Nguyên nhân giọng khàn

Ảnh minh họa. Nguồn: vecer.mk

Khàn tiếng thường do vấn đề của dây thanh âm và có thể liên quan đến viêm thanh quản. Nếu bạn bị khàn tiếng kéo dài trên 10 ngày, hãy đến gặp bác sĩ vì đó có thể là triệu chứng của một bệnh lý nặng.

Khàn tiếng [khàn giọng] là thay đổi bất thường về giọng, là tình trạng hay gặp kèm theo với khô và ngứa họng. Khi bị khàn tiếng, giọng của bạn trở nên khàn, yếu, trầm làm cho tiếng nói của bạn không trong và mượt mà.

Các nguyên nhân gây khàn tiếng

Khàn tiếng thường do nhiễm trùng đường hô hấp trên.

Những yếu tố khác có thể gây khàn tiếng như:

- Sự trào ngược acid dạ dày thực quản;

- Hút thuốc lá;

- Uống nhiều rượu và caffein;

- La hét hoặc hát kéo dài hoặc các hoạt động sử dụng đến dây thanh âm quá nhiều;

- Dị ứng;

- Hít phải các chất độc hại;

- Ho quá nhiều;

Những nguyên nhân ít phổ biến hơn, đó là:

- Pô lýp dây thanh âm;

- Ung thư phổi, tuyến giáp, họng;

- Chấn thương họng;

- Thời kỳ dậy thì ở nam giới [khi giọng nói trở nên trầm hơn];

- Thiểu năng tuyến giáp;

- Phồng động mạch chủ;

- Tổn thương dây thần kinh làm yếu các cơ thanh quản;

Khi nào thì bạn cần đến gặp bác sĩ?

Khàn tiếng không phải là một tình trạng cần cấp cứu nhưng nó có thể liên quan tới những bệnh lý nặng. Hãy đến gặp bác sĩ nếu khàn tiếng dai dẳng, trên một tuần ở trẻ em và trên 10 ngày ở người lớn.

Đến khám bác sĩ ngay nếu khàn tiếng kèm theo sổ mũi [ở trẻ em] và khó nuốt hoặc khó thở. Mất giọng đột ngột có thể kèm theo một tình trạng bệnh lý nặng.

Khi bạn đến phòng khám hay khoa cấp cứu với triệu chứng khó thở thì bạn sẽ được thở oxy qua mặt nạ hoặc đặt nội khí quản tùy vào mức độ khó thở của bạn.

Bác sĩ sẽ hỏi những triệu chứng của bạn cũng như là tiền sử các bệnh bạn đã mắc: Chất lượng và cường độ giọng của bạn, số lần xuất hiện và thời gian tồn tại các triệu chứng; hỏi về những yếu tố làm tăng thêm khàn tiếng như là hút thuốc lá, la hét, nói trong thời gian dài; các triệu chứng kèm theo như sốt, mệt mỏi.

Bác sĩ sẽ khám họng của bạn bằng một cái gương nhỏ để kiểm tra các bất thường cũng như tình trạng viêm. Tùy thuộc vào các triệu chứng của bạn mà họ có thể chỉ định các xét nghiệm như chụp X-quang hay cắt lớp vi tính họng, xét nghiệm công thức máu để đánh giá số lượng hồng cầu và bạch cầu.

Một vài lưu ý có thể giúp bạn giảm khàn tiếng

- Để giọng của bạn được nghỉ ngơi một vài ngày: Tránh nói và la hét, không huýt sáo vì nó sẽ làm căng dây thanh âm của bạn hơn.

- Uống nhiều nước: Nước sẽ giúp bạn giảm các triệu chứng cũng như làm ướt họng.

- Tránh cafein và rượu: Vì chúng có thể làm khô họng của bạn và làm khàn tiếng nặng hơn.

- Sử dụng máy làm ẩm không khí: Nó sẽ giúp thông thoáng đường thở và dễ thở hơn.

- Tắm nước ấm: Hơi nước từ vòi hoa sen cũng sẽ giúp làm ẩm và thông thoáng đường thở của bạn.

- Dừng hoặc hạn chế hút thuốc: Thuốc lá sẽ làm khô và ngứa họng.

- Làm ẩm họng của bạn của bạn bằng cách ngậm các viên ngậm hoặc nhai kẹo cao su: Nó sẽ giúp tăng tiết nước bọt và có thể giúp làm dịu cổ họng.

