đúng quy định pháp luật thì Nhà nước đặt ra trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân và cơ quan có liên quan như sau:

Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ

– Niêm yết công khai giá hàng hóa, dịch vụ tại địa điểm kinh doanh, văn phòng dịch vụ.

– Cảnh báo khả năng hàng hóa, dịch vụ có ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, tính mạng, tài sản của người tiêu dùng và các biện pháp phòng ngừa.

– Cung cấp hướng dẫn sử dụng; điều kiện, thời hạn, địa điểm, thủ tục bảo hành trong trường hợp hàng hóa, dịch vụ có bảo hành.

Trách nhiệm của tổ chức xã hội 

– Hướng dẫn, giúp đỡ, tư vấn người tiêu dùng khi có yêu cầu

– Đại diện người tiêu dùng khởi kiện hoặc tự mình khởi kiện vì lợi ích công cộng.

– Thông tin, cảnh báo cho người tiêu dùng về hàng hóa, dịch vụ.

– Tham gia tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật và kiến thức tiêu dùng.

Trên đây là nội dung về người tiêu dùng là gì và những vấn đề pháp lý quan trọng liên quan đến việc bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng do Công ty luật ACC phân tích gửi đến bạn đọc. Nếu bạn đọc còn thắc mắc về nội dung liên quan đến người tiêu dùng vui lòng liên hệ với chúng tôi theo các phương thức sau: Hotline: 19003330; Zalo: 084 696 7979; Gmail: ; Website: accgroup.vn

Người tiêu dùng [consumer] là tác nhân kinh tế chịu trách nhiệm thực hiện hành vi tiêu dùng hàng hoá và dịch vụ cuối cùng. Nhìn chung, người ta thường coi người tiêu dùng là một cá nhân, nhưng trên thực tế người tiêu dùng có thể là một cá nhân, nhóm cá nhân hay tổ chức. Cần lưu ý rằng nhiều khi người đưa ra nhiều quyết định tiêu dùng là hộ gia đình, chứ không phải cá nhân. Điều này có ý nghĩa quan trọng khi các hô gia đình thực hiện quyết định tập thể dựa trên sự thoả hiệp nguyện vọng nào đó trong nội bộ gia đình, hoặc như thường xảy ra hơn là dựa trên quan điểm của cha mẹ hay các thành viên lớn tuổi trong gia đình. Vì vậy, nhu cầu người tiêu dùng cần được xem xét trong bối cảnh quyết định tập thể, phản ánh một hàm phúc lợi xã hội nào đó, bao gồm tất cả các thành viên của hộ gia đình.

[NTD] - Nhằm mục đích hỗ trợ người tiêu dùng, Báo Người Tiêu Dùng đăng tải những thắc mắc của người tiêu dùng liên quan đến việc mua sắm, sử dụng dịch vụ, hàng hóa cùng phần trả lời của cơ quan chức năng.

 

Hỏi:

Người tiêu dùng bao gồm những đối tượng nào theo quy định của Luật BVQLNTD Việt Nam?

Trả lời:

Điều 3 Luật BVQLNTD Việt Nam quy định: “Người tiêu dùng là người mua, sử dụng hàng hóa, dịch vụ cho mục đích tiêu dùng, sinh hoạt của cá nhân, gia đình, tổ chức”.

Như vậy, theo quy định của pháp luật BVQLNTD Việt Nam, người tiêu dùng bao gồm các đối tượng không chỉ là cá nhân tiêu dùng riêng lẻ mà còn là tổ chức [như doanh nghiệp, cơ quan quản lý Nhà nước, hiệp hội ngành nghề, tổ chức xã hội, đoàn thể…] tiến hành mua, sử dụng hàng hóa, dịch vụ cho mục đích tiêu dùng, sinh hoạt của cá nhân, gia đình hoặc tổ chức đó. Nói cách khác, các đối tượng này thực hiện việc mua, sử dụng hàng hóa, dịch vụ không nhằm mục đích để bán lại hoặc mục đích sinh lời. Những đối tượng mua hàng hóa, dịch vụ để bán lại hoặc sử dụng làm nguyên liệu phục vụ cho mục đích sản xuất, kinh doanh được bảo vệ bởi các văn bản quy phạm pháp luật khác như Bộ luật Dân sự, Luật Thương mại, Luật Cạnh tranh, Bộ luật Hình sự...

