Phong cách diễn đạt là gì

HỌC TẬP VÀ LÀM THEO PHONG CÁCH DIỄN ĐẠT, PHONG CÁCH SỐNG THANH CAO, TRONG SẠCH, GIẢN DỊ CỦA HỒ CHÍ MINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây [183.1 KB, 30 trang ]

Phần hai: NỘI DUNG
Phong cách Hồ Chí Minh, phản ánh những giá trị cốt lõi trong tư tưởng,
đạo đức của Người và được thể hiện vô cùng sinh động, tự nhiên, độc đáo, có
sức thu hút, cảm hoá kỳ diệu trong hoạt động, ứng xử hằng ngày; một trong
những giá trị cao đẹp về phong cách của Người để lại cho toàn Đảng, toàn dân,
toàn quân ta đó là phong cách diễn đạt: nói đi đôi với làm, đi vào lòng người; nói
và viết ngắn gọn, dễ hiểu, dễ nhớ, dễ làm; đó là phong cách sống thanh cao,
trong sạch, giản dị. Nghiên cứu, học tập và làm theo phong cách diễn đạt,
phong cách sống thanh cao, trong sạch, giản dị Hồ Chí Minh có ý nghĩa thiết
thực nhằm xây dựng cho đội ngũ cán bộ, đảng viên và quần chúng trong quân
đội có phương pháp diễn đạt khoa học, đạo đức trong sáng góp phần không
ngừng hoàn thiện phẩm chất, nhân cách người quân nhân cách mạng trong giai
đoạn hiện nay.
Trong buổi học hôm nay tôi và các đồng chí nghiên cứu chuyên đề 6 học
tập và làm theo phong cách diễn đạt, phong cách sống thanh cao, trong sạch,

giản dị của Hồ Chí Minh.
Phần 1. HỌC TẬP VÀ LÀM THEO PHONG CÁCH DIỄN ĐẠT
CỦA HỒ CHÍ MINH

I. PHONG CÁCH DIỄN ĐẠT HỒ CHÍ MINH
1. Khái niệm phong cách diễn đạt và phong cách diễn đạt Hồ Chí Minh
a] Khái niệm phong cách diễn đạt
Từ những khái niệm về phong cách và khái niệm về diễn đạt, có thể hiểu
phong cách diễn đạt: Là những lề lối, cách thức, phong thái, phong độ, phẩm
cách đã trở thành nền nếp ổn định của một người hoặc một lớp người, được thể
hiện thông qua diễn đạt [nói và viết], tạo nên những giá trị xã hội mang đậm nét
riêng biệt của chủ thể. Nghĩa hẹp hơn thường được hiểu: Là những đặc điểm có
tính chất hệ thống về tư tưởng và nghệ thuật, biểu biện qua các ngôn từ của người
nghệ sỹ trong các thể loại sáng tác. Là sự đồng nhất ổn định của một hệ thống
hình tượng, những phương tiện và thủ pháp, biểu cảm trong nghệ thuật. Theo đó,


phong cách diễn đạt được hiểu là một hệ thống tổng hợp những phương pháp,
cách thức, thủ pháp riêng, tiêu biểu, ổn định của một người, một lớp người được
diễn đạt thông qua văn từ [nói và viết] nhằm đạt tới mục đích xác định của chủ
thể.
Phong cách diễn đạt phụ thuộc vào phẩm chất chính trị, đạo đức, trình độ,
năng lực, khí chất của cá nhân; vào vị trí, chức năng, nhiệm vụ, điều kiện làm
việc, sinh hoạt; sự giáo dục, rèn luyện của chủ thể. Phong cách diễn đạt là cách


thức nói và viết ổn định, mang sắc thái của mỗi người. Là cái đời thường, dung
dị, nhưng phản ánh các phẩm chất bên trong của con người. Phong cách diễn đạt
của một người là sự phản ánh tâm hồn, tư tưởng, đạo đức của họ.
b] Khái niệm phong cách diễn đạt của Hồ Chí Minh
Mỗi người đều có phong cách diễn đạt tư tưởng của mình bằng lời nói và
chữ viết. Nhờ đó tư tưởng có thể giao lưu vượt qua mọi giới hạn của không gian
và thời gian. Phong cách diễn đạt của Hồ Chí Minh được thể hiện rõ nhất trong
toàn bộ những tác phẩm bao gồm những bài nói,bài viết bằng chính văn từ của
Người. Phong cách diễn đạt của Hồ Chí Minh là một hệ thống những lề lối, cách
thức, phong thái, phong độ, phẩm cách có tính chất hệ thống ổn định thông qua
hình tượng, phương tiện và thủ pháp, biểu cảm, được thể hiện trong hoạt động
diễn đạt [nói và viết], tạo nên những giá trị, những nét riêng biệt của Hồ Chí
Minh. Nói cách khác, phong cách diễn đạt Hồ Chí Minh là tổng hợp những
phương pháp, thủ pháp, biện pháp, cách thức riêng, tiêu biểu, ổn định của
Người được diễn đạt [qua nói và viết] để truyền tải tới đối tượng xác định nhằm
hướng vào độc lập dân tộc, mang lại hạnh phúc cho nhân dân.
Với những cương vị khác nhau và hoạt động ở nhiều nơi khác nhau, Hồ
Chí Minh dùng nhiều thể loại rất phong phú, đa dạng để nói và viết nhằm vào
nhiều đối tượng trong các tầng lớp nhân dân bao gồm từ công nhân, nông dân,
những người lao động bình thường ít học hay mù chữ đến những tri thức, bác
học, văn nghệ sỹ, chính khách, những người đứng đầu Nhà nước các đảng phái,

các tôn giáo...
Phong cách diễn đạt của Hồ Chí Minh có sự kết hợp hài hòa cái dân gian
và cái bác học, cái cổ điển và cái hiện đại, giữa phong cách phương Đông và
phong cách phương Tây, từ đó tạo thành sức cuốn hút mạnh mẽ đối với người
nghe, người đọc. Mọi người có thể cảm nhận thấy từ lời nói, bài viết của Hồ Chí
Minh những gì rất gần gũi với mình.
Phó Giáo sư Song Thành, trong tác phẩm Một số vấn đề về phương pháp
luận và phương pháp nghiên cứu về Hồ Chí Minh đã viết: Phong cách diễn đạt
của Hồ Chí Minh bao gồm một hệ thống những văn từ, được Người diễn đạt nếu
cất lên thành tiếng có thể trở thành một dàn hợp xướng độc đáo với hàng trăm
cách điệu khác nhau. Biểu hiện rất phong phú, đa dạng, sâu sắc trong sự nghiệp
cách mạng của Người. Dàn hợp xướng đó, khi thì hùng hồn đanh thép, khi thì
nhỏ nhẹ hiền hòa, khi châm biếm chua cay, khi đùa vui hóm hỉnh, khi linh hoạt
hiện đại, khi thâm trầm cổ kính, khi rộn ràng tưng bừng, khi xót xa đau đớn...
Đây là vốn liếng ngôn từ giàu có của một người đi nhiều, đọc nhiều, học hỏi
nhiều, từng thâu thái được từ ngọn nguồn nhiều dòng văn hoá khác nhau. Một
con người sống nhiều, trải nghiệm nhiều cảnh ngộ khác nhau, chứa đựng trong
mình hàng trăm cuộc đời, hàng trăm số phận.
2. Những biểu hiện chủ yếu trong phong cách diễn đạt của Hồ Chí Minh
a] Xác định rõ chủ đề, đối tượng, mục đích, phương pháp diễn đạt

2


Theo Hồ Chí Minh, diễn đạt phải xác định rõ chủ đề, đối tượng, mục đích,
từ đó tìm cách nói, cách viết cho đúng chủ đề, phù hợp với đối tượng để đạt
được mục đích xác định. Trong diễn đạt của mỗi cán bộ, đảng viên phải luôn
chú ý tới bốn vấn đề có liên quan với nhau: Nói, viết cái gì [chủ đề]? Nói, viết
cho ai [đối tượng]? Nói, viết để làm gì [mục đích]? Nói, viết như thế nào
[phương pháp]? Đây là những vấn đề có tính nguyên tắc, hướng cho việc nói và

viết của mỗi người, nhất là đối với những người lãnh đạo đạt hiệu quả cao nhất.
Đó thực sự là Tuyên ngôn của Hồ Chi Minh về diễn đạt.
Nói, viết cái gì là phải đặt rõ chủ đề. Nói, viết cho ai là nhằm vào đối
tượng nào. Nói, viết để làm gì là xác định mục đích của nói và viết. Nói, viết
như thế nào là cách thể hiện bằng thể loại, bằng văn từ phù hợp. Chủ đề, đối
tượng, mục đích quyết định cách thể hiện, cách thể hiện làm cho nội dung nói và
viết đúng chủ đề, đúng đối tượng và đạt mục đích đặt ra. Nếu không xác định rõ
chủ đề, đối tượng, mục đích và tìm được cách thể hiện phù hợp, thì nói, viết đều
ít tác dụng, có lúc trở thành vô nghĩa.
Trong quá trình thực hiện diễn đạt của mỗi người, Hồ Chí Minh yêu cầu
cán bộ, đảng viên phải nói và viết nhiều vấn đề khác nhau của cách mạng Việt
Nam, của phong trào giải phóng dân tộc, phong trào cộng sản và công nhân
quốc tế, về những vấn đề mà thời đại đang đặt ra, tất cả nằm trong một chủ đề
bao trùm nhất là độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Đó là những đại biểu của
chủ nghĩa thực dân, đế quốc đã đặt ách thống trị của chúng trên đất Việt Nam, đã
gây ra những cuộc chiến tranh xâm lược tàn khốc với biết bao nhiêu tội ác man
rợ ở Việt Nam cũng như ở các nước thuộc địa khác. Đó là nhân dân các nước
thuộc địa, giai cấp vô sản và những người lao động ở "chính quốc", những người
tiến bộ và có lương tri trên toàn thế giới. Đó là nhân dân ở các nước anh em
cùng chung sự nghiệp độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, là những bạn bè,
đồng chí khắp bốn phương trời. Chủ yếu nhất là nhân dân Việt Nam với nhiều
giai tầng khác nhau, với các thành phần dân tộc, tôn giáo, giới tính, tuổi tác,
trình độ văn hóa khác nhau, số đông là Công - Nông - Binh.
Đối với chủ nghĩa thực dân, đế quốc, mỗi người khi diễn đạt nói và viết
nhằm mục đích vạch trần và tố cáo tội ác của chúng với những chứng cứ không
thể chối cãi, nhưng lý lẽ không thể bác bỏ. Đối với các đối tượng ở ngoài nước,
khi nói và viết làm sao thuyết phục bằng những sự thật rõ ràng, những chân lý
hiển nhiên, những lẽ phải thông thường để mọi người đồng tình ủng hộ sự
nghiệp chính nghĩa của cách mạng Việt Nam. Còn đối với nhân dân Việt Nam
thì: Phải đặt câu hỏi: Viết cho ai? Viết cho đại đa số: Công - Nông - Binh. Viết

để làm gì? Để giáo dục, giải thích, cổ động, phê bình. Để phục vụ quần chúng.
"Mình viết ra cốt là để giáo dục, cổ động; nếu người xem mà không nhớ được,
không hiểu được, là viết không đúng, nhằm không đúng mục đích.
Khi đã xác định rõ chủ đề, đối tượng, mục đích, người viết và nói phải tìm
ra cách nói, cách viết phù hợp. Nếu đối tượng là người phương Tây, người Pháp,
phải có cách viết, cách nói rất Pháp, rất "Tây" - sâu xa, ý nhị, hài ước, châm

