Phê bình văn học Chiếc thuyền ngoài xa

Type your search query and hit enter:
All Rights ReservedView Non-AMP Version

Tạp chí Tao Đàn

Type your search query and hit enter:
  • Homepage
  • VĂN NGHỆ ĐỜI SỐNG
  • GÓC NHÌN VĂN NGHỆ
GÓC NHÌN VĂN NGHỆ

Một số phương diện vẻ đẹp truyền thống của người phụ nữ Việt Nam: Nghiên cứu trường hợp Người đàn bà làng chài trong tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa

Nội dung bài viết

  • 1. Đặt vấn đề
  • 2. Nội dung nghiên cứu
    • 2.1. Từ số phận khổ đau.
    • 2.2.đến một số phương diện vẻ đẹp truyền thống của người phụ nữ Việt Nam
  • 3. Kết luận

1. Đặt vấn đề

Nguyễn Minh Châu là cây bút bản lĩnh và tài hoa, một trong những tên tuổi hàng đầu, có công lớn trong việc đổi mới văn học Việt Nam từ sau năm 1975. Suốt hành trình viết văn, ông luôn quan sát và suy ngẫm, tìm tòi và khám phá vẻ đẹp toàn diện của con người trong tính đa sự, đa đoan của kiếp đời, kiếp người. Nghiên cứu trường hợp người đàn bà hàng chài trong tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu sẽ thấy một số phương diện vẻ đẹp truyền thống của người phụ nữ Việt Nam: cam chịu, nhẫn nhịn, giàu đức hy sinh, giàu lòng vị tha, am hiểu lẽ đời

2. Nội dung nghiên cứu

Vẻ đẹp truyền thống người phụ nữ Việt Nam từ xưa đến nay đã được các nhà văn quan tâm phản ánh, đề cao trân trọng và ngợi ca. Mảng đề tài này kết tinh ở nhiều kiệt tác trong văn học trung đại. Từ Nguyễn Dữ, Nguyễn Gia Thiều, Hồ Xuân Hương, đến Nguyễn Dudường như văn học không bao giờ dừng chân trong việc khám phá, phát lộ hết các tầng bậc của vẻ đẹp truyền thống người phụ nữ Việt Nam. Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu là sự tiếp nối thành công, góp thêm một tiếng nói về mảng đề tài quen thuộc này. Truyện đã xây dựng xuất sắc kiểu nhân vật thế sự đời tư qua hình ảnh người đàn bà hàng chài, người phụ nữ lao động tần tảo lam lũ, có nhiều phẩm cách đáng quý. Nguyệt trong Mảnh trăng cuối rừng là nhân vật hoàn mỹ, từ lý tưởng đến cái tên, sợi tóc không tì vết, óng chuốt trữ tình, đầy chất sử thi lãng mạn thì người đàn bà hàng chài bề ngoài trông thô nhám, xấu xí nhưng bên trong thẳm sâu tâm hồn lại ẩn dấu một hạt ngọc, tỏa sáng những vẻ đẹp đáng trân trọng, rất tiêu biểu cho vẻ đẹp truyền thống của người phụ nữ Việt Nam.
Câu chuyện người đàn bà hàng chài bắt đầu được kể từ nhân vật Phùng, một phóng viên nhiếp ảnh. Theo yêu cầu của trưởng phòng, anh về chiến trường xưa chụp một bức ảnh thuyền và biển để làm cuốn lịch cho năm sau. Sau một tuần phục kích, anh đã chụp được một cảnh đắt trời cho, đó là cảnh một chiếc thuyền ngoài xa với vài ba người lớn trẻ con ngồi im phăng phắc. Nhưng khi chiếc thuyền vào bờ thì một cảnh tượng trái ngược hiện ra trước mắt anh. Người đàn ông lấy chiếc thắt lưng liên tiếp quất tới tấp vào lưng người đàn bà một cách dã man, đứa con vì muốn bảo vệ mẹ đã đánh trả lại cha mình. Những ngày sau, cảnh đó tiếp diễn và lần này người nghệ sĩ đã ra tay can thiệp. Theo lời mời của người đồng đội cũ của Phùng là chánh án Đẩu, người đàn bà hàng chài đến tòa án huyện. Tại đây, người đàn bà ấy đã từ chối sự giúp đỡ của hai người, nhất quyết không chịu bỏ lão chồng vũ phu. Chị kể câu chuyện về cuộc đời mình và giải thích mọi lý do. Rời vùng biển, Phùng về khi đã có trong tay một tấm Thuyền và biển năm ấy. Tuy vậy, mỗi lần đứng trước tấm ảnh, anh đều thấy hình ảnh người đàn bà hàng chài nghèo lam lũ bước ra từ tấm ảnh. Qua câu chuyện, tác giả thể hiện nỗi lòng xót thương, nỗi lo âu trăn trở về thân phận người phụ nữ lao động vùng biển thời hậu chiến đồng thời khẳng định vẻ đẹp truyền thống của họ.

