Phiếu hỏi ý kiến về cuộc thi khoa học kỹ thuật dành cho học sinh trung học dành cho học sinh lớp 8 9

Báo Lao Động ngày 13/7/2022 cho biết, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có công văn về việc tổ chức khảo sát, đánh giá hiệu quả, tác động của Cuộc thi khoa học kỹ thuật cấp quốc gia dành cho học sinh trung học. [1]

Bộ Giáo dục lấy ý kiến Cuộc thi khoa học kĩ thuật thế nào?

Theo đó, qua 10 năm [2012-2022] thực hiện tổ chức Cuộc thi khoa học kỹ thuật dành cho học sinh trung học toàn quốc, Bộ Giáo dục và Đào tạo tiến hành tổ chức tổng kết, đánh giá 10 năm thực hiện và bàn về việc tiếp tục triển khai thực hiện trong thời gian tới.

Ban tổ chức mong nhận được ý kiến từ các cán bộ quản lý giáo dục, các giáo viên, các em học sinh về những thuận lợi, khó khăn khi triển khai tổ chức cuộc thi trong thời gian qua và những kiến nghị, đề xuất để thực hiện tốt các cuộc thi trong những năm tiếp theo.

Phiếu hỏi ý kiến được lập ra nhằm thu thập ý kiến của các đối tượng như học sinh, sinh viên giáo viên, cán bộ quản lý về những nội dung có yêu cầu trong mẫu phiếu.

Phiếu hỏi ý kiến về Cuộc thi Khoa học kỹ thuật dành cho học sinh trung học bao gồm cả những học sinh đã và chưa từng tham dự cuộc thi này. Phiếu hỏi ý kiến được triển khai theo Công văn tổng kết 10 năm tổ chức Cuộc thi Khoa học kỹ thuật dành cho học sinh trung học tại đơn vị, xây dựng báo cáo tổng kết.

Hình thức trả lời khảo sát: tổ chức khảo sát, đánh giá hiệu quả, tác động trong quá trình tham gia, tổ chức Cuộc thi khoa học kỹ thuật cấp quốc gia học sinh trung học hằng năm theo các đường link đính kèm.

Ảnh minh họa. Nguồn: Cổng thông tin điện tử Sở Giáo dục và Đào tạo Gia Lai.

Cụ thể, câu hỏi dành cho cán bộ quản lý, giáo viên có nội dung: “Cuộc thi khoa học kỹ thuật dành cho học sinh trung học có ý nghĩa thế nào trong giáo dục toàn diện và phát triển năng lực học sinh: A. Có ý nghĩa lớn; B. Có ý nghĩa; C. Bình thường; D. Không có ý nghĩa.

Việc tổ chức cuộc thi khoa học kỹ thuật dành cho học sinh trung học trong những năm qua là: A. Học sinh hào hứng tham gia; B. Học sinh chưa hào hứng tham gia; C. Tạo thêm áp lực cho học sinh; D. Tạo thêm áp lực cho nhà trường.

Thầy/cô có những đề xuất gì về việc tiếp tục tổ chức Cuộc thi học kỹ thuật: A. Nên xem xét dừng một thời gian để tìm biện pháp tổ chức phù hợp hơn; B. Nên tiếp tục tổ chức nhưng có những cải tiến cho phù hợp; C. Nên có sự phối hợp, hỗ trợ của Bộ Khoa học và Công nghệ; D. Nên tăng số đề tài của tỉnh, thành tham dự cuộc thi toàn quốc.

Đối với học sinh, có câu hỏi: Theo em, lý do quan trọng nhất mà nhà trường tổ chức cho học sinh tham dự Cuộc thi khoa học kỹ thuật là: A. Tạo sân chơi bổ ích cho học sinh; B. Tạo điều kiện cho học sinh được học tập, nghiên cứu; C. Vì thành tích của nhà trường; D. Vì lợi ích của học sinh.

Có nên dừng Cuộc thi khoa học kỹ thuật cho học sinh trung học?