3


biếm... Nếu đối tượng là người Việt cách viết, cách nói phải giản dị, mộc mạc
nhiều khi có vần, có đối như ca dao, tục ngữ rất quen thuộc với mọi người. Cái
châm biếm đối với kẻ thù thì sâu cay không khác gì "những ngọn roi quất mạnh
vào mặt chúng. Còn cái hài ước đối với cán bộ, đảng viên thì nhẹ nhàng, nhắc
nhở bằng những hình ảnh quen thuộc để mọi người nhớ. Sự đa dạng của các chủ
đề, đối tượng và mục đích đã dẫn đến sự phong phú của cách thể hiện. Nhưng
chính sự phong phú của cách thể hiện đã tạo thành những đặc trưng mà mọi
người cần tu dưỡng rèn luyện về nói và viết sao cho hiệu quả.
b] Diễn đạt ngắn gọn, chân thật
Diễn đạt ngắn gọn: Diễn đạt ngắn gọn theo Hồ Chí Minh, có nghĩa là viết
hoặc nói phải rõ ràng, có đầu, có đuôi, có nội dung, thiết thực, thấm thía, chắc
chắn. Ngắn gọn trong cách nói, cách viết của Hồ Chí Minh là cô đọng, hàm súc,
ý nhiều, lời ít, không có lời thừa, chữ thừa. Mỗi câu, mỗi chữ có một ý nghĩa, có
một mục đích. Những bài nói, bài viết của cán bộ, đảng viên thể hiện "một cái
tối đa về ý trong một cái tối thiểu về lời". Những việc phức tạp làm sao trình bày
bằng những lời lẽ ngắn gọn. Chỉ với một vài từ, hoặc một vài hình ảnh người
diễn đạt có thể trình bày được những vấn đề lớn, phong phú.
Hồ Chí Minh nhắc nhở, phê bình cán bộ, đảng viên về bệnh ba hoa, nói
viết vừa dài, vừa rỗng. "Nhiều anh em hay viết dài. Viết dòng này qua dòng
khác, trang này qua trang khác. Nhưng không có ích cho người xem. Chỉ làm

tốn giấy tốn mực, mất công người xem. Khác nào vải băng bó mụn lở, đã thối lại
dài. Viết làm gì dài dòng và rỗng tuếch như thế? Chỉ có một cách trả lời: là
quyết không muốn cho quần chúng xem... Kết quả chỉ để cho những ai vô công
rồi nghề xem và người xem cũng mắc phải thói xấu như người viết.
Viết dài mà rỗng, thì không tốt. Viết ngắn mà rỗng, cũng không hay.
Chúng ta phải chống tất cả những thói rỗng tuếch. Nhưng trước hết phải chống
thói đã rỗng lại dài... Chúng ta chống là chống nói dài, viết rỗng. Chứ không
phải nhất thiết cái gì cũng phải ngắn mới tốt. Hồ Chí Minh lấy ví dụ: "... có
những bài lằng nhằng dài mấy cột, như là rau muống kéo dây. Đọc đến khúc
giữa thì không biết khúc đầu nói cái gì; đọc đến khúc đuôi thì không biết khúc
giữa nói cái gì. Thế là vô ích. Trước hết là cần phải tránh cái lối viết "rau
muống" nghĩa là lằng nhằng "trường giang đại hải, làm cho người xem như là
"chắt chắt vào rừng xanh".
Về cách nói, Người thường khuyên cán bộ, đảng viên nên nói ngắn gọn,
thiết thực, đi thẳng vào những vấn đề mà quần chúng đang quan tâm, đối tượng
nghe đang cần biết, cần hiểu, cần làm. Không phải lần nào nói cũng phải có đủ
tình hình thế giới, tình hình trong nước "nào là khách quan, chủ quan, nào là tích
cực, tiêu cực, không đâu vào đâu cả". Có người khi nói với quần chúng thì "nói
mênh mông trời đất làm cho người nghe phải chán ngán. Trong Đảng ta, có một
số người như thế, chỉ biết nói là nói, nói giờ này qua giờ khác, ngày này qua
ngày khác, thậm chí trong các cuộc hội họp, mít tinh, có nhiều người "nói rồi
không biết đường nào mà đi ra nữa. Có những người chỉ thích nói cho người

4


khác nghe, nhưng lại không muốn nghe người khác nói, tưởng như chân lý chỉ
họ mới phán định được. Họ có hiểu đâu rằng muốn người khác nghe mình nói,
thì trước hết mình phải biết nghe người khác nói.
Diễn đạt chân thực: Chân thật trong diễn đạt là đối lập với giả dối; giả dối

theo Hồ Chí Minh là: Thành công ít, thì suýt ra nhiều. Còn khuyết điểm thì
giấu đi, không nói đến. Thành thử cấp trên không hiểu rõ tình hình mà đặt chính
sách cho đúng. Hoặc báo cáo chậm trễ. Thành thử khi cấp trên nhận được báo
cáo, thì việc đã trễ rồi, không đối phó kịp. Nếu tính chân thực là đặc trưng đầu
tiên trong cách nói, cách viết của Hồ Chí Minh, thì đó cũng là yêu cầu đầu tiên
Người đặt ra với cán bộ đảng viên khi nói, khi viết. Người thường phê phán
những hiện tượng thiếu chính xác, thiếu chân thực khi nói, khi viết với quần
chúng cũng như trong hoạt động của các tổ chức Đảng và Nhà nước. Báo cáo
những tài liệu và con số phải phân tích và chứng thật. Điều gì biết thì nói biết,
không biết thì nói không biết. Không nên nói ẩu. Viết phải đúng sự thật. Không
được bịa ra. Chưa điều tra, chưa nghiên cứu, chưa biết rõ, chớ nói, chớ viết.
"Khi không có gì cần nói, không có gì cần viết, chớ nói, chớ viết càn". Sự thiếu
chân thực, giả dối trong nói và viết có thể đem lại cái lợi nhất thời cho những kẻ
thiếu chân thực, giả dối đó, nhưng lại có hại lâu dài cho chính họ và hại lớn cho
Đảng. Bởi lẽ, cùng với thời gian, mọi sự dối trá sẽ bị bóc trần và phủ định, còn
sự thật thì ngày càng được sáng tỏ và khẳng định. Sự thiếu chân thực, giả dối
trong nói và viết chỉ làm quần chúng giảm lòng tin và Đảng không thấy đúng
tình hình, rõ người, rõ việc, để xác định những chủ trương đúng đắn, những giải
pháp phù hợp hoặc sửa chữa kịp thời khi có sai lầm.
Hồ Chí Minh là một tấm gương mẫu mực về diễn đạt chân thực. Trong tất
cả các bài nói, bài viết của Người, từ những bài báo tố cáo tội ác của chủ nghĩa
thực dân, đế quốc, những bài phát biểu ở câu lạc bộ Phôbua, những báo cáo
Người gửi cho Quốc tế Cộng sản, đến những bài Người biểu dương hay phê
bình một địa phương, một ngành, một cá nhân... đều phản ảnh đúng sự thật, bảo
đảm tính chính xác, tính chân thực của các sự kiện mà Người nêu ra. Để có được
tính chân thực trong nói và viết, Người đã tiến hành công việc điều tra, nghiên
cứu tình hình, thu thập tài liệu rất công phu: nghe, hỏi, thấy, xem, ghi chép... Khi
nói đến các thuộc địa, Người nêu ra những tư liệu về hầu hết các thuộc địa của
các khu vực trên thế giới ở các châu: Âu, Á, Mỹ, Phi, Úc, kể cả những nơi rất xa
xôi hẻo lánh như đảo Micơlông ở Bắc Mỹ, đảo Xanh Pie châu Úc, đảo Hêbriđơ

ở Nam Thái Bình Dương... Bao giờ Người cũng đem lại cho người nghe, người
đọc lượng thông tin cao và chính xác. Về vấn đề này, đã có nhà nghiên cứu
phương Tây nhận xét: Hồ Chí Minh là một nhà sưu tầm kỳ lạ về số liệu và
những lời trích dẫn. Những công trình nghiên cứu của ông về chủ nghĩa thực
dân là một công việc khổng lồ. Những số liệu thống kê và những lời trích dẫn về
Việt Nam, Trung Quốc, Nga và Pháp mà ông ghi lại có đến hàng chục ngàn
trang vở. Những tư liệu này được ghi chép rất tỉ mỉ theo thời gian của ông. Như
vậy, mỗi bài nói, bài viết của Người đều bắt nguồn từ thực tế cuộc sống với
những con số, những sự kiện đã được xem xét, kiểm tra, chọn lọc. Bằng những

5


sự kiện, những con số có hồn, Người không lý giải dài dòng khi diễn đạt tư
tưởng của mình.
c] Diễn đạt dễ hiểu, dễ nhớ, dễ làm
Muốn nói, viết được trong sáng, giản dị, dễ hiểu, theo Hồ Chí Minh trước
hết phải học cách nói của quần chúng. Quần chúng không phải chỉ là một số cá
nhân riêng lẻ, mà là số đông các tầng lớp nhân dân. Phải thấy được cái tinh túy
trong cách nói của số đông ấy để học: đó là cách nói giản dị, thiết thực, rõ ràng,
mộc mạc và chân thực, suy nghĩ của người này đi thẳng đến suy nghĩ của người
khác, không màu mè lắt léo, quanh co. Tục ngữ, ca dao, câu vè, truyện kể... là sự
thể hiện tiêu biểu nhất cách nói của quần chúng đã được đúc kết qua thực tiễn.
Chúng ta muốn tuyên truyền quần chúng, phải học cách nói của quần chúng,
mới nói lọt tai quần chúng.
Tục ngữ có câu: Học ăn, học nói, học gói, học mở. Nói cũng phải học,
mà phải chịu khó học mới được. Vì cách nói của dân chúng rất đầy đủ, rất
hoạt bát, rất thiết thực, mà lại rất giản đơn, Anh em đi tuyên truyền chưa học
được cách nói đó, cho nên khi viết, khi nói, khô khan, cứng nhắc, không hoạt
bát, không thiết thực". Muốn làm thầy quần chúng thì trước hết phải biết làm

học trò của quần chúng. Hồ Chí Minh vẫn thường căn dặn cán bộ, đảng viên
để mọi người chú ý thực hiện không phải một là hình thức để tỏ ra mình có
quan điểm quần chúng, có lập trường phục vụ quần chúng. Cán bộ phải thực
sự học quần chúng để có cách nói, cách viết được quần chúng chấp nhận như
những gì của chính họ.
Hồ Chí Minh đã phân tích rất cụ thể, sinh động để chỉ ra cách diễn đạt của
cán bộ làm cho người nghe không hiểu. Khẩu hiệu: "khoa học hóa, dân tộc hóa,
đại chúng hóa" là rất đúng, rất cần thiết. Nhưng "nhiều cán bộ và đảng viên, có
"hóa" gì đâu! Vẫn cứ chứng cũ, nếp cũ. Thậm chí, miệng càng hô đại chúng
hóa mà trong lúc thực hành thì lại "tiểu chúng hóa". Vì những lời các ông ấy
nói ra, những bài viết các ông ấy viết, đại chúng không xem được, không hiểu
được. Vì họ không học quần chúng, không hiểu quần chúng". Phải tùy đối tượng
mà dùng chữ, dùng lời cho hợp để người nghe, người đọc có thể hiểu được. Hồ
Chí Minh nói, có nhiều cán bộ, đảng viên đưa "thặng dư giá trị" ra "nhồi sọ" cho
nông dân, "tân dân chủ nghĩa" ra "nhồi sọ" các em nhi đồng, "biện chứng pháp"
ra "nhồi sọ" công nhân là hoàn toàn không thích hợp. Làm như vậy chỉ có hại.
Để nói, viết được trong sáng, giản dị, dễ hiểu, Hồ Chí Minh còn chỉ ra
một căn bệnh cần phải chống, đó là bệnh hay nói chữ, ham dùng chữ, sính dùng
chữ nước ngoài. Người dạy: Tiếng ta còn thiếu nên nhiều lúc phải mượn tiếng
nước khác, nhất là tiếng Trung Quốc. Nhưng phải có chừng có mực. Tiếng nào
ta sẵn có thì dùng tiếng ta". Những tiếng nước ngoài đã quen thuộc, đã "hóa
thành tiếng ta", mà không dùng là không đúng. Người đã lấy thí dụ: ta nói độc
lập chứ không nói "đứng một", nói du kích chứ không nói "đánh chơi", nói một
kilô [1000 gam] chứ không nói một cân để khỏi gây lẫn lộn. Những bệnh sính
dùng chữ nước ngoài phải kịp thời sửa chữa. Người phân tích rõ lạm dụng việc