- Loại bỏ các yếu tố gây dị ứng từ môi trường của bạn: Dị ứng có thể gây ra hoặc làm nặng thêm khàn tiếng.

- Không sử dụng các thuốc chống ngạt mũi vì chúng có thể làm ngứa và khô họng của bạn.

Hãy đến khám bác sĩ nếu các biện pháp trên không giúp bạn làm giảm khàn tiếng.

Nếu bạn bị khàn tiếng dai dẳng và mạn tính có thể là triệu chứng của một bệnh nặng. Xác định sớm nguyên nhân sẽ giúp bạn ngăn bệnh nặng lên và hạn chế các tổn thương dây thanh âm và họng.

Phòng bệnh

Một vài phương pháp có thể giúp bạn bảo vệ dây thanh âm:

- Dừng hút thuốc lá hoặc tránh hút thuốc thụ động: Hít khói thuốc có thể gây kích thích ở dây thanh âm và thanh quản, làm khô họng của bạn.

- Rửa tay thường xuyên: Khàn tiếng có thể do nhiễm trùng đường hô hấp. Rửa tay sẽ giúp ngăn ngừa sự lây lan vi khuẩn và giúp bạn khỏe mạnh.

- Uống nhiều nước: Uống tối thiểu 8 ly nước mỗi ngày. Nước làm loãng đờm và làm ẩm họng của bạn.

- Tránh sử dụng cafein và các đồ uống có cồn vì chúng có tác dụng lợi tiểu và có thể làm bạn mất nước.

- Hạn chế khạc nhổ vì nó có thể làm tăng khả năng bị viêm dây thanh và kích thích họng của bạn.

  1. Trang chủ
  2. Góc sức khỏe
  3. Phòng & chữa bệnh
  4. Kiến thức y khoa

Thứ Sáu ngày 26/08/2022

  • Bật mí 4 cách bổ sung kháng thể tự nhiên cho con trẻ

Chắc chắn bất kỳ ai cũng đã từng một lần bị khàn giọng hay khàn tiếng. Tuy đây không phải là bệnh nặng nhưng lại gây nhiều khó chịu, bất tiện và tự ti trong giao tiếp. Bạn có thể phòng tránh hiện tượng này nếu biết nguyên nhân và cách khắc phục trong bài viết này.

Khi giọng nói của bạn đột nhiên bị thay đổi, khô ngứa hoặc rát họng thì nghĩa là bạn đã bị khàn tiếng. Tình trạng này có thể được gây ra do vấn đề của dây thanh âm hoặc bệnh viêm phế quản. Trong trường hợp bị khàn giọng quá 10 ngày, bạn hãy nhanh chóng đến bác sĩ càng sớm càng tốt để xác định nguyên nhân và có hướng điều trị phù hợp.

Khàn tiếng do nguyên nhân gì?

Viêm nhiễm đường hô hấp trên chủ yếu do virus thường khiến bạn bị khàn tiếng. Trong đó, viêm thanh quản là nguyên nhân phổ biến nhất gây khàn giọng. Viêm thanh quản là hiện tượng dây thanh âm hoặc thanh quản bị viêm do bị kích thích, nhiễm trùng hoặc làm việc quá nhiều.

Thời gian bị viêm thanh quản diễn ra dưới 3 tuần được gọi là viêm thanh quản cấp tính. Nếu bạn bị viêm thanh quản trên 3 tuần thì được gọi là viêm thanh quản mạn tính. Có khá nhiều nguyên nhân gây viêm thanh quản, chẳng hạn như nhiễm vi khuẩn, nhiễm virus, yếu tố môi trường như chất gây dị ứng, độ ẩm, khói thuốc…

Hút thuốc lá là một trong những nguyên nhân gây khàn tiếng

Bên cạnh đó, khàn tiếng còn có thể xảy ra do các nguyên nhân như:

  • Hút thuốc lá.

  • Trào ngược dạ dày thực quản.

  • Dị ứng.

  • La hét, nói, hát trong thời gian dài khiến dây thanh âm bị quá tải.

  • Hít phải chất độc.

  • Uống rượu hoặc đồ uống có chứa caffeine.

  • Ho nặng và kéo dài.

  • Polyp dây thanh âm do ung thư đầu mặt cổ như ung thư hầu họng, ung thư tuyến giáp, ung thư phổi.

