Quản trị khoa học là gì

Lịch sử của công việc quản trị đã tồn tại từ những năm 1970. Trong suốt quá trình lịch sử, có nhiều quan niệm về quản trị ra đời và phát triển. Những lý thuyết quan trọng nhất đã xuất hiện trong những năm của thế kỷ 20, trong đó có lý thuyết quản trị theo khoa học của Frederick Taylor.

Lịch sử phát triển

Frederick Taylor [Frederick Winslow Taylor; 1856-1915] đã nghiên cứu và đưa ra lý thuyết Quản trị theo khoa học. Theo đó, ông và các cộng sự là những người đầu tiên nghiên cứu quy trình làm việc một cách có khoa học. Họ nghiên cứu cách thức thực hiện công việc và xem điều này ảnh hưởng đến năng suất của các công nhân như thế nào. Triết lý của Taylor tập trung vào niềm tin rằng việc khiến mọi người làm việc chăm chỉ nhất có thể không hiệu quả bằng việc tối ưu hóa cách thức hoàn thành công việc.

Năm 1909, Taylor xuất bản cuốn “The Principles of Scientific Management” Trong đó, ông đề xuất rằng bằng cách tối ưu hóa và đơn giản hóa công việc, năng suất sẽ tăng lên. Ông cũng cho rằng người lao động và người quản lý cần hợp tác với nhau. Điều này rất khác với cách làm việc thường được thực hiện trong các doanh nghiệp trước đây. Một giám đốc nhà máy vào thời điểm đó rất ít quan tâm tới công nhân, thay vào đó để họ tự thực hiện công việc. Lúc này, các nhà quản trị chưa có các khái niệm về động lực làm việc, không có những tiêu chuẩn công việc hoặc động lực cho nhân viên, dẫn đến công việc thường thực hiện chậm và không có hiệu quả.

Taylor cho rằng:

  • Công nhân không biết phương pháp làm việc
  • Công nhân làm việc thiếu hăng hái, nhiệt tình
  • Quản trị là biết được chính xác điều bạn muốn người khác làm, sau đó có thể hiểu được họ đã hoàn thành công việc một cách tốt nhất và rẻ nhất.

Taylor tin rằng tất cả người lao động đều được thúc đẩy bởi tiền, có nghĩa là nếu một công nhân làm việc không hiệu quả thì người đó không xứng đáng được trả lương cao như những công nhân có hiệu suất làm việc cao. Trong quá trình làm việc, ông đã áp dụng một vài nghiên cứu vào trong công việc để tìm ra cách thức tối ưu để thực hiện tốt công việc. Ông nhận thấy rằng bằng cách tính toán thời gian cần thiết cho các yếu tố khác nhau của 1 công việc, chúng ta có thể tìm ra và phát triển cách thức tốt nhất để hoàn thành.

Những nghiên cứu này đã khiến Taylor kết luận rằng một số người nhất định có thể làm việc hiệu quả hơn những người khác. Đây là những người mà các nhà quản lý nên tìm cách thuê nếu có thể. Do đó, lựa chọn đúng người cho công việc là một phần quan trọng của hiệu quả. Lấy những gì học được từ những thí nghiệm, Taylor đã phát triển bốn nguyên tắc quản trị theo khoa học.

4 quy tắc quản trị theo khoa học

  1. Sử dụng các phương pháp khoa học để nghiên cứu công việc và xác định cách thức hiệu quả nhất để thực hiện các nhiệm vụ cụ thể.
  2. Sắp xếp người lao động dựa trên năng lực và động lực. Song song đó đào tạo để họ có thể làm việc có hiệu quả tối đa.
  3. Theo dõi thường xuyên hiệu suất của nhân viên, giám sát và hướng dẫn họ. Đảm bảo nhân viên sử dụng các cách thức làm việc hiệu quả nhất. Ngoài ra quản lý phải gương mẫu, tác phong làm việc khẩn trương, khoa học, hiệu quả.
  4. Phân chia công việc bằng nhiệm vụ và trách nhiệm, đề cao kỷ luật, kèm theo khuyến khích, động lực xứng đáng.

Những hạn chế, phê bình dành cho thuyết quản trị theo khoa học

Lý thuyết quản trị theo khoa học của Taylor chỉ áp dụng tốt trong môi trường quản trị có tính chất ổn định. Tuy vậy khi môi trường phức tạp hơn, thường xuyên có những thay đổi xảy ra thì lý thuyết này rất khó áp dụng.

Quản trị theo khoa học tập trung quá nhiều vào chuyên môn, có thể coi là máy móc hoá con người, mà bỏ qua những khía cạnh liên quan đến tâm lý và cảm xúc của họ. Ngày nay, một số nghiên cứu chỉ ra rằng động lực và sự hài lòng trong công việc mới là chìa khoá cho một tổ chức làm việc hiệu quả và năng suất cao.

