Phương pháp rèn luyện theo mẫu trong dạy học tiếng Việt được triển khái thành máy bước

Liên hệ và phân tích thực tiễn dạy học

Có ý kiếncho rằng: để xoá bỏ tình trạng đọc - chép trong dạy học hiện nay cần phải loại bỏ phương pháp thông báo giải thích ra khỏi hệ thống các phương pháp dạy học. Anh [chị] có đồng tình với ý kiến đó không? Sau khi anh [chị] tìm hiểu cụ thể về phương pháp thông báo giải thích trong dạy học tiếng Việt, anh[ chị ] hãy trình bày ý kiến của minh về phương pháp này.

Bản chất của phương pháp này là giáo viên dùng lời để thuyết minh, giải thích và đưa ngữ liệu minh hoạ cho tri thức mới. Bên cạnh lời thuyết minh giải thích, giáo viên còn có thể sử dụng kèm theo các phương tiện trực quan khác như bảng, biểu, sách giáo khoa, phương tiện kĩ thuật... Ưu điểm của phương pháp này là tiết kiệm thời gian, chính xác, có hiệu quả, có thể vận dụng ở mọi cấp học. Để vận dụng tốt phương pháp này đòi hỏi giáo viên phải nắm rất vững kiến thức và phải biết diễn đạt trong sáng, khúc chiết và tất nhiên không nên lạm dụng. Thường chỉ nên vận dụng phương pháp này trong việc giới thiệu chủ điểm một số bài học, một số nhiệm vụ học tập [ bài tập], một số đơn vị kiến thức phụ hoặc quá trừu tượng...

- Theo A.V. Chêcuchép, Phân tích ngôn ngữ là phương pháp học sinh dưới sự chỉ dẫn của giáo viên vạch ra những hiện tượng ngôn ngữ nhất định từ những tài liệu ngôn ngữ cho trước, quy các hiện tượng đó vào một phạm trù nhất định và chỉ rõ những đặc trưng của chúng. Bản chất của phương pháp này là quan sát, phân tích các hiện tượng ngôn ngữ theo các chủ đề [vấn đề ngôn ngữ ] nhất định và tìm ra những dấu hiệu đặc trưng của những hiện tượng ấy. Phương pháp phân tích ngôn ngữ được chia nhỏ theo đối tượng được phân tích: Phân tích ngữ âm, phân tích từ vựng, phân tích ngữ pháp, phân tích ngữ nghĩa, phân tích phong cách.... Phương pháp phân tích ngôn ngữ bao gồm những thao tác cơ bản như sau:

· Phân tích-phát hiện: Trên cơ sở ngữ liệu mẫu, giáo viên nêu câu hỏi định hướng cho học sinh quan sát, so sánh, đối chiếu chỉ ra các đặc trưng cơ bản của khái niệm và quy tắc.

Thí dụ:

TRƯỜNG NGHĨA [ tiếng Việt 10]

Ngữ liệu:

Chết, hy sinh, mất, viên tịch, về cõi, về hai năm mươi, bỏ, bỏ mạng, ngủ với giun, ăn đất.

Hỏi 1: So sánh và cho biết các từ và ngữ sau đây giống, khác nhau ở những nét nghĩa nào ?

Đáp án: Các từ và ngữ trên đều nói về chết nhưng khác nhau về sắc thái biểu cảm và tính chất của cái chết.

Ngữ liệu:

-Nhìn, ngắm, liếc, lườm, trợn, chớp, nháy, nhắm, đảo, ti hí...

-Công nhân, nông dân, bộ đội, giáo viên, học sinh, bác sĩ, kĩ sư, công an...

Hỏi 2: So sánh và cho biết các từ và ngữ sau đây cùng nói về hiện thực khách quan nào ?

Gợi mở:

+ Hoạt động của bộ phận cơ thể nào ?

+ Người, định danh theo đặc điểm gì ?

Đáp án: Các từ và ngữ trên đều nói về:

- Hoạt động của mắt người.

- Người, định danh theo nghề nghiệp xã hội.

Hỏi 3: Từ kết quả phân tích ở các thí dụ trên, hãy cho biết từ vựng của một ngôn ngữ và vốn từ của mỗi cá nhân là một tập hợp hỗn độn hay một hệ thống có tổ chức ?

