Phân tích tác dụng của biện pháp nghệ thuật liệt kê

Trong trường hợp muốn diễn đạt hàng loạt các sự vật, sự việc, hiện tượng, các bạn sẽ chọn phương pháp diễn đạt nào. Để diễn đạt các vấn đề một cách ngắn gọn, súc tích, đủ ý chúng ta không thể bỏ qua phép liệt kê. Trong bài viết hôm nay mình sẽ chia sẻ với các bạn tác dụng của phép liệt kê dễ hiểu nhất nhé.

Định nghĩa phép liệt kê: Liệt kê là biện pháp được sử dụng vô cùng thông dụng trong giao tiếp hằng ngày đến các tác phẩm nghệ thuật, tác phẩm khoa học và nhiều loại văn bản khác. Phép liệt kê được hiểu là việc sắp xếp nối tiếp hàng loạt, từ và cụm từ cùng loại để diễn đạt được đầy đủ hơn, sâu sắc hơn các khía cạnh khác nhau của thực tế hoặc việc thể hiện tư tưởng, tình cảm.

2. Tác dụng của biện pháp liệt kê

Tác dụng của phép liệt kê 

Tác dụng của phép liệt kê đó là: Các phép liệt kê thường được sử dụng để nhấn mạnh ý, chứng minh cho nhận định của tác giả. Trong văn học, liệt kê được sử dụng như một phép tu từ có tác dụng tăng tính biểu cảm cho đoạn thơ, đoạn văn.

3. Ví dụ về tác dụng của nó

Ví dụ: Phân tích tác dụng của phép liệt kê được sử dụng trong đoạn văn sau: 

Bên cạnh ngài, mé tay trái, bát yến hấp đường phèn, để trong khay khảm, khói bay nghi ngút; tráp đồi mồi chữ nhật để mở, trong ngăn bạc đầy những trầu vàng, cau đậu, rễ tía, hai bên nào ông thuốc bạc, nào đồng hồ vàng, nào dao chuôi ngà, nào ống vôi chạm, ngoáy tai… ví thuốc, quản bút, tăm bông trông mà thích mắt.[…] Ngoài kia, tuy mưa gió ầm ầm, dân phu rối rít, nhưng trong này xem chừng tĩnh mịch, nghiêm trang lắm […].

Trong đoạn văn trên, ta thấy được tác giả đã sử dụng phép liệt kê để kể tên hàng loạt các từ có cấu tạo chung, đó là các danh từ như: Bát yến hấp đường phèn, tráp đồi mồi chữ nhật đè mở, trầu vắng, cau đậu, rễ tía, ống thuốc bạc, đồng hồ vàng, dao chuôi ngà, ống vôi chạm, ngoáy tai, ví thuốc, quản bút, tăm bông.

Việc kể tên hàng loạt các đồ vật trên, giúp cho câu văn tạo sự hấp dẫn cho người đọc, người nghe. Hơn hết, với việc liệt kê hàng loạt cho người đọc, người nghe có thể thấy được sự giàu sang, phú quý của tên quan phụ mẫu. Như vậy, cho thấy tác dụng phép liệt kê đối với việc diễn đạt câu.

Ví dụ về liệt kê theo từng cặp:

  • Khu vườn nhà em trồng rất nhiều loài hoa đẹp nào là hoa lan với hoa cúc, hoa mai với hoa đào, hoa hồng và hoa ly.
  •  
  • Cũng với ví dụ trên ta sẽ liệt kê không theo từng cặp:
  •  
  • Khu vườn nhà em trồng rất nhiều loài hoa đẹp nào là hoa lan, hoa cúc, hoa mai, hoa đào, hoa hồng, hoa ly.
  •  
  • Dựa theo cấu tạo có thể tìm ra phép liệt kê đang sử dụng, rất dễ dàng.

Ví dụ về liệt kê tăng tiến

  • Gia đình em gồm có nhiều thành viên gắn bó với nhau gồm có em gái, em, anh trai, bố, mẹ và ông bà.
  •  
  • Đây là phép liệt kê tăng tiến, thứ tự trong phép liệt không thể đảo lộn.

Ví dụ về liệt kê không tăng tiến

  • Trên con đường trung tâm có rất nhiều loại phương tiện khác nhau như xe ô tô, xe đạp, xe tải, xe cứu thương đang chạy ngược xuôi.
  •  
  • Trong ví dụ các thứ tự các loại xe có thể thay đổi mà không làm thay đổi ý nghĩa câu.

Trên đây là những chia sẻ của mình về tác dụng của phép liệt kê và ví dụ đầy đủ. Nhận biết phép liệt kê không khó nhưng phân loại chúng phải cần thêm kĩ năng. Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết của mình nhé.

