Quản lý bảo tàng là gì

Vị trí và chức năng:

Bảo tàng Hồ Chí Minh Thừa Thiên Huế là đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở Văn hóa và Thể thao Thừa Thiên Huế, có chức năng tổ chức thực hiện công tác nghiên cứu và tuyên truyền, giáo dục khoa học thông qua các hoạt động chuyên môn nghiệp vụ về bảo tàng và bảo tồn di sản của Chủ tịch Hồ Chí Minh trên địa bàn tỉnh theo phân cấp của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế và theo quy định của pháp luật.

Bảo tàng Hồ Chí Minh chịu sự quản lý, chỉ đạo trực tiếp của Sở Văn hóa và Thể thaoThừa Thiên Huế, đồng thời chịu sự hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ của Bảo tàng Hồ Chí Minh Trung ương.

Bảo tàng Hồ Chí Minh Thừa Thiên Huế có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản để hoạt động.

Nhiệm vụ và quyền hạn:

1.Trình Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao về quy hoạch, kế hoạch hoạt động dài hạn và hàng năm của đơn vị và tổ chức thực hiện sau khi được phê duyệt;

2. Tổ chức nghiên cứu khoa học về nội dung trưng bày, về các tài liệu, tư liệu và hiện vật lưu giữ tại Bảo tàng, xây dựng đề cương, tổ chức trưng bày tại chỗ và triển lãm lưu động về cuộc đời, sự nghiệp, tư tưởng, đạo đức cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh;

3. Hướng dẫn, phục vụ nhân dân trong nước và người nước ngoài tham quan, nghiên cứu về cuộc đời, sự nghiệp, tư tưởng, đạo đức cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Bảo tàng và các di tích lưu niệm có liên quan đến Người;

4. Thực hiện công tác khảo sát, nghiên cứu, sưu tầm, kiểm kê khoa học, công tác kho và các giải pháp bảo quản tài liệu, hiện vật, phục vụ các hoạt động nghiên cứu trưng bày của Bảo tàng và các tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật;

5. Tổ chức và phối hợp tổ chức các hoạt động nghiên cứu, tuyên truyền, giáo dục truyền thống tại địa phương, đặc biệt là đối với các tầng lớp thanh, thiếu niên và nhi đồng, học sinh và sinh viên về cuộc đời, sự nghiệp, tư tưởng, đạo đức cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh;

6. Trình cấp có thẩm quyền phê duyệt và tổ chức thực hiện các dự án về bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị các di tích lưu niệm về Chủ tịch Hồ Chí Minh trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế thuộc phạm vi quản lý của đơn vị;

7. Nghiên cứu, khảo sát, lập hồ sơ khoa học đề nghị công nhận, xếp hạng di tích, tiến hành công tác kiểm kê, quản lý di tích trên địa bàn tỉnh theo quy định của Nhà nước và trách nhiệm được giao;

8. Nghiên cứu, ứng dụng các tiến bộ khoa học công nghệ vào hoạt động nghiệp vụ bảo tàng và bảo tồn;

9. Hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ và giúp các địa phương, đơn vị trong tỉnh tổ chức các hoạt động trưng bày, triển lãm về cuộc đời, sự nghiệp, tư tưởng, đạo đức cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh theo chức năng nhiệm vụ được giao và khi có yêu cầu;

10. Tổ chức hoặc phối hợp tổ chức các hội nghị, hội thảo khoa học, biên soạn,xuất bản và phổ biến các tài liệu tuyên truyền, giáo dục về Chủ tịch Hồ Chí Minh trên cơ sở nguồn tư liệu đã được công bố theo quy định;

11. Tổ chức trao đổi, hợp tác về khoa học nghiệp vụ với các Bảo tàng, các ngành, các địa phương trong tỉnh và trong nước, với các Bảo tàng và các tổ chức quốc tế theo quy định của pháp luật;

12. Thực hiện việc tiếp nhận, điều chuyển tài liệu, hiện vật, cung cấp bản sao tài liệu, hiện vật theo chức năng nhiệm vụ được giao và theo quy định của pháp luật;

13. Tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, vui chơi giải trí và hoạt động dịch vụ phù hợp với chức năng, nhiệm vụ được giao theo quy định của pháp luật;

14. Đảm bảo an toàn, an ninh trong khu vực trưng bày, khu vực cơ quan và các khu vực di tích lưu niệm về Chủ tịch Hồ Chí Minh do Bảo tàng quản lý;

15. Quản lý tổ chức bộ máy, biên chế, nhân sự và thực hiện các chế độ chính sách đối với viên chức và người lao động theo quy định của Nhà Nước;

16. Quản lý, sử dụng tài chính, tài sản được giao và các nguồn thu khác theo quy định của Nhà nước;

17. Thực hiện các nhiệm vụ khác theo sự phân công của Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao Thừa Thiên Huế.

Bảo tàng là nơi lưu giữ các di sản vật thể và phi vật thể để nghiên cứu, giáo dục khoa học, phục vụ cộng đồng xã hội. Ngành Bảo tàng học là ngành đào tạo những cử nhân làm công tác Bảo tàng như nghiên cứu, sưu tầm, kiểm kê, bảo quản và trưng bày các di sản phục vụ công chúng.

Nếu đây là ngành học bạn đang quan tâm thì hãy cùng tìm hiểu thông qua bài viết này của Hướng nghiệp GPO nhé! 

1. Giới thiệu chung về ngành Bảo tàng học

Ngành Bảo tàng học [Mã ngành: 7210236] - Museology: là ngành học trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về bảo tàng, giúp rèn luyện năng lực thực hiện các hoạt động nghiệp vụ tại các cơ quan bảo tàng, khu di tích và các thiết chế văn hóa có liên quan đến bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa. Ngành học này cung cấp những lý luận thực tiễn và kỹ năng nghiệp vụ để có thể tổ chức, quản lý, thực hiện các hoạt động tại bảo tàng, khu di tích lịch sử văn hóa và các di sản văn hóa của nhân loại.