2.1. Từ số phận khổ đau.

Nguyễn Minh Châu viết Mảnh trăng cuối rừng đã chau chuốt cho nhân vật nữ tên Nguyệt của mình đẹp từ tên đến đôi gót chân khi bước vào tác phẩm. Đến Chiếc thuyền ngoài xa nhà văn đặt nhân vật nữ của mình vào trạng huống không tên. Qua toàn bộ câu chuyện, người đọc không biết tên người đàn bà khổn khổ tội nghiệp ấy tên gì, tác giả đã gọi tên nhân vật một cách phiếm định. Khi thì là người đàn bà hàng chài- gọi theo giới tính và công việc nghề nghiệp, khi thì là mụ- gọi theo tuổi tác có ý mai mỉa cay cực, lúc lại gọi là chị ta theo tư cách người đứng ngoài cuộc khách quan. Tất cả những cách gọi ấy mang một thông điệp sâu xa. Chị cũng vô danh như hàng trăm, hàng triệu người đàn bà khác ở cái vùng biển này, chẳng có gì khác, họ đều giống nhau ở sự lam lũ nghèo khó; họ đều giống nhau ở vẻ đẹp có tính phổ phổ quát của người phụ nữ Việt Nam muôn đời tần tảo, chịu thương chịu khó, hết lòng vì hạnh phúc gia đình. Ta hãy nghe người đàn bà ấy trần tình bản lý lịch kém may mắn của mình với chánh án Đẩu và phóng viên Phùng: Từ nhỏ tuổi tôi đã là một đứa con gái xấu, lại rỗ mặt, sau một bận lên đậu mùa [.]. Cũng vì xấu, trong phố không ai lấy, tôi có mang với một anh con trai một nhà hàng chài giữa phá hay đến nhà tôi mua bả về đan lưới. Vẻ ngoài xấu xí dường như đã được cài cắm vào cuộc đời của chị ngay từ nhỏ, trời sinh mà trời không nâng đỡ. Việc có thai rồi bắt đầu cuộc đời làm vợ, làm mẹ là thoát được mối lo ở giá. Cái xấu đã đeo đuổi chị như định mệnh, ngay từ ấu thơ, để rồi hạnh phúc đến với chị thực khó khăn, chật vật. Còn đây, dưới cái nhìn của người nghệ sĩ nhiếp ảnh, chị hiện ra Người đàn bà trạc ngoài bốn mươi, một thân hình quen thuộc của người đàn bà vùng biển, cao lớn với những đường nét thô kệch. Mụ rỗ mặt. Khuôn mặt mệt mỏi sau một đêm thức trắng kéo lưới, tái ngắt và dường như buồn ngủ. Chỉ qua vài chấm phá về tuổi tác, ngoại hình, dáng vẻ mệt mỏi , tác giả đã vẽ ra trước mắt người đọc đôi nét về thân phận bất hạnh, cảnh ngộ vô cùng tội nghiệp của chị. Người đọc có cảm giác hình ảnh người đàn bà