Liên quan Cuộc thi khoa học kỹ thuật cấp quốc gia học sinh trung học, nhiều năm qua, các phương tiện truyền thông đã phản ánh nhiều tồn tại, bất cập, có dấu hiệu tiêu cực. Một số chuyên gia, nhà khoa học, giáo viên có đề xuất nên dừng tổ chức cuộc thi này.

Cá nhân người viết cho rằng, Bộ Giáo dục và Đào tạo nên tiếp tục tổ chức Cuộc thi khoa học kỹ thuật cấp quốc gia dành cho học sinh trung học nhưng có những cải tiến cho phù hợp. Trong phạm vi bài viết này, tôi xin có một vài ý kiến góp ý cho cuộc thi như sau.

Thứ nhất, ngày 2/11/2012, Bộ Giáo dục và Đào tạo ra Thông tư số 38/2012/TT-BGDĐT ban hành Quy chế thi khoa học, kỹ thuật cấp quốc gia học sinh trung học cơ sở và trung học phổ thông. [2]


Bộ Giáo dục khẳng định cuộc thi khoa học kĩ thuật đúng quy chế, công bằng

Mục đích cuộc thi có 4 nội dung [bạn đọc xem thêm bài viết 10 năm thi KHKT QG học sinh: Làm gì để tăng ứng dụng, bớt dự án "siêu phàm"], theo tôi chỉ nên giữ lại 2 nội dung sau:

- "Khuyến khích học sinh trung học nghiên cứu, sáng tạo khoa học, công nghệ, kỹ thuật và vận dụng kiến thức đã học vào giải quyết những vấn đề thực tiễn cuộc sống;

- Góp phần thúc đẩy đổi mới hình thức tổ chức và phương pháp dạy học; đổi mới hình thức và phương pháp đánh giá kết quả học tập; phát triển năng lực học sinh; nâng cao chất lượng dạy học trong các cơ sở giáo dục trung học".

Nên bỏ nội dung "Khuyến khích các cơ sở giáo dục đại học, cao đẳng, cơ sở nghiên cứu, các tổ chức và cá nhân hỗ trợ hoạt động nghiên cứu khoa học, kỹ thuật của học sinh trung học", nhằm giúp các em chủ động hơn trong việc nghiên cứu, triển khai các dự án.

Riêng nội dung "Tạo cơ hội để học sinh trung học giới thiệu kết quả nghiên cứu khoa học, kỹ thuật của mình; tăng cường trao đổi, giao lưu văn hóa, giáo dục giữa các địa phương và hội nhập quốc tế", Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng nên cân nhắc.

Hiện cuộc thi này chỉ dừng lại ở phạm vi của từng địa phương, chưa thấy "học sinh trung học giới thiệu kết quả nghiên cứu khoa học, kỹ thuật của mình; tăng cường trao đổi, giao lưu văn hóa, giáo dục giữa các địa phương"; còn nội dung "hội nhập quốc tế" là vượt quá khả năng của học sinh trung học [nếu không có sự can thiệp của người hướng dẫn].

Thứ hai, khoản 2 Điều 5 Thông tư quy định thí sinh là học sinh lớp 9, 10, 11, 12 được dự thi cuộc thi. Tôi cho rằng, nên bỏ quy định học sinh lớp 9 được dự thi, bởi các em còn thiếu kiến thức, kĩ năng để có thể nghiên cứu khoa học kĩ thuật.

Cùng với đó, Bộ Giáo dục và Đào tạo cần xem lại khoản 2 Điều 2 Thông tư quy định quyền lợi của học sinh đạt giải sao cho hợp lí. Bởi, một số đề tài [nhất là các đề tài dự thi cấp quốc gia, quốc tế] dự thi qua các năm được cho là quá tầm so với lứa tuổi, khả năng của học sinh trung học, kể cả các nhà khoa học chuyên ngành.