Đáp án: Từ vựng của một ngôn ngữ và vốn từ của mỗi cá nhân là một hệ thống, được tập hợp và tổ chức theo những mối liên hệ ngữ nghĩa nhất định.

Mỗi một tập hợp từ ngữ được thiết lập trên cơ sở một sự đồng nhất nào đấy về nghĩa được gọi là một trường. Với mỗi cá nhân, số lượng trường nắm được càng nhiều, số lượng từ ngữ trong một trường được tập hợp càng lớn thì vốn từ ngữ, khả năng huy động và lựa chọn càng phong phú.

· Phân tích- chứng minh: Giáo viên đưa ngữ liệu có chứa khái niệm hoặc quy tắc học sinh đã được học, yêu cầu và định hướng cho học sinh phát hiện, vận dụng tri thức để chứng minh.

Thí dụ:

CÂU ĐƠN VÀ CÂU GHÉP TIẾNG VIỆT [sách tích hợp 10 – Ban KHXHVNV]

Ngữ liệu:

- Một sáng, chàng dặn Hơ-nhí và Hơ-bơ-hí.

- Anh sẽ đi vào rừng sâu mênh mông, anh sẽ đi vào nơi rừng liền rừng, anh sẽ leo lên những nơi núi giáp núi, anh sẽ đi qua những vùng sông liền sông.

- Anh đi tìm lấy con gái thần Mặt Trời về làm vợ, để cho đất đai sông núi ta mãi mãi tốt tươi.

- Rồi Đăm San lên đường. Chàng ngồi trên lưng con ngựa đực. Chàng khoác áo dệt hoa màu trắng, màu xanh, màu đỏ rực rỡ. Tay chàng cầm cây lao cán bịt bạc. Lưng chàng đeo cây gươm cán chạm vàng.

Yêu cầu: Vận dụng kiến thức về các kiểu câu tiếng Việt đã học ở THCS, hãy phân các câu trên thành hai loại: câu đơn và câu ghép.

Gợi ý:

- Xác định chủ ngữ, vị ngữ của câu hoặc vế câu.

- Xác định câu có mấy cụm C – V

- Xác định quan hệ giữa các cụm C – V trong câu có nhiều cụm C – V [ bao hàm hay độc lập ].

- Từ kết quả phân tích phát biểu định nghĩa về câu đơn và câu ghép tiếng Việt.

· Phân tích-phán đoán: Sau phân tích-chứng minh có thể vận dụng phân tích-phán đoán. Thao tác này không đòi hỏi học sinh tái hiện mà chỉ cần nhận diện được ngay những định nghĩa, khái niệm hoặc quy tắc đã học.

Thí dụ: Hãy cho biết, trong đoạn văn sau đây, những câu nào là câu ghép chính phụ ?

· Phân tích-tổng hợp: Đây là bước cao nhất và cũng là bước cuối cùng trong hoạt động phân tích. Sử dụng thao tác này, giáo viên phải định hướng cho học sinh huy động tổng hợp các kĩ năng phân tích phát hiện, phân tích chứng minh, phân tích phán đoán để thực hiện một nhiệm vụ phân tích tổng hợp.

Thí dụ: Hãy xác định các kiểu ẩn dụ được sử dụng và phân tích để làm bật nổi hiệu quả thẩm mĩ của các kiểu ẩn dụ đó trong đoạn thơ sau đây:

Con tàu này lên Tây Bắc anh đi chăng ?

Bạn bè đi xa anh giữ trời Hà Nội

Anh có nghe tiếng gió ngàn đang rú gọi ?

Ngoài cửa ô tàu đói những vành trăng.

Đây là phương pháp dạy học mà trong đó, giáo viên chọn, giới thiệu mẫu lời nói [ Mẫu có thể là câu, là đoạn, là văn bản] rồi hướng dẫn học sinh phân tích để hiểu và nắm vững cơ chế của mẫu, trên cơ sở đó bắt chước mẫu một cách sáng tạo vào lời nói của mình. [Thao tác: Đưa mẫu- hướng dẫn phân tích mẫu- Hướng dẫn mô phỏng tạo lời nói theo mẫu- Kiểm tra đánh giá].