hàng chài đang từ từ bước ra từ chiếc thuyền vó đi thẳng vào trang giấy; người đàn bà ấy lẩn khuất đâu đó, ta vẫn thường gặp ở ngoài đời thực. Đặc biệt, hình ảnh chị với tấm lưng áo bạc phếch có miếng vá, nửa thân ướt sũng gợi cho ta nỗi xót xa, niềm trắc ẩn mênh mông. Cuộc sống mưu sinh lam lũ cực nhọc, đầy bấp bênh nơi đầu sóng ngọn gió in hằn trên tấm thân gầy của chị: đôi mắt mệt mỏi sau một đêm thức trắng, ngày tất bật cho chồng cho con, thường xuyên gánh chịu những đòn roi dã man của người chồng vũ phu. Xấu, nghèo như hai tiền ánlửng lơ mang đến cái khổ. Gia đình nghèo, đông con, thuyền chật.lên bờ sẽ sống như thế nào?. Chị không có lựa chọn khả dĩ nào cho tương lai của mình, ngoài con thuyền nơi biển khơi lênh đênh, có nhiều bất trắc. Bị chồng đánh đập, hành hạ liên tục: Ba ngày một trận nhẹ, năm ngày một trận nặng. Cả nước không có một người chồng nào như hắn. Cứ khi nào lão thấy khổ quá là lại xách chị ra đánh, như là để trút giận, như đánh một con thú. Lão còn nguyền rủa cay độc vào chị: bằng cái giọng rên rỉ, đau đớn: Mày chết đi cho ông nhờ. Chúng mày chết hết đi cho ông nhờ. Và điều ngạc nhiên là chị không kêu một tiếng, không chống trả, cũng không tìm cách thoát thân. Đau đớn hơn nỗi đau thể xác là nỗi đau tinh thần khi chứng kiến cảnh con đánh bố, để bảo vệ mẹ. Một tổn thương lớn về lòng tự trọng khi phải để người khác chứng kiến cảnh đau lòng, chồng đánh vợ, con đánh cha. Những nỗi đau, tổn thương chồng lấn lên nhau dội xuống đầu chị. Nếu không phải người đàn bà hàng chài với những đặc thù của cuộc sống sông nước hẳn không ai có thể chịu đựng và vượt qua những nỗi đau khổ này. Dường như, từ cội nguồn nhân sinh và thế tục, người phụ nữ bao giờ cũng gánh chịu những thiệt thòi, bất hạnh. Và những bất hạnh thiệt thòi ấy lại nhân lên với người phụ nữ nhan sắc bị hạn chế, thêm chuyện sinh nhai, cái nghèo bám riết, đeo đẳng. Người đàn bà hàng chài dường như hội đủ những yếu tố cấu thành cuộc đời tăm tối, cơ cực. Đúng như Cụ Nguyễn Gia Thiều đã khái quát Ngẫm thân phù thế mà đau/ Bọt trong bể khổ bèo đầu bến mê.

