Nhà nước là gì nguồn gốc của nhà nước năm 2024

9.1. Nhà nước

9.1.1. Nguồn gốc của nhà nước

Nhà nước là sản phẩm của một xã hội đã phát triển tới một giai đoạn nhất định

khi“xã hội đó đã bị phân thành những mặt đối lập không thể điều hòa mà xã hội đó

bất lực không sao loại bỏ được”1.

Nhà nước ra đời để đáp ứng yêu cầu duy trì trật tự và thống trị xã hội của giai cấp

thống trị, để cho cuộc đấu tranh giai cấp không đi đến sự tiêu diệt lẫn nhau và tiêu

diệt luôn cả xã hội, để duy trì xã hội trong vòng “trật tự”.

Nguyên nhân sâu xa: do sự phát triển của lực lượng sản xuất dẫn đến sự dư

thừa tương đối của cải, xuất hiện chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất và về của cải.

Nguyên nhân trực tiếp: do mâu thuẫn giai cấp trong xã hội gay gắt không thể điều

hòa được.

Nhà nước ra đời để làm dịu đi sự xung đột giai cấp, duy trì trật tự xã hội, đảm bảo

địa vị và lợi ích của giai cấp thống trị.

9.1.2. Bản chất của nhà nước

Nhà nước là một tổ chức chính trị của một giai cấp thống trị về mặt kinh tế nhằm

bảo vệ trật tự hiện hành và đàn áp sự phản kháng của các giai cấp khác.

Nhà nước là công cụ thống trị của giai cấp thống trị, do đó nhà nước mang bản

chất giai cấp.Vì vậy, để phân biệt nhà nước với các tổ chức xã hội khác cần phải

nhận biết các đặc trưng của nhà nước.

9.1.3. Đặc trưng cơ bản của nhà nước

Ph. Ăngghen cho rằng, nhà nước có ba đặc trưng cơ bản.

Một là, nhà nước quản lý cư dân trên một vùng lãnh thổ nhất định.

Nhà nước được hình thành trên cơ sở phân chia dân cư theo lãnh thổ mà họ cư trú.

Hai là, nhà nước có hệ thống các cơ quan quyền lực chuyên nghiệp mang tính

cưỡng chế đối với mọi thành viên

Nhà nước quản lý xã hội dựa vào pháp luật là chủ yếu, thông qua các cơ quan

quyền lực như: hệ thống chính quyền từ trung ương tới cơ sở, lực lượng vũ trang,

cảnh sát, nhà tù… đó là “những công cụ vũ lực chủ yếu của quyền lực nhà nước”2.

Ba là, nhà nước có hệ thống thuế khóa để nuôi bộ máy chính quyền.

Để duy trì sự thống trị của mình, giai cấp thống trị phải đảm bảo hoạt động của bộ

máy nhà nước bằng nguồn tài chính chủ yếu là thu thuế.

9.1.4. Chức năng cơ bản của nhà nước

  1. Chức năng thống trị chính trị vàchức năng xã hội:

Nguồn gốc nhà nước là vấn đề cơ bản của Lý luận chung về nhà nước và pháp luật. Muốn giải thích đúng đắn bản chất, chức năng, vai trò của nhà nước... đều phải xuất phát từ vấn đề nguồn gốc của nhà nước. Mặc dù đã được nghiên cứu từ thời cổ đại, tuy nhiên, cho đến ngày nay, vấn đề nguồn gốc nhà nước vẫn còn không ít tranh luận. Xuất phát từ quan niệm khác nhau về nhà nước, dẫn đến các cách giải thích khác nhau về nguồn gốc nhà nước.

Lịch sử cho thấy, có nhiều con đường đưa đến sự thay thế các kiểu nhà nước, có thể thông qua cách mạng xã hội dưới hình thức khởi nghĩa vũ trang, cũng có thể thông qua các cuộc cải cách xã hội một cách toàn diện và triệt để, trong đó kiểu quan hệ sản xuất cũ dần dần bị thay thế bởi kiểu quan hệ sản xuất mới tiến bộ hơn. Ở đây quy luật về sự phù hợp giữa quan hệ sản xuất với lực lượng sản xuất giữ vai trò quyết định.

Nguồn gốc của Nhà nước là gì?

Nguồn gốc của Nhà nước là nguyên nhân và điều kiện dẫn đến sự ra đời của Nhà nước. Có nhiều quan điểm, học thuyết khác nhau về nguyên nhân, điều kiện dẫn đến sự ra đời của Nhà nước như: Học thuyết bạo lực, học thuyết tôn giáo, học thuyết gia trưởng, học thuyết "Khế ước xã hội", học thuyết Mác - Lênin.

THI ĐỀ ĐÓNG , nhận định , tự luận 2 phần.

