Nguyên nhân trần nhà bị nứt

Nguyên nhân – cách khắc phục trần nhà bị rạn nứt

Theo thống kê về mức độ thiệt hại các công trình xây dựng trên toàn cầu thì chi phí chống thấm ngay từ đầu chỉ mất 2 – 5% trên tổng chi phí xây dựng. Tuy nhiên, nếu công trình không được chống thấm từ đầu; hoặc có chống thấm nhưng thực hiện không đúng quy trình chống thấm thì sau một thời gian sử dụng. Nếu có bị ảnh hưởng bởi thấm nước thì chi phí sửa chữa sẽ lên tới 10 – 20% chi phí xây dựng ban đầu. Do đó, sự lựa chọn hoàn hảo nhất là áp dụng biện pháp chống thấm cho mọi công trình ngay từ khi xây dựng. Điều này sẽ giúp đảm bảo hiệu quả, chất lượng công trình trong khi sử dụng. Vậy nếu trần nhà bị nứt có nguy hiểm không? Trần nhà bị nứt làm sao đây? Cách xử lý trần nhà bị rạn nứt như thế nào là tối ưu nhất? Và nên chọn vật liệu gì?

  • Những hiểm họa từ việc trần nhà bị nứt ngang – nứt dọc
    • 1/ Bị ngấm nước gây hư hỏng tường – đồ đạc
    • 2/ Ảnh hưởng sức khỏe do nấm mốc – côn trùng xâm hại
    • 3/ Có thể xụp đổ công trình nếu nứt quá lớn
  • Trần nhà bị nứt có nguy hiểm không?
  • Tại sao trần nhà bị nứt?
    • 1/ Nguyên nhân trần nhà bị nứt do địa chất không ổn định
    • 2/ Do kỹ thuật xây dựng kém
    • 3/ Do tác động của ngoại cảnh
  • Vậy nếu trần nhà bị nứt làm sao đây?
  • Cách xử lý trần nhà bị rạn nứt
    • Xử lý trần nhà bị nứt thấm nước – vết nứt nhỏ
    • Cách xử lý chống thấm trần nhà bị nứt lớn

Những hiểm họa từ việc trần nhà bị nứt ngang – nứt dọc

Đánh giá mức độ nguy hiểm của nhà mới xây bị nứt phụ thuộc vào độ nứt của tường. Độ nông – sâu và độ rộng của vết nứt mới nói lên được sự ảnh hưởng của công trình.

Có rất nhiều công trình vì nghiêng đều nên chúng ta không thấy được vết nứt nhiều. Nó chỉ tập trung ở một vị trí nhưng vết nứt lại rộng và rất sâu. Có khi còn xuyên thủng cả tường. Và có những công trình thì chỉ rạn nứt chân chim trên bề mặt, dàn trải nhiều và hầu như khắp tường….

Những hậu quả của việc nứt tường chúng ta có thể kể đến:

1/ Bị ngấm nước gây hư hỏng tường – đồ đạc

Nước là kẻ thù của mọi ngôi nhà, nhất là khi tường nhà bị nứt. Chỉ cần một khe nhỏ cũng khiến nước thấm qua tường. Những đồ đạc giáp tường sẽ bị nước ngấm vào và gây hư hỏng.

Trong trường hợp này nhất thiết chúng ta phải cải tạo tường nhà thấm dột nhằm hạn chế những hư hỏng không đáng có do tường bị ngấm nước.

Tường nhà mới xây gây thấm nước

2/ Ảnh hưởng sức khỏe do nấm mốc – côn trùng xâm hại

Về mặt thẩm mỹ, khi tường nhà thấm nước là nguyên nhân chính hình thành các mảng nấm mốc. Nơi trú ngụ cho nhiều vi khuẩn côn trùng gây hại. Cảm giác chắc hẳn rất khó chịu vì chẳng ai muốn ở một ngôi nhà mà mới xây được vài ba năm đã thấy rêu phong đầy nhà.

Tường nhà bị nấm mốc do nứt

3/ Có thể xụp đổ công trình nếu nứt quá lớn

Với những vết nứt lớn chứng tỏ tình trạng nguy hiểm của kết cấu [Do thiết kế, thi công kết cấu nhà]. Đối với trường hợp thì nó không dừng lại ở thẩm mỹ nữa, nó còn gây ra nhiều hậu quả vô cùng khó lường. Cảm giác lo lắng đến “mất ăn, mất ngủ”, mơ thấy nhà bị nứt. Trường hợp không kiểm soát được gạch vữa rơi xuống, nước ngấm vào tường… về lâu dài công trình sẽ bị đứt gãy và dẫn đến sập. 

Hiểm họa sụp nhà khi tường nứt do kết cấu nhà sai

Trần nhà bị nứt có nguy hiểm không?