  • Nguyên nhân cơ học khiến vùng họng bị tổn thương như đặt nội khí quản.

  • Nam giới trong tuổi dậy thì.

  • Phình động mạch chủ ngực.

  • Suy giáp nặng.

  • Rối loạn thần kinh cơ khiến chức năng thanh quản bị suy giảm.

Khàn tiếng kéo dài có thể là bệnh gì?

Trong trường hợp nhẹ, hiện tượng khàn giọng có thể là do bạn nói quá nhiều, cảm lạnh hoặc ăn nhiều độ ngọt. Thông thường, tình trạng này sẽ kéo dài từ 5 đến 7 ngày và sẽ tự khỏi.

Tuy nhiên, nếu bạn bị khàn giọng trên một tuần kèm theo một số dấu hiệu khác đi kèm như ho nhiều, đau họng, khó nuốt… thì bệnh nhân cần cảnh giác. Theo các chuyên gia y tế, các triệu chứng này thường khởi nguồn cho những vấn đề liên quan đến dây thanh âm, viêm thanh quản, các bệnh lý về tai mũi họng nguy hiểm.

Viêm thanh quản là nguyên nhân khiến bạn bị khàn tiếng kéo dài

Khàn giọng kéo dài có thể là dấu hiệu cho thấy bạn mắc các bệnh lý như:

  • Viêm thanh quản: Dây thanh quản phải hoạt động quá mức dẫn đến sưng viêm, đóng mở không đều làm âm thanh thay đổi trở nên khó nghe. Bệnh nhân bị khàn giọng, đau rát họng, hạch bạch huyết sưng, ho nhiều… Bệnh không được chữa trị lâu ngày sẽ bị mất tiếng vĩnh viễn.

  • Viêm họng: Căn bệnh này có thể xảy ra với bất cứ ai và bất kỳ độ tuổi nào. Niêm mạc họng bị tổn thương thời gian dài khiến cho người bệnh bị ho khan mất tiếng, họng đau rát, niêm mạc họng sưng đỏ. Việc không điều trị bệnh chẳng những làm người bệnh đau đớn khi ăn uống mà về sau cũng khó chữa trị hơn. Bệnh dễ tái phát, thậm chí có thể dẫn đến ung thư vòm họng.

  • Viêm amidan cấp tính: Giọng khàn lâu ngày là triệu chứng điển hình của căn bệnh viêm amidan. Khi amidan bị sưng viêm thì sẽ chèn ép cổ họng. Người bệnh có biểu hiện ho nhiều, dây thanh quản hoạt động quá mức dẫn đến khàn giọng. Bên cạnh đó, bệnh còn gây hắt hơi liên tục, xung huyết niêm mạc họng… Nếu người bệnh không tiến hành điều trị hay cắt bỏ amidan sớm thì dễ gặp phải biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng đến thị lực, não bộ hoặc áp xe amidan đe dọa tính mạng.

  • Ung thư vòm họng: Bệnh lý nguy hiểm này gây nên dấu hiệu khàn tiếng mà bạn tuyệt đối không được chủ quan. Bên cạnh khàn giọng, người bệnh còn xuất hiện nhiều dấu hiệu đi kèm như nhức đầu, ù tai, nghẹt mũi… Các triệu chứng này thường xảy ra với một bên. Bạn cần đến bệnh viện thăm khám để sớm được phát hiện và điều trị kịp thời.

Khi nào cần đi khám bác sĩ?

Nếu tiếng bị khàn ngắn hạn, bạn không cần quan tâm quá nhiều vì nó sẽ tự hết. Tuy nhiên, đây có thể là vấn đề liên quan đến một số tình trạng nghiêm trọng. Bạn cần đi khám bác sĩ ngay nếu:

  • Khàn giọng kéo dài trên 1 tuần ở trẻ em và trên 10 ngày ở người trưởng thành.

  • Khàn giọng đi kèm với chảy nước dãi ở trẻ nhỏ.

  • Khó thở, khó nuốt.

Bạn cần đi khám bác sĩ nếu khàn giọng trên 10 ngày

Biện pháp cải thiện tình trạng khàn giọng

Để giúp bạn lấy lại giọng nói ban đầu một cách nhanh chóng, bạn có thể áp dụng một số cách dưới đây:

  • Dành thời gian để thanh quản nghỉ ngơi mỗi ngày: Không la hét, nói lớn tiếng, nói thì thầm, nói chuyện nhiều… để các tổn thương không trầm trọng hơn.