Ví dụ, các dự án liên quan đến việc phát hiện, điều trị bệnh hiểm nghèo [ung thư], vật liệu mới, thiết bị công nghệ cao trong y tế, phòng chống COVID-19, chống biến đổi khi hậu, cứu hộ... Thậm chí, có một số đề tài được cho là ngang tầm luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ.

Tránh gian dối trong nghiên cứu khoa học

Bàn về Cuộc thi khoa học kỹ thuật cấp quốc gia học sinh trung học, Tiến sĩ Dương Tú thuộc Đại học Purdue [Mỹ] nêu một vài gợi ý giúp học sinh tiếp cận với khoa học một cách chuyên nghiệp, bài bản, thực chất, bền vững thay vì bị một số người lớn dẫn dắt vào con đường gian lận và chạy theo thành tích ảo.

Được sự cho phép cho Tiến sĩ Dương Tú, tôi xin trích dẫn một số chia sẻ đầy tâm huyết của ông về cuộc thi này:

"Trong môi trường khoa học mà cả năng lực lẫn năng suất nghiên cứu của nhiều giáo sư, tiến sĩ vẫn còn tương đối khiêm tốn, thì việc học sinh mang những đề tài vượt quá xa cả điều kiện nghiên cứu tại các trường trung học lẫn khả năng của các em để dự thi ngay lập tức gây cảm giác tương phản và bất thường.

Với những trường hợp gian lận, có thể mang lại thành tích, niềm vui, niềm tự hào giả tạo nhất thời cho các bên liên quan - từ học sinh, phụ huynh, thầy cô giáo đến nhà trường, các địa phương lẫn ngành giáo dục – nhưng hậu quả của gian dối có thể kéo dài rất nhiều năm tháng sau đó.

Những học sinh không có thực lực nhưng được bố mẹ, thầy cô tìm mọi cách biến thành tài năng khoa học thì sớm hay muộn, khả năng thật của học sinh sẽ lộ rõ khi các em rơi vào những hoàn cảnh, môi trường không còn sự bao bọc, che đỡ của người lớn.

Điều đáng tiếc hơn nhiều là những gì xảy ra với các học sinh thực sự có năng lực, hoàn toàn có thể thành công bằng chính tài năng của các em mà không cần phải gian dối, nhưng vẫn buộc phải tham gia vào sự dẫn dắt của người lớn.

Sau này khi các em trưởng thành hơn, hiểu biết hơn, nhận thức tốt hơn, những gian dối thời niên thiếu sẽ mãi là vết thương, gánh nặng và sự mặc cảm âm ỉ mà các em phải mang theo và che giấu suốt cuộc đời, gần như không bao giờ dám nói ra để giải thoát cho chính mình, bởi sợ ảnh hưởng đến bố mẹ và thầy cô - đó thực sự là một bi kịch lớn.

Tương tự, với những học sinh tham gia cuộc thi bằng tâm thế trung thực, thực hiện những dự án vừa sức, đúng với khả năng của các em nhưng không bao giờ có cơ hội tranh giải với các dự án gian lận, cả tình yêu của các em dành cho khoa học lẫn niềm tin vào sự trong sáng và liêm chính trong khoa học đều sẽ bị sứt mẻ và tổn thương nặng nề".

Tài liệu tham khảo:

[1] //laodong.vn/giao-duc/bo-gddt-hoi-y-kien-giao-vien-co-nen-dung-cuoc-thi-khoa-hoc-ky-thuat-1067835.ldo

[2] //thuvienphapluat.vn/van-ban/Giao-duc/Thong-tu-38-2012-TT-BGDDT-Quy-che-thi-khoa-hoc-ky-thuat-cap-quoc-gia-hoc-sinh-150866.aspx

[*] Văn phong, nội dung bài viết thể hiện góc nhìn, quan điểm của tác giả.

Cao Nguyên

Your browser does not support the audio element.

Cuộc thi khoa học kĩ thuật cấp tỉnh dành cho học sinh trung học, năm học 2021-2022.

