Nhược thị mắt là gì

Nhược thị là vấn đề ảnh hưởng tới sức khỏe đôi mắt của bệnh nhân và có nguy cơ gây mù lòa nếu không được điều trị đúng cách. Trên thực tế căn bệnh này không quá phổ biến nên mọi người chưa thực sự quan tâm và hiểu được mức độ nghiêm trọng của bệnh. Tốt nhất chúng ta hãy chủ động tìm hiểu các phương pháp điều trị nhược thị để giải quyết các vấn đề về thị lực.

1. Nhược thị và một số triệu chứng thường gặp

1.1. Bệnh nhược thị là gì?

Nhược thị là bệnh lý liên quan trực tiếp tới sức khỏe đôi mắt, chúng còn được biết đến với tên gọi khác là mắt lười. Nguyên nhân chính gây bệnh là do khả năng nhận biết hình ảnh của não bộ suy giảm, chính vì thế thị lực của một bên mắt trở nên kém hơn. Trong nhiều trường hợp, bệnh nhân phải đối mặt với bệnh nhược thị ở cả hai con mắt.

Bệnh nhược thị có thể xảy ra ở bất cứ lứa tuổi nào

Trên thực tế, tỷ lệ người mắc bệnh nhược thị không quá cao, chính vì thế mọi người chưa thực sự hiểu biết về các triệu chứng và những biến chứng có thể gặp phải. Hiện nay, hai dạng bệnh thường gặp đó là: nhược thị chức năng và thực thể.

Trong đó, tình trạng nhược thị chức năng thuộc mức độ nhẹ hơn, bệnh nhân nếu áp dụng các phương pháp điều trị nhược thị phù hợp có thể phục hồi chức năng. Ngược lại, bệnh nhân mắc nhược thị thực thể hầu như không thể điều trị và phục hồi sức khỏe đôi mắt.

Bệnh lý này có thể xảy ra ở bất cứ lứa tuổi nào nên chúng ta không được chủ quan, bỏ qua việc điều trị. Đối với trẻ nhỏ, bệnh thường xảy ra trong giai đoạn bé dưới 6 tuổi, lúc này quá trình phát triển thị giác có thể chịu nhiều tác động xấu và ảnh hưởng tới khả năng truyền hình ảnh của não bộ. Sau giai đoạn này, thần kinh thị giác và não bộ của bé đã dần hoàn thiện, việc điều trị sẽ gặp nhiều khó khăn hơn.

Đối với người lớn, nguyên nhân gây bệnh có thể xuất phát từ một số tật khúc xạ ở mắt thường gặp. Để điều trị hiệu quả, cải thiện sức khỏe đôi mắt, bạn cần xác định rõ nguyên nhân gây nhược thị và lựa chọn phương pháp chữa trị phù hợp nhất.

Mọi người nên nắm được những triệu chứng của nhược thị để phát hiện bệnh sớm

1.2. Triệu chứng của bệnh nhân nhược thị

Nhiều người thắc mắc không biết phát hiện bệnh nhược thị như thế nào? Mọi người có thể dựa vào một vài biểu hiện dưới đây để kịp thời phát hiện tình trạng sức khỏe đôi mắt nhé! Một số bệnh nhân gặp phải hiện tượng mắt lác, tức là hai con mắt hướng về phía khác nhau, không giống những người bình thường. Dần dần, bạn sẽ đối mặt với những tật khúc xạ, ví dụ như cận thị hoặc viễn thị,… Để xác định bệnh nhược thị, chúng ta cần theo dõi triệu chứng trong một khoảng thời gian, tránh nhầm lẫn với các vấn đề khác có liên quan tới sức khỏe đôi mắt.

Ngoài ra, những triệu chứng nhỏ mà bạn không thể bỏ qua là: đục thủy tinh thể, thường xuyên nheo mắt để nhìn rõ cảnh vật xung quanh. Một số bệnh nhân sẽ cảm thấy nhức mỏi mắt và hay nghẹo cổ để nhìn rõ hơn. Nhờ nắm được triệu chứng đặc trưng của bệnh nhược thị, chúng ta sẽ tìm ra các phương pháp điều trị nhược thị hiệu quả nhất.

