Nhân đạo chủ nghĩa là gì

1. Khái niệm nguyên tắc nhân đạo

Công dân Việt Nam là người có quốc tịch Việt Nam. Dù có phạm tội họ vẫn là công dân Việt Nam, vẫn là thành viên của xã hội. Chính vì vậy, khi xem xét hành vi phạm tội của họ, Nhà nước luôn chú ý đến nhiều khía cạnh như độ tuổi, tình trạng sức khỏe, tình trạng bản thân khi phạm tội như mang thai, hoàn cảnh gia đình đang gặp khó khăn đặc biệt để xác định mức hình phạt phù hợp, điều đó xuất phát từ đạo đức, truyền thống dân tộc Việt Nam và được thấm nhuần trong nguyên tắc nhân đạo xã hội chủ nghĩa của Luật Hình sự Việt Nam.

Trước hết, nguyên tắc nhân đạo xã hội chủ nghĩa được thể hiện tại Điều 3 của Bộ luật hình sự 2015đó là:

“Khoan hồng đối với người tự thú, thành khẩn khai báo, tố giác người đồng phạm, lập công chuộc tội, ăn năn hối cải, tự nguyện sửa chữa hoặc bồi thường thiệt hạigây ra.

Đối với người lần đầu phạm tội ít nghiêm trọng, đã hối cải, thì có thể áp dụng hình phạt nhẹ hơn hình phạt tù, giao họ cho cơ quan, tổ chức hoặc gia đình giám sát, giáo dục.

Đối với người bị phạt tù thì buộc họ phải chấp hành hình phạt trong trại giam, phải lao động, học tập để trở thành người có ích cho xã hội; nếu họ có nhiều tiến bộ thì xét để giảm việc chấp hành hình phạt.

Người đã chấp hành xong hình phạt được tạo điều kiện làm ăn, sinh sống lương thiện, hoà nhập với cộng đồng, khi có đủ điều kiện do luật định thì được xóa án tích.”

Khi quyết định hình phạt cơ quan xét xử chú ý đặc điểm nhân thân người phạm tội như phụ nữ có thai, người chưa thành niên, người già yếu, bệnh tật, người đang trong thời kỳ nuôi con nhỏ, người có hoàn cảnh gia đình đặc biệt khó khăn.

Nguyên tắc nhân đạo xã hội chủ nghĩa còn thể hiện trong hàng loạt quy định của Bộ luật Hình sự như quy định miễn chấp hành hình phạt cho người lập công lớn hoặc mắc bệnh hiểm nghèo, quy định về án treo.

Nguyên tắc nhân đạo xã hội chủ nghĩa thể hiện rõ nét ở mục đích áp dụng hình phạt là cải tạo người phạm tội, giáo dục để họ trở thành người lương thiện có ích cho xã hội, thể hiện nguyên tắc xử lý người chưa thành niên phạm tội. Việc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người chưa thành niên phạm tội và áp dụng hình phạt đối với họ được thực hiện chỉ trong trường hợp cần thiết, nếu xét thấy không cần thiết thì Tòa án áp dụng biện pháp tư pháp. Từ hình và tù chung thân không áp dụng với người chưa thành niên. Khi xử phạt tù có thời hạn, người chưa thành niên được hưởng mức án nhẹ hơn mức án với người thành niên phạm tội tương ứng

Kết luận, nguyên tắc nhân đạo là nguyên tắc quan trọng của pháp luật Hình sự nhằm đảm bảo tính nhân văn, bảo vệ những quyền tối thiểu của con người dù trong bất kỳ hoàn cảnh nào. Nguyên tắc này thể hiện bản chất Nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Thể hiện tư tưởng vì con người của định hướng đi lên nhà nước xã hội chủ nghĩa.

2. Ý nghĩa, mục đích của nguyên tắc nhân đạo trong Luật hình sự

Nguyên tắc nhân đạo là một trong những nguyên tắc cơ bản của Bộ luật Hình sự. Mục đích của quy định nguyên tắc nhân đạo trong Luật hình sự là nhằm bảo đảm những lợi ích tối thiểu, bảo đảm quyền bất khả xâm phạm về danh dự, nhân phẩm và tính mạng.

Nguyên tắc nhân đạo là cách thể chế hóa quan điểm chính sách vì con người của nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, quan điểm bao dung coi giáo dục thuyết phục nhân cách trong con người là chủ yếu.

Công dân Việt Nam là người có quốc tịch Việt Nam. Dù phạm tội thì họ vẫn là công dân Việt Nam, vẫn là thành viên của xã hội. Vì vậy, khi xem xét hành vi phạm tội của họ, Nhà nước luôn chú ý đến nhiều khía cạnh như độ tuổi, tình trạng sức khỏe, tình trạng bản thân khi phạm tội như mang thai, hoàn cảnh gia đình đang gặp khó khăn đặc biệt để xác định mức hình phạt phù hợp, điều đó xuất phát từ đạo đức, truyền thống dân tộc Việt Nam và được thấm nhuần trong nguyên tắc nhân đạo xã hội chủ nghĩa của Luật Hình sự Việt Nam.