Học thuộc khái niệm

Bài 2 NGUỒN GỐC CỦA NHÀ NƯỚC

1. Các học thuyết cơ bản về nhà nước

1.1 Các học thuyết phi Mác-xít về nguồn gốc của Nhà nước

- Thuyết thần quyền: thuyết này cho rằng thượng đế chính là người sắp đặt trật tự xã hội, thượng

đế đã sáng tạo ra nhà nước nhằm bảo vệ trật tự chung, nhà nước là một sản phẩm của thượng đế.

- Thuyết gia trưởng: cho rằng nhà nước xuất hiện chính là kết quả sự phát triển của gia đình và

quyền gia trưởng. Thực chất nhà nước chính là mô hình của một gia tộc mở rộng và quyền lực

nhà nước chính là từ quyền gia trưởng được nâng cao lên – hình thức tổ chức tự nhiên của xã hội

loài người.

- Thuyết Khế ước xã hội: Nhà nước ra đời là kết quả của một thoả thuận xã hội [khế ước] giữa

những con người sống trong trạng thái tự nhiên của xã hội [vốn có các quyền được sống, tự do,

bình đẳng, sở hữu tài sản ...là các quyền tự nhiên, thiêng liêng và bất khả xâm phạm] với nhau.

Quyền lực nhà nước thuộc về các công dân, vì lợi ích của các công dân. Trong trường hợp nhà

nước không giữ được vai trò của mình, các quyền tự nhiên bị vi phạm thì khế ước sẽ mất hiệu

lực và nhân dân có quyền lật đổ nhà nước này và ký kết khế ước mới, một nhà nước mới ra đời.

- Thuyết bạo lực: cho rằng nhà nước xuất hiện trực tiếp từ các cuộc chiến tranh xâm lược, là

việc sử dụng bạo lực của thị tộc này đối với thị tộc khác mà kết quả là thị tộc chiến thắng đặt ra

một hệ thống cơ quan đặc biệt – nhà nước – để nô dịch kẻ chiến bại.

- Thuyết tâm lý: cho rằng nhà nước xuất hiện do nhu cầu về tâm lý của con người nguyên thủy

luôn muốn phụ thuộc vào các thủ lĩnh, giáo sĩ,… Ngoài ra còn có các học thuyết khác về nguồn

gốc và bản chất nhà nước như: Nhà nước phúc lợi chung, nhà nước kỹ trị, nhà nước hậu công

nghiệp … Các học thuyết phi Mác xít nói trên đều mang tính chủ quan, đều vô tình hoặc cố ý

lảng tránh bản chất giai cấp của nhà nước.

1.2 Quan điểm chủ nghĩa Mác-LêNin về nguồn gốc của nhà nước

Quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lê-nin về nguồn gốc ra đời và bản chất của nhà nước được thể

hiện rõ trong tác phẩm “Nguồn gốc của gia đình, của chế độ tư hữu và của nhà nước” của Ph.

Ăng-ghen và tác phẩm "Nhà nước và cách mạng" của V. I. Lê-nin. Theo quan điểm của chủ

nghĩa Mác-Lê-nin:

- Nhà nước xuất hiện là mang tính khách quan, nhưng không phải là hiện tượng xã hội vĩnh cửu

và bất biến. Nhà nước luôn vận động, phát triển và tiêu vong khi những điều kiện khách quan

cho sự tồn tại và phát triển của chúng không còn nữa.

Nhà nước có tồn tại vĩnh viễn không tại sao?

Nhà nước là một hiện tượng lịch sử - xã hội, có quá trình ra đời, hình thành và phát triển, vì thế Ph. Ăngghen đã khẳng định: “Nhà nước tồn tại không phải là mãi mãi từ ngàn xưa. Đã từng có những xã hội không cần đến nhà nước, không có một khái niệm nào về nhà nước và chính quyền nhà nước cả.

Thuyết thần học cho rằng nhà nước ra đời là do đâu?

Thuyết thần học khẳng định nhà nước ra đời là do Chúa hoặc Thượng đế sinh ra. Nhà nước là sản phẩm của Thượng đế và nhà nước là lực lượng siêu nhiên và tất yếu; quyền lực nhà nước bất biến, vĩnh cửu. Quyền lực của nhà nước là quyền lực của Thượng đế và tất cả các thành viên trong xã hội phải phục tùng quyền lực này.

Đâu là nguyên nhân trực tiếp của sự xuất hiện của nhà nước?

Nguyên nhân trực tiếp của sự xuất hiện nhà nước là mâu thuẫn giai cấp không thể điều hoà được. V. I. Lenin nhận định: Nhà nước là sản phẩm và biểu hiện của những mâu thuẫn giai cấp không thể điều hoà được.

Sự ra đời nhà nước nhằm giải quyết vấn đề gì?

Có thể nói, trên phạm vi toàn thế giới, cho dù xuất hiện bởi nguyên nhân nào thì sự tồn tại của nhà nước cũng là nhằm giải quyết những vấn đề chung của đời sống xã hội, giữ gìn ổn định trật tự xã hội, tổ chức đời sống chung, quản lí, điều hành các hoạt động chung của cộng đồng...

Chủ Đề