6


đó thì dù dùng đúng cũng đã có hại, vì quần chúng không hiểu, còn dùng sai

theo kiểu "xấu hay làm tốt, dốt hay nói chữ" thì "cái hại lại càng to, vì đã làm
vẩn đục, làm hỏng ngôn ngữ của dân tộc. Người đã nêu ra một số chữ Hán đã
dùng sai trên sách báo như: "dùng quân đội quét một vùng, tiếng Trung Quốc
gọi là tảo đãng, mà một tờ báo của đoàn thể viết là tảo đảm. Lại có tờ viết là
xung phong thì nói là thông phong, báo cáo kinh nghiệm thì lại nói là báo cáo
kinh nguyệt... Những điều căn dặn của Hồ Chí Minh vẫn còn ý nghĩa rất thời sự.
Việc tìm hiểu, học tập phong cách diễn đạt của Hồ Chí Minh lại càng cần thiết
trong thời kỳ phát triển của đất nước hiện nay.
Tóm lại, nội dung nêu trên là những biểu hiện chủ yếu trong phong cách
diễn đạt của Hồ Chí Minh. Toàn bộ các bài nói, bài viết của Hồ Chí Minh đều
trong sáng về ý tưởng và văn phong rất giản dị trong cách trình bày, thể hiện dễ
hiểu đối với người nghe, người đọc. Tư tưởng Hồ Chí Minh đến với mọi người
bằng những ngôn từ quen thuộc mà ai cũng hiểu được, dù đó là những vấn đề
của cuộc sống lao động, chiến đấu, học tập hằng ngày hay những vấn đề lớn của
đất nước và thời đại. Hồ Chí Minh có cái tầm thông thái, uyên bác của một nhà
văn hóa kiệt xuất, nhưng không bao giờ Người tỏ vẻ thông thái với mọi người.
Đúng như một tờ báo tư sản Pháp đã viết [năm 1946]: Chủ tịch nước Việt Nam
rất ghét lối văn khoa trương. Mỗi bài diễn văn của ông là một bài học nhỏ kết
luận bằng một ý kiến đạo đức. Bởi do những ý tưởng vô cùng giản dị ấy mà diễn
từ của ông có một tiếng vang lớn trong giới trí thức cũng như dân chúng. Tính
giản dị của ông còn bộc lộ ra ở những bài diễn văn; không bao giờ ông tỏ vẻ
thông thái, tuy ông thông thạo bảy thứ tiếng khác nhau và nói được rất nhiều thổ
ngữ. Ông chỉ dùng những câu nôm na, người quê mùa chất phác nhất cũng hiểu.
II. ĐẨY MẠNH HỌC TẬP VÀ LÀM THEO PHONG CÁCH DIỄN
ĐẠT CỦA HỒ CHÍ MINH TRONG QUÂN ĐỘI GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
1. Sự cần thiết đẩy mạnh học tập và làm theo phong cách diễn đạt của
Hồ Chí Minh trong quân đội giai đoạn hiện nay
a] Vị trí, ý nghĩa phong cách diễn đạt của Hồ Chí Minh
Để thực hiện tốt việc đẩy mạnh học tập và làm theo phong cách diễn đạt
của Hồ Chí Minh, hơn lúc nào hết mọi cán bộ, đảng viên và quần chúng trong

quân đội phải nhận thức rõ sự cần thiết học tập và làm theo phong cách diễn đạt
của Hồ Chí Minh. Phong cách diễn đạt của Hồ Chí Minh là một bộ phận quan
trọng trong toàn bộ di sản vô giá mà Người để lại cho dân tộc ta. Phong cách
diễn đạt của Người không chỉ là bài học, là chuẩn mực cho việc xây dựng phong
cách diễn đạt người cán bộ cách mạng mà còn bồi dưỡng nhân cách cho các thế
hệ con người Việt Nam. Nói phong cách diễn đạt của Hồ Chí Minh là nói đến
những đặc trưng giá trị, mang đậm dấu ấn Hồ Chí Minh, gắn liền với nhân cách,
trí tuệ lỗi lạc, đạo đức trong sáng của Người với tư cách là một vĩ nhân, một nhà
văn hóa. Đó là một phong cách vừa dân tộc vừa hiện đại, vừa khoa học, vừa
cách mạng, vừa cao cả vừa thiết thực. Việc cán bộ, đảng viên, quần chúng rèn
luyện theo phong cách diễn đạt của Hồ Chí Minh, nhất là cán bộ lãnh đạo chủ

7


trì, chủ chốt các cấp trong tình hình hiện nay là rất cần thiết. Qua đó giúp cán
bộ, đảng viên tu dưỡng, rèn luyện phong cách diễn đạt của mình để hoàn thành
tốt nhiệm vụ mà đảng và quân đội giao phó. Người là tấm gương soi chiếu để
cán bộ, đảng viên và nhân dân nhìn vào đó làm những điều đúng, điều thiện,
chống lại thói hư, tật xấu. Học tập và làm theo phong cách diễn đạt của Người
để không ngừng củng cố lòng tin của nhân dân với cán bộ, đảng viên cũng như
củng cố mối quan hệ giữa Đảng với dân. Đó cũng là nhiệm vụ trước mắt và lâu
dài đối với sự nghiệp cách mạng ở nước ta hiện nay.
Quân đội là một tổ chức tập trung nghiêm ngặt; ở đó, các chỉ thị, mệnh
lệnh được triển khai và chấp hành nghiêm túc. Làm sao để các chỉ thị, mệnh
lệnh được triển khai nhanh chóng, chính xác, ngắn gọn, dễ hiểu, dễ nhớ, ai cũng
thực hiện được? Làm sao cho các chỉ thị, mệnh lệnh ngắn gọn, khô khan lại
chứa đựng sự khích lệ, động viên bộ đội sẵn sàng nhận và hoàn thành tốt nhiệm
vụ, đó là điều mà mỗi cấp phải quan tâm giải quyết.
Mỗi cán bộ, chiến sĩ quân đội đều có trách nhiệm tuyên truyền, phổ biến

đường lối chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước đến với
quần chúng nhân dân, nếu không có kỹ năng diễn đạt thì công tác tuyên truyền,
vận động nhân dân thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách đó sẽ rất hạn
chế. Vì vậy, việc nghiên cứu học tập phong cách diễn đạt của Hồ Chí Minh là rất
cần thiết, từ đó vận dụng một cách nhuần nhuyễn vào thực tiễn công tác và cuộc
sống sẽ mang lại hiệu quả cao.
b] Thực trạng phong cách diễn đạt trong quân đội hiện nay
Những thành tựu to lớn trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc luôn
gắn liền và có sự tham gia tích cực của đội ngũ cán bộ, đảng viên và quần chúng
trong quân đội; thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình, cán bộ, chiến sĩ quân
đội đã tích cực tham gia tuyên truyền đường lối, chủ trương của Đảng bằng
phương pháp diễn đạt ngắn gọn, phù hợp với nhận thức của người nghe, cảm
hóa quần chúng nhân dân bằng chính những việc làm tốt đẹp, sự hy sinh của
mình. Trong quá trình tổ chức thực hiện, lãnh đạo chỉ huy các cấp đã nhận thức
đúng ý nghĩa, tầm quan trọng, nội dung yêu cầu của việc học tập và làm theo
phong cách diễn đạt của Hồ Chí Minh. Nhiều cán bộ chiến sĩ thông qua tuyên
truyền đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước tới
nhân dân bằng những lời nói và việc làm gương mẫu của mình. Một số cơ quan,
đơn vị có nhiều chủ trương, biện pháp tuyên truyền, giáo dục, giải thích, cổ
động, phê bình hiệu quả, thiết thực nên đã tiết kiệm được nhiều công sức của bộ
đội, tiền của. Kết quả đó, có nhiều nguyên nhân, trong đó việc học tập và làm
theo phong cách diễn đạt Hồ Chí Minh đã không ngừng nâng cao kỹ năng, chất
lượng, hiệu quả công tác tuyên truyền, vận động quần chúng của cán bộ, chiến sĩ
quân đội. Trong tuyên truyền qua nói và viết để mọi người nhận rõ giá trị ý
nghĩa của việc mình làm; diễn đạt trúng, đúng những thuận lợi, khó khăn chi
phối tác động tới nhiệm vụ được giao.
Tuy nhiên, một bộ phận cán bộ, đảng viên và quần chúng, kể cả cán bộ

8



lãnh đạo, quản lý vẫn còn hạn chế, yếu kém trong phong cách diễn đạt. Phương
pháp tuyên truyền, vận động quần chúng chưa khoa học, chưa quán triệt sâu sắc
tư tưởng Hồ Chí Minh về nói và viết sao cho hiệu quả, thiết thực. Chưa trả lời
đúng câu hỏi: Làm thế nào mà mỗi tư tưởng, mỗi câu nói, mỗi chữ viết, phải tỏ
rõ cái tư tưởng và lòng ước ao của quần chúng? Trong thực hiện nhiệm vụ
tuyên truyền, vận động quần chúng, chưa học cách nói của quần chúng, dùng lời
lẽ, ví dụ không thiết thực, hiệu quả, đúng đối tượng người nghe, người đọc; chưa
điều tra, nghiên cứu kỹ trước khi nói, viết. Một bộ phận cán bộ, đảng viên trong
quân đội chưa nhận thấy khuyết điểm về cách nói và cách viết của mình; chưa
nhận thấy khuyết điểm về cách nói và cách viết của mình. Thể hiện rõ nhất khi
nói và viết còn ba hoa. Đây là từ được Hồ Chí Minh dùng để nhắc nhở cán bộ,
đảng viên trong tác phẩm: Sửa đổi lối làm việc. Một trong ba hạng khuyết
điểm mà Hồ Chí Minh đã cảnh báo cách đây gần bảy thập kỷ - khuyết điểm về
tư tưởng, tức là chủ quan; khuyết điểm về sự quan hệ trong đảng với ngoài đảng,
tức là bệnh hẹp hòi; khuyết điểm về cách nói và cách viết, tức là ba hoa. Đó là
ba chứng bệnh rất nguy hiểm. Nếu không chữa ngay, để nó lây ra, thì có hại vô
cùng.
Một số cán bộ, đảng viên là cấp ủy viên, cán bộ giữ vị trí lãnh đạo, quản
lý còn có những biểu hiện nói và viết dài dòng, khó hiểu, khó nhớ, khó làm. Chủ
trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, nhiệm vụ của quân đội
không chưa được cụ thể hóa bằng những nội dung, biện pháp thiết thực, phù hợp
với cơ quan, đơn vị mình. Thực tế này phản ánh phong cách diễn đạt chưa đáp
ứng được yêu cầu trước tình hình mới hiện nay, vừa phản ánh sự yếu kém trong
nhận thức, năng lực và thiếu tinh thần trách nhiệm của một bộ phận cán bộ, đảng
viên và quần chúng. Nhận diện những dấu hiệu đó rất rõ trong các khâu, các
bước tổ chức thực hiện, làm việc của cán bộ, đảng viên và quần chúng trong
quân đội. Nghị quyết lãnh đạo của một số cấp ủy, tổ chức đảng còn chung
chung, chưa cụ thể, chưa quán triệt đúng phương châm Sát chức năng, nhiệm
vụ, ngắn gọn, dễ nhớ, dễ thực hiện và dễ đánh giá kết quả. Nội dung, biện pháp

triển khai tổ chức thực hiện còn khó nhớ, khó làm, tính khả thi không cao, chưa
bám sát vào đặc điểm thuận lợi, khó khăn chi phối tác động. Đảng viên được
giao nhiệm vụ, phân công phụ trách tổ chức thực hiện còn thiếu tinh thần trách
nhiệm. Cán bộ, đảng viên thấy đúng không lên tiếng để ủng hộ, thấy sai không
đấu tranh. Cách nói và cách viết của cán bộ vẫn còn biểu hiện sáo mòn, lối cũ.
Những hạn chế đó có nhiều nguyên nhân, nguyên nhân chủ quan là do cán bộ
không chịu khó học tập, tu dưỡng rèn luyện theo phương châm ham học, cầu
tiến bộ, nhất là học cách nói, cách viết của quần chúng nhân dân, của bộ đội
ngay chính địa bàn mình đóng quân, phụ trách.
c] Yêu cầu, nhiệm vụ của quân đội trong tình hình mới
Đảng ta dự báo: Trên thế giới, trong những năm tới tình hình sẽ có nhiều
diễn biến phức tạp, nhưng hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ, hợp tác và phát
triển vẫn là xu thế lớn. Quá trình toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế tiếp tục được
đẩy mạnh. Hợp tác, cạch tranh, đấu tranh và sự tùy thuộc lẫn nhau giữa các

