Bốn lằn là gì

Ông Thanh kể: “Chiều 8-5, trong lúc làm cỏ trong vườn tôi thấy con rắn nhỏ giống kỳ nhông nhưng nhìn kỹ thì không phải nên tìm cách bắt để tìm hiểu thêm”.

Phóng to
Ảnh: v.tr.

Con vật có đầu hình tam giác và thân có sọc xanh giống như rắn lục, đặc biệt đuôi rất dài, có bốn chân. Theo nhà nghiên cứu sinh vật Ngô Văn Trí, đây là con liu điu hay thằn lằn cỏ, thuộc tốp những sinh vật kỳ quái ở VN.

Bác sĩ Trần Văn Hoàng - giám đốc Trung tâm nuôi trồng, nghiên cứu, chế biến dược liệu Quân khu 9 [trại rắn Đồng Tâm] - cho biết đây không phải là rắn mà là loài thuộc nhóm bò sát tương tự kỳ nhông, cắc ké, liu điu, có nơi gọi là thằn lằn. Loài này sống ở vùng đồng bằng, không độc, chạy nhanh, chân không bám.

Tìm thấy bốn loài bò sát quý hiếm tại Kiên Giang

Phóng to
Thằn lằn chân ngón Eisenmani

Nhóm nghiên cứu gồm GS L.Lee Grismer, khoa sinh Trường đại học La Sierra [bang California, Hoa Kỳ], Jesse L. Grismer, khoa sinh Trường đại học Villanova [bang Pennsylvania, Hoa Kỳ] và Ngô Văn Trí, Viện Sinh học nhiệt đới TP.HCM [thuộc Viện Khoa học và công nghệ Việt Nam]

Bốn loài bò sát này bao gồm hai loài thằn lằn đá ngươi tròn [Cnemaspis] và thằn lằn chân ngón [Cyrtodactylus]. Cả ba loài này thuộc họ tắc kè [Gekkonidae] và một loài rắn lục Hòn Sơn, thuộc họ rắn lục [Viperidae].

Thằn lằn đá ngươi tròn đuôi trắng [Cnemaspis caudanivea - sp. nov. Grismer và Ngô, 2007] có chiều dài đầu mình lớn nhất khoảng 44mm. Đây là loài thằn lằn đá ngươi tròn nhỏ nhất so với năm loài thằn lằn đá ngươi tròn được khám phá ở Việt Nam. Cơ thể chúng có màu xám, được che phủ bởi những đốm nâu đỏ xếp thành dãy ngang trên mõm, đỉnh đầu và lưng, những đốm nâu đỏ được xen lẫn bởi những đốm trắng đục. Chân trước và sau thằn lằn đá ngươi tròn đuôi trắng có những vạch đậm ở trên mặt lưng. Đuôi cũng có màu xám xen kẽ với những vạch màu nâu đỏ nhạt, chóp đuôi có màu trắng. Loài này chỉ được tìm thấy ở Hòn Tre, huyện đảo Kiên Hải [Kiên Giang].

Phóng to

Thằn lằn đá ngươi tròn chân cam

Thằn đá ngươi tròn chân cam [Cnemaspis aurantiacopes - sp. nov. Grismer và Ngô, 2007] có chiều dài đầu mình lớn nhất khoảng 56,5mm. Cơ thể chúng có màu nâu vàng nhạt, được phủ lên trên bởi những dãy đốm hình thoi có màu nâu đỏ nhạt từ vùng chấm đến cuống đuôi. Những dãy đốm này được bao quanh bởi tám đốm lớn có màu xám vàng nhạt hình oval từ sau gáy đến cuống đuôi. Mõm có màu xám và chỏm đầu có màu nâu đỏ nhạt, chân trước và sau có màu vàng nghệ với những vạch nhạt hơn ở trên mặt lưng. Đuôi có màu nâu đỏ nhạt. Thằn lằn đá ngươi tròn chân cam được khám phá ở Hòn Đất [Kiên Giang].

