Những bài thơ trong sách tiếng Việt lớp 2

Sách Tiếng Việt 2, tập 1 – bộ Cánh Diều và Kết nối tri thức với cuộc sống kế thừa nhiều văn bản hay của Chương trình 2000 như: “Làm việc thật là vui” [Tô Hoài]; “Ngày hôm qua đâu rồi” [Bế Kiến Quốc]; “Cái trống trường em”, [Thanh Hào], “Cô giáo lớp em” [Nguyễn Xuân Sanh]…

Tuy nhiên, theo ý kiến cá nhân tôi, hai bộ sách còn đưa vào một số văn bản thiếu chọn lọc, dẫn đến hạn chế phần nào hiệu quả giáo dục học sinh. Tôi xin dẫn ra đây 2 văn bản nhằm góp thêm một tiếng nói mang tính xây dựng.

Văn bản “Mít làm thơ”

Văn bản “Mít làm thơ” [theo Nô-xốp, Vũ Ngọc Bình dịch, trang 25-26, Sách Tiếng Việt 2 - bộ sách Cánh Diều, Nguyễn Minh Thuyết – Tổng Chủ biên kiêm Chủ biên, Nhà xuất bản Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh] có nội dung như sau:

1. Mít là một cậu bé rất ngộ nghĩnh. Một lần, Mít đến nhà thi sĩ Hoa Giấy học làm thơ. Hoa Giấy bảo:

– Thơ phải có vần. Hai tiếng có phần cuối giống nhau thì gọi là bắt vần với nhau. Cậu hãy tìm một tiếng vần với bé xem nào!

– Phé – Mít đáp.

– Phé là gì? Vần thì vẫn nhưng phải có nghĩa chứ.

– Mình hiểu rồi. Thật kì diệu!

Về đến nhà, Mít đi đi lại lại, vò đầu bứt tai. Đến tối thì bài thơ hoàn thành.

2. Mít gọi các bạn đến, tặng thơ. Đây là thơ tặng Biết Tuốt:

Một hôm, đi dạo qua dòng suối

Biết Tuốt nhảy qua con cá chuối.

Biết Tuốt la lên:

– Tớ nhảy qua con cá chuối bao giờ?

– Nói cho có vần thôi! – Mít giải thích.

– Vần gì thì cũng phải đúng sự thật chứ!

Các bạn không muốn nghe thơ Mít nữa. Họ cho là Mít định chế giễu họ và dọa không chơi với Mít.

Văn bản “Mít làm thơ” trong sách Tiếng Việt 2 - bộ sách Cánh Diều.

Theo tôi, văn bản “Mít làm thơ” có một số hạn chế như: đây là một bản dịch chưa đạt thể hiện qua sự chuyển ngữ ở từ “phé” [không có nghĩa] và lời “thơ” “Một hôm, đi dạo qua dòng suối/Biết Tuốt nhảy qua con cá chuối” còn khiên cưỡng.

Cùng với đó, học sinh lớp 2 chỉ mới 7 tuổi, nhiều em còn chưa đọc thông viết thạo nhưng tác giả sách lại dạy cách làm thơ [thơ phải hiệp vần] thì khác nào đánh đố?

Ngoài ra, một số giáo viên Ngữ văn chia sẻ với tôi rằng, đây là câu chuyện nhảm nhí, chứ không phải hài hước, ngây ngô theo kiểu trẻ con, không biết ý nghĩa giáo dục là gì. Hơn nữa, đoạn kết của văn bản “Các bạn không muốn nghe thơ Mít nữa. Họ cho là Mít định chế giễu họ và dọa không chơi với Mít”, còn vô duyên. Phải chăng, các bạn của Mít giỏi về thơ hay thiếu bao dung khi bạn mình làm thơ dở?