ĐIỂM ĐEN THỊ TRƯỜNG

Tuần từ ngày 6-13/9/2017, Quản lý thị trường thành phố [QLTT TP.HCM] đã kiểm tra 562 vụ chuyên ngành và liên ngành, xử lý: 79 vụ, thu 1.942.975.000 đồng tiền phạt hành chính và tiền bán hàng tịch thu. Đã tiêu hủy hàng hóa trị giá 79.740.000 đồng.

Thuốc lá nhập lậu

QLTT TP.HCM đã phát hiện, kiểm tra 8 vụ vận chuyển, buôn bán thuốc lá nhập lậu trên các tuyến đường quốc lộ, tỉnh lộ thuộc địa bàn huyện Nhà Bè, Hóc Môn, Thủ Đức, 5B, 10B đã tạm giữ 686 bao thuốc lá điếu nhập lậu.

Hàng giả

Kiểm tra 24 vụ, tịch thu 383 đôi giày dép hiệu Nike, Adidas, Lacoste, Converse và 697 cái mắt kính, quần áo, đồng hồ đeo tay giả mạo nhãn hiệu Rayban, Rolex, Chanel, Lacoste...

Hàng nhập lậu

Kiểm tra 43 vụ, tạm giữ 420 kg quần áo đã qua sử dụng, 10.511 m vải, 138 đôi giày và 24.075 đơn vị sản phẩm mỹ phẩm, mắt kính, quần áo, đồ chơi trẻ em, đồng hồ đeo tay, hàng điện tử,..

Thực phẩm

Kiểm tra 12 vụ, trong đó: 1 vụ không vi phạm và 11 vụ vi phạm. Hành vi vi phạm: Hàng hóa không hóa đơn, chứng từ, không rõ nguồn gốc, xuất xứ, tạm giữ 9 chai rượu ngoại, 23 hộp bánh trung thu, 24 chai sữa Ensure và 184 hộp bánh snack; các vi phạm còn lại là vi phạm nhãn...

[Nguồn: QLTT - TP.HCM]

 Xuân Trinh [Nguồn: Cục QLCT]

 

Trong nền kinh tế như hiện nay, hàng tiêu dùng được xem là một lĩnh vực chiếm ưu thế của nền kinh tế thị trường. Mặc dù, pháp luật nước ta đã ban hành các văn bản luật và dưới luật để điều chỉnh, quản lý và bảo vệ người tiêu dùng thì vẫn tồn tại những vấn để tiêu cực xung quanh. Vậy, người tiêu dùng là gì? Quy định về quyền và nghĩa vụ của người tiêu dùng là gì? Hy vọng, bài viết dưới đây sẽ giúp bạn đọc hiểu hơn về vấn đề nêu trên.

Căn cứ pháp lý

  • Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2010;

1. Người tiêu dùng là gì?

Người tiêu dùng [consumer] là tác nhân kinh tế chịu trách nhiệm thực hiện hành vi tiêu dùng hàng hóa và dịch vụ cuối cùng. Nhìn chung, người ta thường coi người tiêu dùng là một cá nhân, nhưng trên thực tế người tiêu dùng có thể là một cá nhân, nhóm cá nhân hay tổ chức. Cần lưu ý rằng nhiều người khi đưa ra nhiều quyết định tiêu dùng là hộ gia đình, chứ không phải cá nhân.

Điều này có ý nghĩa quan trọng khi các hộ gia đình thực hiện quyết định tập thể dựa trên sự thỏa hiệp nguyện vọng nào đó trong nội bộ gia đình, như thường xảy ra hơn dựa trên quan điểm của cha mẹ hay các thành viên lớn tuổi trong gia đình. Vì vậy, nhu cầu người tiêu dùng cần được xem xét trong bối cảnh quyết định tập thể, phản ánh một hàm phúc lợi xã hội nào đó, bao gồm tất cả các thành viên của hộ gia đình.

Chính vì vậy, người tiêu dùng chính là cầu trong thị trường, là yếu tố quyết định nên lượng cầu trong thị trường, đảm bảo cho cán cân thị trường được cân bằng. Nhiều hàng hóa cung nhiều dẫn đến bị dư thừa thì sẽ bị loại bỏ một phần ra ngoài thị trường, ngược lại khi lượng cầu nhiều nhưng lượng cung trong nước không đáp ứng

Theo quy định của pháp luật tại Luật bảo vệ người tiêu dùng 2010 giải thích người tiêu dùng như sau: “Người tiêu dùng là người mua, sử dụng hàng hóa, dịch vụ cho mục đích tiêu dùng, sinh hoạt của cá nhân, gia đình, tổ chức.