Thí dụ:

· Cho câu: “ Qua nỗi nhớ chơi vơi, Quang Dũng không chỉ tái hiện được hình ảnh hiện thực của đoàn binh Tây Tiến với những chặng đường hành quân đầy gian khổ hy sinh những ngày đầu kháng chiến mà còn khắc hoạ được một hình tượng thiên nhiên vừa kì vĩ hoành tráng lại vừa thơ mộng, tạo nền làm bật nổi vẻ đẹp lãng mạn của người chiến binh Tây Tiến, vừa kiêu hùng bi tráng, vừa mơ mộng hào hoa ”.

· Hướng dẫn phân tích mẫu, rút cơ chế: Qua+ CD, C không chỉ V1 mà còn V2.

· Hướng dẫn mô phỏng: Qua câu chuyện cuộc đời đầy bi kịch của Chí Phèo, Nam Cao không chỉ phơi bầy được thảm trạng lưu manh hoá của một bộ phận không nhỏ nông dân ở nông thôn Việt Nam trước cách mạng mà còn cất lên tiếng nói cảnh tỉnh, cảnh báo cho xã hội về thảm trạng lưu manh, tiếng nói kêu cứu cho nhân tính, cho quyền con người.

Hướng dẫn kiểm tra, đánh giá [Phân tích cấu trúc ngữ pháp, đối chiếu với cơ chế mẫu ].

Liên hệ, so sánh, mở rộng

Phương pháp dạy học theo mẫu tỏ ra có nhiều ưu điểm trong dạy học tiếng Việt, nhưng hiện nay, phương pháp này cũng đã thể hiện một số hạn chế. Theo anh [chị], những điểm hạn chế của phương pháp này là gì? Làm thế nào để người dạy - học không bị chi phối bởi những hạn chế đó?

Là phương pháp hướng dẫn học sinh vận dụng lí thuyết được học vào thực hiện các nhiệm vụ của quá trình giao tiếp [sản sinh lời nói] trên cơ sở phân tích ảnh hưởng chi phối của các nhân tố giao tiếp tham gia vào quá trình. Phương pháp này có thể được vận dụng trong dạy học về từ ngữ, câu, phong cách học, làm văn,.... Đây là phương pháp chủ yếu để phát triển lời nói cho học sinh. [ Thao tác cơ bản: Tạo tình huống và định hướng giao tiếp - Phân tích đặc điểm các nhân tố giao tiếp tham gia để xác định điều kiện và nhiệm vụ - Lựa chọn phương tiện tạo lời nói theo nhiệm vụ- Kiểm tra đánh giá lời nói].

Thí dụ: [ Yêu cầu sử dụng các quán ngữ “ Nhìn chung, nói tóm lại, một cách khái quát ” để viết một đoạn kết luận cho một đề văn, cho đề tập làm văn-hướng dẫn phân tích- hướng dẫn viết một đoạn – kiểm tra hiệu chỉnh, yêu cầu viết câu mở đoạn đồng thời là câu chủ đề cho đoạn văn viết về một nội dung nào đó]....

