Những ngày lễ được nghỉ trong năm

Nếu người lao động không nghỉ ngày lễ, tết mà vẫn đi làm thì được tính là làm thêm giờ theo như quy định tại Điều 55, Nghị định số 145/2020/NĐ-CP quy định về tiền lương làm thêm giờ:

Đối với người lao động hưởng lương theo thời gian, được trả lương làm thêm giờ khi làm việc ngoài thời giờ làm việc bình thường do người sử dụng lao động quy định theo Điều 105 của Bộ luật Lao động năm 2019 và được tính theo công thức:

Tiền lương làm thêm giờ = Tiền lương giờ thực trả của công việc đang làm vào ngày làm việc bình thường x Mức ít nhất 150% hoặc 200% hoặc 300% x Số giờ làm thêm.

Lưu ý: 300% này là chưa bao gồm tiền lương của ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương đối với người lao động hưởng lương ngày.

Đối với người lao động hưởng lương theo sản phẩm, được trả lương làm thêm giờ khi làm việc ngoài thời giờ làm việc bình thường để làm thêm số lượng, khối lượng sản phẩm ngoài số lượng, khối lượng sản phẩm theo định mức lao động theo thỏa thuận với người sử dụng lao động và được tính theo công thức:

Tiền lương làm thêm giờ = Đơn giá tiền lương sản phẩm của ngày làm việc bình thường x Mức ít nhất 150% hoặc 200% hoặc 300% x Số sản phẩm làm thêm.

Người lao động làm thêm giờ vào ngày lễ, tết trùng vào ngày nghỉ hàng tuần được trả lương làm thêm giờ vào ngày nghỉ lễ, tết. Trường hợp làm thêm giờ ngày nghỉ bù khi ngày lễ, tết trùng vào ngày nghỉ hàng tuần thì người lao động được trả lương làm thêm giờ vào ngày nghỉ hàng tuần.

Đối với nghỉ hằng năm, người lao động làm việc đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì được nghỉ hàng năm, hưởng nguyên lương theo hợp đồng lao động như sau:

+ 12 ngày làm việc đối với người lao động làm công việc trong điều kiện bình thường;

+ 14 ngày làm việc đối với người lao động chưa thành niên, lao động là người khuyết tật, người làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm;

+ 16 ngày làm việc đối với người làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.

Người lao động làm việc chưa đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì số ngày nghỉ hàng năm theo tỷ lệ tương ứng với số tháng làm việc.

Trường hợp do thôi việc, bị mất việc mà chưa nghỉ hàng năm hoặc chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hàng năm thì được người sử dụng lao động thanh toán tiền lương cho những ngày chưa nghỉ.

Người lao động có ngày nghỉ hàng năm tăng thêm theo thâm niên làm việc. Người lao động cứ đủ 5 năm làm việc cho một người sử dụng lao động thì số ngày nghỉ hàng năm được tăng thêm tương ứng 1 ngày.

Cũng như bao quốc gia khách trên Thế Giới, mỗi năm Việt Nam cũng có những ngày lễ lớn. Nhưng điểm khác biệt là Việt Nam còn có cả cá ngày lễ theo Âm lịch và Dương Lịch. Nào hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về các ngày lễ lớn trong năm nhé.

II. Những ngày lễ lớn theo năm Dương lịch

Ngoài các ngày lễ lớn theo lịch phương Tây như Tết dương lịch, Giáng sinh, lễ tình nhân hay ngày Trái Đất... thì ở Việt Nam cò có những ngày để tri ân, kỉ niệm khác,

Ngày thángTên ngày Lễ, TếtĐược nghỉ lễ1 tháng 1Tết Dương LịchĐược nghỉ 1 ngày14 tháng 2Lễ tình nhân [Valentine]Không3 tháng 2Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt NamKhông27 tháng 2Ngày Thầy thuốc Việt NamKhông8 tháng 3Ngày Quốc tế Phụ nữKhông20 tháng 3Ngày Quốc tế Hạnh phúcKhông26 tháng 3Ngày thành lập Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí MinhKhông22 tháng 4Ngày Trái đấtKhông30 tháng 4Ngày giải phóng Miền Nam thống nhất đất nướcĐược nghỉ 1 ngày1 tháng 5Quốc tế lao độngĐược nghỉ 1 ngày19 tháng 5Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí MinhKhông1 tháng 6Ngày Quốc tế Thiếu nhiKhông28 tháng 6Ngày Gia đình Việt NamKhông27 tháng 7Ngày Thương binh Liệt sĩKhông19 tháng 8Ngày Cách mạng tháng Tám thành côngKhông2 tháng 9Ngày Quốc khánh nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt NamĐược nghỉ 2 ngày7 tháng 9Ngày thành lập Đài Truyền hình Việt NamKhông13 tháng 10Ngày Doanh nhân Việt NamKhông14 tháng 10Ngày thành lập Hội Nông dân Việt NamKhông20 tháng 10Ngày thành lập Hội Phụ nữ Việt NamKhông20 tháng 11Ngày Nhà giáo Việt NamKhông22 tháng 12Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt NamKhông25 tháng 12Lễ Giáng SinhKhông