14/02/2022

Nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đáp ứng yêu cầu về đổi mới giáo dục toàn diện, bên cạnh việc đổi mới nội dung, phương pháp giảng dạy thì việc đổi mới hình thức tổ chức hoạt động dạy học; đổi mới hình thức và phương pháp đánh giá kết quả học tập; phát triển năng lực của học sinh; nâng cao chất lượng dạy học. Trên tinh thần đó, Sở GDĐT Trà Vinh đã tổ chức cuộc thi “Khoa học kĩ thuật” cấp tỉnh dành cho học sinh trung học. Cuộc thi năm nay, với sự tham gia của 162 giáo viên, 248 học sinh với 162 dự án [có 71 dự án cấp THCS và 91 dự án cấp THPT] tham dự cuộc thi với 15/22 lĩnh vực dự thi.

Đặc biệt năm học đang diễn ra trong bối cảnh tác động của dịch bệnh Covid-19 nhưng các dự án một số lĩnh vực số lượng không thay đổi nhiều, điều đó cho thấy các em quý thầy cô, các em học sinh và gia đình đã quan tâm đến việc nghiên cứu khoa học qua đó phát triển phẩm chất, nhân cách của học sinh bên cạnh sự phát triển về năng lực.

Cuộc thi khoa học kỹ thuật thể hiện sự đầu tư công phu, mang tính thực tiễn, hiệu quả cao, mỗi dự án là một sản phẩm trí tuệ, là sự khéo léo được gởi gắm với cả tâm huyết của các em học sinh người nghiên cứu khoa học, là dịp cho các em học sinh thể hiện niềm say mê nghiên cứu khoa học; là nơi để giao lưu, trao đổi kinh nghiệm về nghiên cứu khoa học, qua đó khơi dậy và nhân rộng phong trào say mê nghiên cứu khoa học trong toàn trường. 

Đồng thời, thông qua Cuộc thi này, Sở GDĐT cũng mong rằng thầy cô và các cơ sở giáo dục tiếp tục: khuyến khích học sinh nghiên cứu khoa học, sáng tạo kĩ thuật, công nghệ và vận dụng kiến thức của các môn học vào giải quyết các vấn đề thực tiễn; Góp phần đổi mới hình thức tổ chức dạy học, đổi mới hình thức và phương pháp đánh giá kết quả học tập, phát triển năng lực và phẩm chất của học sinh; thúc đẩy giáo viên tự bồi dưỡng, nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ nâng cao chất lượng dạy học trong các cơ sở giáo dục.

Ban Giám khảo Cuộc thi khoa học kĩ thuật năm học 2021-2022

Đánh giá về cuộc thi năm nay, Thầy Đinh Thái Vĩnh Trà, Phó trưởng phòng trung học Sở GDĐT cho biết

- Về lĩnh vực tham gia dự thi đa dạng với 17/22 lĩnh vực dự thi trong danh mục do Bộ GDĐT quy định. Cuộc thi đã được triển khai rộng rãi từ cấp trường đến cấp tỉnh và nhận được nhiêu sự quan tâm của các cán bộ quản lý giáo dục, sự tham gia của nhiều giáo viên, học sinh, cha mẹ học sinh và nhận được nhiều sự đầu tư, hỗ trợ về mọi mặt như chuyên môn, tài chính của các lực lượng trong và ngoài ngành. Số lượng dự án tham gia dự thi nhiều; một số đơn vị đã có nhiều dự án tham gia dự thi có chất lượng.

- Trong Cuộc thi đã có nhiều dự án thể hiện được tính sáng tạo, có sự đầu tư nghiên cứu công phu, phương pháp nghiên cứu khoa học và sản phẩm nghiên cứu có giá trị thực tiễn. Thực hiện gian trưng bày đã cho thấy sự chuẩn bị chu đáo, công phu, bài bản và sự đầu tư của các đơn vị dự thi.