2. Phương pháp dạy học Tiếng Việt2.1. Khái niệm phương pháp dạy- họcPhương pháp dạy học là cách thức làm việc của thầy và cách thức làm việc củatrò trong môi trường giáo dục nhằm thực hiện những mục tiêu dạy học đặt ra.Theo quan niệm trên thì hoạt động học tập của trò là bình diện chủ yếu đượcthể hiện trong giờ học. Môi trường giáo dục gồm: cuộc sống của cộng đồng, môitrường sư phạm của nhà trường, những phương tiện phục vụ cho việc dạy và việchọc … Để cho học sinh học tập tích cực, chủ động và được môi trường hỗ trợ choviệc học một cách tối ưu thì hoạt động của thầy phải là hoạt động có vai trò hướngdẫn. Chính hoạt động của thầy sẽ tổ chức ra các hoạt động học tập cho học sinh, sẽvận hành môi trường tham gia một cách có hiệu quả vào việc tìm kiếm, phát hiện,vận dụng kiến thức, kỹ năng của học sinh, phương pháp dạy học hiểu theo cách nàysẽ tạo ra những giờ học không chỉ có giao tiếp một chiều: thầy phát – trò nhận, thầyyêu cầu – trò làm theo, mà còn có giao tiếp nhiều chiều: thầy – trò, trò – thầy, trò –trò. Nó tạo ra những giờ học có sự hợp tác tốt giữa thầy và trò và giữa những ngườihọc với nhau, khiến cho việc học tập trong trường gần với việc lao động ở cộngđồng, tạo cho người học nhiều cơ hội để vận dụng những điều đã học vào cuộcsống.2.2. Các phương pháp dạy học Tiếng Việt2.2.1. Phương pháp phân tích ngôn ngữPhân tích ngôn ngữ là phương pháp dưới sự hướng dẫn của giáo viên, học sinhphát hiện ra các hiện tượng ngôn ngữ nhất định từ các ngữ liệu để phát hiện ranhững đặc trưng của chúng. Phương pháp phân tích ngôn ngữ được sử dụng trongtất cả các phân môn của môn Tiếng Việt ở tiểu học.Tuỳ thuộc mức độ và mục đích phân tích mà phương pháp phân tích ngôn ngữcó thể tiến hành theo các mức độ khác nhau như: quan sát ngôn ngữ [là giai đoạnđầu trong quá trình phân tích ngôn ngữ nhằm tìm những điểm giống và khác nhauvà sắp xếp chúng theo một trật tự nhất định], phân tích ngữ âm, phân tích ngữ pháp,phân tích chính tả, phân tích tập viết, phân tích ngôn ngữ các tác phẩm vănchương…Tất cả các dạng phân tích ngôn ngữ đều là bộ phận cấu thành của nhiềubài tập khác nhau: bài tập tập đọc, tập viết, chính tả, luyện nói và viết.2.2.2. Phương pháp rèn luyện theo mẫuRèn luyện theo mẫu trong dạy học Tiếng Việt là phương pháp giáo viên hướngdẫn cho học sinh dựa theo mẫu lời nói đã được sách giáo khoa xây dựng hoặc mẫucủa giáo viên để giải quyết các bài tập, rèn kĩ năng hoặc tạo ra mẫu lời nói củachính mình.Phương pháp rèn luyện theo mẫu được ứng dụng trong tất cả các phân mônTiếng Việt ở tiểu học. Học sinh có thể dựa theo các mẫu của sách giáo khoa, củagiáo viên để rèn luyện về chữ viết, luyện về phát âm, luyện đọc, giải nghĩa từ, đặtcâu, viết đoạn văn Để thực hiện phương pháp, giáo viên cần tuân thủ quy trình sau:-Giáo viên cung cấp mẫu lời nói hoặc cho học sinh đọc mẫu trong sách giáokhoa [nếu có].-Giáo viên hướng dẫn học sinh phân tích mẫu để nắm được bản chất, cách tạomỗi loại mẫu.-Học sinh mô phỏng tạo ra lời nói của mình.-Giáo viên tổ chức cho học sinh báo cáo kết quả và tự đánh giá kết quả thựchiện lời nói của mình và của bạn.Ví dụ: Dạy bài tập số 1, tiết Tập làm văn [Tiếng Việt 2, tập 1, Nhà xuất bảnGiáo dục, trang 54] với yêu cầu: “Trả lời câu hỏi bằng hai cách theo mẫu: a] Em cóđi xem phim không ?; b] Mẹ có mua báo không ? ; c] Em có ăn cơm bây giờkhông ?”