Nguyên nhân dẫn đến gãy xương Sinh học 8

Gãy xương là sự phá hủy đột ngột các cấu trúc bên trong của xương gây ra các tổn thương và làm gián đoạn về truyền lực qua xương. Nói cách khác, xương mất tính liên tục và hoàn chỉnh do ngoại lực gây nên. Mất tính liên tục hoàn toàn gọi là gãy xương hoàn toàn, mất tính liên tục không hoàn toàn gọi là gãy xương không hoàn toàn.

Có nhiều cách phân loại gãy xương như phân loại theo tính chất thương tổn phần mềm thành gãy xương kín, gãy xương hở hoặc phân loại theo đặc điểm ổ gãy. Các phân loại bao gồm:

  • Gãy xương không hoàn toàn: Xương chỉ bị tổn thương một phần, không mất hoàn toàn tính liên tục..
  • Gãy xương hoàn toàn: Xương gãy mất hoàn toàn tính liên tục.
  • Gãy đầu xương: Gãy ở vị trí vùng đầu xương. Nếu đường gãy thông vào khớp thì gọi là gãy xương phạm khớp. Nếu đường gãy không thông vào khớp thì gọi là gãy xương không phạm khớp.
  • Gãy ở chỗ tiếp giáp giữa đầu xương và thân xương.
  • Gãy thân xương.
  • Gãy xương có di lệch và gãy xương không di lệch.
  • Gãy xương kín và gãy xương hở.
  • Phân loại theo đặc điểm đường gãy gồm có: Gãy ngang, gãy chéo, gãy xoắn, gãy cắm gân...

Một số nguyên nhân gãy xương bao gồm:

  • Gãy xương do chấn thương: Gãy xương xảy ra sau tác động của một lực chấn thương như ngã, tai nạn giao thông, tai nạn sinh hoạt hoặc chơi thể thao.
  • Gãy xương do bệnh lý: Một số bệnh lý như u xương, viêm tủy xương, lao xương, loãng xương gây phá hủy xương, giảm mật độ xương làm xương yếu và dễ gãy.

Các triệu chứng thường gặp của gãy xương bao gồm:

  • Sau khi bị chấn thương, xương bị biến dạng tại vị trí tổn thương.
  • Xuất hiện vết bầm tím ở khu vực chấn thương.
  • Sưng và đau xung quanh vùng chấn thương. Đau trong gãy xương tăng lên khi cố gắng vận động hoặc do bị tác động vào vị trí chấn thương.
  • Mất chức năng ở vùng bị thương.
  • Trong gãy xương hở, xương đâm xuyên qua và nhô ra khỏi da.

Gãy xương cánh tay

Gãy xương gặp ở các mọi đối tượng và mọi lứa tuổi. Nguy cơ gãy xương phụ thuộc một phần vào lứa tuổi. Ở trẻ em, gãy xương thường xảy ra tuy nhiên ít phức tạp hơn so với người lớn. Ở người già, xương bị lão hóa trở nên giòn, dễ gãy nhất là khi ngã.

Chẩn đoán gãy xương kết hợp giữa việc thăm khám các dấu hiệu trên lâm sàng kết hợp với thực hiện các xét nghiệm chẩn đoán.

  • Thăm khám trên lâm sàng phát hiện triệu chứng điển hình của gãy xương. Bác sĩ lâm sàng sẽ khám, phân loại gãy xương đồng thời dựa vào tuổi tác và các xét nghiệm cận lâm sàng để đưa ra phương pháp điều trị phù hợp.
  • Thực hiện các kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh để kiểm tra tổn thương xương và các cơ quan lân cận đồng thời phân loại gãy xương để có phương pháp điều trị phù hợp. Những kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh thường được sử dụng để chẩn đoán và xác định mức độ tổn thương của gãy xương như Xquang, CT, MRI mang lại hiệu quả và độ chính xác cao giúp xác định chính xác tổn thương của xương và ảnh hưởng đến các cơ quan lân cận.
  • Xét nghiệm huyết học giúp đánh giá nguy cơ mất máu trong gãy xương. Xét nghiệm sinh hóa giúp xác định mức độ tổn thương, tình trạng nhiễm trùng giúp cho bác sĩ tiên lượng để có biện pháp điều trị phù hợp.

Gãy xương gặp ở các mọi đối tượng và mọi lứa tuổi

Nguyên tắc điều trị gãy xương: Đưa các mảnh xương vỡ về đúng vị trí và ngăn di lệch ra khỏi chỗ cho đến khi lành. Việc điều trị gãy xương cần được điều trị hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Người bệnh cần tới các cơ sở y tế để được điều trị và theo dõi tình trạng bệnh giúp cho việc điều trị đạt kết quả tốt.