  • Ăn nhiều trái cây có chứa hàm lượng nước dồi dào, uống nước nhiều để làm dịu cổ họng, giảm thiểu các triệu chứng gây khàn giọng.

  • Tắm nước nóng.

  • Không uống thức uống chứa nhiều caffeine hay cồn vì họng bạn có thể bị khô, tình trạng khản tiếng càng thêm nặng.

  • Vệ sinh sạch sẽ môi trường xung quanh để loại bỏ các tác nhân gây dị ứng.

  • Kết hợp máy làm ẩm không khí.

  • Không hút thuốc lá để tránh bị kích thích cổ họng và làm khô mũi.

Trong trường hợp đã thực hiện các cách trên mà vẫn chưa thấy bất kỳ dấu hiệu tiến triển nào, bạn hãy đến cơ sở y tế để được thăm khám và xác định nguyên nhân gây bệnh.

Ăn nhiều trái cây mọng nước để cải thiện khàn giọng

Phòng ngừa nguy cơ bị khàn tiếng như thế nào?

Cách tốt nhất để không bị khàn tiếng là bạn hãy thực hiện các phương pháp phòng tránh. Chúng bao gồm:

  • Không ở trong không khí ô nhiễm, có khói thuốc lá hay hút thuốc để họng không bị khô rát, dây thanh quản không bị kích thích.

  • Hạn chế dùng âm lượng lớn để nói hay la hét.

  • Uống ít nhất 8 ly nước mỗi ngày để không làm họng bị khô rát.

  • Rửa tay thường xuyên để giảm nguy cơ mắc bệnh hô hấp, từ đó tránh khi khàn tiếng.

  • Hạn chế tiêu thụ đồ uống chứa cồn và caffeine.

Khàn tiếng hay khàn giọng không phải là vấn đề về sức khỏe hiếm gặp. Tuy vậy, bạn không được chủ quan khi gặp phải tình trạng này. Mong rằng những chia sẻ trên từ Nhà thuốc Long Châu đã giúp bạn có thêm nhiều kiến thức hữu ích. Bạn hãy chú ý lắng nghe cơ thể để kịp thời phát hiện và điều trị bệnh nhé!

Ánh Vũ

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

  • khàn tiếng
  • bệnh hô hấp

Bài viết liên quan

Bài nổi bật

Quý khách vui lòng nhập số điện thoại để

đăng nhập tài khoản Long Châu

Mã OTP đã được gửi đến số điện thoại
Đổi

có hiệu lực trong vòng

Đổi số điện thoại khác

Mật khẩu có ít nhất 6 ký tự và tối đa 16 ký tự

Quý khách vui lòng nhập mật khẩu
để đăng nhập tài khoản

Tai sao lại khàn giọng?

Khàn tiếng thường xảy ra khi hò hét, nói quá nhiều hoặc khi bạn bị viêm họng. Nhưng nếu khàn tiếng không rõ nguyên nhân và kéo dài trên 2 tuần thì đó có thể là dấu hiệu cảnh báo một tình trạng sức khỏe tiềm ẩn, ví dụ như ung thư thanh quản và bạn cần đến bệnh viện để thăm khám – BSNT.

Giọng khàn là gì?

Khàn tiếng hiện tượng giọng nói của bạn đột nhiên bị thay đổi, thường bắt nguồn từ lý do ngứa, khô rát họng,… Tình trạng này có thể liên quan đến các vấn đề của dây thanh âm và bệnh viêm phế quản.

Bị khàn tiếng bao lâu thì hết?

Khàn tiếng có thể là hậu quả của việc thanh quản bị viêm [viêm thanh quản]. Bệnh khàn tiếng thường chỉ kéo dài một vài ngày nhưng nếu bạn bị khàn tiếng kéo dài trong một vài tuần thì bạn phải xem xét cẩn thận hơn, thậm chí bạn cần phải đến gặp bác sĩ để tìm hiểu rõ tình trạng bệnh của mình.

Khàn tiếng nhưng không đau họng uống gì?

Nên uống các đồ ấm như trà gừng ấm, trà mật ong hoa cúc, chanh đào mật ong... để làm dịu cổ họng và giảm triệu chứng khàn tiếng. Bệnh nhân không nên sử dụng các thuốc làm thông mũi, vì những thuốc này có thể kích thích và làm khô cổ họng.

Chủ Đề