Phép tu từ trong câu Ráng mỡ gà, có nhà thì giữ

Tục ngữ về thiên nhiên

1. Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng,
Ngày tháng mười chưa cười đã tối

           - Nghĩa của câu tục ngữ này là: tháng năm [âm lịch] đêm ngắn, ngày dài; tháng mười [âm lịch] ngày ngắn, đêm dài.

           - Áp dụng kinh nghiệm này, người ta chú ý phân bố thời gian biểu làm việc cho phù hợp; tính toán, sắp xếp công việc, bố trí giấc ngủ hợp lí, hoặc chú ý giữ gìn sức khỏe cho mỗi con người trong mùa hè và mùa đông...

           - Câu tục ngữ giúp con người có ý thức chủ động để nhìn nhận, sử dụng thời gian, công việc, sức lao động vào những thời điểm khác nhau trong một năm.

           - Nghệ thuật phóng đại thậm xưng [vì thực tế ngày tháng mười - mùa đông - có ngắn nhưng không đến mức "chưa cười đã tối"; hay ngày tháng năm - mùa hè - đã "chưa nằm đã sáng"] để phóng đại về việc ngày tháng mười và đêm tháng năm rất ngắn.

           - Sử dụng phép đối nội dung và hình thức: đêm - ngày; tháng năm - tháng mười; chưa nằm - chưa cười; sáng - tối... để câu tục ngữ thêm cân đối nhịp điệu, cấu trúc.

2. Mau sao thì nắng, vắng sao thì mưa

           - Nghĩa là vào đêm hôm trước, khi quan sát trời nhiều [dày] sao thì ngày hôm sau sẽ nắng; trời ít [vắng] sao sẽ mưa.

           - Trời nhiều sao thì ít mây, do đó sẽ có nắng. Ngược lại, trời ít sao thì nhiều mây, vì vậy thường có mưa. Tuy nhiên, cần chú ý, không phải hôm nào trời ít sao cũng mưa. Phán đoán trong tục ngữ, do dựa trên kinh nghiệm, không phải lúc nào cũng đúng. Đây là kinh nghiệm để đoán nắng mưa, liên quan trực tiếp đến công việc sản xuất nông nghiệp và mùa màng.

           - Câu tục ngữ này giúp con người có ý thức biết nhìn sao để đoán trước được thời tiết, sắp xếp công việc.

           - Hai vế đối xứng: mau - vắng, nắng - mưa

           - Sử dụng vần lưng: nắng - vắng

Tác dụng của biện pháp nghệ thuật: làm cho câu tục ngữ cân đối nhịp nhàng, dễ thuộc, dễ nhớ.

3. Ráng mỡ gà, có nhà thì giữ

           - Khi trên trời xuất hiện ráng có sắc vàng màu mỡ gà tức là sắp có bão. Đây là một trong rất nhiều kinh nghiệm dự đoán bão. Dự đoán bão thì sẽ có ý thức chủ động giữ gìn nhà cửa, hoa màu, phải chú ý chống bão cho nhà cửa.

           - Câu tục ngữ nhắc nhở ý thức phòng chống bão lụt.

Câu tục ngữ sử dụng vần lưng "gà - nhà"  và nhịp điệu 3/4 để tạo nhịp, vần điệu.

4. Tháng bảy kiến bò, chỉ lo lại lụt

           - Ở nước ta, mùa lũ xảy ra vào tháng bảy [âm lịch], nhưng có năm kéo dài sang cả tháng tám [âm lịch]. Từ kinh nghiệm quan sát, nhân dân tổng kết quy luật: kiến bò nhiều vào tháng bảy - thường là bò lên cao - là điềm báo sắp có lụt. Kiến là loại côn trùng rất nhạy cảm với những thay đổi của khí hậu, thời tiết, nhờ cơ thể có những tế bào cảm biến chuyên biệt. Khi trời chuẩn bị có những đợt mưa to kéo dài hay lũ lụt, kiến sẽ từ trong tổ kéo ra dài hàng đàn để tránh mưa, lụt và để lợi dụng đất mềm sau mưa làm những tổ mới.

           - Câu tục ngữ nhắc nhở về ý thức phòng chống bão lụt, loại thiên tai thường gặp ở nước ta.

Câu tục ngữ sử dụng vần lưng "bò - lo"  và nhịp điệu 4/4 để tạo nhịp, vần điệu.