2.2.đến một số phương diện vẻ đẹp truyền thống của người phụ nữ Việt Nam

2.2.1. Cam chịu, nhẫn nhục.

Trong truyện ngắn Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài, nhân vật Mị trước sự tê dại của đánh đập áp bức, vẫn mang trong mình sức mạnh tiềm tàng, đợi ngày có cơ hội thoát thân, thoát khỏi đọa đày. Đó là khát vọng không cam chịu tủi cực đớn đau. Nhưng người đàn bà hàng chài lại khác, cái luận lý Hạnh phúc là đấu tranh ta vẫn thường tụng ca và thực hành, đôi khi bất chấp ấy, với chị thật vô nghĩa, có khi ngu xuẩn [?], bởi nếu thế chị sống như thế nào, bỏ chồng chị sống với ai?. Gia đình, đàn con còn quan trọng hơn nhiều nỗi đau thân xác. Chị chấp nhận nhẫn nhịn, cam chịu thầm lặng để mặc những đớn đau hàng ngày trút xuống cơ thể mềm yếu của mình, mặc cho chồng hành hạ ba ngày một trận nhẹ, năm ngày một trận nặng. Sức chịu đựng của chị khiến ta bất bình và cảm phục, ngỡ ngàng trước những điều tưởng chừng phi lý. Bị đòn roi không chạy, không tìm kế thoát thân, âm thầm chịu đựng để vượt qua, chủ động bình tĩnh đón nhận một cách tội nghiệp như nhịp sống hằng thường. Coi đòn roi như sự trừng phạt một tội lỗi ghê gớm do mình gây ra, không có biểu hiện vùng dậy. Có chết sẽ chết cùng chồng, cùng con trên thuyền. Sự chấp nhận hy sinh đã cho chị một mái gia đình tuy không ấm êm nhưng các con chị không phải bơ vơ. Chị vẫn nhận ra hạnh phúc giản đơn, lóe sáng trong cuộc đời mình Ở trên thuyền cũng có lúc chúng tôi sống hòa thuận, vui vẻ. Có lẽ đây mới là cội nguồn hạnh phúc để chị biết mình cần phải hy sinh và chấp nhận đớn đau. Cái giá cho hạnh phúc với chị thật xứng đáng, không phàn nàn, dù bị đòn roi man rợ và tàn bạo. Chị xin chồng được đưa lên bờ mà đánh như một đặc cách. Rút cục cũng bởi không muốn con nhìn thấy cảnh bố đánh mẹ. Con người chị hy sinh đến tột cùng. Hẳn với chị muốn tồn tại, muốn duy trì hạnh phúc đương nhiên phải chấp nhận thua thiệt về mình. Người phụ nữ Việt Nam, không ít những trường hợp phải chấp nhận hiện thực đắng cay này như một phương thức để hạnh phúc gia đình được tồn tại.

