Làm sao hết ngứa hậu môn khi mang thai

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ chuyên khoa II Lại Thị Nguyệt Hằng - Khoa sản phụ khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hạ Long.

Bệnh trĩ ở bà bầu là tình trạng thường gặp phải, đặc biệt là giai đoạn mang thai 3 tháng cuối. Bị trĩ khi mang thai khiến nhiều mẹ bầu cảm thấy khó chịu, dễ bị stress, ảnh hưởng đến tâm lý và thể chất.

Trĩ là một bệnh lý thường gặp trong thai kỳ, đặc biệt là khi mang thai 3 tháng cuối, khi tử cung mở rộng và gây áp lực lên tĩnh mạch. Trĩ là tình trạng sưng tĩnh mạch ở hậu môn và trực tràng.

Bị trĩ khi mang thai có thể gây ngứa, đau, hoặc chảy máu trong hoặc sau khi đi tiêu, gây nhiều khó chịu cho thai phụ. Tuy nhiên, bị trĩ khi mang thai không ảnh hưởng đến sức khỏe của thai nhi như nhiều mẹ bầu lo lắng. Trong quá trình chuyển dạ, có thể lực đẩy sẽ tác động và làm tình trạng bệnh trĩ nặng hơn, tuy nhiên, tình trạng này thường biến mất sau khi sinh.

Một số phụ nữ bị bệnh trĩ khi mang thai lần đầu tiên. Nếu đã từng mắc bệnh trĩ trước đó, có nhiều khả năng thai phụ sẽ bị lại hoặc bị nặng hơn khi mang thai.

Bà bầu rất dễ bị trĩ vì những lý do sau:

  • Khi thai nhi ngày càng phát triển, tử cung của người mẹ sẽ lớn hơn và gây áp lực vào xương chậu, đặc biệt là tĩnh mạch gần hậu môn và trực tràng, khiến các tĩnh mạch này sưng và gây đau.
  • Khi mang thai, nồng độ hormone progesterone tăng lên cũng góp phần gây ra bệnh trĩ, vì làm giãn các thành mạch và làm chúng dễ bị sưng hơn.
  • Thể tích máu khi mang thai tăng lên gây giãn tĩnh mạch cũng là một trong những nguyên nhân góp phần gây bệnh trĩ khi mang thai.

Ngoài ra, những yếu tố sau cũng tác động lên hậu môn làm tăng nguy cơ mắc bệnh trĩ ở bà bầu:

  • Táo bón, thường xuyên rặn nhiều khi đi ngoài
  • Tăng cân quá nhiều khi mang thai
  • Ngồi quá lâu hoặc đứng quá lâu trong một khoảng thời gian dài

Xem thêm: Bệnh trĩ từ A đến Z: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị hiệu quả

Thông thường bệnh trĩ sẽ tự khỏi sau khi sinh. Tuy nhiên, bị trĩ khi mang thai thường gây ngứa và đau, khiến bà bầu cảm thấy rất khó chịu, thậm chí nếu không chăm sóc đúng cách có thể khiến bà bầu bị sa búi trĩ. Để đề phòng biến chứng này có thể áp dụng các cách sau:

  • Ngâm khu vực trực tràng trong nước ấm, có thể ngâm nhiều lần trong ngày
  • Chườm lạnh khu vực bị trĩ sẽ giúp làm giảm sưng và giảm đau, có thể chườm nhiều lần trong ngày
  • Luôn giữ vùng hậu môn sạch sẽ và khô ráo. Sử dụng khăn vải mềm nhúng vào nước ấm lau nhẹ nhàng vùng hậu môn sau khi đi tiêu hoặc sau khi tắm và giữ cho vùng này luôn khô ráo. Việc dư thừa độ ẩm có thể gây ra những kích ứng ở khu vực này
  • Có thể sử dụng thuốc bôi trơn hậu môn để đi tiêu dễ dàng hơn
  • Sử dụng baking soda dạng ướt hoặc khô để bôi tại vị trí trĩ, giúp giảm ngứa

Để phòng ngừa bị trĩ khi mang thai, trước tiên cần tránh bị táo bón. Một số cách ngăn ngừa táo bón có thể kể đến như sau:

  • Sử dụng thường xuyên và cung cấp nhiều chất xơ cho cơ thể bằng các loại trái cây như lê [có thể ăn cả vỏ], quả bơ và các quả mọng nước; các loại rau như bông cải xanh, rau cải; các loại ngũ cốc nguyên hạt như yến mạch, gạo lứt, bỏng ngô; các loại đậu như đậu lăng và đậu xanh; các loại hạt như hạt hạnh nhân, hạt óc chó, ...