Tục ngữ về lao động sản xuất

1. Tấc đất tấc vàng

           - Một mảnh đất nhỏ bằng một lượng vàng lớn; có thể thấy đất được coi quý ngang vàng.
           - Đất quý như vàng vì đất nuôi sống con người, đất là nơi người ở, người phải nhờ lao động và đổ bao xương máu mới có đất và bảo vệ được đất.

           - Câu tục ngữ đề cao giá trị của đất, phê phán việc lãng phí đất [bỏ ruộng hoang, sử dụng đất không hiệu quả].

           - Sử dụng câu rút gọn: cung cấp thông tin nhanh, gọn nhằm nêu bật giá trị của đất.

           - Phép đối xứng: làm cho câu tục ngữ cân đối, nhịp nhàng, dễ thuộc, dễ nhớ.

           - Điệp từ: từ "tấc" được lặp lại hai lần, để chỉ đơn vị đo nhằm nhấn mạnh tấc đất quý như tấc vàng.

2. Nhất canh trì, nhị canh viên, tam canh điền

           - Câu tục ngữ này nói về thứ tự các nghề, các công việc đem lại giá trị kinh tế cho con người: thứ nhất là phát triển thủy hải sản; thứ hai là làm vườn; thứ ba là làm ruộng.

Cơ sở khẳng định thứ tự trên là từ giá trị kinh tế thực tế của các nghề. Kinh nghiệm của câu tục ngữ không phải áp dụng ở nơi nào cũng đúng. Ở vùng nào, nơi nào có thể làm tốt cả ba nghề thì trật tự đó là đúng. Nhưng ở những nơi, điều kiện tự nhiên chỉ có thể thuận lợi cho một nghề phát triển, chẳng hạn nghề làm vườn, hay làm ruộng, thì vấn đề lại không như vậy.

           - Câu tục ngữ này giúp con người biết khai thác tốt điều kiện, hoàn cảnh tự nhiên để làm ra nhiều của cải vật chất.

           - Sử dụng phép liệt kê: nêu rõ thứ tự và giá trị của từng nghề trong phát triển kinh tế.

3. Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống

           - Câu tục ngữ này khẳng định thứ tự quan trọng của các yếu tố: nước, phân, chuyên cần, giống trong sản xuất nông nghiệp [trồng lúa nước] của nhân dân ta.

           - Kinh nghiệm của câu tục ngữ được vận dụng trong quá trình trồng lúa, giúp người nông dân thấy được tầm quan trọng của từng yếu tố cũng như mối quan hệ của chúng. Nó rất có ích đối với một đất nước mà phần lớn dân số sống bằng nghề nông.

           - Sử dụng phép liệt kê: nêu rõ thứ tự và vai trò của từng yếu tố trong nghề trồng lúa.

4. Nhất thì, nhì thục

           - Câu tục ngữ này khẳng định tầm quan trọng của thời vụ và của đất đai đã được khai phá, chăm bón đối với nghề trồng trọt.

           - Câu tục ngữ nhắc nhở vấn đề thời vụ và việc chuẩn bị đất kĩ trong canh tác

           - Sử dụng câu rút gọn: cung cấp thông tin nhanh, gọn; dễ thuộc, dễ nhớ.

           - Phép đối xứng: nhấn mạnh hai yếu tố "thì", "thục"

           - Sử dụng vần lưng: "thì - nhì": cung cấp thông tin nhanh, gọn lại dễ thuộc, dễ nhớ.

           - Sử dụng phép liệt kê: nêu rõ thứ tự và vai trò quan trọng của thời vụ và đất đai.

Đặc điểm hình thức của tục ngữ

  • Hình thức ngắn gọn: mỗi câu tục ngữ chỉ có một số lượng từ không nhiều, có câu rất ngắn.
  • Vần trong tục ngữ, nhất là vần lưng [chữ cuối của câu/ý trên vần với một chữ nằm ở đầu, giữa câu/ý dưới]: Nhất thìnhì thục; Mau sao thì nắngvắng sao thì mưa... giúp câu tục ngữ dễ thuộc, dễ nhớ.
  • Các vế của tục ngữ thường đối xứng nhau cả về hình thức và nội dung.
  • Lập luận trong tục ngữ chặt chẽ, giàu hình ảnh. Lời trong tục ngữ cô đọng, mỗi lời như dồn nén, không có từ thừa. Tục ngữ sử dụng các cách nói quá [hình ảnh thậm xưng] để khẳng định nội dung, ý tưởng [Ví dụ: "Chưa cười đã tối", "chưa nằm đã sáng"...]. Hình ảnh làm các câu tục ngữ trở nên tươi mát, hàm súc và kinh nghiệm được diễn đạt trong đó có sức thuyết phục hơn.