Câu 1:

-Thế nào là phép liệt kê?

*Liệt kê là sắp xếp nối tiếp hàng loạt từ hay cụm từ cùng loại để diễn tả được đầy đủ hơn, sâu sắc hơn những khía cạnh khác nhau của thực tế hay tư tưởng, tình cảm.

-nêu tác dụng của phép liệt kê?

*Phép liệt kê thường mang đến các hiệu quả tu từ là làm bộc lộ tính chất khẩn trương hay bề bộn của sự việc, tính tất bật, tính nghiêm trọng, tính quyết liệt của hành động hay biến cố, tính phong phú hơn mức bình thường của chủng loại...
*Sử dụng phép liệt kê đúng chỗ và đúng lúc sẽ gây được ấn tượng sâu sắc cho người đọc, người nghe.

Bài 2:

-Xét theo cấu tạo, liệt kê có thể chia thành hai loại:

  * Liệt kê theo từng cặp

+Người ta thường dùng quan hệ từ đẳng lập như "và", "với", "hay",... Những sự vật, hiện tượng, hành động, trạng thái, tính chất,... trong từng cặp liệt kê thường tương phản hay có nét nghĩa bổ sung cho nhau.

* Liệt kê không theo từng cặp

-Xét theo ý nghĩa, phép liệt kê cũng được chia làm hai kiểu:

   *Liệt kê tăng tiến

+Khi sử dụng, cần sắp xếp các thành tố sao cho đúng trình tự tăng dần theo tiêu chí được chọn lựa.

* Liệt kê không tăng tiến

BẠN THAM KHẢO NHA 

Ngữ pháp Việt Nam có rất nhiều biện pháp tu từ khác nhau như: so sánh, ẩn dụ, hoán dụ… Trong đó biện pháp liệt kê thường được sử dụng rất nhiều trong văn học cũng như trong giao tiếp hàng ngày. Vậy phép liệt kê là gì? Có những loại phép liệt kê nào? Hay tác dụng của phép liệt kê là gì

Khái niệm phép liệt kê là gì?

Trước khi tìm hiểu tác dụng của phép liệt kê thì hãy cùng tìm hiểu về khái niệm này trước tiên nhé. Liệt kê có nghĩa là sắp xếp nối tiếp hàng loạt các từ hoặc cụm từ cùng loại nhằm diễn tả, biểu đạt được đầy đủ và sâu sắc hơn những khía cạnh khác nhau của thực tế hay tư tưởng, tình cảm.

Liệt kê ở đây được coi là biện pháp tu từ, được sử dụng với mục đích làm tăng hiệu quả biểu đạt, diễn đạt chứ không phải là sự văn vở, kể lể dài dòng, rườm rà, trùng lặp mà ta thường thấy trong cách nói hay cách viết của một số người. 

Bạn cần phân biệt giữa hai hiện tượng trên để:

– Học tập cách diễn đạt nhằm tạo hiệu quả cao theo phép liệt kê.

– Khắc phục được những lỗi kể rườm rà, trùng lặp trong văn nói cũng như văn viết.

Phép liệt kê xuất hiện trong nhiều văn bản khác nhau. Dấu hiệu nhận biết là có nhiều từ hoặc cụm từ giống nhau, liên tiếp nhau và thông thường sẽ cách nhau bằng dấu phẩy hoặc dấu chấm phẩy.

Ví dụ: “Dân tộc ta, nhân dân ta, non sông đất nước ta nơi đã sinh ra Hồ Chủ tịch, người anh hùng dân tộc, và chính Người làm rạng rỡ dân tộc ta, đất nước ta.”

Trong câu văn ở ví dụ trên, tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ liệt kê. Các cụm danh từ như: “dân tộc ta, nhân dân ta, non sông đất nước ta” đều cùng làm chủ ngữ của câu nhằm thể hiện cảm xúc và suy nghĩ của tác giả về lòng biết ơn của toàn Đảng, toàn dân cũng như toàn quân ta đối với Bác Hồ kính yêu – vị cha già của dân tộc.

Tác dụng của phép liệt kê

Tác dụng của biện pháp liệt kê là gì? Các phép liệt kê thường được sử dụng nhằm nhấn mạnh ý, chứng minh cho một nhận định nào đó của tác giả. Trong văn học thì phép tu từ liệt kê được sử dụng phổ biến như một phép tu từ có tác dụng tăng tính biểu cảm, biểu đạt cho đoạn thơ, đoạn văn nào đó.