Sử dụng thường xuyên và cung cấp nhiều chất xơ cho cơ thể bằng các loại ngũ cốc nguyên hạt

  • Cung cấp nhiều nước cho cơ thể. Phụ nữ mang thai nên uống đủ 3 lít nước mỗi ngày
  • Hạn chế việc nhịn đi tiêu khi có nhu cầu bởi có thể gây ra tình trạng táo bón, là nguyên nhân gây bệnh trĩ ở bà bầu
  • Tránh ngồi hoặc đứng quá lâu trong thời gian dài. Nếu công việc văn phòng phải thường xuyên ngồi trước máy vi tính, hãy cố gắng dừng lại sau 30 phút, vận động nhẹ nhàng cơ thể bằng cách đi bộ [khoảng vài phút] để làm giảm áp lực lên khu vực hậu môn
  • Khi nằm nên nằm nghiêng để làm giảm áp lực xuống các tĩnh mạch trực tràng
  • Nếu thường xuyên bị táo bón và tình trạng này không cải thiện, nên hỏi ý kiến của bác sĩ về các loại thuốc nhuận tràng mà thai phụ có thể dùng

Bên cạnh việc tránh táo bón, thai phụ cũng nên thực hiện và tránh những điều sau để phòng ngừa bị trĩ khi mang thai:

  • Tránh bưng bê hoặc nâng vật nặng vì sẽ làm tăng áp lực lên vùng bụng và hông chậu
  • Nếu bị ngứa, nên tránh làm trầy xước da vì có thể ảnh hưởng đến thành tĩnh mạch
  • Tránh ăn các loại thực phẩm có nhiều gia vị, vì có thể làm tình trạng ngứa nặng hơn và bị táo bón
  • Tránh ăn các loại thực phẩm nhiều muối, thức ăn mặn, vì sẽ gây tích nước, làm tăng khối lượng dòng máu lưu thông
  • Tránh tăng cân quá nhiều, gây áp lực lên trực tràng, làm tăng nguy cơ bệnh trĩ ở bà bầu
  • Nên tập luyện thể dục nhẹ nhàng và thường xuyên như đi bộ, bài tập Kegel mỗi ngày để tăng lưu thông máu và cải thiện tiêu hóa.

Bị trĩ khi mang thai gây đau rát vùng hậu môn, khiến mẹ bầu rất khó chịu. Để cải thiện triệu chứng, bên cạnh các cách nêu trên, thai phụ có thể sử dụng thuốc, tuy nhiên nên đến gặp bác sĩ để được tư vấn, không nên tự ý mua thuốc về dùng.

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec là địa chỉ khám và điều trị trĩ hiệu quả cao được nhiều người tin cậy. Tại đây, khách hàng được khám và chẩn đoán trĩ bằng các phương pháp hiện đại và tiên tiến nhất. Việc điều trị trĩ được ứng dụng những kỹ thuật tiến bộ nhất hiện nay, giúp giảm tối đa sự đau đớn, khó chịu cho bệnh nhân.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đăng ký lịch trực tuyến TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn!

Nguyên nhân và dấu hiệu của bệnh trĩ

Phân biệt sa trực tràng và trĩ

XEM THÊM:

Điểm trung bình: 4.6/5
Bài viết có ích: 292 lượt bình chọn

Gần đây, các bác sỹ tại Phòng Khám Đa Khoa Quốc Tế Cộng Đồng nhận được rất nhiều câu hỏi về vấn đề ngứa hậu môn khi mang thai. Để giúp các thai phụ hiểu hơn về hiện tượng này, các bác sỹ của chúng tôi sẽ chia sẻ thông tin trong bài viết dưới đây, mời chị em cùng tìm hiểu.

Các bác sỹ tại Phòng Khám Đa Khoa Quốc Tế Cộng Đồng cho biết: Ngứa hậu môn khi mang thai là hiện tượng vùng da xung quanh hậu môn bị ngứa rát, tấy đỏ do sự rối loạn chức năng thần kinh vùng hậu môn. Ban đầu, chỉ là những cơn ngứa nhẹ, nhưng lâu dần tình trạng ngứa rát sẽ tăng lên, ngứa dữ dội, kéo dài dai dẳng khiến thai phụ vô cùng khó chịu.

Nguyên nhân dẫn đến ngứa hậu môn khi mang thai chủ yếu là do:

- Vệ sinh hậu môn không sạch sẽ: Khi mang thai, trọng lượng ổ bụng ảnh hưởng đến sinh hoạt của thai phụ khiến họ gặp khó khăn trong quá trình vệ sinh hậu môn sạch sẽ thường xuyên. Đây chính là cơ hội cho vi khuẩn có hại xâm nhập và phát triển gây viêm nhiễm, ngứa rát hậu môn.

- Táo bón, kiết lị: Do thai nghén nên chế độ ăn uống của thai phụ thường không đủ dinh dưỡng, thiếu chất xơ và vitamin dẫn đến táo bón, kiết lị. Tình trạng này kéo dài sẽ làm phân sót lại ở ống hậu môn gây viêm nhiễm, lở loét, ngứa rát hậu môn.