9


nước, nhất là giữa các nước lớn ngày càng tăng. Cuộc cách mạng khoa học công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin tiếp tục phát triển mạnh mẽ, thúc đẩy
sự phát triển nhảy vọt trên nhiều lĩnh vực, tạo ra cả thời cơ và thách thức đối với
mọi quốc gia.
Châu Á - Thái Bình Dương, trong đó có khu vực Đông Nam Á, tiếp tục là
trung tâm phát triển năng động, có vị trí địa kinh tế - chính trị chiến lược ngày
càng quan trọng trên thế giới. Đồng thời, đây cũng là khu vực cạnh tranh chiến
lược giữa một số nước lớn, có nhiều nhân tố bất ổn. Tranh chấp lãnh thổ, chủ
quyền biển, đảo trong khu vực và trên Biển Đông tiếp tục diễn ra gay gắt và
phức tạp. ASEAN trở thành Cộng đồng, tiếp tục phát huy vai trò quan trọng
trong duy trì hòa bình, ổn định, thúc đẩy hợp tác, liên kết kinh tế trong khu vực,
nhưng cũng đứng trước nhiều khó khăn, thách thức cả bên trong và bên ngoài.
Ở trong nước, thế và lực, sức mạnh tổng hợp của đất nước tăng lên, uy tín

quốc tế của đất nước ngày càng được nâng cao, tạo ra những tiền đề quan trọng
để thực hiện nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Bốn nguy cơ mà Đảng ta đã chỉ ra vẫn tồn tại, nhất là nguy cơ tụt hậu xa
hơn về kinh tế so với các nước trong khu vực và trên thế giới, nguy cơ diễn
biến hòa bình của các thế lực thù địch nhằm chống phá nước ta; tình trạng suy
thoái về tư tưởng, chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện tự diễn biến,
tự chuyển hóa trong một bộ phận cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức và
tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí diễn biến phức tạp; khoảng cách giàu
nghèo, phân hóa xã hội ngày càng tăng, đạo đức xã hội có mặt xuống cấp đáng
lo ngại, làm giảm lòng tin của cán bộ, đảng viên và nhân dân vào Đảng và Nhà
nước. Bảo vệ chủ quyền biển, đảo đứng trước nhiều khó khăn, thách thức lớn.
Trước tình hình trên, đặt ra yêu cầu trong tuyên truyền, giáo dục đường lối
của Đảng, nhiệm vụ của quân đội, người đi tuyên truyền phải khắc phục những
biểu hiện của việc nói và viết không thiết thực, hiệu quả mà Hồ Chí Minh gọi đó
là những căn bệnh. Bởi theo Người, suy cho cùng mọi việc ở trên đời này đều do
con người làm ra, con người quyết định. Bác đã dạy quân đội, bộ đội hoàn thành
tốt nhiệm vụ là nhờ có chính sách đúng, giáo dục khéo, tuyên truyền hay. Nói và
viết như thế nào để cho bộ đội và dân chúng hiểu chủ trương, đường lối của
Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước, chức năng, nhiệm vụ của quân đội
trong tình hình mới. Nói và viết ngắn gọn, dễ hiểu, đi vào lòng người, bộ đội dễ
nhớ, dễ làm.
Trước yêu cầu, nhiệm vụ mới của quân đội đặt ra trong công tác tuyên
truyền, giáo dục đường lối của Đảng về chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình
mới, phải khắc phục biểu hiện những thói quen viết và nói dài dòng; hoặc
cầu kỳ, làm cho người nghe và người học không hiểu được. Cán bộ, đảng viên
phải sửa chữa cách nói và viết khô khan, lúng túng, lụp chụp, cẩu thả, báo
cáo lông bông... Trong nghiên cứu, học tập luôn thấm sâu lời dạy của Hồ Chí
Minh về cách chữa thói quen nói và viết không hiệu quả. Phải học cách nói của
quần chúng. Phải luôn dùng những lời lẽ, những ví dụ giản đơn, thiết thực, dễ


10


nhớ, dễ hiểu. Khi viết, khi nói phải luôn làm thế nào cho bộ đội ai cũng hiểu
được. Trước khi nói phải suy nghĩ cho chín, phải sắp đặt cẩn thận.
Tiếp tục đẩy mạnh học tập và làm theo phong cách diễn đạt Hồ Chí Minh,
coi đó là công việc thường xuyên của các tổ chức Đảng, các cấp chính quyền,
các tổ chức chính trị - xã hội, địa phương, đơn vị, gắn với chống suy thoái về tư
tưởng chính trị, đạo đức, lối sống và những biểu hiện tự diễn biến, tự chuyển
hóa trong nội bộ. Việc học tập và làm theo phong cách diễn đạt Hồ Chí Minh
phải trở thành việc làm tự giác, thường xuyên đối với mỗi cán bộ, đảng viên và
quần chúng trong quân đội.
2. Nội dung, biện pháp học tập và làm theo phong cách diễn đạt của
Hồ Chí Minh trong quân đội giai đoạn hiện nay
a] Tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức, trách nhiệm về đẩy mạnh
học tập, rèn luyện và làm theo phong cách diễn đạt của Hồ Chí Minh
Cấp ủy, tổ chức đảng, chỉ huy, chính ủy, chính trị viên, cơ quan chính trị
các cấp tập trung lãnh đạo, chỉ đạo đẩy mạnh tuyên truyền thường xuyên, liên
tục, có hệ thống, bằng nhiều hình thức phong phú, sinh động, phù hợp với từng
đối tượng về thân thế, sự nghiệp, tư tưởng, đạo đức, phong cách Bác Hồ; mục
đích, yêu cầu của việc học tập và làm theo phong cách diễn đạt của Hồ Chí
Minh. Trên cơ sở đó, tạo sự chuyển biến tích cực hơn nữa về hành động trong
thực tiễn; tích cực, nỗ lực hơn nữa trong khắc phục, sửa chữa khuyết điểm, tu
dưỡng rèn luyện đạo đức, lối sống, nâng cao chất lượng công tác, hoàn thành tốt
chức trách, nhiệm vụ được giao. Nội dung tuyên truyền, giáo dục phải tìm cách
diễn đạt đi vào thực chất, cơ bản, thiết thực, tránh hình thức; làm cho mọi cán
bộ, đảng viên và quần chúng nắm vững mục đích, yêu cầu, nội dung học tập và
làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh gắn với tiếp tục thực hiện
Cuộc vận động Phát huy truyền thống, cống hiến tài năng, xứng danh Bộ đội
Cụ Hồ trong Đảng bộ Quân đội và toàn quân.

Cán bộ, đảng viên và quần chúng trong toàn quân tích cực, tự giác học tập
và làm theo phong cách Hồ Chí Minh về nói đi đôi với làm, đi vào lòng người;
nói và viết ngắn gọn, dễ hiểu, dễ nhớ, dễ làm gắn với hoàn thành tốt chức trách,
nhiệm vụ được giao. Thông qua việc học tập và làm theo góp phần phát triển
toàn diện về phong cách diễn đạt của mỗi cá nhân; qua đó, có khả năng kịp thời
phản kháng, miễn dịch những tác động tiêu cực, yếu tố bất ngờ có hại cho bản
thân và đơn vị, đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới. Mặt khác,
sự phát triển phong cách diễn đạt của người cán bộ, đảng viên và quần chúng là
một quá trình cải biến toàn bộ các tố chất thể chất, tinh thần cả về lượng và chất,
có tính đến đặc điểm của mỗi người trong nhận thức và hành động để họ hoàn
thành tốt chức tránh, nhiệm vụ. Đối với người cán bộ chủ trì, chủ chốt các cấp
học tập và làm theo tốt phong cách nói đi đôi với làm, đi vào lòng người; nói và
viết ngắn gọn, dễ hiểu, dễ nhớ, dễ làm có hiệu quả thiết thực đối với công tác
lãnh đạo, chỉ huy đơn vị. Phong cách diễn đạt của người cách mạng nói chung,
người cán bộ, sĩ quan quân đội nói riêng theo tư tưởng Hồ Chí Minh với biểu

11


hiện ngắn gọn, dễ nhớ, dễ hiểu, dễ làm, đi vào lòng người, thực chất là mô hình
phong cách diễn đạt phát triển toàn diện, ở đó có sự thống nhất chặt chẽ giữa các
nhóm giá trị nhân cách, mà tiêu biểu là những giá trị về trí tuệ, chính trị, đạo đức
và kỷ luật. Cấp ủy, tổ chức đảng các cấp, nhất là cấp cơ sở phải đưa nội dung
học tập và làm theo phong cách diễn đạt của Hồ Chí Minh vào sinh hoạt thường
kỳ để giáo dục, rèn luyện cho cán bộ, đảng viên; lấy kết quả học tập và làm theo
là một trong những tiêu chuẩn để đánh giá, nhận xét, phân loại, bình xét kết quả
hoàn thành nhiệm vụ hằng năm đối với các tổ chức, đối với cán bộ, đảng viên và
quần chúng.
Kiên quyết đấu tranh với những nhận thức sai lệch, sự tác động tiêu cực
của mặt trái cơ chế thị trường; ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng suy thoái về tư

tưởng chính trị, đạo đức, lối sống; củng cố niềm tin đối với Đảng, Nhà nước và
chế độ xã hội chủ nghĩa; kiên quyết vạch trần, bác bỏ những luận điệu sai trái,
xuyên tạc, làm thất bại âm mưu, chiến lược diễn biến hòa bình, phi chính trị
hóa quân đội của các thế lực thù địch; ngăn ngừa biểu hiện tự diễn biến, tự
chuyển hóa trong Đảng bộ Quân đội và toàn quân.
b] Phát huy vai trò, trách nhiệm cấp ủy, tổ chức đảng, chỉ huy, chính ủy,
chính trị viên và các tổ chức quần chúng trong đơn vị về đẩy mạnh học tập, rèn
luyện và làm theo phong cách diễn đạt của Hồ Chí Minh
Lãnh đạo, chỉ đạo việc quản lý, giáo dục, rèn luyện phẩm chất, năng lực
của đội ngũ cán bộ, đảng viên và quần chúng ở các cấp trong quân đội là trách
nhiệm của cấp ủy, chỉ huy các cấp, trong đó, vai trò lãnh đạo, tổ chức thực hiện
của các cấp ủy, tổ chức đảng, chỉ huy, chính ủy, chính trị viên có vị trí, vai trò rất
quan trọng trong việc xây dựng quân đội vững mạnh về chính trị, đáp ứng yêu
cầu thực hiện chức năng, nhiệm vụ của quân đội trong tình hình mới.
Đối với cấp ủy, tổ chức đảng: Tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo chặt chẽ,
thống nhất; coi đây là một nội dung trọng tâm trong công tác lãnh đạo; chủ động
đánh giá, rút kinh nghiệm về kết quả lãnh đạo, chỉ đạo công tác quản lý, giáo
dục, rèn luyện phẩm chất đạo đức, năng lực chuyên môn của người cán bộ, đảng
viên trong đơn vị. Trên cơ sở đó, lãnh đạo, chỉ đạo tiếp tục nâng cao chất lượng
xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên; kiên quyết khắc phục những biểu hiện, tư
tưởng "trung bình chủ nghĩa", hoàn thành nhiệm vụ thấp hoặc vi phạm pháp luật
của nhà nước, kỷ luật của quân đội. Thường xuyên quan tâm lãnh đạo tốt công
tác quản lý, giáo dục, rèn luyện phẩm chất năng lực của cán bộ, đảng viên và
quần chúng; bám sát, đánh giá đúng tình hình, kết quả xây dựng đội ngũ cán bộ,
đảng viên và quần chúng trong đảng bộ và đơn vị. Coi trọng việc phân công
nhiệm vụ, tạo môi trường thuận lợi để cán bộ, đảng viên và quần chúng chủ
động, tự giác học tập, rèn luyện, gắn với thực hiện có chất lượng chế độ, nền nếp
sinh hoạt tự phê bình và phê bình về việc tu dưỡng, học tập, rèn luyện theo
phong cách diễn đạt của Hồ Chí Minh. Cấp ủy chủ động đánh giá, phát hiện
những tập thể và cá nhân có kết quả học tập, rèn luyện và làm theo tốt, để kịp

thời tuyên truyền, nhân rộng, tạo thành phong trào thi đua sâu rộng trong các cơ

12


quan, đơn vị. Cán bộ chủ trì, chủ chốt các cấp phải là người gương mẫu tiên
phong trong nói và viết, đồng thời tích cực, chủ động giáo dục, bồi dưỡng, định
hướng và theo dõi quá trình phấn đấu rèn luyện của đội ngũ cán bộ, đảng viên và
quần chúng. Phát huy vai trò cơ quan chính trị, bộ phận giúp việc cấp ủy về học
tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trong tham mưu, đề
xuất nội dung, biện pháp lãnh đạo, chỉ đạo có hiệu quả việc học tập và làm theo
phong cách nói đi đôi với làm, đi vào lòng người; nói và viết ngắn gọn, dễ hiểu,
dễ nhớ, dễ làm đối với cán bộ, đảng viên và quần chúng.
Đối với tổ chức chỉ huy: Thường xuyên nâng cao trách nhiệm trong quản
lý, giáo dục, bồi dưỡng, rèn luyện đội ngũ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp,
công nhân và viên chức quốc phòng, hạ sĩ quan - binh sĩ thuộc quyền. Người chỉ
huy phải thường xuyên trao đổi, thống nhất với bí thư cấp ủy trong lãnh đạo, chỉ
đạo, quản lý, điều hành và đánh giá đúng kết quả học tập, rèn luyện, gắn với tiêu
chí, chuẩn mực về học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí
Minh và Cuộc vận động "Phát huy truyền thống, cống hiến tài năng, xứng danh
Bộ đội Cụ Hồ" trong đơn vị. Phát hiện xử lý nghiêm túc các trường hợp có biểu
hiện suy thoái về đạo đức, lối sống, tham ô, lãng phí, vi phạm kỷ luật, ảnh
hưởng xấu đến bản chất, truyền thống tốt đẹp của quân đội. Người chỉ huy, cán
bộ chủ trì đơn vị phải chủ động, đề cao vai trò gương mẫu trong học tập, rèn
luyện và làm theo phong cách diễn đạt của Hồ Chí Minh, là người tiêu biểu về
nói đi đôi với làm, đi vào lòng người; nói và viết ngắn gọn, dễ hiểu, dễ nhớ, dễ
làm; tôn trọng, lắng nghe ý kiến của cấp dưới, của quần chúng; chống biểu hiện
mất dân chủ, độc đoán, quan liêu.
c] Phát huy vai trò tích cực, chủ động, tự giác của mỗi cá nhân, tổ chức
trong học tập, làm theo phong cách diễn đạt của Hồ Chí Minh

