Nguyên nhân tai nạn đường biểnhư hỏng hàng hóa container

Đối với các doanh nghiệp chuyên nhập khẩu hàng hóa với số lượng lớn, đặc biệt là các mặt hàng máy móc, thiết bị cồng kềnh, thì vận chuyển đường biển là lựa chọn tối ưu và an toàn nhất. Mặc dù là hình thức tương đối an toàn nhưng vận chuyển đường biển vẫn có thể gặp các loại rủi ro vận chuyển hàng hóa do nhiều lý do.

a.Ba Loại rủi ro vận chuyển hàng hóa đường biển thường gặp

1.Rủi ro từ thiên nhiên

Thời tiết là yếu tố quan trọng trong quá trình vận chuyển. Các hiện tượng bão, sóng lớn, biển động thường gây ra tình trạng lật, nghiêng tàu, nghiêm trọng hơn là làm gãy thân tàu, dẫn đến hàng hóa bị rò rỉ, vỡ nát khi đè lên nhau.

Khi di tải trên biển, sét đánh trúng khiến hàng hóa bốc cháy, hư hại làm thất thoát số tiền lớn. Hay vỏ trái đất bị biến dạng, thay đổi mạnh, nơi dâng cao chỗ hạ thấp gây ra chấn động lớn dẫn đến hiện tượng sóng thần, hàng hóa bị mất mát.

2.Rủi ro từ tai nạn

Các tai nạn như mắc cạn, chìm đắm, cháy nổ hay đâm va đều gây tổn thương đến con tàu và hàng hóa bị rò rỉ, mất mát.

Khi đáy tàu chạm đất, chướng ngại vật làm tàu không thể di chuyển được gọi là mắc cạn. Trường hợp phần nổi của con tàu và toàn bộ hàng hóa nằm dưới nước làm chìm đắm. Đâm va là trường hợp tàu bị va hoặc đâm vật thể [cố định, tải động, nổi] làm hàng hóa trên tàu bị xô lệch, xếp chồng lên nhau.

Ngày 11.2, Cảng vụ Hàng hải TP.HCM phối hợp các đơn vị liên quan, làm rõ nguyên nhân vụ tai nạn giao thông đường thủy giữa 2 tàu chở hàng container trên địa bàn H.Cần Giờ.

Tàu Wan Hai bị rách mạn trái

CTV

Theo đó, 5 giờ sáng 11.2, tàu Wan Hai 288 di chuyển trên sông Lòng Tàu [hướng Bà Rịa - Vũng Tàu về cảng Sài Gòn, TP.HCM], khi đến ấp An Hòa, xã Tam Thôn Hiệp [H.Cần Giờ] thì xảy ra va chạm với tàu Resurgence di chuyển theo hướng ngược lại.

Thời điểm xảy ra vụ tai nạn, cả 2 tàu đều đang chở rất nhiều thùng container, bên trong chứa nhiều hàng hóa.

Hai tàu container va chạm trên sông Lòng Tàu ở TP.HCM

Vụ việc đã làm tàu Resurgence bị hư hỏng nặng ở mũi tàu, tàu Wan Hai 288 bị rách ở mạn trái của tàu.

Tại hiện trường, nhiều thùng container của tàu Wan Hai 288 bị hư hỏng, hàng hóa rơi ra ngoài. Vụ việc không gây thương vong về người.

Nhiều thùng container bị hư hỏng

CTV

Lực lượng chức năng nhanh chóng có mặt tại hiện trường, xử lý vụ việc, làm rõ nguyên nhân.

Trưa cùng ngày, Cảng vụ Hàng hải TP.HCM cho hay, tàu Resurgence đã được lai dắt về cảng Sài Gòn, còn tàu Wan Hai 288 đang neo tại hiện trường. Hiện nguyên nhân, thiệt hại từ vụ việc đang được làm rõ.

- Trong trường hợp tính chất, giá trị của hàng hóa không được người giao hàng khai báo trước khi bốc hàng hoặc không được ghi rõ trong vận đơn, giấy gửi hàng đường biển hoặc chứng từ vận chuyển khác thì người vận chuyển chỉ có nghĩa vụ bồi thường mất mát, hư hỏng hàng hóa hoặc tổn thất khác liên quan đến hàng hóa trong giới hạn tối đa tương đương với 666,67 đơn vị tính toán cho mỗi kiện hoặc cho mỗi đơn vị hàng hóa hoặc 02 đơn vị tính toán cho mỗi kilôgam trọng lượng cả bì của số hàng hóa bị mất mát, hư hỏng tùy theo giá trị nào cao hơn.

Đơn vị tính toán quy định trong Bộ luật này là đơn vị tiền tệ do Quỹ tiền tệ quốc tế xác định và được quy ước là Quyền rút vốn đặc biệt.

Tiền bồi thường được chuyển đổi thành tiền Việt Nam theo tỷ giá tại thời điểm thanh toán bồi thường.