- Áp lực ổ bụng lớn: Khi mang thai, ổ bụng thai phụ sẽ chịu một áp lực lớn, chèn ép trực tiếp lên hậu môn khiến các tĩnh mạch hậu môn bị căng giãn, sưng phồng gây ngứa ngáy, khó chịu.

- Kích ứng da: Nhiều thai phụ sử dụng xà phòng, dung dịch vệ sinh có độ PH cao dẫn đến kích ứng da gây ra tình trạng ngứa rát hậu môn.

- Mắc một số bệnh lý vùng hậu môn trực tràng: Ngứa hậu môn có thể là một trong những triệu chứng của các bệnh lý vùng hậu môn trực tràng như: Bệnh trĩ, apxe hậu môn, polyp hậu môn, rò hậu môn, nứt kẽ hậu môn,... Khi mắc phải những bệnh này, hậu môn sẽ tiết nhiều dịch nhầy gây ẩm ướt, ngứa rát hậu môn.

- Một số nguyên nhân khác: Lây nhiễm ngứa rát qua đường tình dục, hậu môn nhiễm khuẩn, vùng da hậu môn bị khô hoặc quá ẩm ướt, do trà xát hậu môn nhiều,...

Tác hại của ngứa hậu môn khi mang thai

Ngứa rát hậu môn nếu không điều trị sớm sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe cũng như đời sống sinh hoạt của thai phụ. Cụ thể là:

- Mệt mỏi, suy nhược cơ thể.

- Gây mất ngủ: Tình trạng ngứa rát hậu môn thường nghiêm trọng hơn vào ban đêm khiến thai phụ ngứa ngáy, mệt mỏi dẫn đến mất ngủ hoặc ngủ không ngon giấc.

- Mắc bệnh phụ khoa: Ngứa rát hậu môn không điều trị sớm sẽ lây lan sang bộ phận sinh dục dẫn đến các bệnh phụ khoa như: Nấm, viêm âm đạo,...

- Biến chứng nguy hiểm: Khi bị ngứa hậu môn do các bệnh lý vùng hậu môn trực tràng mà không điều trị kịp thời sẽ khiến bệnh trở nặng gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như: Viêm nhiễm hậu môn, nhiễm trùng máu, hoại tử, ung thư hậu môn,...

Ngứa hậu môn khi mang thai phải làm sao?

Khi bị ngứa hậu môn, thai phụ cần quan tâm đến các vấn đề sau:

- Thực hiện chế độ ăn uống khoa học, đầy đủ chất dinh dưỡng, tăng cường bổ sung thực phẩm giàu chất xơ và có tác dụng nhuận tràng.

- Tập thể dục thường xuyên giúp quá trình trao đổi chất dễ dàng, lưu thông máu và nhu ruột, nhuận tràng, tránh táo bón và tiêu chảy.

- Vệ sinh hậu môn sạch sẽ và đúng cách, đặc biệt sau khi đại tiện.

- Không nên gãi vùng hậu môn khi ngứa, tránh tổn thương đến da, gây nhiễm trùng.

- Sử dụng thuốc mỡ theo chỉ định của bác sỹ để bôi bên ngoài.

Lưu ý: Nếu tình trạng ngứa hậu môn khi mang thai kéo dài, mức độ nặng hơn, hãy đến ngay cơ sở y tế để thăm khám vì có thể bạn đang mắc phải những bệnh lý nguy hiểm vùng hậu môn trực tràng.

Hy vọng với những chia sẻ về vấn đề “Ngứa hậu môn khi mang thai” của các bác sỹ tại Phòng Khám Đa Khoa Quốc Tế Cộng Đồng sẽ hữu ích với bạn. Nếu còn thắc mắc hoặc cần tư vấn chi tiết, hãy liên lạc ngay theo số điện thoại 0243.9656.999 , các bác sỹ của chúng tôi luôn sẵn sàng giải đáp giúp bạn.

Xem thêm

PGS.TS PGS.TS Nguyễn Mạnh Nhâm

Chuyên khoa: Ngoại tiết niệu

Chủ tịch hội Hậu môn Trực tràng Việt Nam.

Hội viên Hội Phẫu thuật Đại Trực tràng Mỹ [ASCRS] và Hội Phẫu thuật Tiêu hoá Pháp [SFCD]..

Hà Nội

1898 lượt đặt Đặt hẹn ngay

Xem thêm

TS.BÁC SĨ CK II TRỊNH TÙNG

Chuyên khoa: Ngoại khoa

Nguyên trưởng khoa phẫu thuật bệnh viện Xanh Pôn

Nguyên PGĐ bệnh viện Y Học Cổ Truyền TW

Có hơn 40 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực điều trị bệnh Hậu Môn Trực Tràng

Hà Nội

1202 lượt đặt Đặt hẹn ngay

Video liên quan

Chủ Đề