Các cấp ủy, tổ chức đảng, người chỉ huy, chính ủy, chính trị viên các cấp
thường xuyên quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, đảm bảo việc xác định mục đích, xây
dựng động cơ, thái độ, ý thức trách nhiệm phong trào tự học, tự rèn của cán bộ,
đảng viên và quần chúng trong đơn vị. Nội dung tự học tập, rèn luyện được thực
hiện toàn diện, phong phú, đa dạng, theo hướng cơ bản, thiết thực, vững chắc,
toàn diện và chuyên sâu. Trên cơ sở đó, hướng dẫn và tổ chức việc đăng ký phấn
đấu học tập và làm theo, xác định nội dung và phương pháp tự học tập, rèn
luyện cụ thể phù hợp với chức trách, nhiệm vụ của bản thân và điều kiện thực
tiễn của đơn vị. Phương pháp tự học, tự rèn và làm theo phong cách diễn đạt của
Hồ Chí Minh đối với cán bộ, đảng viên và quần chúng trong quân đội thực sự có
kết quả tốt khi họ biết kết hợp giữa học với hành, gắn lý luận với thực tiễn, nắm
bắt tâm tư, nguyện vọng chính đáng đồng chí, đồng đội. Gắn tự học tập, rèn
luyện và làm theo với thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao trên cơ sở vận
dụng phù hợp, sáng tạo những nội dung kiến thức đã học vào giải quyết các
nhiệm vụ thực tiễn ở đơn vị. Tự đọc tài liệu, sách, báo, cập nhật thông tin hằng
ngày là phương pháp quan trọng để bổ sung tri thức, nâng cao hiểu biết để vận
dụng những bài học hay, kinh nghiệm tốt về nói và viết vào tổ chức và giải quyết
sáng tạo các nhiệm vụ trong thực tiễn. Phải chú trọng các phương pháp quan sát,

13


phân tích, tổng hợp, so sánh, khái quát hóa, trừu tượng hóa... qua đó hình thành
phẩm chất, thói quen nói và viết ngắn gọn, dễ nhớ, dễ hiểu của mỗi người. Đấu
tranh với những nhận thức, việc làm sai trái trong học tập và làm theo phong
cách diễn đạt của Hồ Chí Minh.
Phần 2: HỌC TẬP VÀ LÀM THEO PHONG CÁCH THANH CAO,
TRONG SẠCH, GIẢN DỊ CỦA HỒ CHÍ MINH
I. PHONG CÁCH SỐNG THANH CAO, TRONG SẠCH, GIẢN DỊ CỦA
HỒ CHÍ MINH


1. Khái niệm phong cách sống thanh cao, trong sạch, giản dị của Hồ
Chí Minh
Phong cách là một cái riêng, độc đáo, có tính hệ thống, ổn định và đặc
trưng của chủ thể. Nó bị chi phối bởi các nhân tố như truyền thống văn hóa, lối
sống, thói quen, điều kiện sống, sự trải nghiệm thực tiễn, dấu ấn cá nhân
Phong cách không phải là bẩm sinh mà chỉ có thể được hình thành bởi sự phấn
đấu, tu dưỡng, rèn luyện, trau dồi không ngừng của chủ thể.
Phong cách Hồ Chí Minh là nói đến những đặc trưng giá trị mang đậm dấu
ấn Hồ Chí Minh, gắn liền với tư tưởng, đạo đức của Người, được thể hiện trong
mọi lĩnh vực sống và hoạt động của Người, tạo thành một chỉnh thể nhất quán, có
giá trị khoa học, đạo đức và thẩm mỹ, phát triển theo lôgíc đi từ suy nghĩ [phong
cách tư duy] đến nói, viết [phong cách diễn đạt] và biểu hiện ra qua hoạt động
sống hàng ngày [phong cách làm việc, phong cách ứng xử, phong cách sinh hoạt].
Phong cách sống thanh cao, trong sạch, giản dị là sống có đạo đức, luôn chí
công vô tư [không cầu kỳ, không xa hoa, cách sống sao cho phù hợp với hoàn
cảnh xã hội, hoàn cảnh cá nhân], được mọi người xung quanh kính trọng; được
thể hiện ở nhiều khía cạnh khác nhau như: cách ăn, mặc, ở, đi lại và giao tiếp
hằng ngày; cách hành xử của mỗi người, cử chỉ, cách thể hiện bản thân... được
hình thành qua quá trình rèn luyện kiên trì, bền bỉ.
Phong cách sống thanh cao, trong sạch, giản dị của Hồ Chí Minh là
những phẩm chất, chuẩn mực có trong con người Hồ Chí Minh; gồm: sự giản dị,
thanh đạm, thanh cao trong sinh hoạt hằng ngày; là cách sống chừng mực, điều
độ, ngăn nắp, yêu lao động, rất quý trọng thời gian, chẳng có ham muốn danh lợi
riêng cho mình; tình thương yêu con người hòa quyện với tình yêu thiên nhiên
tạo nên tinh thần lạc quan của người cách mạng, kết hợp chặt chẽ với những
rung động say mê của một tâm hồn nghệ sĩ.
Phong cách đó không chỉ tác động đến nhận thức mà còn có sức cảm hóa
con người, là phong cách của một vĩ nhân nhưng không xa lạ, khác thường, mà
rất gần gũi, ai ai cũng có thể học tập và làm theo.

2. Những biểu hiện chủ yếu trong phong cách sống thanh cao, trong
sạch, giản dị của Hồ Chí Minh
a] Phong cách sống thanh cao

14


Phong cách sống thanh cao của Hồ Chí Minh là một nét đẹp văn hóa,
cũng đồng thời là bản lĩnh văn hóa của Người. Thanh cao ấy là cốt cách của bậc
hiền triết Á Đông, đậm bản sắc Việt Nam và cũng lấp lánh tinh thần minh triết
Hồ Chí Minh. Phong cách đó được bắt nguồn từ truyền thống dân tộc, từ quê
hương, gia đình Hồ Chí Minh và chính từ những phẩm chất riêng của Hồ Chí
Minh, thể hiện như sau:
* Một là, Hồ Chí Minh là người cống hiến cả cuộc đời cho dân tộc Việt Nam
Hồ Chí Minh suốt cuộc đời luôn vì việc chung, vì lợi ích chung của cả
dân tộc, của đất nước. Cuộc sống riêng của Người đã thực sự hòa nhịp vào lợi
ích chung, chăm lo cho lợi ích chung của cả dân tộc, dù ở trên bất kỳ cương vị
nào. Khi trở thành Chủ tịch Nước, Chủ tịch Đảng, Người luôn quan niệm đó là
nhiệm vụ mà nhân dân giao cho nên phải hết lòng, hết sức phục vụ nhân dân.
Khi được ủy thác quyền lực thì làm việc hết lòng, hết sức, cũng như một người
lính vâng mệnh lệnh quốc dân ra trước mặt trận, bao giờ đồng bào cho lui thì
phải vui lòng lui. Cả cuộc đời của Người là sự hy sinh lớn lao cho sự nghiệp giải
phóng dân tộc. Người nói: Tôi chỉ có một ham muốn, ham muốn tột bậc là làm
sao cho nước nhà được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng
bào ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành. Trước lúc đi xa, Người
viết trong Di chúc: Suốt đời tôi hết lòng, hết sức phục vụ Tổ quốc, phục vụ
cách mạng, phục vụ nhân dân. Nay dù phải từ biệt thế giới này, tôi không có
điều gì phải hối hận, chỉ tiếc là tiếc rằng không được phục vụ lâu hơn nữa, nhiều
hơn nữa.
* Hai là, yêu thương con người, hòa mình với thiên nhiên

Sự thanh cao của Hồ Chí Minh còn là sự yêu thương con người và hòa
mình với thiên nhiên. Suốt cuộc đời của mình, Người luôn quan tâm và dành
tình cảm cho mọi tầng lớp người. Người luôn đau trước những nỗi đau của
người dân mất nước, của những người chịu cảnh lầm than. Người đặc biệt kính
già, yêu trẻ, thương bộ đội, dân công. Người luôn cảm thông, chia sẻ nỗi đau của
mọi người, mọi nhà và dành tình cảm cho mọi tầng lớp người.
Đối với Hồ Chí Minh, yêu thương con người không chỉ là sự quan tâm đối
với con người mà đó còn là sự hy sinh tất cả vì con người.
Người quan niệm: Cơm cán bộ ăn, áo cán bộ mặc, vật liệu cán bộ dùng
đều là của dân, thì việc phục vụ dân, làm công bộc của dân là nhiệm vụ của
người cán bộ, đảng viên. Ngày 9 tháng 12 năm 1961, nói chuyện với những cán
bộ, đảng viên lâu năm, Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ: Dân không đủ muối,
Đảng phải lo. Dân không có gạo ăn đủ no, dân không có vải mặc đủ ấm, Đảng
phải lo. Các cháu bé không có trường học, Đảng phải lo. Tôi lo chuyện này lắm:
các cháu mắt choẹt, da bủng. Tất cả mọi việc Đảng phải lo ngay đến cả tương,
cà, mắm, muối của dân, Đảng đều phải lo. Ý thức phục vụ nhân dân không phải
nằm ở nghị quyết, chỉ thị, hô hào, kêu gọi, nói suông, mà phải được xuất phát từ
lòng thương yêu nhân dân, từ đó có động lực để ngày đêm nghĩ cho dân, lo cho
dân, lo từ việc lớn đến việc nhỏ.

