Quốc thái dân an thiên hạ thái bình là gì

Chiều tối 9/4, tại Đàn Kính Thiên Tràng An, xã Gia Sinh [huyện Gia Viễn] đã diễn ra lễ tế Thiên và cầu quốc thái dân an. Đây là một trong số các hoạt động nhân kỷ niệm 1054 Vạn Thắng Vương Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi Hoàng Đế, lập ra Nhà nước Đại Cồ Việt và nhân dịp Lễ hội Hoa Lư 2022.

Khởi trống tại lễ tế Thiên và cầu quốc thái dân an.

Tại khu vực Đàn Kính Thiên Tràng An, các đại biểu và các chư tôn, tăng ni, phật tử và nhân dân cùng thực hiện các nghi lễ tâm linh, cảm tạ trời đất, gửi gắm những ước vọng về cuộc sống thanh bình, hạnh phúc.

Theo sử sách còn ghi lại, từ sau khi bình định được 12 sứ quân, thu giang sơn về một mối, vào ngày 10/3 Âm lịch năm Mậu Thìn [968], Đinh Bộ Lĩnh cho lập một Đàn tế Thiên để bố cáo thiên hạ, xưng là Vạn Thắng Vương Hoàng đế, đặt tên nước là Đại Cồ Việt, lấy niên hiệu là Thái Bình và cầu cho quốc thái dân an, mùa màng bội thu, muôn người dân có cuộc sống no ấm, bình an.

Lễ Đàn kính Thiên Tràng An là một trong nhiều sự kiện quan trọng kỷ niệm 1054 năm Nhà nước Đại Cồ Việt [968-2022], nhằm tưởng nhớ công lao to lớn khai quốc của vua Đinh Tiên Hoàng trong tiến trình lịch sử dân tộc.

Sự tham gia của các tầng lớp nhân dân trong hoạt động văn hóa ý nghĩa này góp phần lan tỏa thông điệp hướng về cội nguồn dân tộc, đồng thời khích lệ, động viên thế hệ con cháu hôm nay tiếp nối truyền thống, nỗ lực xây dựng quê hương, đất nước ngày càng giàu đẹp, văn minh.

Huy Hoàng - Minh Quang

Lời cầu nguyện cho “Quốc thái dân an - Thế giới hoà bình - chúng sinh hạnh phúc” là niềm mơ ước của tất cả loài người tiến bộ. Đặc biệt trong đạo Phật, lời cầu nguyện này đã trở thành lời cầu nguyện hằng ngày của các chùa và đó cũng là niềm mơ ước cháy bỏng của nhân loại. Nói về “Quốc Thái Dân An” nghĩa là cầu cho Quốc gia được hưng thịnh, hòa bình, nhân dân được ấm no, an lành và hạnh phúc.  Để đất nước được hưng thịnh, ấm no thì tất cả mọi người đều phải làm điều thiện, điều lành… Quả thật thì không phải ai cũng hiểu được điều đó nên việc những người tham gia vào lễ cầu Quốc Thái Dân An, tức là, đang thay mặt cho những người khác trên cả nước dâng lên lời ước nguyện mong cho tòan dân tộc được ấm no, an lành, hướng nguyện cho tất cả chúng sinh. Việc làm này cho thấy đạo Phật thực sự có ý nghĩa khi mọi người dần dần buông bỏ hết sự quan tâm đến cá nhân, mà hướng đến cho tất cả mọi người. Đồng thời, khẳng định tinh thần đạo Pháp đang đồng hành cùng dân tộc, khi ta lấy cái uy linh của đạo Pháp để cầu nguyện cho đất nước.  Với ý nghĩa sâu sắc và thiêng liêng như vậy, ngày 3/2/2018 [nhằm ngày 15 tháng thiêng năm Mậu Tuất], BTS Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam huyện Đức Cơ đã long trọng tổ chức Đại lễ cầu nguyện quốc thái dân an tại Chùa Từ Quang, TT Chư Ty, huyện Đức Cơ, với nhiều chương trình ý nghĩa: - Lễ Phật Sám Hối - Cầu Quốc Thái Dân An  - Lễ Quy y  - Nghi thức cúng Quốc tổ - Phóng sinh - Cúng thí thực