2.2.2. Giàu đức hy sinh, lòng vị tha, có tình yêu thương chồng con vô bờ bến

Hình như trên khắp dải đất Việt Nam, phẩm tính này tự nhiên thiên định như một đặc ân ban cho người phụ nữ. Họ lao đao vì chồng, vì con cá chuối đắm đuối vì con. Họ sống cho gia đình, không phải sống cho bản thân mình. Người đàn bà hàng chài cũng vậy, chị yêu thương con tha thiết Phải sống cho con, chứ không thể sống cho mình. Thế nên trong đau khổ triền miên, chị vẫn chắt lọc được những niềm hạnh phúc nhỏ nhoi khi được nhìn chúng ăn no có khi vợ chồng con cái sống hòa thuận, vui vẻ. Lẽ thường khi bị áp bức hành hạ, người ta tìm cho mình một người bênh vực hoặc chí ít để giãi bày cho vơi đi nỗi khổ cực, hay tìm một chốn dung thân tạm thời. Nhưng chị không thuộc cái lẽ thường ấy, luôn nghĩ và tránh cho con những tổn thương tinh thần, tránh cho con khỏi phạm phải tội lớn nhất của đời người, tội bất hiếu. Bởi thế, chị sợ thằng bé lại làm điều gì dại dột với bố nó, . đã gửi nó lên rừng nhờ bố mình nuôi, đã nửa năm nay.Ngay trong sự tính toán này, chị cũng lo lắng cho sự an nguy của chồng. Khi tòa khuyên chị bỏ chồng để tránh tai họa vì chị không sống nổi với cái lão đàn ông vũ phu ấy đâu [lời của Đẩu]. Chị đã Chắp tay vái lia lịa: Con lạy quý tòa Quý tòa bắt tội con cũng được, phạt tù con cũng được, đừng bắt con bỏ nó . Ý thức tự trọng, tự tôn khiến chị có suy nghĩ bỏ chồng là điều ghê gớm khủng khiếp, chị chưa từng nghĩ đến. Khi nghe chánh án khuyên nhủ, chị đã khẩn thiết van xin, khăng khăng không chấp nhận, với chị ở tù, khổ đau đều được, miễn là đừng bắt con bỏ nó. Có bao nhiêu phụ nữ trên khắp dải non sông này cũng đang hy sinh vị tha như chị, hẳn rất rất nhiều. Cố nhiên, trong con người chị, luôn chứa đựng tình yêu thương con, vì con sẵn sàng chịu khổ. Nhưng điều kỳ lạ đáng ngợi ca, cảm phục ở chị là tình yêu thương con nơi chị bao chứa, hòa quyện trong tình yêu chồng, từ hình hài bên ngoài đến tính khí bên trong thằng Phác con chị, đều giống bố nó. Vì yêu chồng nên chị yêu con hơn, chị Không yêu một đứa nào bằng thằng Phác, cái thằng con từ tính khí đến mặt mũi giống như lột ra từ cái lão đàn ông đã từng hành hạ mụ, và không khéo sẽ còn hành hạ mụ cho đến khi chết . Chị tìm thấy tình yêu chồng trong hình ảnh đứa con. Đến đây ta thấy vẻ đẹp người đàn bà hàng chài với vẻ đẹp nhân vật Vũ Nương trong Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ có nét tương đồng. Dù cách nhau năm thế kỷ, nhưng họ đều gặp gỡ nhau nơi tình yêu thủy chung gắn bó với chồng, gặp gỡ nhau theo cách đồng nhất chồng với mình, với giọt máu của mình trong hình hài đứa con. Chỉ có khác, Vũ Nương gửi gắm kín đáo nỗi nhớ, tấm lòng thủy chung vào cái bóng của mình trên tường, còn người đàn bà không tên này, lại gửi gắm trong hình ảnh hiện hữu là thằng Phác đứa con chị yêu quý nhất, chỉ bởi nó giống hệt bố nó. Nghèo khổ, bị đánh đập nhưng chị chưa bao giờ oán than, trách móc số phận, trách móc người trực tiếp gây ra những nỗi đau khổ, chị chỉ nghĩ, nhận lỗi và đổ lỗi cho mình, cho hoàn cảnh, cho kết cấu hạ tầng căn nhà: Cái lỗi chính là người đàn bà ở thuyền là đẻ nhiều quá, mà thuyền lại chật. Như vậy, đức hy sinh, lòng vị tha, tình yêu thương chồng con đã tạo cho người đàn bà một sức mạnh vô biên để vượt qua nỗi đau thân xác và tinh thần, nỗi cơ cực nhọc nhằn, lam lũ của cuộc sống thuyền chài.