- Khi container hoặc công cụ tương tự được dùng để đóng hàng hóa thì mỗi kiện hoặc đơn vị hàng hóa đã ghi trong chứng từ vận chuyển, đã đóng vào công cụ được coi là một kiện hoặc 01 đơn vị hàng hóa quy định tại khoản 1 Điều này. Trường hợp chứng từ vận chuyển không ghi rõ số kiện hoặc đơn vị hàng hóa thì container hoặc công cụ đó chỉ được xem là 01 kiện hoặc 01 đơn vị hàng hóa.

- Trong trường hợp chủng loại và giá trị hàng hóa được người giao hàng khai báo trước khi bốc hàng và được người vận chuyển chấp nhận, ghi vào chứng từ vận chuyển thì người vận chuyển chịu trách nhiệm bồi thường mất mát, hư hỏng hàng hóa trên cơ sở giá trị đó theo nguyên tắc sau đây:

+ Đối với hàng hóa bị mất mát thì bồi thường bằng giá trị đã khai báo;

+ Đối với hàng hóa bị hư hỏng thì bồi thường bằng mức chênh lệch giữa giá trị khai báo và giá trị còn lại của hàng hóa.

Giá trị còn lại của hàng hóa được xác định trên cơ sở giá thị trường tại thời điểm và địa điểm dỡ hàng hoặc lẽ ra phải dỡ hàng; nếu không xác định được thì căn cứ vào giá thị trường tại thời điểm và địa điểm bốc hàng cộng thêm chi phí vận chuyển đến cảng trả hàng.

- Trách nhiệm của người vận chuyển đối với việc chậm trả hàng được giới hạn số tiền bằng hai phẩy năm lần giá dịch vụ vận chuyển của số hàng trả chậm, nhưng không vượt quá tổng số giá dịch vụ vận chuyển phải trả theo hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển.

Như vậy, người vận chuyển chịu trách nhiệm bồi thường đối với hàng hóa bị hư hỏng thì bồi thường bằng mức chênh lệch giữa giá trị khai báo và giá trị còn lại của hàng hóa. Giá trị còn lại của hàng hóa được xác định trên cơ sở giá thị trường tại thời điểm và địa điểm dỡ hàng hoặc lẽ ra phải dỡ hàng; nếu không xác định được thì căn cứ vào giá thị trường tại thời điểm và địa điểm bốc hàng cộng thêm chi phí vận chuyển đến cảng trả hàng.

Vận chuyển hàng hóa

Mất quyền giới hạn trách nhiệm của người vận chuyển

Theo Điều 153 Bộ luật Hàng hải Việt Nam 2015 quy định về việc mất quyền giới hạn trách nhiệm của người vận chuyển như sau:

- Người vận chuyển mất quyền giới hạn trách nhiệm của người vận chuyển quy định tại Điều 152 của Bộ luật này nếu người khiếu nại chứng minh được mất mát, hư hỏng hàng hóa là hậu quả do người vận chuyển đã có hành vi cố ý gây mất mát, hư hỏng, chậm trả hàng hoặc cẩu thả và biết rằng việc mất mát, hư hỏng hoặc chậm trả hàng đó có thể xảy ra.

- Người làm công, đại lý của người vận chuyển thực hiện với chủ định gây ra mất mát, hư hỏng hàng hóa, chậm trả hàng hoặc cẩu thả và biết rằng việc mất mát, hư hỏng hoặc chậm trả hàng đó có thể xảy ra cũng không được giới hạn trách nhiệm quy định tại Mục này.

Hàng hóa bị thiệt hại do có tai nạn trong khi tàu biển đang hành trình thì có được miễn giá dịch vụ vận chuyển không?

Theo Điều 158 Bộ luật Hàng hải Việt Nam 2015 quy định giá dịch vụ vận chuyển trong trường hợp hàng hóa bị thiệt hại như sau:

- Trường hợp hàng hóa bị thiệt hại do có tai nạn trong khi tàu biển đang hành trình thì dù với bất cứ nguyên nhân nào cũng được miễn giá dịch vụ vận chuyển; nếu đã thu thì được hoàn trả lại. Trường hợp hàng hóa được cứu hoặc được hoàn trả lại thì người vận chuyển chỉ được thu giá dịch vụ vận chuyển theo quãng đường thực tế, nếu người có quyền lợi liên quan đến hàng hóa đó không thu được lợi ích từ quãng đường mà hàng hóa đó đã được tàu biển vận chuyển.

- Trường hợp hàng hóa hư hỏng hoặc hao hụt do đặc tính riêng hoặc hàng hóa là động vật sống mà bị chết trong khi vận chuyển thì người vận chuyển vẫn có quyền thu đủ giá dịch vụ vận chuyển.

Như vậy, trường hợp hàng hóa bị thiệt hại do có tai nạn trong khi tàu biển đang hành trình thì dù với bất cứ nguyên nhân nào cũng được miễn giá dịch vụ vận chuyển; nếu đã thu thì được hoàn trả lại. Trường hợp hàng hóa được cứu hoặc được hoàn trả lại thì người vận chuyển chỉ được thu giá dịch vụ vận chuyển theo quãng đường thực tế, nếu người có quyền lợi liên quan đến hàng hóa đó không thu được lợi ích từ quãng đường mà hàng hóa đó đã được tàu biển vận chuyển.

Chủ Đề