Văn mẫu lớp 7: Em hãy phân tích câu tục ngữ: Ráng mỡ gà có nhà thì giữ gồm nhiều bài văn mẫu, dàn bài hay giúp các em học sinh và phụ huynh tham khảo, củng cố kỹ năng cần thiết cho bài kiểm tra sắp tới đây của mình. Mời các em học sinh cùng tham khảo.

Ráng mỡ gà có nhà thì giữ lớp 7

  • Dàn ý Phân tích câu tục ngữ Ráng mỡ gà có nhà thì giữ
  • Giải thích câu tục ngữ Ráng mỡ gà có nhà thì giữ
  • Đoạn văn Phân tích câu tục ngữ Ráng mỡ gà có nhà thì giữ
  • Bài văn Phân tích câu tục ngữ Ráng mỡ gà có nhà thì giữ

Dàn ý Phân tích câu tục ngữ Ráng mỡ gà có nhà thì giữ

Câu tục ngữ Ráng mỡ gà, có nhà thì giữ:

  • Ráng: Sắc màu phía chân trời do mặt trời chiếu vào mây mà thành.
  • Ráng mỡ gà: Sắc vàng màu mỡ gà xuất hiện ở phía chân trời.

→ Hình ảnh ẩn dụ, vần lư­ng [bằng] “gà - nhà”.

→ Khi trên trời xuất hiện ráng có sắc vàng màu mỡ gà thì trời sắp có bão: Đây là kinh nghiệm dự báo bão. Cần chủ động phòng chống bão, giữ gìn nhà cửa, hoa màu…

Giải thích câu tục ngữ Ráng mỡ gà có nhà thì giữ

Từ xưa, ông cha ta đã có những bí quyết riêng để dự đoán thời tiết. Các bó quyết ấy được đúc kết lại, nhờ vào sự quan sát cẩn thận và tỉ mỉ, rồi cô đọng lại trong các câu ca dao, tục ngữ. Trong đó, ấn tượng nhất với em là câu tục ngữ Ráng mỡ gà có nhà thì giữ.

“Ráng” là một từ khá cũ, có từ ngày xưa và hiện nay không còn được sử dụng phổ biến. Nó được dùng để chỉ màu sắc ánh sáng ở phía chân trời, do mặt trời chiếu vào mây tạo thành. Khi “ráng” có màu vàng như mỡ của gà - một màu sắc tươi sáng và nổi bật, thì nghĩa là có một chuyện không bình thường sắp xảy ra. Điều đó ảnh hưởng đến cuộc sống, của cải của người dân, nên được ông cha ta khuyên rằng “có nhà thì giữ”. Vậy nghĩa là hiện tượng thiên nhiên sắp xảy ra có sức tàn phá rất nặng nề, nên chúng ta cần phải gia cố nhà cửa, bảo vệ hoa màu, gia súc và hạn chế đi xa. Hiện tượng đó chính là những cơn bão. Khi mà chưa có một nền khoa học kĩ thuật hiện đại như ngày nay, chưa có các vệ tinh trong vũ trụ để quan sát và dự báo các hiện tượng thời tiết. Ông cha ta đã dựa vào việc quan sát màu sắc của ráng trời mà tính toán. Qua nhiều lần xảy ra với quy luật nhất định, ông cha ta đã rút ra được: hễ chân trời có ráng màu mỡ gà thì sắp có bão đến.

Câu tục ngữ không chỉ chứa đựng kiến thức thú vị và bổ ích, nó còn ngắn gọn súc tích và dễ nhớ nữa. Đây thực sự là một nét đặc biệt của khó tàng tục ngữ dân tộc ta.

Đoạn văn Phân tích câu tục ngữ Ráng mỡ gà có nhà thì giữ

Nhà nông, dân chài lưới, dân đi rừng ở ta chỉ có nhìn mây, nhìn ráng, nhìn mống cụt, cầu vồng mà đoán được gió bão, lũ lụt,… Câu tục ngữ: ‘Ráng mỡ gà, có nhà thì giữ’ là một kinh nghiệm quý báu về dự báo thời tiết. Ráng là gì? Cuốn ‘Từ điển Tiếng Việt’ do Văn Tân chủ biên đã giải nghĩa như sau: ‘Ráng là đám mây màu sắc hồng, hoặc vàng… do ánh mặt trời buổi sáng sớm hoặc buổi chiều tà chiếu vào’. Ráng mỡ gà là ráng vàng tươi óng ánh. Có ráng mỡ gà xuất hiện ở trên bầu trời, nhân dân ta biết trời sắp nổi gió to, sắp bão, cần phải chuẩn bị giữ gìn, chằng buộc, chống đỡ, nhất là nhà gianh vách đất. Còn có những câu tục ngữ khác cũng nói về ráng trời như: "Ráng vàng thì gió, ráng đỏ thì mưa" hay "Ráng vàng thì gió, ráng mỡ chó thì mưa".

