Nhà hát lớn Hải Phòng xây dựng năm nào

Nhà hát Lớn Hải Phòng với tên gọi chính thức là Nhà hát Thành phố, nằm ở khu trung tâm quảng trường thành phố Hải Phòng, là nơi tổ chức những hoạt động văn hóa, chính trị lớn của thành phố Hải Phòng.

Giới thiệu Nhà hát Lớn Hải Phòng

Nhà hát Lớn Hải Phòng [tên gọi chính thức là Nhà hát Thành phố] là nơi tổ chức những hoạt động văn hóa, chính trị lớn của thành phố Hải Phòng.

Nhà hát được xây dựng từ thời Pháp thuộc trên nền ngôi chợ cổ của làng An Biên bị thực dân Pháp giải tỏa năm 1900. Khu vực Nhà hát Lớn được coi là khu vực trung tâm cũ của thành phố Hải Phòng, là điểm tiếp nối của ba khu vực kiến trúc Pháp – Hoa- Việt trước đây. Xung quanh Nhà hát Lớn có nhiều vườn hoa và cơ sở thương mại.

Nhà hát được thiết kế phỏng theo kiến trúc của các nhà hát Pháp thời trung cổ, quá trình xây dựng kéo dài từ năm 1904 đến 1912 mới xong và toàn bộ nguyên vật liệu được chuyển từ Pháp sang. Cùng với Nhà hát Lớn Hà Nội và Nhà hát Thành phố tại TP Hồ Chí Minh, Nhà hát Lớn Hải Phòng là một trong số ít những nhà hát được Pháp xây dựng tại Việt Nam trong giai đoạn này. Hiện tại sau nhiều lần trùng tu, sửa chữa, cơ bản Nhà hát Lớn vẫn giữ được kiến trúc ban đầu.

Video: Chiêm ngưỡng Nhà hát Thành phố Hải Phòng hơn 120 tuổi

Nằm ở vị trí trung tâm của TP Hải Phòng, công trình bắt đầu được xây dựng vào cuối thế kỷ 19 và hoàn thành, đưa vào sử dụng năm 1900. Hiện nhà hát là nơi sinh hoạt chính trị, văn hóa, là địa điểm biểu diễn văn nghệ, trao học bổng cho các học sinh giỏi hằng năm.

Từ thiết kế bản vẽ đến vật liệu xây dựng trong công trình đều có xuất xứ châu Âu. Nhà hát mang nét đẹp kiến trúc tân cổ điển, cách trang trí mỹ thuật, hội họa mang phong cách lãng mạn Pháp, mặt tiền quy mô rộng lớn... tạo điểm nhấn khác biệt với các nhà hát cùng thời mà Pháp xây dựng ở Việt Nam đầu thế kỷ XX.

Nhà hát Thành phố là địa điểm chứng kiến những dấu ấn, mốc son của lịch sử cách mạng dân tộc và của TP Hải Phòng. Là công trình tiêu biểu, đặc sắc, quy mô rộng lớn nên đây luôn là địa điểm tổ chức các hoạt động văn hóa nghệ thuật, chính trị, xã hội và du lịch lễ hội của TP Hải Phòng.   

Khán đài là khu vực có không gian rộng nhất trong các phòng của Nhà hát Thành phố Hải Phòng, có giá trị lớn về mỹ thuật với rất nhiều hoa văn trang trí.

Dọc hai bên khán đài tầng 1 và ban công tầng 2 được thiết kế nhiều lô ghế cho khán giả là gia đình hay cùng một nhóm với mục đích thưởng thức nghệ thuật chung. 

Khu vực sân khấu không phân tầng mà được làm thông từ bục đến hệ thống trần, mái. Không gian phía trên sân khấu lắp đặt hệ thống điện, điều hoà cho toàn Nhà hát. Từ sân khấu có hệ thống cửa  theo phong cách Roman đi thông sang hậu đài và các phòng hoá trang, phòng nghỉ của diễn viên và các phòng kỹ thuật của các kỹ thuật viên điều khiển sân khấu. Sân khấu có bố cục hình chữ nhật, phía trước là hố nhạc, vị trí của các nhạc công.