Các ngày lễ trong năm

III. Các ngày lễ trong năm ở Việt Nam theo Âm lịch

Các ngày lễ, tết theo âm lịch thường gợi nhớ đến các phong tục tập quán, truyền thống và những nét văn hoá của người Việt.

Ngày thángTên ngày Lễ, TếtĐược nghỉ1 - 4 tháng 1Tết Nguyên đánĐược nghỉ 5 ngày15 tháng 1Tết Nguyên TiêuKhông3 tháng 3Tết Hàn ThựcKhông10 tháng 3Giỗ tổ Hùng VươngĐược nghỉ 1 ngày15 tháng 4Lễ Phật ĐảnKhông5 tháng 5Tết Đoan NgọKhông15 tháng 7Lễ Vu LanKhông15 tháng 8Tết Trung ThuKhông23 tháng 12Lễ cúng Ông TáoKhông

Tết cổ truyền Việt Nam

IV. Chi tiết các ngày lễ, tết quan trọng trong năm ở Việt Nam

1. Tết Dương Lịch

Tết Dương lịch diễn ra vào ngày đầu tiên trong năm Dương lịch, tức là ngày 1 tháng 1 hằng năm. Vào ngày này nhiều nơi trên Thế Giới tổ chức bắn pháo hoa vào đêm giao thừa và có một kỳ nghỉ đầu năm cùng gia đình. Ở Việt Nam, người lao động và cán bộ công nhân viên chức sẽ được nghỉ ngày đầu tiên của năm để chung vui cùng gia đình.

2. Tết Nguyên đán

Tết Nguyên Đán là ngày lễ lớn nhất trong các ngày lễ lớn trong năm ở Việt Nam diễn ra vào 4 ngày đầu năm theo lịch âm, vào ngày này tất cả các thành viên trong gia đình sẽ tụ họp lại để cùng đón một năm mới và cầu mong bình an, hạnh phúc và tài lộc về cho gia đình. Đồng thời xoá bỏ mọi xui xẻo và buồn phiền trong năm cũ.

3. Giỗ Tổ Hùng Vương

Đây là ngày giỗ hàng năm để tưởng nhớ công ơn của các Vua Hùng đã có ông dựng nước, nghi lễ truyền thống này được tổ chức hàng năm vào ngày 10 tháng 3 âm lịch, vào ngày này nhiều người thường đến các đền thờ của các vị Vua Hùng để thắp nén hương và cầu mong mọi việc tốt đẹp sẽ đến.

4. Ngày giải phóng miền Nam 

Ngày lễ 30 tháng 4, tên chính thức là Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, Ngày Chiến thắng, Ngày Thống nhất là một ngày lễ quốc gia của Việt Nam. Đánh dấu sự kiện chấm dứt chiến tranh ở Việt Nam, thống nhất đất nước khi vào ngày 30/04/1975 chính phủ Cách mạng lâm thời Việt Nam đã giành được thắng lợi, đây là ngày lễ trọng đại trong các ngày lễ lớn trong năm ở Việt Nam

5. Ngày quốc tế lao động

Ngày Quốc tế Lao động hay ngày 1 tháng 5 là ngày lễ kỷ niệm của phong trào công nhân quốc tế và của người lao động vào ngày 1 tháng 5 hằng năm, đây là ngày kỉ niệm những thắng lợi đặt được, biểu lộ tinh thần đoàn kết của người lao động từ các Quốc Gia trên Thế Giới, biểu dương cho lực lượng lao động đấu tranh vì hoà bình, dân chủ và tiến bộ xã hội

6. Ngày Quốc Khánh

Ngày Quốc Khánh của nước Việt Nam nhằm vào ngày 2 tháng 9 hàng năm, kỉ niệm ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên Ngôn Độc Lập tại quảng trường Ba Đình, khai sinh ra nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà, tiền thân của nước ta ngày nay. Đây là ngày lễ lớn trong các ngày lễ lớn trong năm ở Việt Nam

Chủ Đề