Nguyên tắc nhân đạo tạo điều kiện cho người phạm tội tự cải tạo, có cơ hội để sớm hòa nhập vào cộng đồng như: quy định về miễn trách nhiệm hình sự, miễn hình phạt, án treo và một số hình phạt không tước quyền tự do như hình phạt cảnh cáo.

3. Biểu hiện của nguyên tắc nhân đạo trong Bộ luật Hình sự

Nguyên tắc nhân đạo được thể hiện tại Điều 3 của Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 như sau:

3.1 Đối với người phạm tội

- Khoan hồng đối với người tự thú, đầu thú, thành khẩn khai báo, tố giác đồng phạm, lập công chuộc tội, tích cực hợp tác với cơ quan có trách nhiệm trong việc phát hiện tội phạm hoặc trong quá trình giải quyết vụ án, ăn năn hối cải, tự nguyện sửa chữa hoặc bồi thường thiệt hại gây ra;

- Đối với người lần đầu phạm tội ít nghiêm trọng, thì có thể áp dụng hình phạt nhẹ hơn hình phạt tù, giao họ cho cơ quan, tổ chức hoặc gia đình giám sát, giáo dục;

- Đối với người bị phạt tù thì buộc họ phải chấp hành hình phạt tại các cơ sở giam giữ, phải lao động, học tập để trở thành người có ích cho xã hội; nếu họ có đủ điều kiện do Bộ luật này quy định, thì có thể được xét giảm thời hạn chấp hành hình phạt, tha tù trước thời hạn có điều kiện;

- Người đã chấp hành xong hình phạt được tạo điều kiện làm ăn, sinh sống lương thiện, hòa nhập với cộng đồng, khi có đủ điều kiện do luật định thì được xóa án tích.


Lưu ý: Khi quyết định hình phạt, cơ quan xét xử chú ý đặc điểm nhân thân người phạm tội như phụ nữ có thai, người chưa thành niên, người già yếu, bệnh tật, người đang trong thời kỳ nuôi con nhỏ, người có hoàn cảnh gia đình đặc biệt khó khăn.

3.2 Đối vớipháp nhân thương mại phạm tội

- Khoan hồng đối với pháp nhân thương mại tích cực hợp tác với cơ quan có trách nhiệm trong việc phát hiện tội phạm hoặc trong quá trình giải quyết vụ án, tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại gây ra, chủ động ngăn chặn hoặc khắc phục hậu quả xảy ra.

Ngoài ra, nguyên tắc nhân đạo còn được thể hiện ở nhiều điều luật quy định về quyết định hình phạt, về TNHS của người chưa đủ 18 tuổi, về miễn chấp hành hình phạt tù có điều kiện [án treo], về miễn chấp hành hình phạt, giảm thời hạn chấp hành hình phạt, về tha tù trước thời hạn có điều kiện, về xóa án tích …một số quy định cụ thể như:

Nguyên tắc xem xét hiệu lực áp dụng

Điều 7 Luật Hình sự 2015 quy định: Điều luật quy định một tội phạm mới, một hình phạt nặng hơn, một tình tiết tăng nặng mới hoặc hạn chế phạm vi áp dụng án treo, miễn trách nhiệm hình sự, loại trừ trách nhiệm hình sự, miễn hình phạt, giảm hình phạt, xóa án tích và quy định khác không có lợi cho người phạm tội, thì không được áp dụng đối với hành vi phạm tội đã thực hiện trước khi điều luật đó có hiệu lực thi hành.

Điều luật xóa bỏ một tội phạm, một hình phạt, một tình tiết tăng nặng, quy định một hình phạt nhẹ hơn, một tình tiết giảm nhẹ mới hoặc mở rộng phạm vi áp dụng án treo, miễn trách nhiệm hình sự, loại trừ trách nhiệm hình sự, miễn hình phạt, giảm hình phạt, tha tù trước thời hạn có điều kiện, xóa án tích và quy định khác có lợi cho người phạm tội, thì được áp dụng đối với hành vi phạm tội đã thực hiện trước khi điều luật đó có hiệu lực thi hành.

Phân hoá trách nhiệm hình sự

Luật Hình sự phân hoá lỗi vô ý và cố ý, xác định tuổi chịu trách nhiệm hình sự, phân biệt các giai đoạn phạm tội để xử lý, xem xét yếu tố nửa chừng chấm dứt việc phạm tội, xem xét các sự kiện bất ngờ, phòng vệ chính đáng, tình thế cấp thiết… chính là để xem xét hành vi phạm tội một cách khách quan, toàn diện. Đảm bảo xử lý một cách nhân đạo đối với hành vi phạm tội.