15


Hồ Chí Minh yêu tha thiết cảnh vật xung quanh Người. Đó là những hàng
râm bụt, những cây xoài hay những bông hoa sen song Người hết sức yêu
mến và quý trọng. Trong những năm tháng cuối đời, Người sống trong ngôi nhà
sàn đơn sơ giản dị, ngát hương thơm của cây cỏ, hoa lá trong vườn nhưng tâm
hồn thì lộng gió bốn phương thời đại. Người luôn luôn có sự quý trọng và bảo
vệ những giá trị mà thiên nhiên đã ban tặng cho con người.
* Ba là, Hồ Chí Minh là người có tấm lòng khoan dung, độ lượng

Khoan dung, độ lượng trong Hồ Chí Minh biểu hiện ở lòng yêu thương
mênh mông, sâu sắc đối với con người, ở niềm tin vào phần tốt đẹp, phần thiện
trong mỗi con người, dù nhất thời họ có lầm lạc, còn nhỏ nhen, thấp kém; từ đó
Người nhắc nhở chúng ta phải biết làm cho phần tốt trong mỗi con người nảy
nở như hoa mùa xuân và phần xấu bị mất dần đi. Đối với những đồng bào lạc
lối, lầm đường, ta phải dùng tình thân ái mà cảm hóa họ.
Đối với những quan lại cũ, cả với những người từng có nợ máu với cách
mạng, Người cũng khuyên không nên đào bới những chuyện cũ ra làm án
mới... mà nên dùng chính sách cảm hóa, khoan dung. Để làm được điều đó,
Người nhắc nhở chúng ta phải vượt qua những thiên kiến, hẹp hòi: Sông to,
biển rộng thì bao nhiêu nước cũng chứa được, vì độ lượng của nó rộng và sâu.
Trên đường tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ, khi băng qua một cánh
rừng, Người và đoàn cán bộ cao cấp của ta tình cờ gặp mấy chiến sỹ đang áp
giải hai tên tù binh Pháp, hôm ấy đúng vào ngày lễ Giáng sinh của người công
giáo. Ngay sau khi gặp mặt, Người tuyên bố rằng: Thay mặt Chính phủ Việt
Minh tôi phóng thích cho hai ông! Hôm nay là lễ Giáng sinh tôi gửi lời chúc
mừng tới vợ con và gia đình các ông cũng như toàn thể nhân dân Pháp. Việc làm
của Người khiến những chiến sỹ Việt Minh hết sức bất ngờ vì hai tên tù binh là
những nhân vật quan trọng trong quân đội Pháp.
b] Phong cách sống trong sạch
Nét đặc sắc trong phong cách sống trong sạch của Hồ Chí Minh chính là ở
Người có cuộc sống không tư lợi cho bản thân mình, là người không màng tới
công danh địa vị, luôn thực hiện cần, kiệm, liêm chính, thể hiện như sau:
* Một là, Hồ Chí Minh là người cần, kiệm, liêm, chính
Từ trong lời nói đến việc làm, Hồ Chí Minh luôn luôn tự mình thực hiện
cần, kiệm, liêm, chính.
Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng của mình, dù là người phụ bếp
đến khi trở thành Chủ tịch Nước - Hồ Chí Minh luôn nêu cao lối sống cần kiệm,
giản dị, không màng danh vọng, không ham của cải, không ham sự xa hoa,
không chuộng những nghi thức sang trọng. Người luôn dành sự quan tâm đặc

biệt tới đời sống của nhân dân. Người nói: Người ta ai cũng muốn ăn ngon,
mặc đẹp, nhưng muốn phải cho đúng thời, đúng hoàn cảnh. Trong lúc nhân dân
ta còn thiếu thốn mà một người nào đó muốn riêng hưởng ăn ngon, mặc đẹp,
như vậy là không có đạo đức. Trước cảnh dân đói năm 1945, Hồ Chí Minh đã

16


kêu gọi đồng bào cả nước nhường cơm, sẻ áo cho nhau: Lúc chúng ta nâng bát
cơm mà ăn, nghĩ đến kẻ đói khổ, chúng ta không khỏi động lòng. Vậy tôi xin đề
nghị với đồng bào cả nước, và tôi xin thực hành trước: Cứ 10 ngày nhịn ăn một
bữa, mỗi tháng nhịn 3 bữa. Đem gạo đó [mỗi bữa một bơ] để cứu dân nghèo.
Như vậy, thì những người nghèo sẽ có bữa rau, bữa cháo để chờ mùa lúa năm
sau, khỏi đến nỗi chết đói. Chính Hồ Chí Minh là người đã nêu gương về
những vấn đề mà mình đặt ra để cho mọi người học tập và noi theo. Người
gương mẫu nhịn ăn vào tối thứ Bảy, tự tay bỏ gạo vào hũ cứu đói dân nghèo.
Chiếc áo lụa đồng bào tặng, Người cũng đem bán lấy tiền mua áo ấm tặng cho
chiến sĩ trong mùa đông giá rét. Số tiền tiết kiệm ít ỏi là tiền nhuận bút các báo
gửi cho Người, Người cũng đem mua nước ngọt tặng cho các chiến sĩ trực
phòng không trong những ngày hè nóng bức. Người thường nói: Nhân dân còn
đói khổ, tôi ăn ngon sao được, nhân dân còn rách rưới mình mặc thế này cũng là
đầy đủ lắm rồi.
* Hai là, Hồ Chí Minh là người có đời tư trong sáng, đức khiêm tốn
phi thường
Cuộc sống đời tư trong sáng và đức khiêm tốn phi thường của Người đã
làm cho Người trở thành một biểu tượng mẫu mực về phong cách sống trong
sạch. Người coi khinh sự xa hoa để sống một cuộc đời trong sạch, suốt đời chỉ lo
cho nước, cho dân.
Trong hành trình tìm đường cứu nước, dù ở đâu, làm gì, Hồ Chí Minh sẵn
sàng chấp nhận mọi công việc, miễn là việc đó có lợi cho tổ chức, cho cách

mạng. Người tâm sự khi phải giữ trọng trách Chủ tịch nước: Tôi tuyệt nhiên
không ham muốn công danh phú quý chút nào. Bây giờ phải gánh chức Chủ tịch
là vì đồng bào ủy thác thì tôi phải gắng sức làm... Tôi chỉ có một sự ham muốn,
ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được
hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành.
Riêng phần tôi thì làm một cái nhà nho nhỏ, nơi có non xanh, nước biếc để câu
cá, trồng hoa, sớm chiều làm bạn với các cụ già hái củi, em trẻ chăn trâu, không
dính líu gì với vòng danh lợi.
Tại kỳ họp thứ hai Quốc hội khóa I, ngày 31 tháng 10 năm 1946, Người
nói: Lần này là lần thứ hai Quốc hội giao phó cho tôi phụ trách Chính phủ một
lần nữa. Việt Nam chưa được độc lập, chưa được thống nhất thì bất kỳ Quốc hội
ủy cho tôi hay cho ai cũng phải gắng mà làm. Tôi xin nhận. Giờ tôi xin tuyên bố
trước Quốc hội, trước quốc dân và trước thế giới rằng: Hồ Chí Minh không phải
là kẻ tham quyền cố vị, mong được thăng quan phát tài. Trong lời tuyên bố,
Người nhấn mạnh việc đảm nhận chức vụ trong một hoàn cảnh đất nước khó
khăn, đầy gian khổ, hy sinh khi Việt Nam chưa được độc lập, chưa được thống
nhất. Chức vụ đó là do Quốc hội [nhân dân] ủy thác thì phải gắng sức làm. Còn
thì đồng bào đã cho lui thì lại vui vẻ trở về cuộc sống của một người dân
bình thường.
Người luôn khẳng định: Sự nghiệp anh hùng cách mạng Việt Nam là của

17


toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta; còn khuyết điểm thì Người nhận về mình.
Hiếm có một vị lãnh tụ nào trên thế giới đứng trước toàn dân để tự phê bình,
nhận lấy khuyết điểm của mình và cho rằng do mình tài hèn đức mọn, cho nên
chưa làm đầy đủ những sự mong muốn của đồng bào. Có lẽ, Hồ Chí Minh là
lãnh tụ duy nhất trên thế giới có nhiều đóng góp vĩ đại cho Tổ quốc, nhưng khi
đi vào cõi vĩnh hằng, trên ngực áo không hề có bất kỳ một tấm huân, huy

chương nào
c] Phong cách sống giản dị
* Một là, trong sinh hoạt hằng ngày Hồ Chí Minh có cuộc sống như mọi
người dân bình thường
Trong sinh hoạt hằng ngày, Người hết sức giản dị như những người lao
động bình thường khác, không có sự phân biệt của một nguyên thủ quốc gia hay
một thường dân. Sự giản dị đó được thể hiện rõ trong từng chi tiết sinh hoạt đời
thường. Song ở Hồ Chí Minh, sự giản dị đó lại có những điểm hết sức độc đáo
mang tính nhân đạo sâu sắc thể hiện ngay trong cách ăn, mặc, ở của Người.
Về ăn, sau một thời gian dài [30 năm] xa quê hương, đất nước nhưng
Người không quên những món ăn mang đậm nét quê hương như: Rau luộc, cà
muối, dưa chuavà trong bữa ăn hằng ngày Người vẫn thích dùng những thứ
ấy. Thời gian làm việc ở chiến khu, Người sống chung với anh em trong cơ
quan, làm việc, học tập, ăn ở, sinh hoạt nhất nhất như anh em. Khi ăn xong, bao
giờ Người cũng sắp xếp lại mâm bát cho gọn ghẽ, thể hiện sự tôn trọng đối với
người phục vụ mình.
Về mặc, quần áo và cách mặc của Người cũng vô cùng giản dị, gần gũi và
thân quen như mọi người xung quang nhưng vẫn toát lên sự lịch thiệp và tao
nhã. Quần áo trong ngoài cũng chỉ vài ba bộ quần áo cánh mầu gụ nhẹ nhàng
dân dã, có nghi lễ mới mặc là bộ ka ki, nhưng vẫn đi đôi dép lốp cao su quen
thuộc. Khi ra nước ngoài công tác, Người mặc đồ nỷ màu đen thẫm có cúc cài
cổ, đi giầy da . Có lần Người tới thăm Xí nghiệp May 10 đơn vị có biếu Người
bộ quần áo kaki, Người nhận và sau đó gửi lại cùng lá thư Cảm ơn các cô, các
chú đã biếu Bác bộ áo. Bác đã nhận rồi. Nay Bác gửi bộ áo ấy làm giải thưởng
cho một đợt thi đua.
Về ở, trong những năm tháng kháng chiến gian khổ, sinh hoạt trong khu
kháng chiến của núi rừng Việt Bắc, nơi ở của Người chỉ là một ngôi nhà sàn nhỏ
bé; những lúc trên đường hành quân, di chuyển thường chỉ là một mái lán đơn
sơ. Khi trở về Thủ đô Hà Nội, Người đã chọn nơi ở và làm việc cho mình là một
ngôi nhà chật hẹp của người thợ điện phục vụ cho Phủ toàn quyền Đông Dương

cũ, cho dù Đảng, Nhà nước mời Người ra ở tòa nhà lớn Phủ Chủ tịch cho đàng
hoàng hơn, nhưng Người từ chối.
* Hai là, giản dị trong cách nói và cách viết
Mỗi bài nói, bài viết của Người đều bắt nguồn từ thực tế cuộc sống với
những con số, những sự kiện đã được xem xét, kiểm tra, chọn lọc. Bao giờ

18


Người cũng đem lại cho người đọc, người nghe lượng thông tin cao và chính
xác. Chính tính chính xác và chân thực đó đã làm nên sức thuyết phục cao của
những bài nói, bài viết của người đối với người nghe, người đọc. Chân thực,
chính xác là yêu cầu đầu tiên của Người đặt ra đối với cán bộ, đảng viên khi nói,
khi viết. Người thường nhắc nhở: Viết phải đúng sự thật, không được bịa ra;
không nên nói ẩu; chưa điều tra, chưa nghiên cứu, chưa biết rõ, chớ nói chớ viết
Đối với mỗi bài viết của Người, sau khi đã hoàn thiện, Người thường đem
cho mọi người đọc và đóng góp ý kiến. Người luôn tiếp thu những ý kiến đóng
góp của mọi người. Sau khi đã có ý kiến đóng góp, Người thường tự tay mình
đánh máy bản thảo để vừa đánh, vừa ngẫm, và tự sửa chữa mà không nhờ đến
bất cứ ai. Có như vậy, Người cho rằng mỗi lần viết là một lần chỉnh sửa, mỗi lần
chỉnh sửa giúp cho chúng ta trở nên thông suốt hơn.
Hồ Chí Minh thường dùng những câu đơn, câu ngắn, những câu mang
tính hội thoại để phù hợp với đặc điểm tư duy của người Việt Nam và tạo nên
giao cảm dễ dàng với người nghe. Đặc biệt, Người thường sử dụng thành ngữ,
tục ngữ trong cách viết, cách nói trong từng văn cảnh và tình huống giao tiếp cụ
thể, nên hiệu quả tuyên truyền, giáo dục rất cao. Ví dụ: Người viết: Sợ phê bình,
tức là quan liêu hóa, tức là tự mãn, tự túc, tức là mèo khen mèo dài đuôi.
* Ba là, nếp sống ngăn nắp, quy củ, mực thước
Trong sinh hoạt hằng ngày, Người luôn đặt cho mình yêu cầu cao về tính kế
hoạch, làm việc hết sức chặt chẽ, giữ nếp trật tự, ngăn nắp gọn gàng, thường

xuyên chú ý đến việc rèn luyện sức khỏe, sắp xếp thời gian thực hiện mọi công
việc thật hợp lý và sao cho có hiệu quả tốt nhất. Hồ Chí Minh có thói quen đọc
báo, bản tin trước giờ làm việc hằng ngày, đánh dấu các bài cần chú ý để tiện
việc theo dõi, trao đổi ý kiến và sử dụng khi cần thiết. Những công việc trong
ngày, trong tuần, trong tháng từ việc họp hành, làm việc với các đồng chí lãnh
đạo chủ chốt, hay phụ trách các bộ, ban, ngành, tiếp khách trong nước và quốc
tế, đến việc viết báo, đọc và trả lời thư từ, đi thăm cán bộ, nhân dân các địa
phương hay cơ sở, xem phim, xem biểu diễn văn nghệ đều được Người bố trí
hợp lý để tốn ít thời gian, ít làm phiền đến cơ sở mà lại có hiệu quả nhất.
Sự ngăn nắp, quy củ, mực thước ở Hồ Chí Minh được thể hiện mọi lúc,
mọi nơi. Dù trong thời kỳ kháng chiến, nơi ở và làm việc của Người chỉ là
những mái lá, hang động đơn sơ và sau này khi Người ở trong ngôi nhà sàn thì
sự sắp xếp, ngăn nắp đó lại càng được Người chú ý. Đồ đạc, tài liệu Người sắp
xếp theo thứ tự riêng, cái nào ra cái đó, không bao giờ lẫn lộn. Sách, báo, tài
liệu, Người xếp để dễ thấy, dễ tìm. Ấm chén, bút mực cũng đều có quy định
chỗ để hẳn hoi. Cứ sau mỗi buổi làm việc, Người xếp máy chữ vào một túi
riêng, còn tài liệu thì bỏ vào thùng sắt đậy cẩn thận.
II. ĐẨY MẠNH HỌC TẬP VÀ LÀM THEO PHONG CÁCH SỐNG
THANH CAO, TRONG SẠCH, GIẢN DỊ CỦA HỒ CHÍ MINH TRONG
QUÂN ĐỘI GIAI ĐOẠN HIỆN NAY

