Phác đồ điều trị viêm gan b 2023

Gói tầm soát biến chứng viêm gan B, C và các bệnh về gan được CarePlus xây dựng dành riêng cho những người đã từng được chẩn đoán nhiễm virus viêm gan siêu vi B, C và các bệnh về gan trước đây. Nếu đã bị nhiễm virus viêm gan hoặc mắc các bệnh về gan thì việc được xây dựng kế hoạch và phác đồ điều trị phù hợp rất quan trọng để theo dõi các biến chứng nguy hiểm của bệnh như đánh giá nguy cơ xơ gan, ung thư gan,…

Các hạng mục trong Gói khám gồm có: 

1. BÁC SỸ CHUYÊN KHOA KHÁM VÀ TƯ VẤN                                                                   
  • Khám đánh giá độ nặng bệnh gan trên lâm sàng
  • Tư vấn theo dõi và điều trị cá thể hóa, phòng ngừa cho người thân
  • Lên kế hoạch và phác đồ điều trị khi cần
2. CHẨN ĐOÁN HÌNH ẢNH
  • Siêu âm bụng
  • ARFI gan [*]                                
3. XÉT NGHIỆM
  • Công thức máu
  • Đường huyết đói
  • Viêm gan siêu vi B: HBsAg
  • Viêm gan siêu vi B: Anti-HBS
  • Viêm gan siêu vi B: Anti-HBc
  • Viêm gan siêu vi B: HbeAg
  • Viêm gan siêu vi B: Anti-HBe
  • Viêm gan siêu vi B: HBV DNA
  • Tầm soát các bệnh gan kèm theo [Viêm gan siêu vi C: antiHCV, gan nhiễm mỡ]
  • Bilan lipid [Mỡ máu]: Cholesterol toàn phần, LDL-Cholesterol, HDL-Cholesterol, Triglyceride]
  • Kiểm tra chức năng gan [AST, ALT, Bilirubin toàn phần, Bilirubin trực tiếp]
  • Xét nghiệm dấu ấn ung thư gan: AFP. 

[*] Vai trò của siêu âm đo độ xơ hóa gan ARFI

ARFI gan là phương pháp siêu âm đàn hồi mới được Hội gan mật Hoa Kỳ cũng như châu Âu tin tưởng và đánh giá cao với độ chính xác đạt đến 80% so với tiêu chuẩn vàng. Hiện tại, CarePlus là Phòng khám quốc tế đầu tiên tại TP. HCM sở hữu thiết bị máy siêu âm màu cao cấp nhất thế giới với kỹ thuật siêu âm đàn hồi đo độ xơ hóa gan ARFI. Vai trò và điểm nổi bật vượt trội của dòng máy siêu âm tích hợp kỹ thuật ARFI:

  • ARFI hỗ trợ đắc lực về chuyên môn cho các bác sĩ chuyên khoa Tiêu hóa – Gan mật trong chẩn đoán, tiên lượng, theo dõi và điệu trị bệnh lý gan mạn tính và xơ gan. Đặc biệt, ARFI có thể chẩn đoán chính xác giai đoạn xơ gan mắc phải. Vì bệnh xơ gan sẽ diễn tiến qua 4 giai đoạn, vì vậy, việc biết được chính xác tình trạng xơ gan ở cấp độ nào sẽ rất quan trọng đối với các bác sĩ để xây dựng kế hoạch theo dõi và điều trị phù hợp.
  • Là kỹ thuật siêu không xâm lấn, giúp giảm thiểu tối đa tác dụng không mong muốn như chảy máu, đau…sau sinh thiết gan.
  • ARFI gan thực hiện được đồng thời cả siêu âm ổ bụng và đo độ đàn hồi mô, thực hiện được trên bệnh nhân béo phì, bệnh nhân có thành bụng dày, có dịch ổ bụng [là những đối tượng mà Fibro scan không thực hiện được]

Những lưu ý trước khi thực hiện khám tầm soát Viêm gan B, C và các bệnh về Gan:

  • Không ăn ít nhất 6 tiếng trước khi xét nghiệm. Nên xét nghiệm vào buổi sáng cho kết quả chính xác nhất.
  • Không sử dụng bất kỳ loại thuốc nào [thuốc kháng sinh, thuốc điều trị…] vì việc dùng thuốc làm tăng chỉ số trong xét nghiệm chức năng gan.
  • Không sử dụng đồ uống chứa cồn hoặc chất kích thích như: trà, cà phê, uống rượu, bia, hút thuốc lá… ít nhất 4 giờ đồng hồ trước khi xét nghiệm chức năng gan.
  • Uống nhiều nước lọc khoảng 1 giờ trước khi siêu âm và nhịn tiểu để kết quả siêu âm được chính xác hơn.
  • Cần trả lời trung thực các câu hỏi của bác sĩ liên quan đến tình trạng sức khỏe.

