Nhà thương chợ quán ở đâu

  •  Bệnh viện Nhiệt Đới TP Hồ Chí Minh ngày nay.
  •  Khu phòng giam thực dân Pháp xây dựng tại bệnh viện Chợ Quán.
  •  
  •  Một góc khu trại giam Chợ Quán.
  •  
  •  khu trại giam Chợ Quán có chia thành khu giam Nam và khu giam Nữ với dãy hành lang tối tăm, hun hút.
  •  Tượng thờ tưởng niệm Đ/c Trần Phú - Tổng Bí thư đầu tiên của Đảng.
  •  Khu trại giam bệnh viện Chợ Quán được xếp hạng di tích lịch sử cấp Quốc gia.

Nguyễn Ðạt/Người Việt

SÀI GÒN – Hôm nay, đi trên đại lộ Ðông Tây kéo dài từ Chợ Lớn tới bến Bạch Ðằng, sẽ gặp một bệnh viện mang tên bệnh viện Bệnh Nhiệt Ðới, tọa lạc trên con đường lớn rộng này.

Bệnh viện Chợ Quán nay là bệnh viện Bệnh Nhiệt Ðới. [Hình: Nguyễn Ðạt/Người Việt]

Nhưng có thể sẽ ít người nhận ra, đó chính là bệnh viện Chợ Quán, “nhà thương điên” một thời.

Một thời ấy, bệnh viện Chợ Quán cùng tên gọi là “nhà thương điên,” đã kéo dài hơn một thế kỷ, tính từ lúc bệnh viện được thành lập, tới ngày xảy ra biến cố 30 Tháng Tư, 1975.

Chợ Quán là một trong những bệnh viện xưa nhất của Sài Gòn, được xây dựng trong thời kỳ Pháp thuộc, hoàn thành vào năm 1864; nơi nuôi giữ và điều trị các bệnh nhân tâm thần. Có thể nói thuở trước, ở miền Nam tự do, nói tới Bệnh viện Chợ Quán là nói tới “nhà thương điên”; vừa là nơi chữa trị bệnh tâm thần, vừa được nêu ra để dọa nhốt giữ những người bị xem là không bình thường, quậy phá an ninh trật tự xã hội.

Người viết bài này, một lần cùng cố họa sĩ lão thành Tạ Tỵ, đi xe Jeep nhà binh về thăm nhà ông. Nhà của họa sĩ ở đường Phan Văn Trị, thuộc khu Nancy-Chợ Quán. Lúc đó chúng tôi ở trong quân ngũ; họa sĩ Tạ Tỵ là trung tá trưởng Khối Kỹ Thuật của Cục Tâm Lý Chiến-Tổng Cục Chiến Tranh Chính Trị, “sếp lớn” của tôi; còn “sếp” trực tiếp của tôi là nhà thơ Tô Thùy Yên, thiếu tá trưởng phòng Văn Nghệ, thuộc Khối Kỹ Thuật.

Tới nhà Trung Tá Tạ Tỵ, tôi hỏi ông bệnh viện Chợ Quán ở đâu; tôi đoán có lẽ ở gần đây, vì khu vực nhà ông gọi là khu Nancy-Chợ Quán. Trung tá cười vui vẻ đôn hậu, nói: “Cậu muốn vào Chợ Quán điều trị bệnh điên của cậu phải không? Bây giờ chúng ta là quân nhân, tôi chỉ có thể gửi cậu vào Trại Thần Kinh Tâm Lý trong Tổng Y Viện Cộng Hòa mà thôi; tôi quả có quen thân Thiếu tá Quân y Hoàng Cầm phụ trách trại Thần Kinh Tâm Lý. Mà giả dụ tôi có thể gửi cậu vào nhà thương điên Chợ Quán, tôi cũng không gửi. Bệnh viện Chợ Quán gần ngay phía sau lưng nhà tôi; cậu ở trong đó trèo tường trốn ra, tới quậy phá nhà tôi thì mệt cho tôi lắm!”