Loài thằn lằn chân ngón Eisenmani [Cyrtodactylus eisenmani - sp. nov. Ngô, 2008] là động vật hang điển hình, thường sống trong hang đá sâu. Chiều dài đầu mình lớn nhất khoảng 89,2mm, đầu, thân và đuôi có màu nâu sôcôla, trên lưng có bốn vạch ngang trắng mảnh trông rất đẹp mắt. Đuôi có một vạch trắng mảnh ở sát cuống đuôi. Mặt bụng có màu nhạt hơn. Thằn lằn chân ngón Eisenmani được mang tên TS Stephanie L. Eisenmani, giám đốc của Quỹ bảo tồn động vật hoang dã [WWF], người đã có những nỗ lực không mệt mỏi đối với bảo tồn các loài động vật hoang dã toàn cầu và Việt Nam trong những năm qua.

Thằn lằn chân ngón Eisenmani được phát hiện ở Hòn Sơn, xã Lại Sơn, huyện đảo Kiên Hải [Kiên Giang]. Cũng tại Hòn Sơn các nhà khoa học còn phát hiện loài rắn lục Hòn Sơn [Cryptelytrops honsonensis sp. nov. Grismer, Ngô & Grismer, 2008] có chiều dài cơ thể kể cả đuôi khoảng 626-648mm. Cơ thể có màu vàng rơm hay vàng xám hay nâu đỏ nhạt, với những vạch đậm không đều chạy dicdăc trên lưng trông lốm đốm như hạt mè đen, đuôi có màu cam nhạt.

Phóng to

Rắn lục Hòn Sơn.jpg

Trong khi đó, trao đổi với Tuổi Trẻ chiều cùng ngày, thạc sĩ Lý Ngọc Sâm, Viện Sinh học nhiệt đới TP.HCM [Viện Khoa học công nghệ Việt Nam], cho biết trong chương trình nghiên cứu đa dạng sinh học khu vực núi đá vôi Kiên Lương - Hà Tiên [Kiên Giang], các chuyên gia của Trung tâm đa dạng sinh học, Viện Sinh học nhiệt đới TP.HCM cùng chuyên gia Vườn thực vật Edinburgh [Scotland] cũng vừa phát hiện và công bố một loài thực vật Ornithoboea mới cho khoa học, đó là loài Ornithoboea emarginata D.J. Middleton & N.S. Ly. [O. emarginata].

Loài thực vật mới này rất giống với loài Ornithoboea lacei Craib ở Myanmar vì cùng có đặc điểm các đầu thùy tràng hoa lõm. Tuy nhiên, loài này khác với loài Ornithoboea lacei vì thiếu sự tồn tại của các lá rất ngắn ở gốc lúc trưởng thành, mép lá răng không đều hơn nhiều, có nhiều lông trên bao phấn và quả ngắn hơn. Loài này cũng khác với loài Ornithoboea wildeneana Craib ở mép lá, thùy tràng hoa lõm và quả ngắn hơn. Loài Ornithoboea emarginata được tìm thấy ở khu vực núi đá vôi thuộc huyện Kiên Lương. Ornithoboea emarginata là loài đặc hữu hẹp của núi hang Cá Sấu, cách Hòn Chông khoảng 3km về hướng tây tây bắc. Loài này còn được tìm thấy ở các núi đá vôi lân cận như: Bà Tài, Hang Tiền, Mo So.

Phóng to
Loài thực vật mới Ornithoboea emarginata được tìm thấy ở núi đá vôi Kiên Lương [Kiên Giang].

Ornithoboea emarginata là loài cây chịu bóng, mọc từng bụi rải rác trên các khe nứt hay các hộc đất nhỏ trên các vách đứng ở những hang núi đá vôi từ độ cao 10 - 70m so với mực nước biển. Số lượng quần thể cũng như số lượng cá thể trong quần thể của loài này tìm thấy trên các núi đá vôi ở Kiên Giang rất ít. “Việc nghiên cứu các đặc điểm sinh thái của loài thực vật này cũng như nghiên cứu tính đa dạng sinh học tổng thể trên vùng núi đá vôi ở Kiên Giang vẫn đang được tiếp tục nhằm xác lập các cơ sở khoa học để giúp cơ quan chức năng xây dựng các kế hoạch bảo tồn và sử dụng một cách bền vững hệ sinh thái độc đáo ở vùng Tây Nam Việt Nam này”, thạc sĩ Sâm cho biết.

Những phát hiện này cho thấy khu dự trữ sinh quyển Kiên Giang nói riêng và Kiên Giang nói chung không chỉ có nhiều tiềm năng về danh lam thắng cảnh, giàu truyền thống văn hóa, lịch sử… mà còn là nơi chứa đựng sự đa dạng về mặt sinh học hiếm nơi nào có được.

Chủ Đề