Quý khách đặt mua gói khám vào Thứ 7 [sau 17:00 ] và Chủ nhật, CarePlus sẽ gọi xác nhận lịch hẹn khám vào thứ 2 tuần sau.

₫3.900.000 ₫3.510.000

{{currentProduct.Name}}

Xác nhận

Viêm gan B: căn bệnh nguy hiểm nhưng có thể chủ động phòng ngừa

18/05/2018 12:00

Xâm nhập cơ thể và phá hủy chức năng gan một cách từ từ nhưng triệu chứng lại không rõ ràng khiến bệnh viêm gan B được xem là một trong những căn bệnh nguy hiểm nhất hiện nay. Dù vậy, vẫn có rất nhiều người còn mơ hồ về nguyên nhân, triệu chứng và ít chú trọng đến việc điều trị căn bệnh này.

Một bệnh nhân đang điều trị bệnh viêm gan B tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Đắk Lắk

Viêm gan B được mệnh danh là “kẻ giết người thầm lặng” bởi virus gây viêm gan B có thể tồn tại rất lâu trong cơ thể con người mà không bị phát hiện. Các biểu hiện khi mắc bệnh rất mờ nhạt, khó nhận biết và dễ gây nhầm lẫn với các bệnh khác, như: chán ăn, mệt mỏi, rối loạn tiêu hóa…với những biểu hiện dễ nhầm lẫn đó nên đa số những người nhiễm virus viêm gan B đều không biết mình mắc bệnh, điều đó cũng đồng nghĩa với việc khả năng lây nhiễm sang cho người khác là rất cao, như: khi quan hệ tình dục không an toàn, mang thai, tiếp xúc máu hoặc chất dịch cơ thể người mắc. Theo thống kê, Việt Nam hiện là nước có số người nhiễm viêm gan B nhiều nhất trên thế giới với 10-15% dân số mắc bệnh, trong số đó có khoảng 5 triệu người bị biến chứng viêm gan mạn tính, xơ gan hoặc ung thư gan. Mặc dù là căn bệnh hết sức nguy hiểm nhưng hiện nay người dân đều chủ quan, không chú trọng đến việc khám sức khỏe định kỳ, những trường hợp phát hiện bệnh chủ yếu là tình cờ đi khám bệnh hoặc tham gia hiến máu tình nguyện…thậm chí, có những trường hợp đã phát hiện bệnh nhưng lại không quan tâm đến việc điều trị bệnh.  

Trường hợp của chị P.T.T.H [26 tuổi] ở thị trấn Ea Knôp [huyện Ea Kar] là một ví dụ. Năm 2013, chị H đăng ký hiến máu tình nguyện. Sau khi làm xét nghiệm máu, chị H được thông báo bị nhiễm viêm gan B và không thể hiến máu. Chị H thổ lộ: “Cầm kết quả trên tay, tôi quá bất ngờ và không tin mình mắc bệnh bởi sức khỏe của tôi trước đó vẫn bình thường, không có biểu hiện mệt mỏi, hơn nữa gia đình cũng không có ai mắc căn bệnh này. Vì vậy ngay sau đó tôi đi làm xét nghiệm máu tại bệnh viện đa khoa tỉnh và cũng nhận kết quả tương tự”. Cũng như chị H, anh H. V. T [31 tuổi] ở xã Ea Pô, [huyện Cư Jut, tỉnh Đắk Nông] cũng phát hiện bản thân mắc bệnh viêm gan B trong một lần tình cờ đi khám sức khỏe. Anh T cho biết: “ Phát hiện nhiễm viêm gan siêu vi B đã 6 năm nay nhưng vì thấy sức khỏe bình thường nên tôi không đến bệnh viện để điều trị, thậm chí có lúc còn không nhớ bản thân mình đang mắc bệnh viêm gan B. Vừa qua, tôi bị sốt cao mà uống thuốc vẫn không hạ sốt, mắt vàng, da vàng, nước tiểu sậm màu nên tôi đi khám. Sau khi làm xét nghiệm máu, bác sỹ yêu cầu tôi nhập viện vì men gan tăng cao”.

Theo bác sỹ Phạm Hồng Lâm- Trưởng khoa Nhiễm, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Đắk Lắk: năm 2017 và quý I năm 2018, khoa điều trị cho 350 bệnh nhân mắc bệnh viêm gan B mạn tính. Trong số đó, có khoảng 60% bệnh nhân đến bệnh viện điều trị khi bệnh có những dấu hiệu: vàng mắt, vàng da, men gan tăng cao, sức khỏe suy giảm.