Bệnh viện Chợ Quán chính xác nằm trên Bến Hàm Tử-Quận 5, nhìn ra dòng chi nhánh sông Sài Gòn; bây giờ Bến Hàm Tử là một đoạn khá dài của đại lộ Ðông Tây, mang tên đường Võ Văn Kiệt. Sau 30 Tháng Tư, bệnh viện Chợ Quán được xây dựng lại, uy nghi bề thế, trở thành bệnh viện Bệnh Nhiệt Ðới, chuyên về các bệnh lây nhiễm, thường là các bệnh do vi-rút [virus] gây ra. Nơi dành cho các bệnh nhân tâm thần bị thu lại rất hẹp; hiện là một tòa nhà riêng biệt, nằm giáp mặt đường Võ Văn Kiệt; mang tên bệnh viện Tâm Thần; trên biển hiệu của bệnh viện, ghi địa chỉ: số 786 đường Võ Văn Kiệt, phường 1, quận 5; cùng chiều và gần bên bệnh viện Bệnh Nhiệt Ðới.

Dấu vết còn lại của bệnh viện Chợ Quán, là những phòng ốc dành cho các bệnh nhân tâm thần điều trị dài ngày. Những phòng ốc này còn nguyên trạng, chủ ý không phải để lưu lại hình ảnh nơi nuôi giữ điều trị các bệnh nhân tâm thần thuở trước. Khu vực này được nhà-nước-cách-mạng chiếu cố để trở thành một-di-tích-lịch-sử-văn-hóa!

Nguyên do từ thời Pháp thuộc, và cả thời gian sau đó của chính thể Quốc Gia Việt Nam, đã giam giữ để chữa trị bệnh, phục vụ việc điều tra tiếp tục những cán bộ Việt cộng “gộc” như Trần Phú, Trần Não, Hà Huy Tập, Trần Bạch Ðằng, Nguyễn Văn Trỗi… Ðặc biệt là Trần Phú, tổng bí thư đầu tiên của đảng Cộng Sản Ðông Dương [tiền thân của đảng Cộng Sản Việt Nam], đã qua đời vì bệnh ngặt nghèo tại khu bệnh nhân tâm thần. Nhà-nước-cách-mạng còn cho dựng tượng những nhân vật này trong khu vực, mời gọi dân chúng vào tham quan, chiêm ngưỡng các cán-bộ-chiến-sĩ-cách-mạng.

Bệnh viện Chợ Quán được thành lập từ lâu đời như nói trên; chuyên nuôi giữ và điều trị cho các bệnh nhân tâm thần, là những con người khốn khổ bất hạnh: “Hãy thương lấy những người điên, họ không biết vì sao họ điên, họ điên như thế nào, và làm cách nào để họ thoát khỏi cơn điên…” [theo thơ Baudelaire]. Sau đó, ở Biên Hòa-Ðồng Nai cũng có thành lập dưỡng trí viện Biên Hòa. Bác Sĩ Tô Dương Hiệp – đã qua đời từ thuở trẻ, trưởng nam của nhà văn Bình Nguyên Lộc, là thành viên sáng lập, và là vị giám đốc đầu tiên của dưỡng trí viện.

Bệnh viện Tâm Thần bây giờ. [Hình: Nguyễn Ðạt/Người Việt]

Trong thời gian bác sĩ tài hoa mệnh bạc Tô Dương Hiệp làm giám đốc dưỡng trí viện Biên Hòa, ông đã trợ giúp các nhà thơ là bệnh nhân tâm thần, ấn hành và xuất bản một tập thơ lấy tên là “Thái bình điên quốc” – Dưỡng trí viện Biên Hòa xuất bản năm 1969. Trong tập thơ này có nhiều thơ của nhà thơ Ngê Bá Lí [tức học giả Nguyễn Ngu Í], từng điều trị trong dưỡng trí viện Biên Hòa; và thơ của nhà thơ Bùi Giáng, là một khách thơ chí thân chí cốt với bệnh viện Chợ Quán và dưỡng trí viện Biên Hòa.

Bệnh viện Chợ Quán đã hoàn toàn biến hình biến dạng, trở thành bệnh viện Bệnh Nhiệt Ðới. Bệnh viện Tâm Thần, hậu thân của bệnh viện Chợ Quán hiện nay bị thu hẹp tối đa; nên không thể nào đáp ứng yêu cầu của thân nhân gia đình những người bị bệnh tâm thần xin được nhập viện [tất nhiên gia đình phải đóng tiền để bệnh viện nuôi ăn].

Từ nhiều năm qua Sở Y Tế thành phố đã cho lập thêm một chi nhánh của bệnh viện Tâm Thần, tại khu kinh tế mới Lê Minh Xuân ở ngoại ô thành phố, cách Sài Gòn khoảng 15 cây số.