2. Các trường đào tạo ngành Bảo tàng học

Ngành Bảo tàng học ở nước ta hiện nay chưa có nhiều trường đại học đào tạo, chỉ có trường Đại học:

  • Đại học Văn hóa Hà Nội 

  • Đại học văn Hóa thành phố Hồ Chí Minh.

3. Các khối xét tuyển ngành Bảo tàng học

Ngành bảo tàng học có mã ngành 7320305, xét tuyển các tổ hợp môn sau:

  • C00 [Ngữ Văn, Lịch Sử, Địa Lý]

  • D01 [Ngữ Văn, Toán, Tiếng Anh]

  • D78 [Ngữ Văn, Khoa Học Xã Hội, Tiếng Anh]

4. Chương trình đào tạo ngành Bảo tàng học

Kiến thức giáo dục đại cương  

1

Những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác - Lênin

6

Ngoại ngữ

2

Tư tưởng Hồ Chí Minh

7

Tin học đại cương

3

Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam

8

Văn hóa học đại cương

4

Đường lối văn hóa - văn nghệ của Đảng Cộng sản Việt nam

9

Giáo dục thể chất

5

Cơ sở văn hóa Việt Nam

10

Giáo dục quốc phòng - an ninh

Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp

Kiến thức cơ sở ngành

1

Lịch sử Việt Nam cổ, trung đại

5

Pháp chế về di sản văn hóa

2

Lịch sử Việt Nam cận, hiện đại

6

Mỹ thuật cổ Việt Nam

3

Khảo cổ học đại cương

7

Cơ sở ngữ văn Hán Nôm

4

Dân tộc học đại cương

8

Tín ngưỡng và tôn giáo ở Việt Nam

Kiến thức ngành   

1

Bảo tàng học đại cương

8

Công tác giáo dục của bảo tàng

2

Di sản văn hóa phi vật thể

9

Di tích lịch sử - văn hóa Việt Nam

3

Cổ vật

10

Đại cương bảo tồn di tích lịch sử - văn hóa

4

Sưu tầm hiện vật bảo tàng

11

Kiểm kê và xếp hạng di tích lịch sử- văn hóa

5

Kiểm kê hiện vật bảo tàng

12

Bảo quản, tu bổ và phục hồi di tích lịch sử- văn hóa

6

Tổ chức kho - bảo quản hiện vật bảo tàng

13

Khai thác, phát huy giá trị di tích lịch sử- văn hóa

7

Trưng bày hiện vật bảo tàng

5. Cơ hội việc làm sau tốt nghiệp

Ngành Bảo tàng học tạo ra công việc đa dạng về nhiều lĩnh vực cho các bạn sinh viên mới ra trường. Bạn có thể công tác trong các phòng nghiên cứu, thí nghiệm, kho bảo quản hiện vật, các gian trưng bày trong nhà, các di tích, công trường khai quật khảo cổ học hoặc đi nghiên cứu, phỏng vấn các tầng lớp xã hội, nghề nghiệp khác nhau trên khắp cả nước.

Cụ thể, một số công việc trong ngành bảo tàng:

  • Nghiên cứu khoa học: chuyên xây dựng hệ thống lý luận, phương pháp hoạt động thực tiễn trong hoạt động trưng bày, định hướng của bảo tàng.

  • Công tác sưu tầm hiện vật: Sưu tầm các hiện vật, sau đó nghiên cứu, lựa chọn và xác định được giá trị của hiện vật, tiến hành làm hồ sơ lý lịch để bổ sung vào kho cơ sở của bảo tàng.

  • Quản lý bảo tàng: Tại cơ quan bảo tàng, di tích, di sản văn hóa từ Trung ương đến địa phương.

  • Công tác kiểm kê: Tiến hành kiểm kê để bảo quản hiện vật, tìm hiểu, phát hiện ra ý nghĩa lịch sử, khoa học và nghệ thuật của chúng Tạo điều kiện để hiện vật được sử dụng một cách rộng rãi, đúng mục đích.

  • Bảo quản, phục chế hiện vật: Nhằm giữ gìn sự toàn vẹn của các di sản văn hóa, hiện vật trưng bày ở bảo tàng dựa trên các đặc điểm về vật lý, hóa học, chất liệu, kỹ thuật chế tác, nhằm giữ gìn, bảo quản hiện vật được nguyên dạng.

  • Công tác trưng bày: Tổ chức sắp xếp và trưng bày hiện vật theo một hệ thống các chủ đề, hay chương trình cần sử dụng đến, để làm toát lên ý tưởng, thông điệp, ý nghĩa mà bảo tàng muốn truyền đạt tới công chúng.

  • Công tác giáo dục: Tổ chức hướng dẫn tham quan, tổ chức các chương trình giáo dục, biểu diễn văn hóa, báo cáo khoa học, nói chuyện chuyên đề, liên quan đến hoạt động của bảo tàng.

  • Giảng dạy: Tại các trường cao đẳng, đại học, trung cấp nghề chuyên nghiệp hay dạy bộ môn lịch sử tại trường THPT trên địa bàn cả nước.

Lời kết

Hướng nghiệp GPO hy vọng rằng các bạn đã có thông tin về ngành Bảo tàng học. Nếu bạn muốn xác định sự phù hợp của bản thân với ngành học này, hãy cùng Hướng nghiệp GPO làm bài trắc nghiệm sở thích nghề nghiệp Holland nhé.
 

Ngọc Sơn

Theo tuyensinhso.vn

Video liên quan

Chủ Đề