Không truy cứu trách nhiệm hình sự với hành vi che giấu tội phạm cho một số trường hợp

Điều 18 Luật Hình sự quy định, miễn truy cứu trách nhiệm hình sự cho cha, mẹ nếu che giấu hành vi phạm tội của con mình ngoại trừ tội phạm xâm phạm an ninh quốc gia hoặc các tội đặc biệt nghiêm trọng. Có thể nói, giữa tình thân và sự an nguy quốc gia, sự ổn định của xã hội thì nhà nước đã có quy định điều tiết phù hợp. Cha mẹ có thể che giấu nhưng khi hành vi của con mình phạm tội đặc biệt nghiêm trọng hoặc làm tổn hại đến an ninh quốc gia thì việc che giấu sẽ không được chấp nhận, hình phạt cho hành vi này có thể bị phạt tù tối đa tới 7 năm.

Được miễn tội nếu gây thiệt hại khi bắt giữ người phạm tội

“1. Hành vi của người để bắt giữ người thực hiện hành vi phạm tội mà không còn cách nào khác là buộc phải sử dụng vũ lực cần thiết gây thiệt hại cho người bị bắt giữ thì không phải là tội phạm.

Trường hợp gây thiệt hại do sử dụng vũ lực rõ ràng vượt quá mức cần thiết, thì người gây thiệt hại phải chịu trách nhiệm hình sự”.

Bỏ hình phạt tử hình trong một số tội

Theo khoản 4, Điều 168 Bộ Luật hình sự 2015, người phạm tội cướp tài sản có trị giá 500 triệu đồng trở lên, gây thương tích hoặc tổn hại sức khỏe của một người với tỷ lệ trên 61% hoặc làm chết người… sẽ bị phạt từ 18 đến 20 năm hoặc tù chung thân.

Không áp dụng hình phạt tử hình với người từ 75 tuổi trở lên không bị tử hình

Theo Điều 40, hình phạt tử hình sẽ không áp dụng với người từ 75 tuổi trở lên khi gây án hoặc xét xử. Phạm nhân ở độ tuổi này cũng không bị thi hành án tử hình.

Người bị kết án tử hình về tội Tham ô tài sản, tội Nhận hối lộ mà sau khi bị kết án đã chủ động nộp lại ít nhất ba phần tư tài sản tham ô, nhận hối lộ và hợp tác tích cực với cơ quan chức năng hoặc lập công lớn được chuyển thành án tù chung thân.

Quy định thêm nhiều trường hợp được miễn truy cứu trách nhiệm hình sự

Theo quy định tại Điều 29, người phạm tội có thể được miễn trách nhiệm hình sự trong 3 trường hợp.

Thứ nhất, khi tiến hành điều tra, truy tố, xét xử do chuyển biến của tình hình mà người phạm tội không còn nguy hiểm cho xã hội nữa.

Thứ hai, khi tiến hành điều tra, truy tố, xét xử, người phạm tội mắc bệnh hiểm nghèo dẫn đến không còn khả năng gây nguy hiểm cho xã hội nữa sẽ không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Thứ ba, người thực hiện tội phạm ít nghiêm trọng hoặc tội phạm nghiêm trọng do vô ý gây thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm hoặc tài sản của người khác và được người bị hại hoặc người đại diện của người bị hại tự nguyện hòa giải và đề nghị miễn trách nhiệm hình sự, có thể được miễn trách nhiệm hình sự.

Xem xét tha tù trước hạn

Người đang chấp hành án phạt tù có thể được tha tù trước thời hạn khi có đủ các điều kiện:

  • phạm tội lần đầu;
  • có nhiều tiến bộ, có ý thức cải tạo tốt;
  • có nơi cư trú rõ ràng;
  • đã chấp hành xong hình phạt bổ sung là hình phạt tiền, án phí và các nghĩa vụ bồi thường dân sự;
  • đã chấp hành được ít nhất là một phần hai mức thời hạn tù đối với hình phạt tù có thời hạn hoặc ít nhất 15 năm đối với tù chung thân đã được giảm xuống tù có thời hạn…

Ngoài ra, trường hợp người phạm tội là thương binh, bệnh binh, thân nhân gia đình liệt sỹ, gia đình có công với cách mạng, người đủ 70 tuổi trở lên, người khuyết tật nặng hoặc khuyết tật đặc biệt nặng, phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi đã chấp hành ít nhất một phần ba hình phạt tù có thời hạn hoặc ít nhất 12 năm đối với tù chung thân đã được giảm xuống tù có thời hạn cũng được áp dụng chính sách khoan hồng này.

Như vậy, nguyên tắc nhân đạo là nguyên tắc quan trọng của pháp luật hình sự nhằm đảm bảo tính nhân văn, bảo vệ những quyền tối thiểu của con người dù trong bất kỳ hoàn cảnh nào. Nguyên tắc này thể hiện bản chất Nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Thể hiện tư tưởng vì con người của định hướng đi lên nhà nước xã hội chủ nghĩa.

CÔNG TY LUẬT TNHH MINH KHUÊ

Điện thoại yêu cầu dịch vụ luật sư tư vấn luật hình sự trực tuyến, gọi:1900.6162

Gửi thư tư vấn hoặc yêu cầu dịch vụ qua Email:Tư vấn pháp luật hình sự miễn phí qua Email

Rất mong nhận được sự hợp tác cùng Quý khách hàng!

Trân trọng./.
Bộ phận luật sư tư vấn luật hình sự

Video liên quan

Chủ Đề