. Sách giáo khoa đã có sẵn mẫu sau:“M: -Em có thích đọc thơ không ?-Có, em rất thích đọc thơ.-Không, em không thích đọc thơ”.Giáo viên chỉ cần hướng dẫn học sinh dựa vào mẫu để trả lời các yêu cầucủa câu hỏi a, b, c theo hai cách như trên 2.2.3. Phương pháp giao tiếpPhương pháp giao tiếp là phương pháp giáo viên hướng dẫn học sinh vận dụngnhững tri thức sơ giản đã học vào việc thực hiện các nhiệm vụ giao tiếp cụ thể bằngTiếng Việt.Thực hiện phương pháp giao tiếp, giáo viên cần:-Tạo các tình huống kích thích nhu cầu giao tiếp ở học sinh.-Giúp học sinh định hướng hoạt động giao tiếp nói hoặc viết của mình như:nói, viết cho ai; nói, viết về cái gì; nói, viết trong hoàn cảnh nào -Hướng dẫn học sinh sử dụng ngôn ngữ, kĩ năng diễn đạt của mình để tạo ra lờinói, viết hoàn chỉnh trong giao tiếp.-Hướng dẫn học sinh đánh giá, nhận xét, bổ sung cho hoàn thiện Ví dụ: Dạy bài tập 1 “Kể lại một trận thi đấu thể thao”, tiết Tập làm văn tuần28 [sách Tiếng Việt 3, tập 2, trang 88], giáo viên có thể dựa vào các câu hỏi gợi ý ởsách giáo khoa để hướng dẫn học sinh có thể kể về một buổi thi đấu thể thao các emđã tận mắt nhìn thấy trên sân vận động, sân trường hoặc trên ti vi; cũng có thể kể vềmột buổi thi đấu các em nghe tường thuật trên đài phát thanh, nghe qua người kháchoặc đọc trên sách, báo Kể dựa theo gợi ý nhưng không nhất thiết phải theo sátgợi ý, có thể linh hoạt thay đổi trình tự các gợi ý 2.2.4. Phương pháp trò chơi học tậpTrò chơi là một hình thức học tập có hiệu quả đối với học sinh. Thông qua cáctrò chơi, học sinh được luyện tập làm việc cá nhân, làm việc trong đơn vị nhóm,đơn vị lớp theo sự phân công và với tinh thần hợp tác. Cùng với những hình thứchọc tập khác, trò chơi tạo cơ hội để học sinh học bằng tự hoạt động: tự củng cố kiếnthức và tự hoàn thiện kĩ năng.Trò chơi phải đáp ứng được các yêu cầu sau:-Mục đích của trò chơi phải hướng vào việc củng cố kiến thức, rèn luyện kĩnăng ở từng bài, từng nhóm bài, từng phần của chương trình.-Nội dung chơi là một đơn vị kiến thức, một số thao tác của một kĩ năng haycủa nhiều đơn vị kiến thức.-Hình thức của trò chơi phải đa dạng giúp cho học sinh luôn được thay đổicách thức hoạt động trong lớp, phối hợp được nhiều cơ quan vận động và các giácquan tham gia hoạt động cùng một lúc để các em học tập một cách linh hoạt vàhứng thú.-Cách chơi cần đơn giản để học sinh dễ nhớ, dễ thực hiện. Mỗi trò chơi cần thuhút nhiều học sinh tham dự.-Điều kiện để tổ chức trò chơi cần đơn giản, phương tiện để chơi dễ làm, giáoviên có thể tự chuẩn bị và tự tổ chức ngay trong phòng học.-Có nhiều loại hình trò chơi để học Tiếng Việt, chẳng hạn:+ Ở lớp 1, phần học âm, vần, học sinh có thể học bằng các trò chơi: *Tô chữ trên tranh: để nhận mặt chữ ghi âm, vần mới và đọc tiếng chứaâm [vần] mới học.*Trò chơi cờ [hoặc Đôminô]: Giúp học sinh đọc và viết chữ ghép đượctrên bàn cờ để học ghép tiếng có âm, vần mới và tìm nghĩa của từ.*Trò chơi đi tìm lời thơ: để luyện ghép tiếng nhanh và chọn từ có nghĩaphù hợp với việc diễn đạt chính xác ý câu thơ.*Trò chơi nhìn ra xung quanh để tìm nhanh các tiếng chứa tiếng có âm,vần mới.