2. Bật mí các phương pháp điều trị nhược thị hiệu quả

Để lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp nhất, các bác sĩ phải dựa vào mức độ phát triển của bệnh nhược thị. Đối với người mới phát triển bệnh, triệu chứng nhẹ, bạn có thể điều trị bằng thuốc nhỏ mắt, sử dụng kính hoặc miếng che mắt trong sinh hoạt hàng ngày. Nếu tình trạng nghiêm trọng, bác sĩ có thể chỉ định bệnh nhân tiến hành phẫu thuật để giảm tỷ lệ gặp biến chứng.

Các phương pháp điều trị nhược thị được áp dụng tùy vào tình trạng bệnh nhân

2.1. Phương pháp điều trị không phẫu thuật

Như đã phân tích ở trên, không phải bệnh nhân nhược thị nào cũng phải phẫu thuật để điều trị khỏi bệnh. Hiện nay, sử dụng kính mắt hiệu chỉnh là một trong các phương pháp điều trị nhược thị phổ biến, đem lại hiệu quả tốt. Loại kính này có khả năng hỗ trợ não bộ trong quá trình gửi hình ảnh tới hai mắt. Chúng thường được sử dụng cho người bị cận thị, viễn thị, nhờ vậy bệnh nhân giảm được nguy cơ mắc nhược thị.

Những người có đôi mắt nhạy cảm và yếu hơn sẽ được điều trị bằng miếng dán mắt hoặc thuốc nhỏ mắt Atropin. Miếng dán cho mắt thường dùng che bên mắt có thị lực tốt hơn, bệnh nhân sử dụng khoảng 3 - 6 tiếng đồng hồ mỗi ngày và duy trì trong một khoảng thời gian nhất định, có thể vài tháng, vài năm,…

Bệnh nhân sử dụng thuốc nhỏ mắt cũng phải tuân thủ theo kê đơn của bác sĩ để đảm bảo an toàn và hiệu quả tốt nhất. Nếu gặp dấu hiệu kích ứng mắt hoặc mắt nhạy cảm với ánh sáng trong thời gian đầu điều trị, bạn đừng quá lo lắng. Đây là một vài tác dụng phụ người bệnh có thể gặp phải khi dùng thuốc Atropin.

Bệnh nhân có thể điều trị bằng miếng che mắt trong vòng vài tháng, vài năm

2.2. Phương pháp điều trị phẫu thuật

Trong trường hợp điều trị bằng miếng dán mắt, thuốc nhỏ mắt hoặc kính hiệu chỉnh không đem lại hiệu quả, bác sĩ sẽ xem xét và cho bệnh nhân thực hiện phẫu thuật. Đây là một trong các phương pháp điều trị nhược thị hiệu quả nhất.

Dựa vào nguyên nhân gây bệnh và độ tuổi của người bệnh, bác sĩ lựa chọn hình thức phẫu thuật phù hợp, xử lý vấn đề gây nhược thị. Ví dụ như bệnh nhân bị đục thủy tinh thể sẽ được phẫu thuật cấy ghép hoặc thay thủy tinh thể giúp giữ gìn thị lực cho người bệnh nhược thị. Người mắc bệnh nhược thị do sụp mí mắt cũng được xem xét thực hiện phẫu thuật kéo mí.

Một số bệnh nhân lác mắt cũng được phẫu thuật để giải quyết tình trạng này, giúp họ bớt tự ti với vẻ bề ngoài của mình.

Tuy nhiên, phẫu thuật không thể đảm bảo điều trị dứt điểm nhược thị, bệnh lý này có thể tái phát tùy vào tình trạng sức khỏe đôi mắt, cách chăm sóc của bệnh nhân hậu phẫu thuật. Chính vì thế mọi người hãy tìm hiểu thật kỹ trước khi quyết định phẫu thuật điều trị nhược thị nhé!

Một số trường hợp được chỉ định thực hiện phẫu thuật

Hy vọng rằng bài viết này đã giúp mọi người nắm được triệu chứng thường gặp cũng như các phương pháp điều trị nhược thị hiệu quả hiện nay. Tùy vào tình trạng, mức độ bệnh, bạn sẽ lựa chọn cách điều trị phù hợp nhất, giúp chức năng thị giác hồi phục hiệu quả và tốt nhất.

Tuy không phải là bệnh phổ biến nhưng hiện nay, tỷ lệ người mắc bệnh nhược thị ở người lớn đang có dấu hiệu gia tăng. Nếu không điều trị sớm, khả năng làm việc của mắt có thể bị suy nhược, gây ảnh hưởng lớn đến sự hình thành thị giác 2 mắt thậm chí dẫn đến mù lòa.