Theo tìm hiểu của tôi, nguyên tác văn bản “Mít làm thơ” có tên là “Những cuộc phiêu lưu của Mít Đặc và các bạn”. Đây là một tập truyện giả tưởng dành cho trẻ em của nhà văn Nikolai Nosov [Nga], ra đời năm 1953. Tuy nhiên, khi tác giả sách trích nội dung của tác phẩm này đưa vào sách giáo khoa thì tên nhân vậy bị rút gọn từ Mít Đặc thành Mít.

Văn bản “Khi trang sách mở ra”

Bài thơ “Khi trang sách mở ra” [trang 66, sách Tiếng Việt 2 tập 1, bộ Kết nối tri thức với cuộc sống, Bùi Mạnh Hùng – Tổng Chủ biên – Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam] có nội dung như sau:

Bài thơ “Khi trang sách mở ra” trong sách Tiếng Việt 2 tập 1, bộ Kết nối tri thức với cuộc sống

Dẫu biết rằng, tác giả sách đưa nội dung bài thơ này vào sách giáo khoa nhằm giúp học sinh hiểu được, trong mỗi trang sách chứa đựng rất nhiều tri thức và những điều lí thú. Bài học cũng giúp học sinh thêm yêu sách và có hứng thú đọc sách.

Tuy vậy, là giáo viên dạy Ngữ văn, tôi khẳng định, học sinh lớp 2 rất khó để có thể hiểu vì sao tác giả Nguyễn Nhật Ánh viết: “Khi trang sách mở ra/ Khoảng trời xa xích lại/ Đầu tiên là cỏ dại/ Thứ đến là cánh chim/ Sau nữa là trẻ con/ Cuối cùng là người lớn”. Hay: “Trang sách còn có lửa/ Mà chẳng thấy cháy đâu/ Trang sách có ao sâu/ Mà giấy không hề ướt”.

Tại sao học sinh 7 tuổi không hiểu được nội dung của những đoạn thơ trên? Vì bài thơ có hàng loạt hình ảnh mang tính ẩn dụ [khoảng trời, lửa, cháy… ] khiến trẻ càng đọc càng rối, rất khó hiểu tầng sâu ngữ nghĩa các từ ngữ để trả lời câu hỏi. Chẳng hạn câu 3, trang 67, theo em, khổ thơ cuối ý nói gì? [Trang sách không nói được/Sao em nghe điều gì/Dạt dào như sóng vỗ/Một chân trời đang đi].

Một số nhà nghiên cứu phê bình cho rằng, tác phẩm của Nguyễn Nhật Ánh có sức hấp dẫn lớn đối với trẻ em bởi chính nội dung và lối viết cuốn hút của tác giả. Cá nhân tôi cho rằng, bài thơ “Khi trang sách mở ra” xét về nội dung và nghệ thuật đều rất hay nhưng chỉ phù hợp với học sinh bậc trung học cơ sở [lớp 6, 7].

Trước đó, trên diễn đàn của Tạp chí Điện tử Giáo dục Việt Nam cũng đã có bài phản ánh về sách Ngữ văn 6, bộ Kết nối tri thức với cuộc sống, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, đưa bài thơ “Bắt nạt” [Nguyễn Thế Hoàng Linh] vào giảng dạy gây tranh cãi.

Qua bài viết này, tôi mong bạn đọc của Tạp chí góp ý thêm về nội dung, nghệ thuật của hai văn bản như đã dẫn. Cùng với đó, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, Nhà xuất bản Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh xem xét và thẩm định lại về việc đưa những văn bản trên vào sách giáo khoa đã phù hợp hay chưa.

Tài liệu tham khảo:

//drive.google.com/file/d/1YsO8A6-jjlc9OG8d3Pd0hbWNo33oe-dt/view

//drive.google.com/file/d/1DAPMwVO2-MwEckFIZDPgRiJByvShI6WJ/view

//giaoduc.net.vn/giao-duc-24h/bai-tho-bat-nat-gay-nhieu-tranh-cai-co-nen-tiep-tuc-de-trong-sach-giao-khoa-post220853.gd

[*] Văn phong, nội dung bài viết thể hiện góc nhìn, quan điểm của tác giả.