Tác dụng của nghệ thuật liệt kê sẽ được thể hiện cụ thể hơn trong Ví dụ: Trong tác phẩm “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta” của Hồ Chí Minh, Người đã sử dụng phép liệt kê để nhấn mạnh đến tinh thần yêu nước của nhân dân da, chứng minh cho lòng yêu nước đó là bất tử. Cụ thể như sau: “…Nó kết đã thành làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm khó khăn, nó nhấn chìm tất cả bè lũ bán nước, hại nước và cướp nước”.

Xem thêm:

Phân loại phép liệt kê

Tác dụng của phép liệt kê cũng phụ thuộc theo từng loại liệt kê. Dựa theo cấu tạo và ý nghĩa trong câu mà có 4 kiểu liệt kê chính bao gồm:

Mỗi cặp từ được liệt kê thường sẽ được liên kết với nhau bằng những từ như “và”, “với”, “cùng”… Những cặp từ này thường sẽ có một vài điểm chung để có thể phân biệt với các từ hay các cặp từ khác.

Ví dụ: Giá sách của Mai có rất nhiều loại sách hay như sách đại số với hình học, sách văn và thơ, sách tiếng Anh và tiếng Pháp, truyện tranh và tiểu thuyết…

Phép liệt kê không theo cặp hay còn được gọi với cái tên là phép liệt kê các phần tử. Chỉ cần thỏa mãn điều kiện là các từ, cụm từ mô tả có một điểm chung nào đó như sự vật, con người, thiên nhiên, mối quan hệ… Giữa các từ sẽ ngăn cách với nhau bởi dấu phẩy hoặc dấu chấm phẩy.

Ví dụ: Trên kệ sách của Trang có nhiều loại sách khác nhau như sách văn học, sách toán học, sách ngoại ngữ,, sách hóa, sách lịch sử…

Phép liệt kê tăng tiến là phải sắp xếp theo đúng một thứ tự hay trình tự nhất định, theo tự nhiên hoặc hợp các quy luật nào đó. Thường thì kiểu này sẽ liệt kê theo thứ tự từ thấp đến cao, từ địa vị nhỏ đến lớn, từ trẻ đến già…

Ví dụ: Trong phòng Hương bao gồm những người sau nhân viên Hương, Hòa, phó phòng là anh Tấn và trưởng phòng là anh Đoàn.

Trong bí dụ trên ta có thể thấy chức vụ của các nhân viên được sắp xếp theo trình tự từ thấp đến cao, theo đúng như cấp bậc trong phòng.

Phép liệt kê không tăng tiến thì không quan trọng đến vị trí các từ hay cụm từ cần liệt kê trong câu. Câu vẫn có ý nghĩa và người đọc, người nghe thì vẫn hiểu ý nghĩa của toàn bộ câu là gì.

Ví dụ: Gia đình Lan đang sống bao gồm các thành viên: bố mẹ Lan, anh trai Lan, em gái Lan, ông bà nội Lan và Lan.

Những điều lưu ý khi sử dụng biện pháp liệt kê

Liệt kê là một trong những phép tu từ cơ bản, đơn giản, dễ nhận biết và cũng dễ sử dụng nhất. Vậy thì để tác dụng của phép liệt kê được phát huy tối đa nhất thì bạn nhất định phải cần biết những lưu ý dưới đây:

  • – Tất cả các từ được liệt kê đều phải chung một chủ đề nào đó hoặc có cùng một nghĩa chung tổng quát nhất định.

  • – Với phương pháp liệt kê tăng tiến, người dùng cần xác định được đúng thứ tự theo vị trí từ thấp đến cao.

  • – Giữa các từ, cụm từ cần phải ngăn cách với nhau bởi dấu phẩy, chấm phẩy hoặc là các từ kết hợp như là “ với”, “và”.

  • – Biện pháp liệt kê thường xuất hiện rất nhiều trong văn xuôi, truyện ngắn, tiểu thuyết… những hiếm khi được xuất hiện trong thơ ca.

  • – Khi phân tích, kiểm tra nếu xác định các từ, cụm từ đó có liên quan về mặt ngữ nghĩa với nhau thì đó chính là phép liệt kê. Ngược lại nếu như không liên quan với nhau thì có thể là biện pháp tu từ khác.

Trên đây là những thông tin có liên quan đến phép liệt kê là gì, tác dụng của phép liệt kê. Hy vọng sẽ cung cấp cho bạn những thông tin bổ ích để có thể sử dụng biện pháp tu từ này sao cho đúng nhất.

Đừng quên truy cập giamaynenkhi.net của chúng tôi để cập nhật cho mình nhiều thông tin thú vị khác nhé!

Video liên quan

Chủ Đề