Bệnh viện Nhiệt Đới TP.HCM [Q.5, TP.HCM], trước kia gọi là Bệnh viện Chợ Quán được người dân Sài Gòn xưa biết đến như một nơi chuyên trị bệnh tâm thần. Bên trong khuôn viên bệnh viện có một khu nhà giam để giam giữ những thường phạm và tù chính trị.

VIDEO: Khám phá nhà giam xưa 143 năm tuổi ngay trong bệnh viện Chợ Quán cũ

Bà Trần Thị Quyên, nhân viên Trung tâm văn hóa quận 5 cho biết: khu nhà giam được xây dựng từ năm 1875. Ban đầu, khu này dùng để cách ly những người bị tâm thần. Sau đó, cần khai thác thông tin cách mạng nên thực dân Pháp đưa tù nhân mắc bệnh vào khu nhà nhốt bệnh nhân tâm thần này để vừa điều trị cầm chừng, vừa tiếp tục tra hỏi. Từ đó, khu nhà nhốt bệnh nhân tâm thần trở thành nơi giam giữ những người tù bị bệnh của tất cả những nhà tù, trại giam, cảnh sát trong thành phố và các tỉnh lân cận.

Tồn tại gần 150 năm, khu nhà giam tại bệnh viện Chợ Quán đã đã trải qua vài lần trùng tu, nhưng kiến trúc vẫn như cũ. Hiện tại, nơi này được Trung tâm văn hóa Q.5 tiếp quản, hướng dẫn khách du lịch đến tham quan.

Từ ngoài bước vào khu nhà giam được chia làm 3 khu: khu nhà giam nam, khu nhà giam nữ và khu biệt giam

Ảnh: Phan Định

Sau nhiều lần trùng tu nhưng kiến trúc của khu trại giam không có gì thay đổi

Ảnh: Phan Định

Đây là nơi Cố Tổng bí thư Trần Phú bị giam giữ từ ngày 28.8.1931 đến ngày 6.9.1931 thì ông mất trong nhà tù vì bệnh lao phát nặng

Ảnh: Phan Định

Nơi đây giam giữ cả những thường phạm và tù chính trị

Ảnh: Phan Định

Ban đầu, khu này dùng để cách ly những người bị tâm thần

Ảnh: Phan Định

Bên trong các khu có nhiều phòng giam cá nhân, tập thể, cách ly, đặc biệt

Do cần khai thác thông tin cách mạng nên thực dân Pháp đưa tù nhân mắc bệnh vào khu nhà nhốt bệnh nhân tâm thần này để vừa điều trị cầm chừng

Ảnh: Phan Định

Các cửa sổ đều được giăng thành hai lớp sắt, không gian biệt lập với bên ngoài

Ảnh: Phan Định

Di tích vẫn còn in đậm dấu vết của gông cùm, xiềng xích dưới chế độ thực dân

Ảnh: Phan Định

Một phòng giam tập thể 20 người

Ảnh: Phan Định

Năm 1988, khu nhà giam bệnh viện Chợ Quán được Bộ Văn hóa Thông tin công nhận là di tích lịch sử cấp Quốc gia

Ảnh: Phan Định

Căn phòng nơi đồng chí Trần Phú bị giam giữ. Hiện tại, trong căn phòng có di ảnh của ông để tưởng nhớ

Ảnh: Phan Định

Khu nhà giam đã được gần 150 năm tuổi

Ảnh: Phan Định

Dãy hành lang bên trong khu nhà giam nam, nơi giam giữ đồng chí Trần Phú, Nguyễn Văn Nhung, Châu Văn Sanh [1931], Trần Não, Hà Huy Tập, Nguyễn Văn Trỗi

Hiện nhà giam đang được Trung tâm văn hóa quận 5 tiếp quản

Ảnh: Phan Định

Trải qua gần 150 năm khu nhà giam này vẫn còn khá nguyên vẹn

Ảnh: Phan Định

Mỗi ngày đều có nhân viên trông coi, hướng dẫn khách đến tham quan

Ảnh: Phan Định

Phòng giam cá nhân có diện tích khá nhỏ, ẩm thấp, phía trên có rào sắt

Ảnh: Phan Định

Tin liên quan

Video liên quan

Chủ Đề