Làm việc theo nhóm cũng là hạn chế rất lớn trong thuyết quản trị theo khoa học. Có thể thấy học thuyết này tập trung vào sự chuyên môn hoá của từng cá nhân, từng nhân viên. Trong những năm gần đây, các doanh nghiệp thường chú trọng vào việc thiết lập một môi trường làm việc nhóm, năng động, sáng tạo nhiều hơn là chuyên môn của 1 cá nhân nào đó.

Khoa học quản lý hiện nay là một ngành rất hấp dẫn đối với những cá nhân năng động, sáng tạo và mong muốn sự thách thức trong công việc. Khoa học quản lý chuyên thực hiện các công tác về kế hoạch, sắp xếp, tổ chức công việc đúng với mục đích, thời gian với nguồn nhân lực và chi phí thấp nhất.

Nếu bạn đã thấy ngành học Khoa học quản lý phù hợp với bản thân và bạn đang quan tâm và muốn tìm hiểu thêm thông tin về ngành học thì hãy cùng tìm hiểu thông qua bài viết này của Hướng nghiệp GPO nhé!

1.    Giới thiệu chung về ngành Khoa học quản lý

Ngành khoa học quản lý [Mã ngành: 7340401] là ngành chuyên đào tạo các hoạt động quản lý bao gồm: Phương pháp quản lý, nguyên tắc quản lý, chức năng của quy trình quản lý và quyết định quản lý để áp dụng vào thực tế cuộc sống, công việc đạt hiệu quả. Ngành học này giúp sinh viên nắm vững quy luật quản lý, hiểu được các phạm trù của khoa học quản lý. Từ đó, có cơ sở nhận thức một cách đúng đắn về ngành nghề mình học áp dụng vào công việc sau khi ra trường.

2.    Các trường đào tạo ngành Khoa học quản lý

Hiện nay chưa có nhiều trường đào tạo ngành Khoa học quản lý, bạn có thể tham khảo 1 số trường ở khu vực miền Bắc sau đây: 

3.    Các khối xét tuyển ngành Khoa học quản lý

Các tổ hợp môn xét tuyển: •    A01 [Toán, Vật lý, Tiếng Anh]

•    A00 [Toán, Vật lý, Hóa học]


•    C00 [Văn, Lịch sử, Địa lý]
•    D01 [Toán, Văn, Tiếng Anh]
•    D07 [Toán, Hóa học, Tiếng Anh

4.    Chương trình đào tạo ngành Khoa học quản lý

Tham khảo khung chương trình và các môn học cơ bản của ngành Khoa học Quản lý trong bảng dưới đây: 

