Như thế nào là giỏi

 - “5 lý do đừng cố học quá giỏi ở Việt Nam” nhận được nhiều đồng tình từ phía các phụ huynh, học sinh, tuy nhiên để “tư duy nổi loạn” cần phải có một cách đánh giá khác từ phía các nhà lãnh đạo giáo dục.


Không xếp loại học sinh tiểu học là một trong số những thay đổi gây nhiều tranh cãi của Bộ GD&ĐT. Ảnh: Lê Huyền

Thay đổi tư duy trong dạy con

Nguyễn Tú Nhi – một học sinh cấp 3 chia sẻ, hầu hết học sinh không ai có thể học đều hết 13 môn và để vừa lòng cha mẹ, thầy cô, các em phải tìm đến phao thi, thậm chí một khái niệm mà các em gọi là “gánh team” – người học giỏi tự nhiên sẽ đọc đáp án cho những em học xã hội và ngược lại. “Giáo viên bây giờ thì ai cũng thông qua con điểm để đánh giá con người, còn Bộ Giáo dục thì như đang dần lấy mất tuổi thơ của học sinh” –Tú Nhi nói.

Nữ sinh viên vừa tốt nghiệp đại học Nguyễn Nhung cũng có những chia sẻ tương tự khi 16 năm đi học là 16 tấm bằng giỏi, là niềm tự hào của cả họ hàng nhưng “bây giờ mình cứ vùng vẫy mãi mà thực sự chả biết mình cần làm cái quái gì để kiếm ra tiền nuôi được bản thân. Bây giờ chỉ thấy xấu hổ và nhục chứ chả lấy gì làm hay ho ba cái chuyện học giỏi. Giờ cất tấm bằng đại học đẹp thuộc trường tốp đi cho đỡ ê mặt, chỉ vậy thôi”.

Trả lời câu hỏi của một độc giả: “Giải pháp cho vấn đề này là gì?”, anh Lê Hoàng Long cho rằng giải pháp đã có ngay trong bài viết: thay đổi tư duy trong việc dạy con cái. “Hãy chấp nhận một cách vui vẻ khi con không đạt loại giỏi là bước đầu tiên, chấm dứt suy nghĩ những người học giỏi sẽ đương nhiên thành công sau này và mạnh dạn nói suy nghĩ này với con cái. Bạn làm được không?”

“Giải pháp ở ngay trong tiêu đề đó: sự nổi loạn của tư duy. Tất nhiên, sự nổi loạn ở đây được hiểu theo nghĩa tích cực. Hãy để cho học sinh được tự do tư duy, tự do sáng tạo, tự do xác định con đường đi của mình, thầy cô giáo và cha mẹ chỉ là người hướng đạo chứ không nên là người quyết định” – anh Phạm Hưng khẳng định. Tuy nhiên, anh cũng cho rằng các nhà quản lý giáo dục nói riêng và các nhà lãnh đạo đất nước nói chung hãy cho phép điều đó xảy ra. “Không có điều này từ phía các nhà quản lý và lãnh đạo, mọi lời nói đều vô nghĩa”.

Định nghĩa học giỏi cần thay đổi

Anh Phạm Quang Nghĩa khẳng định giải pháp là giáo viên cần dũng cảm, phụ huynh nhìn xa, học sinh phải chấp nhận khác biệt để đương đầu với khuôn khổ, sáo rỗng và tính e dè.

Tuy nhiên, thật khó có thể đề nghị giáo viên dũng cảm, khi mà “nếu không đạt thành tích tốt, hiệu trưởng có quyền trả về phòng, về sở. Chúng tôi rất muốn đánh giá thưc chất, có ai cứu cho chúng tôi khi mất việc, đau khi phụ huynh nói dạy dở” – cô giáo Minh Hiền chia sẻ cái khó của các giáo viên.