Vấn đề trần nhà bị nứt gãy tạo ra những khe hở rộng luôn khiến cho gia chủ lo lắng bất an. Hiện tượng trần nhà bị nứt lớn gây ra những hậu quả nghiêm trọng và nguy hiểm cho các thành viên trong gia đình. Tuy nhiên trần nhà bị nứt có nguy hiểm không còn tuỳ thuộc vào vết nứt.

Để đánh giá đúng nhất mức độ nghiêm trọng khi trần nhà bị nứt có ảnh hưởng tới chất lượng toàn ngôi nhà. Cần căn cứ vào độ sâu vết nứt, phạm vi ảnh hưởng là lớn hay nhỏ để đánh giá xem đó là vết nứt vữa hay nứt sâu bê tông.

+ Với vết nứt nhỏ thường là nứt vữa hầu như không phát triển thêm. Và chỉ ảnh hưởng tới thẩm mỹ của ngôi nhà, không nguy hiểm tới kết cấu toàn ngôi nhà.

Vết nứt nhỏ chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ công trình

+ Với vết nứt sâu, dài, rộng rất có thế nứt sâu kết cấu bên trong.

Trần bị nứt to rất nguy hiểm

Với vết nứt này nếu không xử lý nhanh sẽ ảnh hưởng tới kết cấu bê tông và toàn bộ căn nhà. Nếu như trần nhà của bạn bị nứt do kết cấu nền móng hoặc do kết cấu quá tải thì đây là một dấu hiệu hết sức nguy hiểm. Tình trạng sụt lún nghiêm trọng có thể khiến cho trần sập rất nguy hiểm đến tính mạng và tài sản của gia đình và những hộ dân xung quanh.

Tại sao trần nhà bị nứt?

Trên thực tế chúng ta chưa ai dám khẳng định mình đã đánh giá được hết nguyên nhân gây ra hiện tượng này. Tuy vậy, theo kinh nghiệm lâu năm của nhiều chuyên gia và thợ lành nghề. Thường hiện tượng tường nhà bị nứt nằm chủ yếu ở các nguyên nhân sau:

1/ Nguyên nhân trần nhà bị nứt do địa chất không ổn định

Nguyên nhân đầu tiên gây nứt tường tường là do địa chất không ổn định. Ví dụ phần móng thì nằm ở góc ao, phần thì nằm ở đất liền, gia công không đều giữa các cột, gây ra sự nún móng không đều.Khi đó sẽ tạo ra hiện tượng nhà bị nghiêng về một số vị trí. Chắc chắn là tường nhà bị vặn sẽ gây nứt ngang – dọc bất định. Vì vậy khi khảo sát địa chất xây nhà chúng ta cần chú ý:

  • Khảo sát – đánh giá nền đất trước khi thi công chuẩn xác. Nhằm đánh giá các mức độ thích hợp về địa điểm, môi trường của công trình dự kiến sẽ xây dựng.
  • Đề xuất ra được các biện pháp thi công hữu hiệu, tốt nhất có thể. dự đoán, thấy trước cũng như phòng được những rủi ro, khó khăn có thể xảy ra trong quá trình xây dựng công trình.
  • Cuối cùng thiết kế hình dạng ngôi nhà, lựa chọn được giải pháp nền móng cho công trình một cách hợp lí với địa chất nhất có thể.

Những công viêc khảo sát địa chất công trình gồm: Khoan, xuyên tĩnh, đào, xuyên động, nén tĩnh, nén ngang, cắt cánh, địa vật lý. Công việc này sẽ được tiến hành trước khi thiết kế. Nó là điều kiện bắt buộc với những nơi có địa chất phức tạp, thiết kế xây nhà cao tầng, công trình ngầm..

Khảo sát địa chất trước khi xây dựng nhà

2/ Do kỹ thuật xây dựng kém

Sau quá trình khảo sát địa chất thì đến vấn đề thi công công trình cũng là một trong những nguyên nhân gây nứt tường. 

  • Gia cố – đóng cọc – xử lý móng không đảm bảo kỹ thuật.
  • Giằng móng không đạt tiêu chuẩn.
  • Chất lượng bê tông không đảm bảo. Bê tông có cường độ chịu nén quá thấp. Mác bê tông không đủ.
  • Chất lượng cốt thép kém: Bố trí thép quá thưa, bản quá rộng.
  • Quá trình thi công để mạch ngừng, sử dụng chất liệu làm bê tông khác nhau giữa các lần.
  • Xây dựng, gia cố công trình vượt quá sức chịu của móng – tạo ra việc vỡ móng làm nghiêng nhà.

Dù thi công với đội thợ tay nghề cao. Cũng chỉ đảm bảo công trình được xây dựng theo ý bạn chứ khó tránh được hiện tượng tường nhà, trần nhà khi sử dụng bị nứt, móng bị lún… Vì vậy khi thi công nhà chúng ta cần đảm bảo kỹ thuật xây dựng nhằm hạn chế rủi ro có thể xảy ra. 