2.2.3. Xấu xí thất học, nhưng sắc sảo, thấu hiểu lẽ đời, có bản năng sinh tồn mãnh liệt, khát khao hạnh phúc bình dị.

Nhà văn đã dựng lên đoạn đối thọai với Đẩu và Phùng [Một người đại diện luật pháp công lý, một người đang kiếm tìm cái đẹp], để nhân vật người đàn bà có điều kiện bày tỏ hoàn cảnh, bộc lộ tính cách. Mặc dù thất học nhưng chị vẫn ý thức được thiên chức cao cả của người phụ nữ: ông trời sinh ra người đàn bà là để đẻ con và nuôi con cho đến khi khôn lớn. Các nhà làm luật và thực thi luật pháp phải ngã ngửa ngườikhi nghe chị phủ nhận : lòng các chú tốt, nhưng các chú đâu có phải là người làm ăn cho nên các chú đâu có hiểu được cái việc của người làm ăn, lam lũ, khó nhọc . Bấy nhiêu lời nói mộc mạc thôi, đủ cứa vào lòng Đẩu và Phùng. Cái lý của chị giản đơn, tốt thôi chưa đủ, tốt theo kiểu nghĩ cho một bên, bỏ các bên còn lại, vô tình sẽ phá nát hạnh phúc gia đình. Điều quan trọng mà cả vị chánh án và người nghệ sĩ nhiếp ảnh đã không thể hiểu được, vì họ đâu phải người làm ăn, đâu hiểu việc lam lũ, khó nhọc của người làm ăn. Như vậy, muốn hiểu đời, hiểu người phải sống cuộc sống người khác, phải trải nghiệm, không nên nhìn theo cái nhìn của kẻ ban phát, của kẻ bề trên. Về điều này, nhà văn Nam Cao đã từng cảnh báo sâu sắc phải cố tìm mà hiểu. Và đây, ẩn dấu bên trong cái thô ráp, xấu xí của chị là một cách nhìn thấu được lẽ đời, chỉ một cái chép miệng, mắt chị như đang nhìn suốt cả đời mình: Giá tôi đẻ ít đi, hoặc chúng tôi sắm được một chiếc thuyền rộng hơn. Vấn nạn đẻ nhiều dẫn đến cái nghèo, bên cạnh đó chị còn nhìn ra một nguyên nhân nữa, sự hạn chế của phương tiện mưu sinh sông nước, ở việc trời không yên, biển không lặng để làm ăn. Sao chị không tính được chuyện làm nhà trên đất để an cư, lạc nghiệp. Nhưng chính chị đã thấy hiện thực làm nhà trên đất ở một chỗ đâu có thể làm được cái nghề lưới vó cách mạng đã cấp đất cho nhưng chẳng ai ở vì không bỏ nghề được!. Cách lý giải cho thấy nhận thức của chị không giản đơn. Chị nói chuyện như trong vai trò người tư vấn xây dựng luật, chị nhìn ra mối quan hệ hữu cơ giữa nơi ở và việc làm, nghề nghiệp. Chỗ ở rất quan trọng [với chị chỉ cần sắm được một chiếc thuyền rộng hơn], nhưng quan trọng hơn, nơi ở phải tiện cho công việc để mưu sinh. Một người có học vấn như Đẩu nhưng không thấy được điều ấy, nên anh mới hỏi một câu trên trời: Vậy sao không lên bờ mà ở.Câu hỏi này khiến ta liên tưởng đến cậu ấm con nhà giàu hỏi một người ăn xin đang đói lả: Đói, sao không lấy nhân sâm mà ăn?. Cách lý giải của chị đã giúp Phùng và Đẩu vỡ ra nhiều điều, khiến các nhà hoạch định chính sách và thực thi luật pháp phải lắng nghe, suy ngẫm. Nghe chuyện chị bị đánh đập, Đẩu và Phùng cùng bức xúc không thể nào hiểu được, không thể nào hiểu được. Người đàn bà khi này, lại lập luận theo một lẽ thường tình là bởi vì các chú không phải là đàn bà người đàn bà trên một chiếc thuyền không có đàn ông . Đúng vậy, đàn bà sống ở môi trường sông