Cao Nguyên

3. Tìm từ ngữ không cùng nhóm trong mỗi dòng

a] bạn học, bạn bè, kết bạn, bạn thân

b] chạy bộ, bơi lội, tốt bụng, múa hát

4. Thực hiện các yêu cầu dưới đây

a] Chọn từ ngữ ở bài tập 3 phù hợp với mỗi chỗ trống.

An và Bích là đôi ....Cuối tuần, hai bạn thường ..... quanh công viên. Mùa hè, hai bạn cùng tham gia câu lạc bộ ....

b] Đặt 1-2 câu nói về một việc em thích làm trong ngày nghỉ cuối tuần.

Xem lời giải

Trang chủ Diễn đàn > PHÒNG 2 - THƯ VIỆN EBOOK - tducchau > Tủ sách Thi ca >

Thảo luận trong 'Tủ sách Thi ca' bắt đầu bởi Heoconmtv, 28/6/15.

Moderators: Ban Tang Du Tử

Trang 1 của 14 trang

1 ← 2 3 4 5 6 → 14 Tiếp >

Moderators: Ban Tang Du Tử

Những ngôi sao thức ngoài kia Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con. Đêm nay con ngủ giấc tròn Mẹ là ngọn gió của con suốt đời.

[Trần Quốc Minh, Tiếng Việt lớp 2, tập 1]


Em yêu nhà em Hàng xoan trước ngõ Hoa xao xuyến nở Như mây từng chùm. Em yêu tiếng chim Đầu hồi lảnh lót Mái vàng thơm phức Rạ đầy sân phơi. Em yêu ngôi nhà Gỗ, tre mộc mạc Như yêu đất nước Bốn mùa chim ca.

[Tô Hà, Tiếng Việt lớp 2, tập 1]


Các anh về Mái ấm nhà vui, Tiếng hát câu cười Rộn ràng xóm nhỏ Các anh về Tưng bừng trước ngõ, Lớp đàn em hớn hở theo sau Mẹ già bịn rịn áo nâu Vui đàn con ở rừng sâu mới về Làng tôi nghèo Mái lá nhà tranh Các anh về Xôn xao làng bé nhỏ. Nhà lá đơn sơ Tấm lòng rộng mở Nồi cơm nấu dở Bát nước chè xanh Ngồi vui kể chuyện tâm tình bên nhau.

[Hoàng Trung Thông, Tiếng Việt lớp 3, tập 2]


Bờ cây chen chúc lá Chùm giẻ treo nơi nào? Gió về đưa hương lạ Cứ thơm hoài, xôn xao! Bạn trai vin cành hái Bạn gái lượm đầy tay Bạn trai túi áo đầy Bạn gái cài sau nón Chùm này hoa vàng rộm Rủ nhau giành tặng cô Lớp học chưa đến giờ Đã thơm bàn cô giáo.

[Xuân Hoài, Tiếng Việt lớp 3, tập 1]


Em cầm bút vẽ lên tay Đất Cao Lanh bỗng nở đầy sắc hoa: Cánh cò bay lả, bay la Lũy tre đầu xóm, cây đa giữa đồng. Con đò lá trúc qua sông Trái mơ tròn trĩnh, quả bòng đung đưa... Bút nghiêng, lất phất hạt mưa Bút chao, gợn nước Tây Hồ lăn tăn. Hài hòa đường nét hoa văn Dáng em, dáng của nghệ nhân Bát Tràng.

[Hồ Minh Hà, trích "Nét vẽ...màu men", Văn Lớp 4]


Mấy ngày mẹ về quê Là mấy ngày bão nổi Con đường mẹ đi về Cơn mưa dài chặn lối. Hai chiếc giường ướt một Ba bố con nằm chung Vẫn thấy trống phía trong Nằm ấm mà thao thức. Nghĩ giờ này ở quê Mẹ cũng không ngủ được Thương bố con vụng về Củi mùn thì lại ướt. Nhưng chị vẫn hái lá Cho thỏ mẹ, thỏ con Em thì chăm đàn ngan Sáng lại chiều no bữa. Bố đội nón đi chợ Mua cá về nấu chua... Thế rồi cơn bão qua Bầu trời xanh trở lại. Mẹ về như nắng mới Sáng ấm cả gian nhà.