Tương tự, chị Đào Thị Hường chia sẻ, mặc dù không muốn bắt ép con em mình phải học nhưng xã hội Việt Nam lại luôn đòi hỏi bằng cấp. Nếu không học để có được cái bằng thì ngay cả xin đi học nghề cũng không đc. Một chuỗi bất cập nối tiếp. Không biết xử lý từ đâu, cũng không thể chỉ làm theo một phần. Nên vẫn phải theo cái vòng luẩn quẩn dù muốn hay không.

Không phủ nhận hoàn toàn những kiến thức mang tính học thuật trong nhà trường, anh Trần Văn Trai cho rằng đạo hàm, tích phân là một trong những cơ sở đã làm nên nền văn minh của nhân loại, tuy nhiên khi dạy những kiến thức này cần kết hợp với các ví dụ thực tiễn.

Nhìn ở một góc độ khác, anh Vũ Mạnh nêu ý kiến, không nên “tẩy chay” học giỏi. “Học giỏi không phải là tội, ước muốn học giỏi cũng vậy. Học giỏi, thật giỏi là cách để phần đông con em nông dân, người nghèo vươn lên trong xã hội. Vấn đề là có thật sự giỏi không?”

Có thể tạm dừng cuộc tranh luận bằng ý kiến của anh Hoàng Tùng: Vấn đề không phải ở phụ huynh mà là do chương trình giáo dục và cách đánh giá học sinh. Bộ Giáo dục cần phải thay đổi và học tập các nước phát triển về cách đánh giá học sinh. Một số thay đổi gần đây về đánh giá học sinh tiểu học không thông qua điểm số là những thay đổi tích cực. Tuy nhiên, cần phải thay đổi cả cách đánh giá học sinh ở các bậc cao hơn nữa.

Định nghĩa như thế nào là học giỏi cần phải thay đổi. Đối với học sinh cần tìm hiểu thế mạnh của từng học sinh mà tư vấn cho phụ huynh phát triển theo hướng phù hợp. Học sinh có thể mạnh lĩnh vực nào cần khuyến khích để các em đi theo lĩnh vực đó. Không cần thiết phải giỏi tất cả các lĩnh vực, con người vẫn có thể trưởng thành và thành công nếu họ thực sự xuất sắc ở một lĩnh vực nào đó. Khi Bộ GD thay đổi, phụ huynh sẽ thay đổi theo, chiều ngược lại hơi khó”.

Tiếng ViệtSửa đổi

Cách phát âmSửa đổi

IPA theo giọng Hà Nội Huế Sài Gòn Vinh Thanh Chương Hà Tĩnh
zɔ̰j˧˩˧jɔj˧˩˨jɔj˨˩˦
ɟɔj˧˩ɟɔ̰ʔj˧˩

Chữ NômSửa đổi

[trợ giúp hiển thị và nhập chữ Nôm]

Cách viết từ này trong chữ Nôm

  • 磊: rủi, trọi, dội, lẫn, lòi, lọi, trỗi, lỏi, sỏi, giỏi, xổi, trổi, sói, sõi, lỗi, lối
  • 𤈜: chấy, đốt, cháy, giỏi, chói
  • 𡤟: giỏi
  • 唯: dũi, duôi, dõi, dói, giói, dụy, dạ, giọi, giỏi, dúi, duối, duỗi, dòi, dọi, giòe, dỏi, duy
  • 𠐞: trỗi, giỏi, chỗi

Từ tương tựSửa đổi

Các từ có cách viết hoặc gốc từ tương tự

  • giọi
  • gioi
  • giổi
  • giội
  • giới
  • giòi
  • giồi
  • giối
  • giời

Tính từSửa đổi

giỏi

  1. Có trình độ cao, đáng được khâm phục hoặc khen ngợi. Thầy thuốc giỏi. Học giỏi. Giỏi môn toán. Thi tay nghề đạt loại giỏi.
  2. [Kng.] . Có gan dám làm điều biết rõ là sẽ không hay cho mình [dùng trong lời mỉa mai, hoặc đe doạ, thách thức]. À, ra thằng này giỏi! Có giỏi thì lại đây, đừng chạy!
  3. [Kng.] . Có mức độ coi như khó còn có thể hơn. Uống được hai cốc là giỏi. Việc này giỏi lắm cũng phải hai tháng mới xong.