nước nếu không nhẫn nhịn, gặp chuyện bát đũa xô biết cậy nhờ ai, nếu không cam chịu, gặp lúc biển động sóng lớn biết nương tựa vào đâu để nuôi đàn con. Căng thẳng được đẩy lên đình điểm của cao trào khi Đẩu trút tiếng thở dài chua chát: Phải, phải, bây giờ tôi đã hiểu, trên thuyền phải có một người đàn ông dù hắn man rợ, tàn bạo. Người đàn bà bây giờ hạ giọng mềm mại: Phải cũng có khi biển động sóng gió chứ chú ?. Tính cách con người là sản phẩm của môi trường và hoàn cảnh sống đàn bà trên thuyền cần phải có đàn ông để chèo chống khi phong ba và còn để làm ăn nuôi nấng trên dưới chục đứa. Và cuối cùng người đàn bà vẫn khăng khăng: Mong các chú cách mạng thông cảm cho, bởi một điều đơn giản đàn bà ở trên thuyền chúng tôi phải sống cho con, chứ không thể sống cho mình như ở trên đất được ! các chú đừng bắt tôi bỏ nó!. Có thể nói chuỗi lời thoại của người đàn bà là chuỗi những lập luận sắc sảo, chặt chẽ, của người trong cuộc. Ứng xử luôn vịn theo lối truyền thống: Có chồng thì phải theo chồng/ Chồng vào hang rắn hang hùm cũng theo,hay Có con phải sống cho con/ Có chồng gánh vác giang san nhà chồng Đó là minh triết cuộc đời, được chắt ra từ cuộc sống mưu sinh nơi sông nước. Cuối cùng chị nói đến niềm vui lúc vợ chồng con cái sống vui vẻ, hòa thuận [] vui nhất là lúc ngồi nhìn đàn con tôi lúc chúng nó được ăn no để thuyết phục vị quan tòa. Ở đây có sự hoán ngôi trong lập luận, Phùng và Đẩu, hai người từ chỗ chủ động gặp gỡ thuyết phục chị bỏ chồng thì đã bị chị đẩy sang thế phải thấu hiểu cảm thông để từ bỏ ý nghĩ khuyên nhủ người khác. Còn chị từ chỗ rụt rè, e sợ đã trở lên cứng cỏi và đầy tính minh triết, khiến cho Đẩu phải nghiêm nghị, suy nghĩ và có: Một cái gì vừa vỡ ra trong đầu vị Bao Công của cái phố huyện vùng biển.Người đọc cũng ngạc nhiên ở một người lao động bình thường lại rất sắc sảo khi nhìn nhận lẽ đời. Tất cả cái nghèo, nỗi đau đớn tủi nhục của chị gói trọn trong những chuyện: Đẻ nhiều đông con, thuyền chật, thuyền phải có đàn ông Và rồi để cải tạo hoàn cảnh, chị phải gắng gỏi vượt lên chỉ với một ước mơ khát vọng bình dị giá sắm được một chiếc thuyền rộng hơn, và hẳn thế chị sẽ có một tương lai tươi sáng hơn; có thể anh sẽ bớt đánh đập chị; gia đình chị ấm no, con sẽ bớt khổ. Khát vọng bình dị này, vẫn còn nguyên giá trị nóng hổi, mang tính thời sự, nhất là trong bối cảnh biển đảo hiện nay. Những con người như chị luôn một lòng bám biển, giữ biển, xứng đáng là chủ nhân ngôi nhà biển cả quê hương. Nói tóm lại, đằng sau cái vẻ cam chịu, nhẫn nhục cần sự cảm thông chia sẻ ấy, nếu hiểu đơn giản ta sẽ khuyên người đàn bà bỏ chồng là xong, mà không trái luật pháp. Nhưng nhìn vấn đề từ chiều sâu nhân bản, nhân văn; đặt vấn đề thông suốt vào hoàn cảnh môi trường sống ta sẽ thấy suy nghĩ, cách ứng xử và sự lựa chọn của người đàn bà hàng chài là không thể khác được. Chị chính là minh chứng sinh động cho sức mạnh bản năng sinh tồn, cho khát vọng vươn lên trong cuộc sống.