19


1. Sự cần thiết đẩy mạnh học tập và làm theo phong cách sống thanh
cao, trong sạch, giản dị của Hồ Chí Minh trong quân đội giai đoạn hiện nay
a] Vị trí, ý nghĩa của việc học tập và làm theo phong cách sống thanh
cao, trong sạch, giản dị của Hồ Chí Minh
Học tập và làm theo phong cách sống thanh cao, trong sạch, giản dị của
Hồ Chí Minh có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với sự nghiệp cách mạng của

quân đội hiện nay. Qua việc học tập và làm theo phong cách sống thanh cao,
trong sạch, giản dị của Hồ Chí Minh giúp cho mỗi quân nhân không ngừng hoàn
thiện về phẩm chất và nhân cách, đạo đức, xây dựng niềm tin cách mạng đồng
thời góp phần xây dựng quân đội vững mạnh về chính trị.
Học tập và làm theo phong cách sống thanh cao, trong sạch, giản dị của
Hồ Chí Minh giúp cho mỗi cán bộ, đảng viên và quần chúng trong quân đội trở
thành tấm gương để quần chúng nhân dân nhìn vào học tập và noi theo. Đồng
thời, qua học tập phong cách sống thanh cao, trong sạch, giản dị của Hồ Chí
Minh giúp cho việc củng cố lòng tin của quần chúng nhân dân với cán bộ, đảng
viên, cũng như củng cố mối quan hệ giữa Đảng với nhân dân. Do vậy, học tập và
làm theo phong cách sống thanh cao, trong sạch, giản dị của Chủ tịch Hồ Chí
Minh là nhiệm vụ cấp thiết đối với sự nghiệp cách mạng nước ta hiện nay nói
chung và trong Quân đội nhân dân Việt Nam nói riêng.
b] Thực trạng việc thực hiện phong cách sống thanh cao, trong sạch, giản
dị trong Quân đội giai đoạn hiện nay
Trong thời gian qua việc thực hiện phong cách sống thanh cao, trong sạch,
giản dị của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong quân đội ta đã có nhiều chuyển biến
tích cực. Việc giáo dục về phong cách sống thanh cao, trong sạch, giản dị của
Chủ tịch Hồ Chí Minh cho cán bộ, chiến sỹ ở các đơn vị trong toàn quân đã có
nhiều chuyển biến tích cực, góp phần làm chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức,
trách nhiệm, phong cách, lối sống của mỗi quân nhân. Nội dung, hình thức,
phương pháp tuyên truyền, giáo dục, rèn luyện phong cách, tác phong chính quy,
mẫu mực cho bộ đội được quan tâm, coi trọng và triển khai có trọng tâm, trọng
điểm. Kết hợp chặt chẽ việc đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức,
phong cách Hồ Chí Minh với Cuộc vận động Phát huy truyền thống, cống hiến
tài năng, xứng danh Bộ đội Cụ Hồ, phong trào Thi đua Quyết thắng, các cuộc
vận động... Qua việc thực hiện đó làm cho mọi quân nhân trong quân đội luôn
có sự gần gũi, yêu thương và chăm sóc lẫn nhau; đạo đức cách mạng, đạo đức
nghề nghiệp được quân nhân nhận thức sâu sắc
Tuy nhiên, trong quân đội việc học tập và làm theo phong cách sống thanh

cao, trong sạch, giản dị của Hồ Chí Minh vẫn còn có những hạn chế nhất định.
Vẫn còn một bộ phận quân nhân trong đó có cả cán bộ chủ trì, chủ chốt ở các
cấp nhận thức chưa đầy đủ, chưa sâu sắc về ý nghĩa, tầm quan trọng của việc
học tập và làm theo phong cách Hồ Chí Minh về sống thanh cao, trong sạch,
giản dị. Ở một số đơn vị, việc thực hiện chưa trở thành việc làm thường xuyên,
thành ý thức tự giác của mỗi quân nhân nhất là người đứng đầu; còn có hiện

20


tượng, có đơn vị coi đây như là một phong trào, một cuộc vận động do đó học
thì nhiều nhưng sự chuyển biến trong mỗi quân nhân còn hạn chế. Biểu hiện chủ
nghĩa cá nhân vẫn còn xuất hiện trong cán bộ, đảng viên và quần chúng: Không
chăm lo đến lợi ích chung, lợi ích tập thể mà chỉ chăm lo cho ích của bản thân;
một số cán bộ, chiến sĩ còn biểu hiện mất đoàn kết, vi phạm pháp luật Nhà nước,
kỷ luật quân đội, coi thường tập thể, vi phạm nguyên tắc, dân chủ hình thức,
mắc bệnh thành tích, thiếu trung thực, bè phái, cục bộ, quan liêu, mệnh lệnh, xa
rời quần chúng; công việc đều chung chung, đại khái, thiếu tác phong sâu sát, cụ
thể, chỉ đạo công tác chủ yếu bằng mệnh lệnh hành chính, thiếu trách nhiệm...
Có những biểu hiện sống không trong sạch, không lành mạnh, vi phạm về đạo
đức lối sống, lãng phí, phô trương hình thức...
Việc cụ thể hóa và tổ chức thực hiện các chuẩn mực về phong cách sống
thanh cao, trong sạch, giản dị của Hồ Chí Minh thành các tiêu chí của một số cơ
quan, tổ chức đảng các cấp còn hạn chế. Việc đưa nội dung học tập và làm theo
phong cách sống thanh cao, trong sạch, giản dị vào nội dung giáo dục ở đơn vị
hiệu quả còn chưa cao, chưa phù hợp, thuyết phục.
Việc tổ chức kiểm tra, giám sát ở một số đơn vị còn chưa thường xuyên,
liên tục, chưa đạt được mục tiêu về nâng cao phẩm chất, đạo đức, nhân cách và
lối sống cho mỗi quân nhân.
Việc phát hiện, xây dựng, bồi dưỡng, tuyên dương nhân rộng các gương

điển hình ở một số đơn vị chưa thường xuyên chất lượng còn hạn chế.
c] Yêu cầu, nhiệm vụ của Quân đội trong tình hình mới
Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII đã chỉ rõ phương hướng
xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam theo hướng cách mạng, chính quy, tinh
nhuệ, từng bước hiện đại, có chất lượng tổng hợp, trình độ chính quy, sức mạnh
chiến đấu và trình độ sẵn sàng chiến đấu cao, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ bảo vệ
Tổ quốc trong tình hình mới.
Để thực hiện tốt những yêu cầu, nhiệm vụ cách mạng đặt ra trong giai
đoạn mới đối với quân đội, vấn đề trước tiên là phải tiếp tục chăm lo xây dựng
Đảng bộ Quân đội trong sạch, vững mạnh cả về chính trị, tư tưởng, tổ chức và
đạo đức. Đẩy mạnh Xây dựng Quân đội nhân dân và Công an nhân cách mạng,
chính quy, tính nhuệ, từng bước hiện đại. Đó là vấn đề sống còn của cách mạng,
đồng thời đó cũng là nhân tố cơ bản quyết định mọi thắng lợi và sự trưởng thành
của Quân đội nhân dân Việt Nam. Giữ vững nguyên tắc Đảng lãnh đạo tuyệt đối,
trực tiếp về mọi mặt với quân đội. Kết hợp xây dựng tổ chức đảng trong sạch,
vững mạnh với xây dựng đơn vị vững mạnh toàn diện. Kết hợp giữa xây dựng
đội ngũ đảng viên với xây dựng đội ngũ cán bộ, trong đó trọng tâm là xây dựng
đội ngũ cấp uỷ với xây dựng đội ngũ cán bộ chủ trì các cấp.
Một trong những biện pháp quan trọng để xây dựng Đảng bộ Quân đội
thực sự trong sạch, vững mạnh đủ sức lãnh đạo quân đội trong tình hình hiện
nay đó là phải lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả việc

21


đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh Cuộc vận động Phát huy truyền thống, cống hiến tài năng, xứng danh Bộ đội
Cụ Hồ, gắn với phong trào Thi đua Quyết thắng, các cuộc vận động... tập trung
xây dựng đạo đức cách mạng cho mỗi cán bộ, đảng viên và quần chúng trong
quân đội. Có xây dựng được đạo đức cách mạng thì mỗi quân nhân trong quân
đội mới thực sự có phong cách sinh hoạt, phong cách làm việc mẫu mực. Mỗi

quân nhân cần học tập và làm theo phong cách sống thanh cao, trong sạch, giản
dị của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
2. Nội dung, biện pháp học tập và làm theo phong cách sống thanh
cao, trong sạch, giản dị của Hồ Chí Minh trong quân đội giai đoạn hiện nay
a] Thường xuyên tuyên truyền giáo dục, nâng cao nhận thức, trách nhiệm
cho cán bộ, đảng viên về đẩy mạnh học tập và làm theo phong cách sống thanh
cao, trong sạch, giản dị của Hồ Chí Minh
Đây là giải pháp cơ bản hàng đầu nhằm nâng cao hiệu quả của việc học tập
và làm theo phong cách sống thanh cao, trong sạch, giản dị của Hồ Chí Minh. Để
nâng cao chất lượng của việc học tập và làm theo phong cách sống thanh cao, trong
sạch, giản dị của Hồ Chí Minh cần có sự tác động của nhiều yếu tố, nhiều hoạt
động, giải pháp đồng bộ, trong đó trực tiếp là công tác giáo dục cho cán bộ, đảng
viên. Thực hiện giải pháp này cần tập trung vào một số biện pháp cụ thể sau:
Thứ nhất, giáo dục sự cần thiết phải học tập phong cách Hồ Chí Minh nói
chung, phong cách sống thanh cao, trong sạch, giản dị của Chủ tịch Hồ Chí
Minh nói riêng
Có thể nói, con người hoạt động dưới sự chỉ đạo, hướng dẫn của ý thức, vì
thế muốn rèn luyện phẩm chất, phong cách cho người cán bộ, đảng viên phụ thuộc
không nhỏ vào nhận thức của họ về vấn đề đó. Trên tinh thần ấy, muốn nâng cao
chất lượng của cán bộ, đảng viên với việc học tập và làm theo phong cách sống
thanh cao, trong sạch, giản dị của Hồ Chí Minh, trước hết phải tăng cường giáo dục
nâng cao nhận thức cho họ về vị trí, ý nghĩa và sự cần thiết của việc học tập và làm
theo phong cách sống thanh cao, trong sạch, giản dị của Hồ Chí Minh.
Việc nâng cao nhận thức về phong cách sống thanh cao, trong sạch, giản dị
của Hồ Chí Minh là cơ sở để cho bản thân của mỗi cán bộ, đảng viên và quần
chúng phải giữ gìn, không ngừng tu dưỡng, rèn luyện đạo đức cách mạng, đề cao
tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái, tính kỷ luật, dân chủ trong tập thể; luôn có
ý thức trau dồi phẩm chất chính trị, tư tưởng, phải thật sự là công bộc của dân, có
quan hệ mật thiết với quần chúng nhân dân.
Thứ hai, giáo dục về tư tưởng, tấm gương của Hồ Chí Minh về phong

cách sống thanh cao, trong sạch, giản dị.
Một trong những nội dung giáo dục quan trọng cho cán bộ, đảng viên và
quần chúng trong học tập và làm theo phong cách sống thanh cao, trong sạch,
giản dị của Hồ Chí Minh đó là phải giáo dục thông qua tấm gương đạo đức của
Người. Thông qua việc giáo dục tư tưởng và tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh

22


giúp cho mỗi người luôn chăm lo học tập nâng cao trình độ lý luận, học tập lý
luận gắn liền với thực tế công việc; không ngừng học tập để nâng cao trình độ
chuyên môn nghiệp vụ, năng lực hoạt động thực tiễn; thường xuyên tu dưỡng,
rèn luyện mọi lúc, mọi nơi của người cán bộ. Trong mọi vấn đề, người cán bộ,
đảng viên phải nêu gương, thể hiện rõ thái độ dám nghĩ, dám làm, dám chịu
trách nhiệm trước tập thể và cấp dưới, đề cao tự phê bình để tiến bộ. Phải giáo
dục cho họ thấy rõ những hình thức biểu hiện phong cách sống thanh cao, trong
sạch, giản dị của Hồ Chí Minh
Thứ ba, giáo dục đạo đức cách mạng và những chuẩn mực đạo đức nghề
nghiệp trong giai đoạn cách mạng mới
Giáo dục đạo đức cách mạng, đạo đức nghề nghiệp cho cán bộ, đảng viên,
và quần chúng để mỗi người thực sự thành thật tự nhận rõ khuyết điểm của mình
trước trước tổ chức, trước đồng chí của mình và trước quần chúng. Thông qua
giáo dục đạo đức cách mạng và đạo đức nghề nghiệp giúp cho cán bộ, đảng viên
và quần chúng có cách nhìn đúng đắn hơn; qua đó, mỗi cán bộ, đảng viên và
quần chúng tự hoàn thiện được nhân cách của người quân nhân cách mạng trong
giai đoạn mới, đáp ứng với yêu cầu, nhiệm vụ của đơn vị mình. Thực tế cho
thấy, thông qua giáo dục những phẩm chất đạo đức cách mạng và đạo đức nghề
nghiệp làm cho mỗi cán bộ đảng viên và quần chúng có chuyển biến tích cực
trong thực hiện nhiệm vụ, nhận thức rõ âm mưu, thủ đoạn của kẻ thù. Thông qua
làm tốt công tác giáo dục giúp cho mỗi cán bộ, đảng viên, quần chúng luôn đề

cao và tự giác tự soi, tự sửa nhận rõ những khuyết điểm và có hướng sửa chữa
tích cực để hoàn thiện bản thân mình hơn.
Thứ tư, giáo dục nhận rõ âm mưu, thủ đoạn xuyên tạc, bôi nhọ phong
cách sống thanh cao, trong sạch, giản dị của Hồ Chí Minh của các thế lực thù
địch, phản động, cơ hội chính trị
Đây là một trong những nội dung, biện pháp quan trọng góp phần trực tiếp
đấu tranh có hiệu quả trước âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch nhằm
xuyên tạc, bôi xấu về thân thế, sự nghiệp, tư tưởng, đạo đức, phong cách của Hồ
Chí Minh.
Các thế lực thù địch chưa bao giờ từ bỏ âm mưu, thủ đoạn chống phá cách
mạng nước ta; thời gian gần đây, chúng đẩy mạnh thực hiện chiến lược diễn
biến hòa bình trên lĩnh vực tư tưởng, văn hóa; thúc đẩy tự diễn biến, tự
chuyển hóa trong nội bộ với nhiều thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt, chúng triệt để
lợi dụng, mua chuộc, lôi kéo các phần tử bất mãn, phản động, các thành phần
của chế độ cũ đang sống lưu vong ở nước ngoài, cấu kết với các bọn phản động,
cơ hội chính trị ở trong nước viết bài với nội dung xuyên tạc về thân thế, sự
nghiệp, tư tưởng, đạo đức, phong cách của Bác Hồ phát tán trên các trang mạng xã
hội, tuyên truyền trên sóng của các Đài chống phá Việt Nam đặt ở nước ngoài...
nhằm đánh lừa dư luận, hạ thấp uy tín của Lãnh tụ và của Đảng ta...
Do vậy, cấp ủy, chính ủy, chính trị viên, người chỉ huy, cơ quan chính trị
các cấp luôn quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức có hiệu quả việc học tập và làm

23


theo tư tưởng, đạo đức, phong cách hồ Chí Minh - Cuộc vận động Phát huy
truyền thống, cống hiến tài năng, xứng danh Bộ đội Cụ Hồ trong cơ quan, đơn
vị; duy trì nghiêm nền nếp và không ngừng đổi mới, nâng cao chất lượng công
tác giáo dục chính trị, phổ biến pháp luật cho các đối tượng hằng năm; nghiên
cứu lựa chọn được các chuyên đề, nội dung thiết thực về học tập và làm theo tư

tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh đưa vào trong sinh hoạt chi bộ, sinh
hoạt đơn vị và các tổ chức quần chúng hằng tháng, nhằm giúp cán bộ, đảng viên,
quần chúng nhận thức sâu sắc, đầy đủ về tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí
Minh, âm mưu, thủ đoạn cảu các thế lực thù địch.
Đẩy mạnh công tác tuyên truyền thường xuyên, liên tục, có hệ thống, bằng
nhiều hình thức phong phú, sinh động, phù hợp với từng đối tượng về thân thế, sự
nghiệp, tư tưởng, đạo đức, phong cách Bác Hồ; các mô hình mới, cách làm sáng
tạo, hiệu quả, những điển hình tiên tiến, gương người tốt, việc tốt. Phát huy vai trò
nòng cốt của lực lượng 47 cùng với cán bộ, chiến sĩ trong cơ quan, đơn vị kiên
quyết đấu tranh, phản bác có hiệu quả với các quan điểm sai trái, thù địch, cơ hội
chính trị trên không gian mạng và trên các phương tiện thông tin đại chúng, bảo
vệ chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương của
Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước.
Phối hợp với các lực lượng chức năng kịp thời phát hiện, kiên quyết đấu
tranh, xử lý nghiêm những hoạt động xuyên tạc, chống phá, xúc phạm đến thân
thế, sự nghiệp, tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh theo đúng quy định
của pháp luật.
b] Phát huy vai trò, trách nhiệm của các tổ chức, lực lượng trong học tập và
làm theo phong cách sống thanh cao, trong sạch, giản dị của Hồ Chí Minh
Đây là giải pháp cơ bản, định hướng mục tiêu, yêu cầu, nội dung học tập và
làm theo phong cách sống thanh cao, trong sạch, giản dị của Hồ Chí Minh. Để thực
hiện tốt nhóm giải pháp này, cần tập trung vào các nội dung biện pháp sau:
* Đối với cấp ủy, tổ chức đảng các cấp
Cấp ủy, tổ chức đảng các cấp phải nâng cao nhận thức, xác định rõ vai trò,
trách nhiệm, thường xuyên đề ra các chủ trương, biện pháp lãnh đạo học tập và
làm theo phong cách sống thanh cao, trong sạch, giản dị của Hồ Chí Minh sát
với tình hình, nhiệm vụ đơn vị. Phải gắn kết quả của việc học tập và làm theo
phong cách sống thanh cao, trong sạch, giản dị của Hồ Chí Minh nhất là đội ngũ
cán bộ, đảng viên với kết quả xây dựng tổ chức đảng trong sạch, vững mạnh,
đơn vị vững mạnh toàn diện.

Nội dung, biện pháp lãnh đạo, bồi dưỡng phải toàn diện, từ khâu xác định
mục đích, yêu cầu, nội dung đến triển khai thực hiện và kiểm tra, giám sát quá
trình thực hiện. Trong đó chú trọng gắn việc lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ chính
trị, xây dựng chính quy, rèn luyện kỷ luật với việc đẩy mạnh học tập và làm theo
phong cách sống thanh cao, trong sạch, giản dị của Hồ Chí Minh.
Thường xuyên gắn việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách

24


Hồ Chí Minh - Cuộc vận động Phát huy truyền thống, cống hiến tài năng, xứng
danh Bộ đội Cụ Hồ trong hoạt động lãnh đạo của tổ chức đảng với các cuộc vận
động khác của các cấp, các ngành, các tổ chức và phong trào thi đua quyết thắng
trong các cơ quan, đơn vị; phát huy vai trò các tổ chức, huy động mọi lực lượng,
tạo thành sức mạnh tổng hợp, đưa việc học tập và làm theo phong cách sống thanh
cao, trong sạch, giản dị của Hồ Chí Minh đi vào chiều sâu và đạt hiệu quả tốt.
Chủ động xác định chủ trương, biện pháp lãnh đạo thực hiện chức năng,
nhiệm vụ huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu, thực hiện chức năng đội quân công tác,
lao động sản xuất kết hợp chặt chẽ với thúc đẩy việc học tập và làm theo phong
cách sống thanh cao, trong sạch, giản dị của Hồ Chí Minh.
Xác định chủ trương, biện pháp lãnh đạo để phòng ngừa, kịp thời phát hiện
và xử lý mọi biểu hiện và hành động làm ảnh hưởng xấu tới việc học tập và làm
theo phong cách sống thanh cao, trong sạch, giản dị của Hồ Chí Minh. Chất
lượng, hiệu quả lãnh đạo phụ thuộc vào năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ
chức đảng, chất lượng đội ngũ đảng viên. Do vậy, phải thường xuyên kiện toàn về
mặt tổ chức, nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của cấp ủy, tổ chức đảng
các cấp và đội ngũ cán bộ, đảng viên, nhất là cấp ủy viên, cán bộ chủ trì, chủ chốt
các cấp. Tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo phát huy vai trò gương mẫu trong học tập,
rèn luyện của cán bộ, đảng viên. Qua đó, vừa nâng cao chất lượng giáo dục rèn
luyện quân nhân trong đơn vị, vừa nêu gương đảng viên trước quần chúng.

* Đối với chính ủy, chính trị viên, chỉ huy các cấp
Chính ủy, chính trị viên, chỉ huy các cấp cần phải đề cao tinh thần trách
nhiệm trong nghiên cứu, quán triệt các quan điểm của Đảng về học tập và làm
theo phong cách sống thanh cao, trong sạch, giản dị của Hồ Chí Minh. Xác định
rõ quyền hạn, phạm vi, trách nhiệm đối với việc học tập và làm theo phong cách
sống thanh cao, trong sạch, giản dị của quân nhân ở đơn vị.
Chính ủy, chính trị viên, chỉ huy các cấp cần cụ thể hóa nội dung, chỉ tiêu,
yêu cầu học tập và làm theo phong cách sống thanh cao, trong sạch giản dị của
Hồ Chí Minh phù hợp với từng đối tượng trong đơn vị và yêu cầu xây dựng cơ
quan, đơn vị vững mạnh toàn diện; đồng thời đề cao tinh thần trách nhiệm trong
triển khai, tổ chức thực hiện thắng lợi các kế hoạch đã đề ra.
* Đối với cơ quan chính trị các cấp
Tham mưu, xây dựng các tiêu chí cụ thể cho cấp ủy và tổ chức cơ sở đảng
cũng như đối với từng cán bộ, đảng viên. Căn cứ vào đặc điểm, chức năng, nhiệm
vụ của từng tổ chức, đối tượng trong đơn vị để chủ động xây dựng các tiêu chí phù
hợp. Trong đó, tập trung xây dựng hệ thống tiêu chí đối với cấp ủy, tổ chức cơ sở
đảng và đảng viên; 05 nội dung xứng danh Bộ đội Cụ Hồ trong thời kỳ mới: Bản
lĩnh chính trị vững vàng, kiên định; động cơ đúng, trách nhiệm cao; đạo đức, lối
sống trong sạch, lành mạnh; trình độ, năng lực, phương pháp, tác phong công
tác đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ; thực hành dân chủ, kỷ luật tự giác, nghiêm minh;
đoàn kết gắn bó với nhân dân, đoàn kết nội bộ và đoàn kết quốc tế... Đây là

25


Video liên quan

Chủ Đề