- Phát quà từ thiện

Tham dự Đại lễ có Đại Đức Thích Nhuận Đạo - Phó trưởng Ban Trị Sự kiêm Trưởng Ban Hướng Dẫn Phật Tử tỉnh Gia Lai, Trưởng BTS Phật Giáo huyện Đức Cơ, trụ trì chùa Từ Quang, cùng Chư Tôn Đức Tăng Ni trong huyện. 
Về phía chính quyền có sự hiện diện của:

Ông Phạm Văn Cường - Phó bí thư huyện Đức Cơ  Ông Trịnh Văn Tình- Phó chủ tịch UBMTTQ VN Huyện Đức Cơ. Ông Nguyễn Sanh - Phó Trưởng Ban Dân vận huyện Đức Cơ. Ông Nguyễn Huệ - Phó Trưởng ban phòng nội vụ huyện Đức Cơ. Ông Vũ Đức Thậm Bí Thư Đảng uỷ TT Chư Ty. Ông Huỳnh Công Thành - Phó Bí thư, Chủ tịch UBND Thị trấn T Chư Ty. Ông Trần Quang Chỉ Giám đốc Trung tâm Y Tế huyện Đức Cơ. Hoàng Văn Tấn cán bộ văn phòng huyện Đức Cơ. 

Cùng hơn 2000 đồng bào Phật tử.

Có thể nói,đại lễ CẦU QUỐC THÁI DÂN AN đặc biệt quan trọng và mang ý nghĩa lớn lao cho sự phát triển của Phật pháp cũng như đất nước Dưới đây là một số hình ảnh của buổi lễ :

Rạng sáng 12/3 [nhằm ngày mồng 7 tháng 2 năm Kỷ Hợi] tại đàn tế Xã Tắc, phường Thuận Hòa, TP Huế. Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế đã long trọng tổ chức Lễ Tế đàn Xã Tắc năm 2019.

Lễ tế Xã Tắc được tổ chức dựa theo các nghi thức truyền thống đã được nghiên cứu và điều chỉnh theo hướng tinh gọn như: Lễ Thượng hương [dâng hương], Lễ Nghinh thần [rước thần đến dự], Lễ Điện ngọc bạch [dâng ngọc trắng], Lễ Hiến tước [dâng rượu], Lễ Phú tộ [hưởng lộc], Lễ Triệt soạn [hạ cỗ], Lễ Tống thần [đưa tiễn thần], Lễ Tư chúc bạch soạn [đốt chúc văn, ngọc lụa, bài vị].

Trong bộ khăn đóng, áo dài màu vàng, ông Nguyễn Dung, Phó chủ tịch tỉnh Thừa Thiên Huế cùng với các quan chức, dòng dõi Nguyễn Phúc tiến hành nghi lễ tế đàn Xã Tắc.

Cúng lễ là tam sanh gồm trâu, dê và lợn được bố trí ở bàn thượng, ngay chính giữa đàn Xã Tắc.

Lễ tế Xã tắc đã được tổ chức tái hiện lần đầu tiên vào năm 2008 phục vụ cho Festival Huế.

Những năm trước đây, lễ tế được Trung tâm BTDT Cố đô Huế tái hiện, có người đóng thay vua làm chủ tế, có đoàn quân quan, đội nhã nhạc rước từ hoàng cung đến đàn.

Lễ tế Xã Tắc với tính chất là một nghi lễ cung đình đã được nghiên cứu và phục hồi thành công và trở thành một nét văn hóa truyền thống độc đáo của tỉnh Thừa Thiên Huế.

Rạng sáng cùng ngày, sau khi thực hiện xong các phần nghi lễ, đã có đông đảo người dân tìm đến đàn Xã Tắc thắp hương chung một tâm nguyện cầu mong cho mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, nhân dân no ấm, thiên hạ thái bình.

Lê Chung

Video liên quan

Chủ Đề