Phương pháp dạy học tích cực ở tiểu học là gì

Khi giảng dạy học sinh tiểu học, giáo viên cần phải áp dụng những phương pháp để đạt hiệu quả tối ưu nhất? Đó chính là chủ đề mà timviec365.vn muốn giới thiệu tới bạn trong bài viết hôm nay.

1. Phương pháp giải quyết vấn đề

Giải quyết vấn đề chính là phương pháp đầu tiên mà tôi muốn bàn tới, bởi lẽ nó có vai trò vô cùng quan trọng đối với sự nhận thức của học sinh tiểu học. Khi đưa ra phương pháp dạy học này đối với học sinh tiểu học, giáo viên sẽ giúp các em nâng cao kỹ năng phát hiện, đồng thời có khả năng giải quyết vấn đề một cách hợp lý nhất với hoàn cảnh hiện tại.

Chi tiết về phương pháp như sau:

Phương pháp giải quyết vấn đề

Đầu tiên là phát hiện vấn đề, học sinh tiểu học cần tiến hành phân tích các chi tiết được đưa ra trong vấn đề đó để kịp thời phát hiện và trình bày nó một cách rõ ràng hơn.

Tiếp theo là nội dung giải quyết vấn đề: Đối với những vấn đề mà các em được tiếp nhận, hãy tìm cách giải quyết cho nó, lựa chọn một phương án tốt nhất để đảm bảo những yếu tố về sự hợp tình, hợp lý.

Xem thêm: Việc làm giáo viên

Không thể phủ nhận tác dụng tuyệt vời của phương pháp dạy học theo nhóm, đó là cách được thực hiện từ xưa cho đến nay nhưng cũng chưa bao giờ lỗi mốt.

Đối với hình thức này, học sinh tiểu học sẽ được chia ra thành nhiều nhóm khác nhau, mỗi nhóm sẽ có khoảng vài bạn tuỳ vào nội dung bài học đơn giản hay phức tạp, thường 1 nhóm sẽ có từ 5 - 7 bạn tham gia để hỗ trợ nhau khi gặp những đề tài khó.

Mỗi nhóm sẽ được nhận một nhiệm vụ khác nhau, có thể là các nhóm đều nhận 1 chủ đề và sau khi có kết quả giáo viên sẽ so sánh chúng để chọn ra một kết quả chính xác nhất.

Phương pháp dạy học theo nhóm

Có rất nhiều cách để giáo viên tiểu học phân chia học sinh trong lớp thành các nhóm chẳng hạn xếp ngẫu nhiên theo sự tự nguyện, xếp theo danh sách lần lượt từ trên xuống dưới, nhóm các học sinh có cùng tháng sinh, mỗi nhóm sẽ có 1 học sinh khá để hỗ trợ kèm cặp các bạn,...

Khi áp dụng theo phương pháp học nhóm, giáo viên tiểu học sẽ giao nhiệm vụ để học sinh mỗi nhóm tiếp nhận, sau đó các em sẽ cùng nhau chuẩn bị, lên kế hoạch và tìm ra đáp án đúng. Cuối cùng khi có kết quả sẽ báo cáo trước cả lớp, dựa vào kết quả đó giáo viên sẽ đưa ra những lời nhận xét và đánh giá, sau đó chấm điểm cho từng nhóm.

Với phương pháp dạy học nhóm này, học sinh tiểu học sẽ phát huy được tính tích cực cùng với trách nhiệm của mình. Phát huy được kỹ năng làm việc nhóm, khả năng giao tiếp từ đó gia tăng sự tự tin cho bản thân,... Tuy nhiên vẫn còn tồn đọng một vài hạn chế ở phương pháp dạy học này đó là mất nhiều thời gian mà đôi khi kết quả lại không được như mong muốn, ngoài ra còn làm lớp phát ra tiếng ồn khá lớn có thể ảnh hưởng tới lớp học bên cạnh.

Vậy nên giáo viên cần cân nhắc kỹ xem khi nào có thể áp dụng hình thức này cho hiệu quả nhất.

CV xin việc mẫu

3. Phương pháp dạy học dự án

Dạy học dự án có lẽ là phương pháp khá khó hiểu nếu như đây là lần đầu bạn nghe thấy, thực chất nó là phương pháp mà học sinh tiểu học sẽ thực hiện việc học phức hợp để tạo ra các sản phẩm theo yêu cầu.

Phương pháp dạy học dự án

Hình thức này được phân chia thành nhiều loại khác nhau như là: học theo chuyên môn giảng dạy, học trên cơ sở có sự tham gia của người học hoặc giáo viên, học theo thời gian và nhiệm vụ,...

Phương pháp dạy học theo dự án được thực hiện với tiến trình cụ thể sau đây:

Thứ nhất, xác định vấn đề và mục đích của dự án được phân công

Thứ hai, học sinh dựa trên vấn đề và mục đích đó để lên kế hoạch cho dự án

Thứ ba, tiến hành thực hiện dự án sau đó trình bày với giáo viên

Thứ tư, giáo viên sẽ dựa vào kết quả báo cáo về dự án đó và nhận xét, đánh giá rồi chấm điểm một cách công tâm nhất.