*Trò chơi viết thư trong nhóm: giúp học sinh tập dùng từ chứa âm, vầnmới và tạo ra lời nói …+ Ở lớp 2 và lớp 3 có thể tổ chức các trò chơi:*Trò chơi đọc nhanh thuộc giỏi và đọc thơ truyền điện: nhằm giúp họcsinh học thuộc lòng nhanh.*Trò chơi thì tìm từ, tiếng mở đầu bằng chữ cái: giúp học sinh học cácquy tắc chính tả.*Trò chơi đóng vai: giúp học sinh học nói các nghi thức lời nói [chào hỏi,cảm ơn, xin lỗi, mời; đáp lời chào, cám ơn …].Chú ý: Không được lạm dụng phương pháp chơi để học trong dạy Tiếng Việt.Tùy vào yêu cầu, nội dung của bài học mà giáo viên có thể tổ chức một hoặc hai tròchơi cho một bài học, cũng sẽ có những bài học không có trò chơi. Việc tổ chứchoạt động chơi để học trong giờ học cần được giáo viên cân nhắc kĩ để điều hòa vớicác hoạt động khác.2.2.5. Phương pháp thảo luận nhóm-Phương pháp thảo luận nhóm có tác dụng hình thành ở học sinh khả năng giaotiếp, khả năng hợp tác, khả năng thích ứng và khả năng độc lập suy nghĩ.-Hình thức thảo luận có thể dùng ở nhiều loại bài thuộc nhiều nội dung họctập.Ví dụ, có thể dùng trong khi dạy tập đọc [phần tìm hiểu nội dung bài], đặc biệtlà ở những yêu cầu về suy luận, phán đoán ý từ một bài đọc cụ thể, hoặc nhận xét vềmột chi tiết, ý tưởng nào đó trong bài đọc. Có thể dùng thảo luận để xây dựng dàn ýcho một bài viết; thảo luận để đưa ra lời nói [miệng hoặc viết] đáp ứng với một tìnhhuống giao tiếp cụ thể được đặt ra cho mỗi cá nhân hoặc mỗi nhóm học sinh.-Quy mô thảo luận: có thể là nhóm nhỏ [2 – 4 học sinh], nhóm lớn [khoảng 10học sinh], cả lớp.-Để thảo luận nhóm thành công, giáo viên phải có một hệ thống câu hỏi gợi ý.Đây là các điểm tựa để học sinh dựa vào đó mà thảo luận, thực hiện yêu cầu của bàihọc. Nội dung các câu hỏi cần hướng vào sự khai thác kinh nghiệm, cách nghĩ củahọc sinh, khuyến khích từng học sinh tham gia một cách tự tin vào hoạt động thảoluận.Giáo viên cần phân biệt điều hành thảo luận theo hệ thống câu hỏi khác vớiviệc yêu cầu học sinh trả lời các câu hỏi trong phương pháp vấn đáp. Những câu hỏigợi ý trong các cuộc thảo luận không phải lúc nào cũng chỉ có một câu trả lời duynhất đúng. Những câu trả lời hướng về yêu cầu của bài học, đáp ứng được từngphần yêu cầu của bài học đều được chấp nhận.Cuối mỗi cuộc thảo luận, giáo viên phải tổng kết các ý kiến của học sinh đãđóng góp thành một ý kiến đúng, đầy đủ, có tính thuyết phục.Ví dụ: Khi thực hiện bài tập số 3 [Bài chính tả ở tuần 25, Tiếng Việt 2, tập 2],giáo viên có thể chia nhóm nhỏ cho học sinh thảo luận theo 2 câu hỏi gợi ý:1] Những từ nào trái nghĩa với từ “khó” ? [dễ, giàu, đơn giản…]. Những từnào chỉ vật dùng để viết chữ ? [bảng, vở, giấy, đất, sân…]…2] Chọn trong số các từ đó một hoặc một vài từ bắt đầu bằng: gi, d, r…Sau khi học sinh đưa ra các câu trả lời, giáo viên cần chốt lại bằng câu trả lờichung: Những từ các em nêu ra đều đúng với yêu cầu về nghĩa, song để đáp ứngyêu cầu về chữ viết của các từ đó nêu trong bài tập, chúng ta chỉ chọn trong số cáctừ tìm được những từ bắt đầu bằng các chữ d, gi, r [dễ, giàu, giấy…].2.2.6. Phương pháp dạy học nêu vấn đềPhương pháp dạy học nêu vấn đề là phương pháp tích cực nhằm chuẩn bị trựctiếp cho học sinh khả