Quá trình thi công cần đảm bảo kỹ thuật theo quy định

3/ Do tác động của ngoại cảnh

Những tác tác động ngoại cảnh như: Do dư chấn động đất, do bị đâm đụng, do nhà bên cạnh xây dựng… cũng là nguyên nhân gây nứt nhà.

Nhà bị nghiêng do nhà bên cạnh xây

Ngoài ra thời tiết thay đổi liên tục: Nắng nóng cực độ, mưa dầm thời gian kéo dài mang theo hơi ẩm chứa các chất ăn mòn vật liệu của tường….

Với nguyên nhân này, hầu hết chúng ta đều phải “bó tay” và chỉ đi khắc phục hậu quả chứ không có sự chuẩn bị trước nào là an toàn nhất cho ngôi nhà của bạn. Bởi khi gặp những tình huống này, nhà của bạn bị rung lắc bất thường khiến các lớp tường, vữa trát bị đứt – gãy ra. Tạo ra khác đường nứt ngang trên bề mặt.

Vậy nếu trần nhà bị nứt làm sao đây?

Có các loại vết nứt thường thấy của bề mặt trần nhà đó là vết nứt vữa và vết nứt sâu bê tông.

+ Đối với những vết nứt nhỏ thì thường là vết nứt vữa. Các vết nứt này hầu như vết nứt không có phát triển thêm. Nó chỉ ảnh hưởng tới thẩm mỹ của cả ngôi nhà và cũng ít gây ảnh hưởng tới kết cấu xây dựng.

+ Đối với vết nứt sâu dài và rộng, có thể là do vết nứt sâu bê tông bên trong. Đối với loại vết nứt này nếu không xử lý nhanh chóng nó sẽ ảnh hưởng tới kết cấu của toàn bộ căn nhà. Nước mưa có thể thẩm thấu dần vào xi măng, thấm vào bức tường bên trong. Tình huống xấu nhất là những tảng bê tông có thể rơi rụng xuống gây ảnh hưởng đến an toàn những người trong gia đình.

Trường hợp này bạn cần ngay một đơn vị xử lý chống thấm chuyên nghiệp xử lý càng sớm càng tốt. Vì với những vết nứt trần, nếu để lâu ngày có thể từ những vết nứt đó sẽ dẫn tới tình trạng rạn nứt của tường. Gây hỏng hóc cho toàn bộ công trình nhà bạn.

Cách xử lý trần nhà bị rạn nứt

Khi biết được các nguyên nhân và đánh giá nứt trần nhà có nguy hiểm không được rồi. Chúng tôi sẽ chỉ ra một số phương pháp để trám vá lại những vết nứt trên tường. Giúp ngăn ngừa thấm nước, tạo lại liên kết giữa các mảng phân tách trên trần nhà.

Xử lý trần nhà bị nứt thấm nước – vết nứt nhỏ

Với những trần nhà có xuất hiện vài vết nứt khá nhỏ và ít – nguyên nhân là chống thấm không tốt. Thì trước tiên bạn cần nghĩ ngay đến việc khắc phục nó như thế nào. Bạn có thể xem xét lại chế độ chống thấm của ngôi nhà như thế nào, thi công được bao nhiêu năm,… Nếu có bất kì vấn đề nào xuất hiện là do chống thấm không tốt thì bạn nên tiến hành chống thấm lại ngay.

+ Đối với các căn hộ chung cư: Việc bị thấm dột từ khu vực nhà vệ sinh hay bể nước của các nhà trên tầng. Nếu trần chỉ mới bị ố vàng, có thể dùng các loại sơn chống thấm có đặc tính khô nhanh trong một hoặc hai giờ.

+ Đối với nhà phố: Trần nhà chỉ thấm nước nhẹ. Có thể áp dụng một số biện pháp như trám bít các vết nứt bằng hỗn hợp vữa gồm xi măng, cát và chất chống thấm với độ dày ít nhất 1cm. Kiểm tra các ống thoát nước không cho nước thoát thẳng vào đỉnh, mặt tường hoặc các chỗ nối giữa mái, tường và cửa sổ.

Cách xử lý chống thấm trần nhà bị nứt lớn

Trong nhiều trường hợp, những vết nứt có thể xuất hiện nghiêm trọng hơn. Chúng thường ở dạng chồng chéo lên nhau. Lúc này, việc tự xử lý tại nhà được xem là khá nguy hiểm. Hiện nay có 3 cách phổ biến các đơn vị thi công thường sử dụng để xử lý vết nứt trần nhà.

– Xử lý bằng máy bơm áp lực [Đối với bê tông có độ dày >30cm]

– Xử lý bằng Xi lanh [Đối với bê tông có độ dày

Chủ Đề