Để phù hợp với chức năng nghệ thuật của nhà hát, khu vực khán đài không có trần phân cách hai tầng mà được để thông từ mặt nền lên vòm. Đây là đặc trưng của kiểu kiến trúc phương Tây, mái vòm đem lại hiệu quả không gian. Vòm khán đài còn là nơi để các họa sĩ thể hiện tài năng bằng các tác phẩm hội họa. Vòm cao rộng giúp âm thanh lan toả, bay bổng, đưa âm nhạc khuếch tán đến vị trí từng khán, thính giả.

Khán đài có bố cục cung tròn hở, phần hở là điểm nối tiếp với sân khấu bằng vòm sân khấu. Lòng khán đài là hệ thống ghế gỗ bọc len đỏ, khoảng 350 ghế.

Dấu ấn mỹ thuật, hội họa tập trung ở hệ vòm sân khấu và 2 lô cửa phía trước sân khấu. Hai lô này trước đây dành cho các ký giả, nay là chỗ đặt hệ thống đèn, điện chiếu sáng, âm thanh cho sân khấu phía trên.

Vòm cửa sân khấu được tạo hình vuông, cong tròn ở góc để giảm bớt sự khô cứng, góc cạnh. Tại vị trí giữa vòm có khoá vòm đắp vẽ hoa lá cách điệu, tâm được gắn bức phù điêu bán thân thần Du hí với đôi tai lừa.

Hai lô cửa phía trước sân khấu nằm ở vị trí quan trọng, là cầu nối trung gian về nghệ thuật giữa khán đài và sân khấu nên có hình thức kiến trúc bắt mắt, hoa văn trang trí hài hoà.

2 lô này được thiết kế bắt mắt, tầng một được kết với nhau bằng hình thức xoắn hoa lá cách điệu, khóa vòm cũng là hình thức lá cách điệu tựa lông công. Tầng 2 tạo cửa vòm cuốn, khoá vòm gắn tượng thần Apollo, vị thần của thi ca, nhạc họa.

Hoa văn trần ban công được phân bổ đều đặn thành từng mảng theo sự chia lô khán đài. Hoa văn đắp, vẽ có tính thống nhất, khoa học trong các đai hình tròn, đa giác với đề tài quên thuộc: Hoa lá cách điệu, băng hoa kết lại thành vòng tròn nguyệt quế, biểu tượng của sức mạnh, vinh quang.

Hoa văn vòm khán đài là điểm nhấn nghệ thuật quan trọng, theo phong cách lãng mạn được kết lại bởi lối tả thực và biểu tượng của những nghệ sỹ, hoạ sỹ đương thời. Có 6 đai hoa văn tròn đồng tâm với tỷ lệ cân đối, hài hoà. Đai ngoài vẽ hàng lan can có các chấn song con tiện, các trụ lan can được vẽ cách điệu, trên mỗi trụ đặt lẵng hoa nhiều màu sắc [hoa hồng đỏ, trắng/hiện thân của thần Aphrodite/Venus nữ thần tình yêu, sắc đẹp; hoa cúc...]. Ken giữa hai lẵng hoa là hai chùm hoa nhỏ được vẽ rất tự nhiên, sinh động.

Đai thứ hai, hoa văn cách điệu mang tính biểu tượng.

Đai thứ ba chia thành các hốc tròn đều nhau, bên trong đặt hệ thống bóng đèn tròn, vừa tạo nguồn sáng cho công trình vừa làm đẹp cho không gian của vòm khán đài. Đai thứ tư trang trí hình biểu tượng giống hạt ngọc bích, thể hiện vẻ đẹp sang trọng, quý phái, giàu có của tầng lớp thượng lưu thời bấy giờ.

Phòng đại sảnh nằm ở tầng 2, phía trên toà tiền sảnh Nhà hát Thành phố. Đây là không gian tiếp đón các vị khách quý nên tính mỹ thuật và hoa văn trang trí dày đặc, tỉ mỉ, đa dạng hơn tiền sảnh. Ở không gian này, họa sỹ kết hợp hai phong cách nghệ thuật: Tả thực và biểu tượng.