DịchSửa đổi

Tham khảoSửa đổi

  • Hồ Ngọc Đức, Dự án Từ điển tiếng Việt miễn phí [chi tiết]
  • Thông tin chữ Hán và chữ Nôm dựa theo cơ sở dữ liệu của phần mềm WinVNKey, đóng góp bởi học giả Lê Sơn Thanh; đã được các tác giả đồng ý đưa vào đây. [chi tiết]

Dưới đây là chia sẻ của anh Giang Nguyễn, từng tốt nghiệp Đại học Cornell và Đại học Luật Boston [Mỹ]:

Phụ huynh thường hỏi tôi "Thầy ơi thế nào là giỏi tiếng Anh"? Tôi cười và chưa biết phải trả lời thế nào cho phải.

Một phụ huynh lại kể với tôi con họ thi TOEFL Junior được điểm cao lắm, cháu còn được mấy giải gì đó do các trung tâm tổ chức. Tôi chỉ hỏi "Thế cháu có chăm đọc sách và đọc truyện tiếng Anh không? Cháu có chịu khó lên Youtube xem các phim khoa học bằng tiếng Anh không? Cháu có chăm viết, có sáng tác truyện bằng tiếng Anh không"? Phụ huynh lắc đầu với những câu tôi hỏi.

Anh Giang Nguyễn từng tốt nghiệp Đại học Cornell và Đại học Luật Boston [Mỹ]. Ảnh: Nhân vật cung cấp.

Ngày xưa, các cụ nhà mình không hề có Internet, không có các giải đi thi, không có từ điển để tra, không có "Tây" để luyện nói, nhưng lại tự học tiếng Anh rất tốt. 

Hồ Chí Minh là tấm gương học ngoại ngữ siêu hạng. Bác là con nhà nho, từ nhỏ đã theo cha họp bàn với các cụ chí sĩ, nhà nho yêu nước nên rất thạo chữ nho. Lớn lên, Hồ Chí Minh học trường Pháp nên nói tiếng Pháp tốt là điều đương nhiên. Nhưng việc viết báo, đọc tài liệu tiếng Anh có lẽ là nhờ quá trình tự học. 

Có thời gian, Bác sang Boston sống và làm việc. Tuy nhiên, Bác chủ yếu sống ở khu người Hoa. Vậy mà khả năng dùng tiếng Anh của Bác vẫn rất tốt. Bác viết báo, tranh luận các vấn đề chính trị - xã hội sâu sắc bằng thứ tiếng Anh học cóp nhặt hàng ngày.

Tôi đọc lá thư Bác viết cho Tổng thống Mỹ Truman mới thấy trình độ ngoại ngữ bây giờ của con em mình, ở thời đại mà điều kiện học tập rất đầy đủ, là quá thấp. Tôi đọc tác phẩm dịch của các cụ Trần Kiệm, Đắc Lê, Hoàng Túy, tìm hiểu mới thấy các cụ toàn tự học tiếng Anh. Các cụ không ai dám nhận giỏi tiếng Anh.

Còn ngày nay thì sao? Hình như việc giỏi tiếng Anh được lượng hóa bằng các kỳ thi. Các mẹ ào ào cho con đi thi TOEFL Primary, Junior, rồi giải này giải kia và tưởng rằng thế là giỏi tiếng Anh. Theo tôi, thi thố chỉ là một góc nhỏ, là sự động viên, khích lệ các con học tập tốt hơn. Còn giỏi tiếng Anh ư, chắc còn xa lắm.

