Nguyễn khoái là ai

Nguyễn Khoái sinh và mất năm nào, quê quán ở đâu, hiện tại vẫn chưa ai rõ. Sử cũ chỉ cho biết rằng, Nguyễn Khoái là tướng chỉ huy quân Thánh Dực dưới thời vua Trần Nhân Tông [1278- 1293] và từng dũng cảm lập công lớn trong hai cuộc chiến tranh vệ quốc chống quân Nguyên xâm lược lần thứ hai [1285] và lần thứ ba [1288].

Thời Trần, quân Thánh Dực là một trong những đơn vị quân chủ lực của triều đình. Tướng chỉ huy đội quân đó ngoài tài năng và uy tín, còn phải có một quá trình thử thách khá lâu dài. Từ thực tế này, chúng ta có thể ước đoán rằng, Nguyễn Khoái đã trở thành võ quan của triều Trần khoảng cuối đời vua Trần Thánh Tông [1258 - 1278] hoặc đầu đời vua Trần Nhân Tông. Trong cuộc chiến tranh lần thứ hai [1285], hoạt động chủ yếu của Nguyễn Khoái là đem đội quân Thánh Dực theo hầu cận để bảo vệ Thượng Hoàng Trần Thánh Tông và vua Trần Nhân Tông, đồng thời, sẵn sàng thực hiện mọi mệnh lệnh chiến đấu do Thượng Hoàng và Nhà vua ban ra. Cả hai nhiệm vụ này, Nguyên Khoái đã hoàn thành một cách xuất sắc. Ông đã lập công lớn trong việc tấn công vào đội quân của tướng giặc là Toa-Đô. Trong cuộc chiến tranh chống quân Mông-Nguyên xâm lược lần thứ ba [1288], tướng Nguyễn Khoái lại tiếp tục lập được chiến công vẻ vang, góp phần to lớn vào thắng lợi chung của cả dân tộc.

Địa danh Khoái Châu còn đến ngày nay để ghi nhớ vị tướng kiệt xuất họ Nguyễn đã có công lao góp phần đánh bại quân xâm lược Nguyên Mông, góp phần mang lại tự do cho dân tộc, độc lập cho Tổ quốc.

  • Tiểu sử
  • Phố Nguyễn Khoái
  • Tham khảo

Nguyễn Khoái [阮蒯 1240 -?] là một tướng lĩnh thời Trần, có công lớn trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên.

Tiểu sử

Nguyễn Khoái quê ở Hồng Châu[Hải Dương], từ nhỏ có sức khỏe hơn người. Theo truyền thuyết, Nguyễn Khoái hai tay nắm lấy sừng của hai con trâu đẩy ra hai phía. Sau ông tòng quân, làm đến chức chỉ huy đội quân Thánh Dực chuyên bảo vệ vua Trần Nhân Tông và Thượng hoàng Trần Thánh Tông.1 Năm 1285, quân Nguyên xâm lược, Nguyễn Khoái theo Chiêu Văn vương Trần Nhật Duật, Chiêu Thành vương Trần Thông, Hoài Văn hầu Trần Quốc Toản đem 5 vạn quân đánh Toa Đô ở cửa Hàm Tử, truy đuổi đến Tây Kết, lập được công lớn.2 Trong trận chiến này, vợ của ông đã hy sinh ở gần bến Nguyệt bên sông Mã, được dân chúng lập đền thờ.3

Năm 1287, quân Nguyên sang lần thứ 3, Nguyễn Khoái tham gia trận chiến Bạch Đằng, đội quân do Nguyễn Khoái chỉ huy được Hưng Đạo Vương giao nhiệm vụ tấn công, chia cắt đội hình giặc. Chiến thuyền của quân Thánh Dực khiến kẻ địch hốt hoảng, vừa cố sức chống đỡ vừa tìm đường tháo chạy và vướng vào bãi cọc đã được chuẩn bị công phu từ trước.4

Một năm sau chiến thắng Bạch Đằng, vua ban thưởng cho các tướng có công đánh giặc, Nguyễn Khoái được phong Liệt hầu và được cấp hẳn một hương làm thực ấp, sau là hương Khoái Lộ, các thời sau gọi là Khoái Châu [thuộc tỉnh Hưng Yên ngày nay]. Đây là đặc ân vì Nguyễn Khoái là một trong số ít người không thuộc hoàng tộc được hưởng vinh dự này.

Phố Nguyễn Khoái dài 1,2 km, thuộc phường Bạch Đằng, quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội, từ phố Lê Quý Đôn [dốc Vân Đồn] đến phố Trần Khát Chân. Phố vốn là bức tường bao vùng giữa thành Thăng Long xưa thuộc đoạn đê sông Hồng. Thời Pháp thuộc có tên gọi là đê Mới [Digue Nouvelle], sau gọi là bến Rêna [Quai Rheinart], dân gian gọi là phố Lò sát sinh.

Tại Thành phố Hồ Chí Minh, Quận 4 có đường Nguyễn Khoái nối từ Bến Vân Đồn đường Tôn Thất Thuyết bên bờ Kênh Tẻ.

Tham khảo

  1. ^ Vang mãi bản hùng ca Bạch Đằng giang - Bài 3: Chiến thắng nhờ sức mạnh đoàn kết dân tộc
  2. ^ Nghệ thuật phản công đánh bại gọng kìm vu hồi chiến lược của quân Nguyên - Mông năm 1285
  3. ^ Du thuyền trên sông Mã một chuyến đi đáng nhớ
  4. ^ Đánh vào chỗ yếu của giặc

[Nguồn: Wikipedia]

Video liên quan

Chủ Đề