Cũng theo bác sỹ Lâm, bệnh viêm gan B diễn tiến thầm lặng, biểu hiện qua hai giai đoạn: cấp tính và mạn tính. Viêm gan B cấp tính thường có biểu hiện giống như cảm cúm, thỉnh thoảng có cảm giác buồn nôn, sụt cân, ăn kém ngon, ngứa khắp người, nặng hơn có thể gặp các triệu chứng, như: sốt, vàng da, vàng mắt, đau bụng, đau khớp, đau cơ, nước tiểu có màu vàng sậm. Khi chuyển sang viêm gan B mạn tính, người bệnh hầu như không có triệu chứng và luôn cảm thấy sức khỏe bình thường, đôi khi hay mệt mỏi, chán ăn. Hiện y học vẫn chưa có biện pháp loại bỏ hoàn toàn virus viêm gan B ra khỏi cơ thể mà việc điều trị chủ yếu kìm hãm sự nhân lên của virus, tăng cường miễn dịch, giảm nồng độ virus trong máu, giảm bớt các tổn thương tế bào gan và hạ men gan. Mục tiêu là ngăn chặn các biến chứng xơ gan, suy gan, ung thư gan. Tuy nhiên, khó khăn nhất hiện nay là người dân không có ý thức trong việc kiểm tra sức khỏe định kỳ, đến khi điều trị lại không kiên trì, không tuân thủ phác đồ điều trị, khiến viêm gan B dễ biến chứng thành xơ gan, ung thư gan.

Vì thế, các bác sỹ khuyến cáo, bệnh viêm gan B cần được phát hiện sớm và điều trị kịp thời để tránh những tổn thương nặng nề cho gan. Khi thấy cơ thể có những dấu hiệu bất thường cần đến ngay cơ sở y tế để thăm khám, làm các xét nghiệm cần thiết. Đặc biệt để phòng bệnh viêm gan B, mọi người nên tiêm ngừa vắc xin viêm gan B khi chưa mắc bệnh. Đối với trẻ sơ sinh: trẻ cần được tiêm chủng viêm gan B trong vòng 24 giờ sau khi sinh và tiêm các mũi tiếp theo theo sự hướng dẫn của cán bộ y tế. Với trẻ sinh ra từ người mẹ nhiễm viêm gan B, ngay khi trẻ vừa chào đời, cần ngay lập tức tiêm huyết thanh chống viêm gan B, sau đó mới kết hợp tiêm vắc xin viêm gan B theo lộ trình, biện pháp này có thể nâng tỷ lệ ngăn ngừa thành công mắc viêm gan B cho trẻ lên đến 97%. Đối với những người đã mắc bệnh viêm gan B, để việc chữa trị đạt được hiệu quả điều trị cao nhất, người bệnh cần xây dựng cho mình một chế độ ăn uống, dinh dưỡng hợp lý để cải thiện những tổn thương gan và hồi phục nhanh chóng hơn; duy trì luyện tập thể thao hàng ngày để kiểm soát cân nặng của bản thân nhằm phòng tránh các bệnh lý gan khác phát sinh; đặc biệt cần tuân thủ và kiên trì với phác đồ điều trị của bác sỹ.

                                                                                                                          Bài, ảnh: Mỹ Hạnh- Quang Nhật [T4g Đắk Lắk]

Facebook Tweet Mail

Google-plus

Các tin khác

  • Nhận biết và xử trí chấn thương mắt [ 31/05/2018]
  • Truyền thông trực tiếp về sức khỏe sinh sản cho lứa tuổi Vị thành niên-Thanh niên [ 31/05/2018]
  • Một số bệnh truyền nhiễm mùa hè và cách phòng bệnh [ 08/05/2018]
  • Điều trị sớm để tránh những di chứng nguy hiểm của viêm loét giác mạc [ 26/04/2018]
  • Lao kháng đa thuốc – thách thức lớn trong công tác phòng chống bệnh lao [ 21/03/2018]
  • Phòng bệnh viêm tai giữa ở trẻ em [ 14/03/2018]
  • Quyết định số 300/QĐ-SYT ngày 22/4/2015 của Sở Y tế về việc cho phép triển khai đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở I năm 2015 - Lần thứ nhất [ 04/12/2015]
  • Quyết định số 692/QĐ-SYT ngày 30/9/2014 của Sở Y tế về việc cho phép triển khai đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở I năm 2014 - Lần thứ năm [ 04/12/2015]

Chủ Đề