Ai cũng có thể bị nhược thị

    Mắt được chẩn đoán là nhược thị là khi đã chỉnh kính tối ưu nhưng thị lực vẫn
dưới 7/10 hoặc khi chênh lệch thị lực giữa hai mắt là trên 2 độ.

Còn được gọi là bệnh “mắt lười”, nhược thị là hiện tượng suy giảm khả năng hoạt động của các cơ quan thị giác.
Lác mắt là nguyên nhân thường gặp nhất dẫn đến nhược thị. Tiếp đến là nhược thị do tật khúc xạ [cận thị, viễn thị, loạn thị].

Mắt bị nhược thị còn có thể là do môi trường trong suốt của mắt bị che khuất khiến ánh sáng bị ngăn cản trên đường đi tới võng mạc, gây cản trở hình ảnh lưu lại trên võng mạc. Nguyên nhân chủ yếu là do bị đục môi trường quang học của mắt như đục thủy tinh thể, đục dịch kính, sẹo giác mạc, sụp mi…

Nhược thị còn là do sự suy giảm thị lực khi võng mạc không được kích thích hoặc do tổn thương ở khu vực cạnh trung tâm hay trung tâm của võng mạc – hoàng điểm [điểm vàng]

Chữa nhược thị không khó

Nhược thị có thể chữa khỏi nếu được chẩn đoán sớm và điều trị đúng.

Nếu nhược thị không kèm theo tổn thương nhìn thấy được ở mắt, hoặc không phát hiện được nguyên nhân thực thể bằng phương pháp thăm khám, sử dụng miếng dán che mắt lành để kích thích mắt “lười” hoạt động là phương pháp điều trị rất tốt.

Nếu nhược thị xuất phát từ những nguyên nhân thực thể như lác, tật khúc xạ, đục thủy tinh thể hay tổn thương võng mạc, cần cho những can thiệp kịp thời và hợp lý để cải thiện thị lực cho mắt.

Kiểm tra mắt khi có những dấu hiệu bất thường
đầu tiên để chủ động bảo vệ mắt kịp thời

Các yếu tố quyết định thành công khi điều trị nhược thị là tìm chính xác nguyên nhân và mức độ bệnh, độ tuổi, ý thức của bệnh nhân. Trong đó, phát hiện kịp thời là yếu tố quan trọng nhất. Nếu việc điều trị nhược thị được tiến hành càng sớm thì tỉ lệ phục hồi thị lực sẽ càng cao, thời gian điều trị sẽ ngắn hơn.

Do đó, cần thường chủ động phòng ngừa nhược thị bằng cách thường xuyên đo độ nếu mắt có tật khúc xạ. Không nên xem thường mà nên đến khám tại các chuyên khoa mắt nếu có các triệu chứng như nhìn mờ, nhìn đôi, lóa sáng vì rất có thể đó là dấu hiệu thông báo thủy tinh thể hay võng mạc – 2 bộ phận quan trọng nhất của mắt đang bị tổn thương.

Để được tư vấn chi tiết, vui lòng ĐẶT CÂU HỎI TẠI ĐÂY hoặc liên hệ 024.777.86868 – ext 1

  • các xét nghiệm khác [thí dụ test che mắt, test che mắt - không che mắt, khúc xạ, soi đáy mắt, đèn khe]

sàng lọc nhược thị [và lác mắt] được khuyến cáo cho trẻ em tất cả trẻ trước khi bắt đầu đi học, tối ưu ở quanh khoảng 3 tuổi.

Chụp ảnh là một cách tiếp cận để sàng lọc trẻ rất nhỏ mà không thể trải qua các test chủ quan do rối loạn học tập hoặc phát triển. Chụp ảnh liên quan đến việc sử dụng máy ảnh để ghi lại hình ảnh phản xạ đồng tử trong quá trình cố định trên đối tượng thị giác và phản xạ đỏ đáp ứng với ánh sáng; các hình ảnh sau đó được so sánh về sự đối xứng.

Sàng lọc ở trẻ lớn hơn bao gồm kiểm tra độ nhạy bén với các hình vẽ, không yêu cầu biết bảng chữ cái [ví dụ: hình chữ E lộn nhào, thẻ Allen, hình hoặc ký tự HOTV] hoặc biểu đồ mắt Snellen.

Video liên quan

Chủ Đề