2. Người tiêu dùng tiếng Anh là gì?

Người tiêu dùng tiếng Anh là Consumer

Một số thuật ngữ tiếng Anh có liên quan khác:

Người tiêu dùng Consumer
Quyền Power
Nghĩa vụ Duty
Bảo vệ Protect
Sản phẩm Product
Quy định Rules
Thông tin Information

3. Quy định về quyền và nghĩa vụ của người tiêu dùng

Thứ nhất, quyền của người tiêu dùng

  • Được bảo đảm an toàn tính mạng, sức khỏe, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác khi tham gia giao dịch, sử dụng hàng hóa, dịch vụ do tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ cung cấp.
  • Được cung cấp thông tin chính xác, đầy đủ về tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ; nội dung giao dịch hàng hóa, dịch vụ; nguồn gốc, xuất xứ hàng hóa; được cung cấp hóa đơn, chứng từ, tài liệu liên quan đến giao dịch và thông tin cần thiết khác về hàng hóa, dịch vụ mà người tiêu dùng đã mua, sử dụng.
  • Lựa chọn hàng hóa, dịch vụ, tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ theo nhu cầu, điều kiện thực tế của mình; quyết định tham gia hoặc không tham gia giao dịch và các nội dung thỏa thuận khi tham gia giao dịch với tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ.
  • Góp ý kiến với tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ về giá cả, chất lượng hàng hóa, dịch vụ, phong cách phục vụ, phương thức giao dịch và nội dung khác liên quan đến giao dịch giữa người tiêu dùng và tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ.
  • Tham gia xây dựng và thực thi chính sách, pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
  • Yêu cầu bồi thường thiệt hại khi hàng hóa, dịch vụ không đúng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, chất lượng, số lượng, tính năng, công dụng, giá cả hoặc nội dung khác mà tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ đã công bố, niêm yết, quảng cáo hoặc cam kết.
  • Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện hoặc đề nghị tổ chức xã hội khởi kiện để bảo vệ quyền lợi của mình theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
  • Được tư vấn, hỗ trợ, hướng dẫn kiến thức về tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ.

Thứ hai, nghĩa vụ của người tiêu dùng

Xem thêm: Tiêu dùng tự định là gì? Tiêu dùng tự định và tiêu dùng dẫn dụ?

  • Kiểm tra hàng hóa trước khi nhận; lựa chọn tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, không làm tổn hại đến môi trường, trái với thuần phong mỹ tục và đạo đức xã hội, không gây nguy hại đến tính mạng, sức khỏe của mình và của người khác; thực hiện chính xác, đầy đủ hướng dẫn sử dụng hàng hóa, dịch vụ.
  • Thông tin cho cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân có liên quan khi phát hiện hàng hóa, dịch vụ lưu hành trên thị trường không bảo đảm an toàn, gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đến tính mạng, sức khỏe, tài sản của người tiêu dùng; hành vi của tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của người tiêu dùng.

4. Các hành vi bị cấm làm đối với người tiêu dùng

  • Tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ lừa dối hoặc gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng thông qua hoạt động quảng cáo hoặc che giấu, cung cấp thông tin không đầy đủ, sai lệch, không chính xác về một trong các nội dung sau đây:

+ Hàng hóa, dịch vụ mà tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ cung cấp;

+ Uy tín, khả năng kinh doanh, khả năng cung cấp hàng hóa, dịch vụ của tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ;

+ Nội dung, đặc điểm giao dịch giữa người tiêu dùng với tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ.

  • Tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ quấy rối người tiêu dùng thông qua tiếp thị hàng hóa, dịch vụ trái với ý muốn của người tiêu dùng từ 02 lần trở lên hoặc có hành vi khác gây cản trở, ảnh hưởng đến công việc, sinh hoạt bình thường của người tiêu dùng.
  • Tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ ép buộc người tiêu dùng thông qua việc thực hiện một trong các hành vi sau đây:

+  Dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc các biện pháp khác gây thiệt hại đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, uy tín, nhân phẩm, tài sản của người tiêu dùng;

+ Lợi dụng hoàn cảnh khó khăn của người tiêu dùng hoặc lợi dụng thiên tai, dịch bệnh để ép buộc giao dịch.

  • Tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thực hiện hoạt động xúc tiến thương mại, đề nghị giao dịch trực tiếp với đối tượng là người không có năng lực hành vi dân sự hoặc người mất năng lực hành vi dân sự.
  • Tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ yêu cầu người tiêu dùng thanh toán hàng hóa, dịch vụ đã cung cấp mà không có thỏa thuận trước với người tiêu dùng.
  • Người tiêu dùng, tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ lợi dụng việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng để xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân khác.
  • Tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ lợi dụng hoàn cảnh khó khăn của người tiêu dùng hoặc lợi dụng thiên tai, dịch bệnh để cung cấp hàng hóa, dịch vụ không bảo đảm chất lượng.
  • Tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ không bảo đảm chất lượng gây thiệt hại đến tính mạng, sức khỏe, tài sản của người tiêu dùng.

5. Chính sách bảo vệ người tiêu dùng

Thứ nhất, nguyên tắc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng là trách nhiệm chung của Nhà nước và toàn xã hội.

Quyền lợi của người tiêu dùng được tôn trọng và bảo vệ theo quy định của pháp luật.

Xem thêm: Trách nhiệm, chính sách bảo vệ thông tin cá nhân của người tiêu dùng

Bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng phải được thực hiện kịp thời, công bằng, minh bạch, đúng pháp luật.

Hoạt động bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng không được xâm phạm đến lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ và tổ chức, cá nhân khác.

Thứ hai, chính sách của Nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

– Tạo điều kiện thuận lợi để tổ chức, cá nhân chủ động tham gia vào việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

– Khuyến khích tổ chức, cá nhân ứng dụng, phát triển công nghệ tiên tiến để sản xuất hàng hóa, cung ứng dịch vụ an toàn, bảo đảm chất lượng.

– Triển khai thường xuyên, đồng bộ các biện pháp quản lý, giám sát việc tuân thủ pháp luật của tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ.

– Huy động mọi nguồn lực nhằm tăng đầu tư cơ sở vật chất, phát triển nhân lực cho cơ quan, tổ chức thực hiện công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; thường xuyên tăng cường tư vấn, hỗ trợ, tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn kiến thức cho người tiêu dùng.

– Đẩy mạnh hội nhập, mở rộng hợp tác quốc tế, chia sẻ thông tin, kinh nghiệm quản lý trong việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

Xem thêm: Loại hình kinh doanh hàng công nghiệp tiêu dùng là gì? Đặc điểm

Thứ ba, bảo vệ thông tin của người tiêu dùng

– Người tiêu dùng được bảo đảm an toàn, bí mật thông tin của mình khi tham gia giao dịch, sử dụng hàng hóa, dịch vụ, trừ trường hợp cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu.

– Trường hợp thu thập, sử dụng, chuyển giao thông tin của người tiêu dùng thì tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ có trách nhiệm:

+ Thông báo rõ ràng, công khai trước khi thực hiện với người tiêu dùng về mục đích hoạt động thu thập, sử dụng thông tin của người tiêu dùng;

+ Sử dụng thông tin phù hợp với mục đích đã thông báo với người tiêu dùng và phải được người tiêu dùng đồng ý;

+ Bảo đảm an toàn, chính xác, đầy đủ khi thu thập, sử dụng, chuyển giao thông tin của người tiêu dùng;

+ Tự mình hoặc có biện pháp để người tiêu dùng cập nhật, điều chỉnh thông tin khi phát hiện thấy thông tin đó không chính xác;

+ Chỉ được chuyển giao thông tin của người tiêu dùng cho bên thứ ba khi có sự đồng ý của người tiêu dùng, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

Thứ tư, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong giao dịch với cá nhân hoạt động thương mại độc lập, thường xuyên, không phải đăng ký kinh doanh

– Căn cứ vào quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan, Chính phủ quy định chi tiết việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong giao dịch với cá nhân hoạt động thương mại độc lập, thường xuyên, không phải đăng ký kinh doanh.

– Căn cứ vào quy định của Luật này, quy định của Chính phủ và điều kiện cụ thể của địa phương, Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn, ban quản lý chợ, khu thương mại triển khai thực hiện các biện pháp cụ thể để bảo đảm chất lượng, số lượng, an toàn thực phẩm cho người tiêu dùng khi mua, sử dụng hàng hóa, dịch vụ của cá nhân hoạt động thương mại độc lập, thường xuyên, không phải đăng ký kinh doanh.

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Dương Gia về người tiêu dùng là gì và quy định về quyền và nghĩa vụ của người tiêu dùng. Trường hợp có thắc mắc xin vui lòng liên hệ để được giải đáp cụ thể.

Video liên quan

Chủ Đề