Hoa văn trang trí trên các mảng tường đại sảnh được tô vẽ trau truốt, tỉ mỉ với màu sắc trầm ấm, uyển chuyển của hoa lá.

Sau nhiều lần tu sửa, cải tạo [các năm 1985; 2001 – 2003; 2008], Nhà hát Thành phố được bảo tồn, là biểu tượng đáng tự hào của người dân Hải Phòng. 

Minh Khang

Nhà hát thành phố Hải Phòng được xếp hạng Di tích quốc gia

Bộ Văn hóa vừa ký quyết định xếp hạng 6 công trình kiến trúc, danh lam thắng cảnh là Di tích cấp quốc gia, trong đó có nhà hát lớn được xây dựng ở thành phố Hải Phòng.


Được xây dựng từ năm 1912 mô phỏng theo các nhà hát của Pháp thời Trung cổ,Nhà hát TP Hải Phòng hiện vẫn được bảo tồn gần như nguyên trạng.

Quyết định ngày 9/12 được Bộ trưởng Văn hóa Hoàng Tuấn Anh ký, đã xếp hạng Di tích quốc gia cho 6 công trình kiến trúc, danh lam thắng cảnh. Trong đó có chùa Hoằng Phúc [xã Mỹ Thủy, huyện Lệ Thủy, Quảng Bình], hang động Khó Chua La [xã Xá Nhè, huyện Tủa Chùa, Điện Biên].

Vĩnh Phúc là địa phương có nhiều công trình được xếp hạng nhất trong đợt này, gồm: di tích kiến trúc nghệ thuật đình Phương Viên; miếu Trúc Lâm [đều ở thị trấn Thổ Tang, huyện Vĩnh Tường]; chùa Sùng Khánh [xã Tiên Lữ, huyện Lập Thạch].

Nhà hát có sân khấu, 2 tầng ghế khán giả, với sức chứa khoảng 300 quan khách.
Xung quang hội trường chính bố trí các cửa hình mái vòm theo kiểu Gothic.
Tại tầng hai của hội trường được thiết kế 2 hàng ghế, chia thành 8 ô.

Thành phố Hải Phòng cũng "đóng góp" một công trình kiến trúc nghệ thuật được xếp hạng là Nhà hát thành phố [phường Hoàng Văn Thụ, quận Hồng Bàng]. Đây là một trong 3 nhà hát kiến trúc kiểu Pháp được xây dựng ở Việt Nam.

Ngoài hội trường lớn dành cho việc tổ chức các sự kiện quan trọng,
trên tầng 2 cũng như chung quanh tòa nhà còn được thiết kế,
bố trí gần 10 phòng lớn nhỏ phục vụ cho hội họp, thảo luận...

Nhà hát thành phố Hải Phòng được xây dựng vào năm 1904 trên nền một khu chợ cũ của làng cổ An Biên và hoàn thành vào năm 1912. Công trình này được làm theo nguyên mẫu nhà hát Paris, nguyên vật liệu xây dựng mang từ Pháp sang, việc thi công do thợ và nhân công Việt Nam thực hiện dưới sự chỉ đạo của kiến trúc sư Pháp.

Nhà hát thành phố Hải Phòng là một trong 3 nhà hát lớn kiến trúc kiểu Pháp được xây dựng ở Việt Nam.
[Ảnh:Nguyễn Ngọc Viên]

Thời Pháp thuộc, nhà hát lớn là nơi sinh hoạt chính trị, văn hoá của người Pháp và những người bản xứ giàu có. Chỉ những gánh hát từ Pháp sang hoặc những gánh hát nổi tiếng trong nước mới được biểu diễn tại đây và chỉ người giàu có mới đủ tiền mua vé vào xem.


Nhà hát thành phố Hải Phòng gắn liền với lịch sử thời kháng chiến chống Pháp. Ngày 20/11/1946 tại đây đã diễn ra trận đánh đẫm máu để bảo vệ thành phố. Ngày nay, công trình này là nơi diễn ra nhiều hoạt động míttinh, biểu diễn văn nghệ, vui chơi giải trí của người dân vào những dịp quan trọng, lễ tết.

Minh Hiếu - Giang Chinh

Video liên quan

Chủ Đề