- Đối với các em học sinh dự thi cũng đã thể hiện sự tự tin, sáng tạo của các em học sinh thông qua quá trình thuyết minh dự án, đồng thời khẳng định được rằng các em đã nắm vững kiến thức để nghiên cứu, vận dụng để giải quyết các vấn đề nảy sinh trong thực tiễn cuộc sống hằng ngày.

- Sự tham gia nhiệt tình của thầy cô giáo hướng dẫn, cuộc thi cũng ghi nhận sự nỗ lực, niềm say mê khoa học và sự tận tụy trong công việc của các thầy cô giáo hướng dẫn dự án. Chính các thầy, cô giáo đã thắp lên ngọn lửa đam mê, khơi nguồn cảm hứng cho những ước mơ cao đẹp của các em học sinh, là người dìu dắt các em lần lượt đi tới những thành công. Các thầy, cô giáo đã dành rất nhiều thời gian, tâm huyết, không quản ngày đêm khó khăn hướng dẫn học sinh thực hiện dự án đầu đời của mình.

Kết quả cuộc thi.

+ Học sinh đạt giải cấp Trung học cơ sở

STT

Tên dự án

Họ tên học sinh

Lĩnh vực

Đơn vị

Giải

1

Gạch lát sân, vỉa hè từ rác thải nhựa

Phạm Quốc Thái

Khoa học vật liệu

THCS Trường Long Hòa, thị xã Duyên Hải

Nhất

2

Enzyme Lạc Tiên – chất tẩy rửa Sinh học

Phạm Thị Thanh Kiều,
Hồ Thanh Nghĩa

Kĩ thuật môi trường

THCS Phương Thạnh, huyện Càng Long

Nhất

3

Nghiên cứu sự tác động của dạy - học trực tuyến đến học sinh THCS trên địa bàn thành phố trà vinh.

Đặng Nguyễn Thế Hiển

KHXH và hành vi

THCS Minh Trí, thành phố Trà Vinh

Nhất

4

Đèn học để bàn có chức năng bảo vệ mắt

Nguyễn Thị Kim Hân
Trần Minh Tuấn

Hệ thống nhúng

THCS An Quảng Hữu, huyện Trà Cú

Nhì

5

Máy vớt rác tự động

Huỳnh Lập Đông
Thạch Phước Lộc

Kĩ thuật cơ khí

PTDTNT THCS huyện Duyên Hải

Nhì

6

Máy rửa tay sát khuẩn tự động

Thạch Keo Rịch Thi

Rô bốt và máy thông minh

THCS Ngọc Biên, huyện Trà Cú

Nhì

7

Lối đi khử khuẩn

Nguyễn Vũ Thùy Phương
Nguyễn Phước Lộc

Kĩ thuật Y Sinh

THCS Thái Bình, huyện Càng Long

Nhì

8

Thực trạng giáo dục giá trị sống ở học sinh Trung học cơ sở tại Thành phố Trà Vinh

Lê Bình An                           Võ Ngọc Tố Như

KHXH và hành vi

Thực hành Sư phạm Trà Vinh

Nhì

9

Nghiên cứu giải pháp giúp học sinh nâng cao hiểu biết về di sản văn hóa ở địa phương