4. Phương pháp tạo không gian và thời gian để học sinh tiểu học tự khám phá

Nhìn chung đây cũng là phương pháp được áp dụng phổ biến tại các trường tiểu học trên cả nước, theo đó giáo viên sẽ là người đem nguồn cảm hứng của các em thông qua sự điều hướng của mình. Khi cảm thấy hứng thú, muốn tìm hiểu thì sẽ dành khoảng thời gian nhất định để các em có cơ hội tìm tòi và học hỏi.

Phương pháp tạo không gian và thời gian để học sinh tiểu học tự khám phá

Một khi ý thức học tập được nâng cao thì các em sẽ tiếp thu bài học hiệu quả hơn. Bên cạnh đó, học sinh cũng sẽ được giáo viên đưa ra đề tài nào đó để kích thích sự tư duy mới mẻ, tạo ra nhiều ý tưởng để bài học trở nên phong phú hơn.

Việc tự học còn giúp các em nhanh chóng nâng cao tính chủ động một cách tốt nhất, sau này khi gặp vấn đề gì khó khăn thì các em cũng không quá hoang mang vì bản thân đã được chuẩn bị một tâm lý vững vàng.

5. Phương pháp hỏi và đáp

Phương pháp hỏi và đáp là một trong những phương thức hiệu quả thường được giáo viên tiểu học lựa chọn.  Thông qua phương pháp này, học sinh không những nắm vững kiến thức cũ mà còn tiếp thu tốt hơn những bài học mới.

Phương pháp hỏi và đáp

Khi đặt câu hỏi, giáo viên tiểu học hãy chuẩn bị bộ câu hỏi có thể khai thác được tối đa khả năng của học sinh nhất. Có thể xây dựng bộ câu hỏi theo 2 nhóm là câu hỏi khái quát và câu hỏi mở rộng.

Đối với những câu hỏi này, cần phải rõ ràng, cụ thể, hướng đúng trọng tâm bài học. Có như vậy học sinh tiểu học mới tiếp thu được những vấn đề cốt lõi nhất.

Xem thêm: Việc làm giáo viên tiểu học

6. Phương pháp thuyết trình

Có lẽ chẳng cần phải giải thích nhiều thì những độc giả ở đây cũng nắm được thuyết trình là như thế nào. Giáo viên tiểu học nên áp dụng phương pháp dạy học này để các em học sinh có cơ hội rèn luyện kỹ năng trước đám đông.

Áp dụng phương thức này, học sinh sẽ phải đứng lên trước lớp mà nói về bài học hoặc một chủ đề nào đó mà giáo viên đưa ra. Vấn đề trình bày phải logic, súc tích và quan trọng phải trình bày vấn đề theo trình tự trước sau một cách nhất quán.

Phương pháp thuyết trình

Với phương pháp thuyết trình, học sinh tiểu học khi áp dụng sẽ thấy được hiệu quả của nó, các em sẽ được rèn luyện và trau dồi một số kỹ năng mềm quan trọng như là tự tin, làm chủ cảm xúc và tâm lý của mình trước đám đông,... Đó đều là những kỹ năng cần thiết để cùng các em bước vào hành trình lập nghiệp sau này. Nếu được giáo dục từ sớm ắt hẳn các em học sinh tiểu học sẽ là những mầm non có tương lai mà đất nước đang mong đợi.

7. Phương pháp thảo luận nhanh

Thảo luận nhanh là như thế nào? Đây cũng là một trong những phương pháp thảo luận hữu hiệu được thầy cô cấp tiểu học áp dụng để cải thiện chất lượng học tập cho học sinh của mình.

Với phương pháp này, học sinh sẽ được thảo luận về một vấn đề nào đó theo yêu cầu của giáo viên trong một khoảng thời gian nhất định, sau đó tất cả sẽ nêu ra ý kiến riêng của mình.

Áp dụng phương thức này, giáo viên có thể kích thích được khả năng tư duy và sáng tạo của trẻ, ai cũng phải tham gia và trả lời cho nên sẽ không có sự ì ạch nào tồn tại ở đây.

Phương pháp thảo luận nhanh

Với hình thức giảng dạy này, giáo viên có thể áp dụng vào bất kỳ thời điểm nào mà mình cảm thấy thích hợp, có thể là do các học sinh yêu cầu. Ngoài ra, học sinh nào cũng phải trả lời hoặc nêu ý kiến, cho nên sẽ hạn chế được tình trạng đùn đẩy lẫn nhau.

Timviec365.vn vừa cung cấp cho bạn một số phương pháp dạy học ở tiểu học hiệu quả nhất, nếu chưa biết thì các thầy cô có thể áp dụng để giúp học sinh của mình ngày càng tiến bộ hơn nhé.

Có thể bạn quan tâm: Phương pháp trở thành giáo viên dạy thêm hoàn hảo

Những tình huống sư phạm tiểu học bạn nên biết

Những tình huống sư phạm tiểu học được thể hiện như thế nào? Hãy cùng tôi đi tìm hiểu và khám phá ngay với bài viết sau đây bạn nhé!

Tình huống sư phạm tiểu học

Video liên quan

Chủ Đề