[Trích "Hồ trong mây", Đặng Hiển; Văn Lớp 4]


Hoa từ cành cao Rủ nhau xuống giếng Tắm xong hoa tím Theo gầu nước lên. Ai nặn nên hình? Khế chia năm cánh, Khế chín đầy cây, Vàng treo lóng lánh. Con cua, con hến Giữa ruộng, ven sông, Nấu chung sao khế Cơm canh ngọt lòng...

[Phạm Hổ]


Ai thổi sáo gọi trâu đâu đó Chiều im nghiêng trên mảng núi xa Con trâu trắng dẫn đàn lên núi Vểnh đôi tai, nghe sáo trở về. Trâu đực chạy rầm rầm như hổ Trâu thiến rong từng bước hiền lành Cổ lừng lững như chum như vại Móng hến hằn im mép cỏ xanh. Những chú nghé lông tơ mũm mĩm Mũi phập phồng dính cánh hoa mua Cổng trại mở, trâu vào chen chúc Chiều rộn ràng trong tiếng nghé ơ.

[Ngô Văn Phú, trích "Tháng năm mùa gặt", Văn Lớp 4]


Chúng ta đoàn áo vải Sống cuộc đời rừng núi bấy nay. Đồng xanh ta thiếu đất cày. Nghe rừng lắm đất lên đây với rừng Tháng ngày ta góp sức chung Vun từng luống đất cuốc từng gốc cây. Đường xa ta tới đây Trên đồi cây khát nắng Giữa hai dòng suối vắng Đoàn ta vui cấy cày. Bàn tay lao động Ta gieo sự sống Trên từng đất khô. Bàn tay cần cù. Mặc dù nắng cháy Khoai trồng thắm rẫy Lúa cấy xanh rừng. Hết khoai ta lại gieo vừng. Không cho đất nghỉ, không ngừng tay ta. Bàn tay ta làm nên tất cả Có sức người sỏi đá cũng thành cơm.

[Hoàng Trung Thông, lược trích "Bài ca vỡ đất", Văn Lớp 4]


Trong vòm lá mới chồi non, Chùm cam bà giữ vẫn còn đung đưa. Quả ngon dành tận cuối mùa, Chờ con, phần cháu bà chưa trẩy vào. Giêng, hai rét cứa như dao, Nghe tiếng chào mào chống gậy ra trông. Nom đoài rồi lại ngắm đông, Bề lo sương táp, bề phòng chim ăn. Quả vàng nằm giữa cành xuân, Mải mê góp mật, chuyên cần toả hương. Bà ơi! Thương mấy là thương, Vắng con, xa cháu tóc sương da mồi. Bà như quả ngọt chín rồi, Càng thêm tuổi tác, càng tươi lòng vàng.

[Võ Thanh An, Tiếng Việt lớp 3, tập 1, NXB Giáo dục, 1997]


Ơi chích choè ơi! Chim đừng hót nữa, Bà em ốm rồi, Lặng cho bà ngủ. Bàn tay bé nhỏ Vẫy quạt thật đều Ngấn nắng thiu thiu Đậu trên tường trắng. Căn nhà đã vắng Cốc chén nằm im. Đôi mắt lim dim Ngủ ngon bà nhé. Hoa cam, hoa khế Chín lặng trong vườn, Bà mơ tay cháu Quạt đầy hương thơm.

[Thạch Quỳ, SGK Tiếng Việt lớp 2, tập 1, NXB GD 2002].


[Còn nữa]!
Nhân tiện, mình cũng tập tành làm epub. Muốn đưa lên cho anh em góp ý, nhưng không biết gửi lên chỗ nào.

Video liên quan

Chủ Đề