Cam Hoàng Sĩ
Đồng Trần Trâm Anh

KHXH và hành vi

THCS Phước Hưng, huyện Trà Cú

Nhì

10

Dụng cụ rửa tay sát khuẩn di động

Trần Hữu Tài
Tăng Tấn Giao

Kĩ thuật cơ khí

THCS Ngũ Lạc, huyện Duyên Hải

Ba

11

Xe phun khử khuẩn và chữa cháy điều khiển từ xa

Huỳnh Thành Đạt
Thạch Thị Như Huỳnh

Kĩ thuật cơ khí

THCS Phong Phú, huyện Cầu Kè

Ba

12

Xe chạy bằng năng lượng mặt trời

Cao Thị Mỹ Tú

Vật lí

THCS Hàm Giang, huyện Trà Cú

Ba

13

Chế phẩm vi sinh phòng, trừ nấm bệnh trên cây trồng

Lê Ngọc Lên

Vi sinh

THCS Hùng Hòa, huyện Tiểu Cần

Ba

14

Cách tạo gel rửa tay khô khử khuẩn

Kim Thị Thanh Mỹ
Thạch Thị Mỹ Hương

Y sinh và Khoa học sức khỏe

THCS Nguyễn Thị Minh Khai, thành phố Trà Vinh

Ba

15

Khảo sát những khó khăn gặp phải khi học môn Hóa học cấp THCS và nhu cầu tham gia các hoạt động hỗ trợ học tập, bổ sung kiến thức cho học sinh tại Trường Thực hành Sư phạm

Trần Minh Trị                Phạm Việt Hoàng

KHXH và hành vi

Thực hành Sư phạm Trà Vinh

Ba

16

Hành vi thể hiện "cái tôi" của học sinh cấp trung học cơ sở, thực trạng và giải pháp đề xuất.

Lê Hồng Hoa
Thạch Duyên

KHXH và hành vi

THCS Hiệp Hòa, huyện Cầu Ngang

Ba

17

Máy phun sương khử khuẩn

Trầm Thanh Nhã

Rô bốt và máy thông minh

THCS Hàm Giang, huyện Trà Cú

Khuyến khích

18

Phần mềm kiểm tra trắc nghiệm

Nguyễn Phạm Gia Khánh   Nguyễn Đinh Đình Trí

Phần mềm hệ thống

Thực hành Sư phạm Trà Vinh

Khuyến khích

19

Ghế hỗ trợ chăm sóc người lớn tuổi di chuyển khó khăn trong hộ gia đình

Nguyễn Trọng Đạt
Lê Thị Ngọc Trinh

Kĩ thuật cơ khí

THCS Đại Phước, huyện Càng Long

Khuyến khích

20

Cổng phun dung dịch xát khuẩn tự động

Võ Minh Kha

Rô bốt và máy thông minh

THCS Thạnh Phú, huyện Cầu Kè

Khuyến khích

21

Máy rửa tay tự động

Lê Thành Hiếu

Vật lí

 THCS Trường Thọ, huyện Cầu Ngang

Khuyến khích

22

Cách tạo phẩm màu từ quả nho rừng.

Phạm Lương Chí Bình

Y sinh và Khoa học
sức khỏe.

THCS Nguyễn Đức Toàn, thị xã Duyên Hải

Khuyến khích

23

Trị ho hiệu quả từ hợp chất tự nhiên

 Phan Hoàng Uyên

Y sinh và Khoa học sức khỏe

THCS Nguyễn Thị Minh Khai, thành phố Trà Vinh

Khuyến khích

24

Sáng chế thuốc trừ sâu thân thiện với môi trường từ hạt bình bát

Nguyễn Thị Nhiều

Môi trường

THCS Hùng Hòa, huyện Tiểu Cần

Khuyến khích

25

Nghiên cứu giải pháp nâng cao ý thức tự học của học sinh THCS trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19

Nguyễn Ngọc Cẩm Tú

KHXH và hành vi

THCS Tân Hùng, huyện Tiểu Cần

Khuyến khích

26

Hành vi thiếu văn hóa của học sinh lớp 9 khi học online ở trường THCS Mỹ Long Bắc - Thực trạng và giải pháp

Trần Quang Đông

KHXH và hành vi

THCS Mỹ Long Bắc, huyện Cầu Ngang

Khuyến khích

27

Khó khăn tâm lý trong học tập trực tuyến của học sinh THCS trước yêu cầu đổi mới hình thức dạy học

Nguyễn Thị Mỹ Duyên

KHXH và hành vi

THCS An Phú Tân, huyện Cầu Kè

Khuyến khích

28

Ảnh hưởng của game online đối với học sinh Trung học cơ sở Long Sơn

Lưu Chí Công
Lê Duy Tân

KHXH và hành vi

THCS Long Sơn, huyện Cầu Ngang

Khuyến khích

Học sinh đạt giải cấp trung học phổ thông

STT

Tên dự án

Họ tên học sinh

Lĩnh vực

Đơn vị

Giải

1

Phần mềm REDICT [Hỗ trợ học ngôn ngữ Khmer bằng phương pháp Spaced Repetition]