Tôi lấy ví dụ các học trò của tôi thi IELTS 7.5, thậm chí có em đạt 8.0 khi mới học lớp 8-9. Nhưng khi các em sang Mỹ du học lại phát hoảng vì ngồi trong lớp vẫn không hiểu bài. Sang đến đây mới biết là mấy thứ tiếng Anh học ở nhà để đi thi IELTS hay TOEFL chẳng ăn thua gì. Động đến môn Văn học Anh - Mỹ, phải viết các bài nghị luận, bình luận văn học là chào thua. Có nhiều cháu về Việt Nam học thêm môn viết và SAT, dù đang học cấp 3 ở Anh, ở Mỹ vì thấy ở Mỹ người ta không có lò luyện, tự học thì thấy khó.

Tôi cho rằng học sinh có thể được gọi là giỏi tiếng Anh khi đọc sách, viết nhật ký, viết truyện bằng tiếng Anh, dùng tiếng Anh để đọc sách khoa học, xem phim, đi thi mà không cần đi luyện. Nhưng lật lại câu chuyện một chút. Nói như vậy có phải học sinh trường quốc tế đều giỏi tiếng Anh không vì các em học bằng tiếng Anh cả? Tiếng Anh chỉ là công cụ giao tiếp, học tập, chứ không phải là thứ ngôn ngữ chúng phải bò ra học để thi mấy giải "ảo" như con em nhà mình?

Đứng trên góc nhìn của nhiều phụ huynh, không hẳn học sinh trường quốc tế đều giỏi tiếng Anh bởi các em nghe nói vèo vèo thế thôi nhưng động vào mấy bài thi chuyên, thi giải thành phố, quận huyện là không ổn. Thế nên cho nhóm học sinh đó đi thi lại kém xa mấy em trường công luyện chuyên. 

Nhiều phụ huynh lấy kết quả để đo bản lĩnh và năng lực ngôn ngữ, lại bảo "Ôi dào, trường quốc tế tiếng Anh kém hơn trường công nhiều". Nhưng nếu suy nghĩ theo kiểu lấy mấy giải thi truyền thống ra để đo độ giỏi tiếng Anh thì có lẽ là thiển cận vì học sinh học trường quốc tế từ bé có biết thế nào là giỏi tiếng Anh đâu, các cháu đã sử dụng tiếng Anh như công cụ giao tiếp và học tập bình thường rồi. Các cháu đã vượt xa tiêu chuẩn khuôn thước đo giỏi tiếng Anh của Việt Nam. 

Vậy thế nào mới là giỏi tiếng Anh? Đoạt giải nhất tiếng Anh quốc gia, hay đạt 9.0 IELTS mới là giỏi?

Tôi thấy các con chăm chỉ nghe, đọc, viết và đặc biệt là đọc truyện tiếng Anh, chịu khó tham gia một số kỳ thi quốc tế như hùng biện, ham đọc khoa học, lịch sử, và coi tiếng Anh như thể là điều gì đó tự nhiên thì tạm được coi là giỏi tiếng Anh. Sâu xa hơn, tôi mong từ nay chúng ta không phán xét thế nào là giỏi tiếng Anh nữa và cũng không mang tiếng Anh ra để đánh giá một đứa trẻ giỏi hay kém.

Hãy nhìn xa hơn, toàn diện hơn là làm sao cho bọn trẻ giỏi toán, khoa học, đam mê văn học, lịch sử, nghệ thuật. Còn tiếng Anh ư, các con cứ học từ từ, dần dần, mỗi ngày một ít, mỗi năm tiến lên một chút, rồi đến lúc cần luyện thi mấy chứng chỉ SAT, IELTS, TOEFL thì dồn tâm sức đi thi. Điều quan trọng là các con xây dựng nền kiến thức tổng hợp từ khi còn tấm bé về các lĩnh vực khoa học.

Tiếng Anh có học cố cả đời không giỏi được, mà chỉ đủ để đi học, viết bài báo xuất bản, thế là tốt lắm rồi! Đó là câu chuyện của tương lai, còn hôm nay các con vẫn cứ chăm chỉ cóp nhặt, mỗi ngày một chút!

Không ai giỏi tiếng Anh cả, chỉ có ai chăm đọc sách hơn ai mà thôi!

Giang Nguyễn

Video liên quan

Chủ Đề