Bài văn Phân tích câu tục ngữ Ráng mỡ gà có nhà thì giữ

Kể từ khi con người Việt Nam xuất hiện, có miếng trầu xanh, quả cau nhỏ, có tiếng ru à ơi, có tên gọi bình dân mộc mạc thì khi đó cũng có những câu tục ngữ được hình thành. Văn hóa Việt Nam không chỉ dừng lại ở những phong tục tập quán mà nó còn là một hệ thống văn học mà trong đó văn học dân gian với những câu tục ngữ khúc chiết giàu ý nghĩa là một văn hóa bậc nhất. Nói về tục ngữ thiên nhiên có câu: “Ráng mỡ gà có nhà thì giữ”

Bầu trời trên đầu chúng ta cũng có muôn hình muôn trạng, muôn màu muôn vẻ. Khi thì trong xanh mây trắng, khi u ám đen sì, khi lại vàng vọt, khi đỏ âu, đặc biệt có lúc nó còn có màu mỡ gà. Tuy nhiên, không phải ngẫu nhiên trời thay đổi màu sắc như con người thay quần áo mỗi ngày vậy. Màu trời như màu da người có, người khỏe thì da đẹp, trời yên bể lặng thì trong xanh cao vút. Trái lại thì sẽ tồi tệ. Màu mỡ gà theo kinh nghiệm của ông cha là màu trời báo bão. Vậy nên nếu nhìn trời ráng mỡ gà thì phải lo dựng nhà cho chắc, che đậy những chỗ hỏng hóc, chỗ tụt mái để không bị bão làm cho sập nhà.

Có thể nói chỉ có một câu thôi nhưng cả một ý nghĩa lớn về cách nhìn hiện tượng thiên nhiên. Con người Việt Nam không tài giỏi đến mức có thể chế tạo ra những chiếc máy hạng tầm cỡ như Mỹ, như Nga những việc đúc kết kinh nghiệm và sống hòa hợp với thiên nhiên thì chúng ta luôn có.

------------------------------------------------------------------

Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất là nội dung được học trong chương trình Ngữ văn 7 học kì 2. Trong kho tàng văn học dân gian có rất nhiều câu tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất, đúc kết kinh nghiệm cho con người. "Ráng mỡ gà có nhà thì giữ" là một câu tục ngữ như thế. Vậy câu tục ngữ này có ý nghĩa như thế nào, mời các bạn tham khảo tài liệu sau đây do VnDoc sưu tầm và đăng tải.

Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về giảng dạy và học tập các môn học lớp 7, VnDoc mời các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các bạn học sinh truy cập nhóm riêng dành cho lớp 7 sau: Nhóm Tài liệu học tập lớp 7. Rất mong nhận được sự ủng hộ của các thầy cô và các bạn.

Trên đây VnDoc đã tổng hợp các bài văn mẫu Em hãy phân tích câu tục ngữ: Ráng mỡ gà có nhà thì giữ cho các bạn tham khảo. Hy vọng đây là tài liệu hữu ích giúp các em học sinh hiểu được ý nghĩa của câu tục ngữ, đồng thời có thêm nhiều ý tưởng để xây dựng cho mình bài viết hoàn chỉnh để đạt điểm cao trong các thi, bài kiểm tra định kì môn Ngữ văn.

Ngoài ra các bạn có thể xem thêm chuyên mục Soạn văn 7 mà VnDoc đã chuẩn bị để học tốt hơn môn Ngữ văn lớp 7 và biết cách soạn bài lớp 7 các bài trong sách Văn tập 1 và tập 2. Đồng thời các dạng đề thi học kì 1 lớp 7, đề thi học kì 2 lớp 7 mới nhất cũng sẽ được chúng tôi cập nhật. Mời các em học sinh, các thầy cô cùng các bậc phụ huynh tham khảo.

Video liên quan

Chủ Đề