Trần Phúc Thịnh
Ngô Trần Phương Vân

Phần mềm hệ thống

THPT Chuyên Nguyễn Thiện Thành

Nhất

2

Trồng nấm rơm từ cây lục bình

Huỳnh Ngọc Mai
Nguyễn Hoàng Phương Anh

Khoa học thực vật

Thực hành Sư phạm

Nhất

3

Nghiên cứu phát triển du lịch điểm đến Cồn Hô theo hướng tự thân

Nguyễn Ngọc Như Quỳnh
Phan Thúy Ngân

KHXH và hành vi

Thực hành Sư phạm

Nhất

4

Bếp đa năng

Lâm Chí Trường
Võ Trần Anh Hào

Kĩ thuật cơ khí

THPT Nguyễn Văn Hai

Nhì

5

Máy hỗ trợ làm mát đồ  bảo hộ, lọc không khí và khử khuẩn trong phòng chống dịch covid 19

Phan Thị Phượng Tuyền
Nguyễn Thị Minh Thư

Kĩ thuật cơ khí

THPT Hiếu Tử

Nhì

6

Máy bay điều khiển từ xa

Võ Lê Duy Linh
Nguyễn Công Duy

Rô bốt và máy thông minh

THPT Long Khánh

Nhì

7

Áo giáp hạt giống

Thạch Hoàng Anh

Kĩ thuật môi trường

PTDTNT THCS và THPT huyện Tiểu Cần

Nhì

8

Hệ thống lọc M.B.N

Nguyễn Lâm Nhật Minh
Huỳnh Tâm Như

Kĩ thuật môi trường

THPT Chuyên Nguyễn Thiện Thành

Nhì

9

Nâng cao nhận thức và khả năng quảng bá các đặc sản văn hóa gắn với du lịch ở tỉnh Trà Vinh cho học sinh THPT

Nguyễn Nhã Phương
Hồ Nguyễn Khuê

KHXH và hành vi

THPT Chuyên Nguyễn Thiện Thành

Nhì

10

Hệ thống làm mát tự động

Võ Hoàng Tuấn
Đặng Tấn Kiệt

Kĩ thuật cơ khí

THPT Nguyễn Văn Hai

Ba

11

Giám sát an toàn học sinh trong
trường học

Bùi Thị Hồng Thắm
Huỳnh Chí Hào

Hệ thống nhúng

THPT Tiểu Cần

Ba

12

Máy khử khuẩn di động

Đào Quốc Đại
Trần Nguyễn Ngọc Kí

Kĩ Thuật cơ khí

THPT Cầu Ngang A

Ba

13

Chế phẩm: Diệt khuẩn - Bảo vệ da - Xua đuổi côn trùng từ thiên nhiên

Nguyễn Thị Kim Cương
Lê Thị Huỳnh Nhi

Y sinh và khoa học
sức khỏe

THPT Bùi Hữu Nghĩa

Ba

14

Chén, Đĩa thân thiện với môi trường

Nguyễn Thị Thủy Tiên

Hóa học

THPT Vũ Đình Liệu

Ba

15

Xu hướng làm việc đa nhiệm ở giới trẻ hiện nay

Nguyễn Quốc Vỹ
Đỗ Nguyễn Ngọc Phượng

KHXH và hành vi

THPT Chuyên Nguyễn Thiện Thành

Ba

16

Phát triển năng lực tự học của học sinh trung học phổ thông trong đại dịch COVID-19 [trường hợp thành phố trà vinh]

Trần Nguyễn Ngọc Minh
Trần Yến Ngọc

KHXH và hành vi

THPT Chuyên Nguyễn Thiện Thành

Ba

17

Hệ thống tưới năng lượng mặt trời

Nguyễn Văn Tỷ

Năng lượng: Vật lí

THPT Duyên Hải

Khuyến khích

18

Ứng dụng tra cứu thông tin du lịch
Trà Vinh

Sơn tân
Sơn Ngọc Thone

Phần mềm hệ thống

PTDTNT tỉnh Trà
Vinh

Khuyến khích

19

Ngôi nhà thông minh.