3. Kết luận

Qua nhân vật người đàn bà hàng chài trong tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu, tác giả đã đem đến cho người đọc niềm cảm thương sâu sắc với thân phận khổ đau của người phụ nữ, đồng thời giúp ta cảm nhận được một số phương diện vẻ đẹp truyền thống của họ: Sự chịu đựng hy sinh hết lòng vì chồng, vì con, luôn cháy sáng tinh thần lạc quan, khát vọng sống mạnh mẽ, khả năng vươn lên để xây dựng, vun đắp hạnh phúc gia đình Những vẻ đẹp ấy củng cố thêm niềm tin cho mỗi người vào cuộc sống vốn không ít truân chuyên này. Biện pháp đối lập giữa hoàn cảnh và tính cách, đối lập giữa ngoại hình bên ngoài và tâm hồn bên trong nhân vật đã tôn lên được những vẻ đẹp, những phẩm chất đáng ngợi ca ở hình tượng người phụ nữ này. Ẩn trong những vẻ đẹp truyền thống đó, tác giả cũng đặt ra vấn đề nhức nhối của cuộc sống hiện nay: nạn bạo hành gia đình, sự nghèo đói thất học, sự tha hóa nhân cách Cảm hứng ngợi ca vẻ đẹp người phụ nữ cũng được kín đáo, lồng trong cảm hứng thế sự, lên án tố cáo những ngang trái, nghịch lý, bất công. Có thể nói, hình ảnh người đàn bà hàng chài trong truyện Chiếc thuyền ngoài xa chính là hình ảnh tiêu biểu, hiện thân cho vẻ đẹp truyền thống của người phụ nữ Việt Nam. Trong cuộc đời đa sự,kiếp người đa đoan, chúng ta cần có những hành động thiết thực để người phụ nữ không bị chà đạp, để họ được hưởng hạnh phúc trọn vẹn, xứng đáng với những gì họ có, họ đã hy sinh./.
Nguyễn Văn Nhượng
Tao Đàn
Next "Hồ Xuân Hương - Hoài niệm phồn thức" - Qua thơ để hiểu về tâm thức dân tộc »
Previous « Bảng điểm văn hình sin - Đỗ Tiến Thuỵ
Leave a Comment
Share
Published by
Tao Đàn
Tags: Nguyễn Minh Châu

    Related Post

  • Chế Lan Viên nhà thơ không thể lấy kích tấc thường mà đo được!
  • Tâm bão giữa trần gian hay một cách luận giải lịch sử dân tộc
  • Tinh thần dân chủ của Phật giáo Việt qua tiểu thuyết Đội gạo lên chùa

Recent Posts

  • QUAN ĐIỂM GIÁO DỤC

Cắt gọt Tôi đi học từ sách giáo khoa lớp 8 xuống lớp 1 là cách làm tùy tiện

Cách đây mấy mươi nămTôi đi họcđã được đưa vào sách giáo khoa để giảng

3 tháng ago
  • PHƯƠNG PHÁP TIẾP CẬN

Phản biện tác giả Nguyễn Trọng Bình về văn bản Tôi đi học trong sách giáo khoa

Việc rút gọn văn bản để đưa vào sách giáo khoa có thể chưa phải

3 tháng ago
  • DƯ LUẬN & TRANH LUẬN

IQ quyết định sự tồn tại, EQ quyết định sự phát triển, DQ quyết định cơ hội, chỉ có AQ mới quyết định đến thành công của bạn!

Việc rèn luyện IQ, nâng cao trình độ nhận thức có thể giúp bạn nhìn

3 tháng ago
  • GÓC NHÌN TÁC PHẨM

Giải mã những ẩn ức của Mị trong đêm tình mùa xuân

[Đọc truyện Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài] Vợ chồng A Phủ không chỉ

3 tháng ago
  • BÚT KÝ - TÙY BÚT

Chiếc khẩu trang Tản văn của Huỳnh Như Phương

Vào những ngày cuối năm, một vài tờ báo lớn trên thế giới thường bình

3 tháng ago
  • VẤN ĐỀ PHÊ BÌNH

Chế Lan Viên nhà thơ không thể lấy kích tấc thường mà đo được!

Sinh thời, Chế Lan Viên đã nhiều lần như ông Trạng xứ ta làm tôn

3 tháng ago
All Rights ReservedView Non-AMP Version
  • t
  • L

Video liên quan

Chủ Đề