I. Khối kiến thức chung [Chưa tính các học phần từ 9-11]
  Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin 1   Tiếng Nga cơ sở 2
  Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin 2   Tiếng Pháp cơ sở 2
  Tư tưởng Hồ Chí Minh   Tiếng Trung cơ sở 2
  Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam   Ngoại ngữ cơ sở 3
  Tin học cơ sở 2   Tiếng Anh cơ sở 3
  Ngoại ngữ cơ sở 1   Tiếng Nga cơ sở 3
  Tiếng Anh cơ sở 1   Tiếng Pháp cơ sở 3
  Tiếng Nga cơ sở 1   Tiếng Trung cơ sở 3
  Tiếng Pháp cơ sở 1   Giáo dục thể chất
  Tiếng Trung cơ sở 1   Giáo dục quốc phòng - an ninh
  Ngoại ngữ cơ sở 2   Kỹ năng bổ trợ
  Tiếng Anh cơ sở 2    
II Khối kiến thức theo lĩnh vực
II.1 Các học phần bắt buộc II.2 Các học phần tự chọn
  Các phương pháp nghiên cứu khoa học   Kinh tế học đại cương
  Nhà nước và pháp luật đại cương   Môi trường và phát triển
  Lịch sử văn minh thế giới   Thống kê cho khoa học xã hội
  Cơ sở văn hoá Việt Nam   Thực hành văn bản tiếng Việt
  Xã hội học đại cương   Nhập môn Năng lực thông tin
  Tâm lý học đại cương    
  Logic học đại cương    
III. Khối kiến thức theo khối ngành
III.1 Các học phần bắt buộc III.2 Các học phần tự chọn
  Đại cương về quản trị kinh doanh   Địa lý thế giới
  Khoa học quản lý đại cương   Luật hành chính Việt Nam
  Quản lý nguồn nhân lực   Lý thuyết hệ thống
  Tâm lý học quản lý   Thông tin học đại cương
      Văn hoá tổ chức
IV Khối kiến thức theo nhóm ngành
IV.1 Các học phần bắt buộc IV.2 Các học phần tự chọn
  Hành chính học đại cương   Quản lý biến đổi
  Đại cương về sở hữu trí tuệ   Xã hội học quản lý
      Xử lý dữ liệu
      Luật Hiến pháp
      Soạn thảo và ban hành văn bản quản lý
      Nghiệp vụ thư ký
V Khối kiến thức ngành
V.1 Các học phần bắt buộc
  Lịch sử tư tưởng quản lý   Khoa học và công nghệ luận
  Khoa học tổ chức   Quản lý khoa học và công nghệ
  Khoa học chính sách   Quản lý chất lượng
  Văn hoá và đạo đức quản lý   Kỹ năng quản lý
  Lý thuyết quyết định    
V.2 Các học phần tự chọn theo hướng chuyên ngành
V.2.1 Hướng chuyên ngành Quản lý hành chính cấp cơ sở V.2.5 Hướng chuyên ngành Quản lý Khoa học và Công nghệ
  Phân cấp quản lý hành chính   Pháp luật về Khoa học và công nghệ
  Quản lý cấp cơ sở về kinh tế   Nghiên cứu xã hội về khoa học, công nghệ và môi trường
  Quản lý cấp cơ sở về văn hóa – xã hội   Chính sách khoa học và công nghệ
  Dịch vụ công   Hệ thống đổi mới quốc gia
  Quản lý cấp cơ sở   Doanh nghiệp khoa học và công nghệ
V. 2.2 Hướng chuyên ngành Quản lý nguồn nhân lực V.3 Các học phần tự chọn
  Pháp luật về lao động và việc làm   Quản lý dự án
  Bảo hiểm xã hội   Công pháp quốc tế
  Định mức lao động và Tổ chức tiền lương   Quản lý tài chính công
  Tuyển dụng nhân lực   Quản lý tài sản công
  Tổ chức lao động khoa học    
V.2.3 Hướng chuyên ngành Chính sách xã hội V.2.4 Hướng chuyên ngành Quản lý Sở hữu trí tuệ
  Chính sách Trợ giúp xã hội   Quyền tác giả và quyền liên quan
  Chính sách giảm nghèo bền vững   Sáng chế và giải pháp hữu ích
  Chính sách văn hoá và giáo dục   Kiểu dáng công nghiệp
  Chính sách dân tộc và tôn giáo   Nhãn hiệu và các chỉ dẫn thương mại khác
  Chính sách phòng chống tệ nạn xã hội   Quản lý sở hữu trí tuệ trong doanh nghiệp
V.4 Thực tập và khóa luận tốt nghiệp/học phần thay thế khóa luận tốt nghiệp
  Thực tập thực tế   Học phần thay thế khóa luận [dành cho sinh viên không làm khóa luận]
  Thực tập tốt nghiệp   Lý luận và phương pháp quản lý
  Khóa luận tốt nghiệp [Thesis]/ Các học phần thay thế khóa luận tốt nghiệp   Các vấn đề đương đại trong quản lý

Theo Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội

5.    Cơ hội làm việc sau khi tốt nghiệp

Sau khi tốt nghiệp ngành Khoa học quản lý, sinh viên đáp ứng được các yêu cầu cho vị trí quản lý, chuyên viên, tư vấn viên sẽ có cơ hội làm việc tại các cơ quan hành chính nhà nước và các tổ chức chính trị xã hội, các doanh nghiệp, công ty. Cụ thể các vị trí sau:

  • Quản lý tại các văn phòng hành chính nhà nước, trụ sở từ trung ương đến địa phương. Làm việc ở các phòng, ban, phân xưởng, công ty, doanh nghiệp nhà nước hoặc tư nhân như hành chính, nhân sự, tổng hợp.
  • Quản lý văn phòng UBND huyện, xã, phường hoặc nhân viên hành chính nhân sự văn phòng quận, thành phố...
  • Quản lý nhân sự và hành chính tại công ty: Chịu trách nhiệm phân bổ nhân lực, sắp xếp khoa học, phù hợp với yêu cầu của công ty.
  • Công tác trong ngành kinh doanh, quản trị, quản lý, ngân hàng, bảo hiểm, luật.
  • Giảng viên đào tạo: Làm công tác giảng dạy tại các trường đại học, viện, trường cao đẳng,...

Lời kết

Hướng nghiệp GPO hy vọng rằng các bạn đã có thông tin về ngành Khoa học quản lý. Nếu bạn muốn xác định sự phù hợp của bản thân với ngành học này, hãy cùng Hướng nghiệp GPO làm bài trắc nghiệm sở thích nghề nghiệp Holland nhé.

Hương Giang

Theo Tuyensinhso.vn

Xem thêm bài viết cùng chủ đề:

Ngành Quản trị văn phòng là gì? Học ngành Quản trị văn phòng ra trường làm gì?

Ngành Quản trị nhân lực là gì? Học ngành Quản trị nhân lực ra trường làm gì?

Ngành Quản lý công là gì? Học ngành Quản lý công ra trường làm gì?

Video liên quan

Chủ Đề