Các biện pháp điều trị bao gồm:

  • Bó bột cố định, nẹp cố định: Giúp cho xương gãy ở vị trí thích hợp trong khi vết thương tự lành.
  • Phẫu thuật: Tùy theo mức độ bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật để điều trị gãy xương.

Phục hồi sau điều trị

Để việc điều trị đạt kết quả tốt, người bệnh cần tuân thủ phương pháp điều trị của bác sĩ, không được tự ý vận động mà không có sự đồng ý của bác sĩ điều trị. Ngoài ra cần thực hiện nghỉ ngơi, ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng để cơ thể nhanh hồi phục. Khi phát hiện các dấu hiệu bất thường cần đi khám để có biện pháp điều trị tốt nhất.

Trung tâm Chấn thương chỉnh hình và Y học thể thao Vinmec là một trong số ít các Trung tâm đạt chuẩn FIFA trên thế giới và đầu tiên tại Việt Nam. Trung tâm được đầu tư lớn về công nghệ như 3D Technology in Medicine Center [Trung tâm nghiên cứu Công nghệ 3D trong Y học], Motion Analysis Lab [Phòng nghiên cứu, phân tích chuyển động] đầu tiên tại Việt Nam, ngang tầm với khu vực và trên thế giới.

Về chuyên môn, Vinmec đã làm chủ kỹ thuật và tạo ra sự đột phá trong điều trị, với các kĩ thuật tiên tiến cá thể hóa trong điều trị như ánh xạ giải phẫu, phẫu thuật chính xác sử dụng Robot trong mổ, phục hồi chức năng và dinh dưỡng chuyên sâu ... đồng thời có mạng lưới hợp tác với nhiều chuyên gia đầu ngành về lĩnh vực y học thể thao trên thế giới. Chính vì vậy ngày 23/03/2022, Liên đoàn bóng đá Việt Nam [VFF] đã chính thức kí hợp tác cùng Vinmec nhằm nâng cao chất lượng công tác y tế dành cho các cầu thủ trong đội tuyển. Bên cạnh việc điều trị chấn thương phục vụ thi đấu, hợp tác giữa VFF và Vinmec còn bao gồm hoạt động nghiên cứu và đào tạo y học thể thao bài bản và chuyên nghiệp để nâng cao chất lượng chuyên môn.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đăng ký lịch trực tuyến TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn!

Hướng dẫn băng vết thương khi nghi ngờ bị gãy xương

XEM THÊM:

  • Tải app VietJack. Xem lời giải nhanh hơn!

- Nguyên nhân dẫn tới gãy xương

   + Tai nạn giao thông

   + Hoạt động thể thao

   + Lao động,….

- Khả năng gãy xương có liên quan đến độ tuổi

   + Ở người già, tỉ lệ chất cốt giao giảm nên xương xốp, dễ gãy hơn trẻ nhỏ.

⇒ Khi bị gãy xương thì trẻ em thường mau lành hơn người lớn, đặc biệt là người già.

- Để bảo vệ xương cần tuân thủ luật an toàn giao thông, luyện tập thể thao lành mạnh, …

B1. Đặt 2 nẹp gỗ hay tre vào chỗ xương gãy

B2. Lót trong nẹp bằng gạc [ hay vải mềm] gấp dày ở các chỗ đầu xương

B3. Buộc, định vị ở hai chỗ đầu nẹp và 2 bên chỗ xương gãy

Chú ý:

- Áp nẹp gỗ vào mặt ngoài cẳng tay

- Nẹp phải dài từ khủy tay đến bàn tay

B1. Dùng băng y tế hay vải quấn chặt từ khủy tay ra cổ tay

B2. Làm dây đeo cẳng tay vào cổ [ cánh tay và cẳng tay tạo thành góc vuông]

Chú ý:

- Cách quấn băng từ trong ra ngoài [ từ khủy tay => cổ tay]

- Cách cầm băng: cầm ngửa cuộn băng.

- Sơ cứu băng bó nạn nhân ở tư thế nằm

- Nẹp phải dài từ sườn đến gót chân

- Buộc cố định ở phần thân

- Quấn băng từ cổ chân vào

Xem thêm các bài Lý thuyết và câu hỏi trắc nghiệm Sinh học lớp 8 có đáp án hay khác:

Xem thêm các loạt bài Để học tốt Sinh học 8 hay khác:

  • Hỏi bài tập trên ứng dụng, thầy cô VietJack trả lời miễn phí!

  • Hơn 20.000 câu trắc nghiệm Toán,Văn, Anh lớp 8 có đáp án

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Nhóm học tập facebook miễn phí cho teen 2k8: fb.com/groups/hoctap2k8/

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Giải bài tập Sinh học 8 | Soạn Sinh học 8 được biên soạn bám sát nội dung sgk Sinh học lớp 8.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.

bai-12-thuc-hanh-tap-so-cuu-va-bang-bo-cho-nguoi-gay-xuong.jsp

Video liên quan

Chủ Đề