năng giải quyết vấn đề, khả năng thích ứng và khả năng hợptác.Có thể sử dụng phương pháp nêu vấn đề trong tất cả các loại bài của mônTiếng Việt, đặc biệt là các bài có yêu cầu thực hành kĩ năng nói, viết văn bản; nóicác nghi thức lời nói.Hai điều kiện cần thiết để thực hiện phương pháp dạy học nêu vấn đề là:-GV phải tạo ra được tình huống có vấn đề trong quá trình học sinh chiếm lĩnhtri thức hoặc rèn luyện kĩ năng. Tình huống có vấn đề được tạo ra từ ba yếu tố cơbản:+ Một là, mục đích của kiến thức hoặc kĩ năng cần trang bị.+ Hai là, nhu cầu nắm kiến thức hoặc kĩ năng đó của học sinh.+ Ba là, dự báo khả năng nắm được kiến thức hoặc kĩ năng đó của học sinh.Để đưa ra được tình huống có vấn đề, giáo viên phải cho học sinh biết: Trongbài học này, các em có điều gì chưa biết ? Các em có mong muốn khám phá điềuchưa biết đó và đưa nó vào vốn tri thức và kinh nghiệm của bản thân không ?-Giáo viên phải giúp học sinh tìm ra được các việc làm cụ thể, thứ tự của cácviệc làm đó để giải quyết được vấn đề đã đặt ra và hoàn thành nhiệm vụ của bàihọc.Một ví dụ về phương pháp dạy học nêu vấn đề: Phần thứ nhất của bài Tập làmvăn tuần 24 [sách Tiếng Việt 2, tập 2] mục tiêu của phần này là học sinh biết đáp lờiđồng ý. Giáo viên thực hiện phương pháp này như sau:-Giáo viên tạo tình huống có vấn đề:+ Yêu cầu 2 học sinh đóng vai: Em thứ nhất vai người xin phép hoặc nhờ vảem kia một việc nào đó, em thứ hai đóng vai người nói lời đồng ý [với lời xin phéphoặc nhờ vả của người thứ nhất].Giáo viên hướng dẫn các học sinh khác quan sát xem sau khi học sinh thứ hainói lời đồng ý thì học sinh kia có đáp lại lời đồng ý không ? Kết quả quan sát có thểlà không có lời đáp lại lời đồng ý.+ Yêu cầu các học sinh khác nhận xét xem bạn chưa đáp lại lời đồng ý nhưvậy có lịch sự không ? Các bạn khác khi gặp trường hợp được người khác nói lờiđồng ý có muốn đáp lại không ?+ Khi xin phép hoặc đề nghị, nhờ vả ai việc gì, nếu người đó đồng ý tức làđã giúp đỡ ta, ta phải đáp lại lời đồng ý như thế nào ?-Giáo viên giúp học sinh tìm ra các việc làm để giải quyết vấn đề đặt ra ở trên:+ Nói lời cảm ơn.+ Nếu khi nói lời đồng ý, người kia còn yêu cầu ta điều gì thì ta phải nói lờiđáp lại lời yêu cầu đó sau khi đã nói lời cảm ơn…2.2.7. Phương pháp dạy học ngoài không gian lớp họcDạy học ngoài không gian lớp học là sử dụng không gian sư phạm của trường,sử dụng môi trường sống sôi động của cộng đồng làm phương tiện dạy những nộidung học tập chính khoá.Nội dung dạy học ở ngoài lớp phải được giáo viên soạn thành các nhiệm vụ,yêu cầu cụ thể gửi đến học sinh và phải hướng dẫn học sinh cách làm để thực hiệncác nhiệm vụ được giao.Ví dụ: Trong giờ quan sát và tìm ý cho bài văn tả cảnh [đề bài tả cảnh trường],giáo viên có thể chia nhóm, mỗi nhóm học sinh nhận một nhiệm vụ quan sát mộtphần cảnh: nhóm quan sát cổng trường, nhóm quan sát sân trường, nhóm quan sátcác phòng học, nhóm quan sát hoạt động của học sinh trong giờ ra chơi…Nhiệm vụ của từng nhóm được giáo viên ghi rõ trên một phiếu học như: Ghilại những cảnh vật em thấy [hình dáng, màu sắc và một đặc điểm nổi bật của mỗicảnh vật], một vài hình ảnh được tạo ra bằng các biện pháp so sánh, ẩn dụ hoặcnhân hoá…

Video liên quan

Chủ Đề