Nguyễn Thị Tố Tố

Hệ thống nhúng

THPT Cầu Kè

Khuyến khích

20

Máy phát khẩu trang tự động

Nguyễn Thị Thanh Thảo
Trần Quốc Việt

Rô bốt và máy thông minh

THPT Cầu Ngang A

Khuyến khích

21

Tủ thuốc IoT [Internet of Things]

Huỳnh Thanh Duy
Nguyễn Thị Kim Ngân

Rô bốt và máy thông minh

THPT Nguyễn Đáng

Khuyến khích

22

Chế phẩm tạo màng bảo vệ và tăng tính chống chịu của hạt giống

Nguyễn Hương Giang
Từ Thị Bửu Uyên

Hóa Sinh

THPT Long Hiệp

Khuyến khích

23

Chiết tách collagen từ phế phẩm vảy cá lóc

Tạ Mỹ Điền
Danh Nguyễn Duy Linh

Môi trường

Thực hành Sư phạm

Khuyến khích

24

Hệ thống sấy phân chuồng làm phân hữu cơ

Ngô Ngọc Thảo Vân

Kĩ thuật môi trường

THPT Dương Háo Học

Khuyến khích

25

Xà phòng tẩy rửa chế tạo từ dầu ăn thừa

Lê Thị Huỳnh Như
Võ Thị Ngọc Hân      

Hóa học môi trường

THPT Bùi Hữu Nghĩa

Khuyến khích

26

GenZ và Online

Nguyễn Trung Hậu

KHXH và hành vi

THPT Duyên Hải

Khuyến khích

27

Tác động của mạng xã hội TikTok đối với hành vi của giới trẻ Việt Nam hiện nay

Phạm Thị Thảo Nhi
Trịnh Trí Dủy

KHXH và hành vi

THPT Tam Ngãi

Khuyến khích

28

Học sinh nói không với bạo lực học đường qua văn học theo chuyển đổi số năm 2021

Võ Hoài Khang

KHXH và hành vi

THPT Phạm Thái Bường

Khuyến khích

Tập thể đạt giải

STT

Đơn vị

Cấp

Đạt giải

1

 Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Càng Long

 Trung học cơ sở

 Nhất

2

 Phòng Giáo dục và Đào tạo Thành phố Trà Vinh

 Trung học cơ sở

 Nhì

3

 Phòng Giáo dục và Đào tạo Thị xã Duyên Hải

 Trung học cơ sở

 Ba

4

 Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Trà Cú

 Trung học cơ sở

 Khuyến khích

5

 Trường Thực hành Sư phạm Trà Vinh

 Trung học phổ thông

 Nhất

6

 Trường THPT Chuyên Nguyễn Thiện Thành

 Trung học phổ thông

 Nhì

7

 Trường THPT Nguyễn Văn Hai

 Trung học phổ thông

 Ba

8

 Trường THPT Bùi Hữu Nghĩa

 Trung học phổ thông

 Khuyến khích

+ 2 dự án được chọn dự thi vòng quốc gia

1/ Phần mềm REDICT [Hỗ trợ học ngôn ngữ Khmer bằng phương pháp Spaced Repetition] - của 2 em học sinh Trần Phúc Thịnh và Ngô Trần Phương Vân. Trường THPT Chuyên Nguyễn Thiện Thành

2/ Trồng nấm rơm từ cây lục bình - của 2 em học sinh Huỳnh Ngọc Mai và Nguyễn Hoàng Phương Anh. Trường Thực hành Sư phạm Trà Vinh.

Thực hiện: Vĩnh Trà - Chí Quang

Tương phản

Video liên quan

Chủ Đề