Quy định về thẩm định giá thiết bị

BỘ XÂY DỰNG
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 49/BXD-KTXD
V/v: Thẩm định giá vật tư, thiết bị trong giá đề xuất của Nhà thầu và thẩm định bản vẽ thi công và dự toán các hạng mục

Hà Nội, ngày 13 tháng 3 năm 2012.

Kínhgửi : Văn phòng Quốc hội

Bộ Xây dựng nhận được văn bản số 297/VPQH-ĐTXD ngày 21/02/2012 và văn bản số 392/VPQH-ĐTXD ngày 05/3/2012 củaVăn phòng Quốc hội đề nghị Bộ Xây dựng thẩm định giá vật tư, thiết bị trong giáđề xuất của nhà thầu và thẩm định thiết kế bản vẽ thi công và dự toán các hạngmục còn lại của dự án đầu tư xây dựng nhà làm việc các cơ quan Quốc hội và Vănphòng Quốc hội. Sau khi nghiên cứu và làm việc trực tiếp với Ban quản lý các dựán đầu tư xây dựng – Văn phòng Quốc hội, Bộ Xây dựng có ý kiến như sau:

Theo quy định tại Điều 10 Nghịđịnh số 112/2009/NĐ-CP ngày 14/12/2009 của Chính phủ về Quản lý chi phí đầu tưxây dựng công trình, thì Chủ đầu tư tổ chức thẩm định dự toán công trình trướckhi phê duyệt. Nội dung thẩm định bao gồm: [a] Kiểm tra sự phù hợp giữa khốilượng chủ yếu của dự toán với khối lượng thiết kế; [b] Kiểm tra tính đúng đắn,hợp lý của việc áp dụng, vận dụng đơn giá xây dựng công trình, định mức chi phítỷ lệ, dự toán chi phí tư vấn và dự toán các khoản mục chi phí khác trong dựtoán công trình; [c] Xác định giá trị dự toán công trình.

Trường hợp Chủ đầu tư không đủđiều kiện, năng lực thẩm định thì được phép thuê tổ chức, cá nhân tư vấn đủđiều kiện năng lực, kinh nghiệm chuyên môn để thẩm tra dự toán công trình. Nộidung thẩm tra như nội dung thẩm định của Chủ đầu tư theo mục a, b, c nêu trên.Sau khi có kết quả thẩm tra, Chủ đầu tư phê duyệt dự toán công trình [khôngphải thẩm định lại]. Tổ chức, cá nhân tư vấn thực hiện thẩm tra dự toán côngtrình chịu trách nhiệm trước pháp luật và Chủ đầu tư về kết quả thẩm tra.

Trường hợp, Chủ đầu tư cần thiếtphải thẩm định giá vật tư, thiết bị làm cơ sở lập dự toán công trình thì thuêDoanh nghiệp thẩm định giá [theo quy định tại Mục 3 - Thẩm định giá của Pháplệnh giá số 40/2002/PL-UBTVQH10 ngày 26/4/2002 của Quốc hội] để thẩm định theoquy định hiện hành.

Trên đây là ý kiến của Bộ Xâydựng, đề nghị Văn phòng Quốc hội tổ chức phê duyệt dự toán xây dựng công trìnhtheo quy định./.

Nơi nhận :
- Như trên;
- Lưu: VT, KTXD[Th8].

TL. BỘ TRƯỞNG
KT. VỤ TRƯỞNG VỤ KINH TẾ XÂY DỰNG
PHÓ VỤ TRƯỞNG




Đỗ Thái Lưu

1. Thẩm định giá là gì?

Luật giá năm 2012 giải thích: Thẩm định giálà việc cơ quan, tổ chức có chức năng thẩm định giá xác định giá trị bằng tiền của các loại tài sản theo quy định của Bộ luật dân sự phù hợp với giá thị trường tại một địa điểm, thời điểm nhất định, phục vụ cho mục đích nhất định theo tiêu chuẩn thẩm định giá.

2. Phạm vi hoạt động thẩm định giá của Nhà nước

Hoạt động thẩm định giá của Nhà nước do cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện trong các trường hợp sau:

- Mua, bán, thanh lý, cho thuê tài sản nhà nước hoặc đi thuê tài sản phục vụ hoạt động của cơ quan nhà nước theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước;

- Không thuê được doanh nghiệp thẩm định giá;

- Mua, bán tài sản thuộc bí mật nhà nước;

- Mua, bán tài sản nhà nước có giá trị lớn mà sau khi đã thuê doanh nghiệp thẩm định giá, cơ quan hoặc người có thẩm quyền phê duyệt thấy cần thiết phải có ý kiến thẩm định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền

3. Yêu cầu thẩm định giá tài sản

Nghị định 89/2013/NĐ-CP quy định về yêu cầu thẩm định giá tài sản như sau:

>> Xem thêm: Vai trò của hoạt động thẩm định giá? So sánh định giá với thẩm định giá tài sản

- Cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện thẩm định giá tài sản theo yêu cầu hoặc đề nghị [sau đây gọi chung là yêu cầu] bằng văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc cơ quan, tổ chức, đơn vị được giao mua, bán, thanh lý, cho thuê, đi thuê tài sản nhà nước trong các trường hợp quy định tại Khoản 2 Điều 31 và Điều 44 của Luật giá, cụ thể như sau:

- Mua, bán, thanh lý, cho thuê tài sản nhà nước hoặc đi thuê tài sản phục vụ hoạt động của cơ quan nhà nước theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước;

- Không thuê được doanh nghiệp thẩm định giá đối với tài sản nhà nước trong trường hợp cơ quan, tổ chức, đơn vị được giao mua, bán, thanh lý, cho thuê, đi thuê tài sản nhà nước đã đăng công khai thông tin sau 15 [mười lăm] ngày mời cung cấp dịch vụ thẩm định giá nhưng không có doanh nghiệp thẩm định giá tham gia, trừ trường hợp đấu thầu thực hiện theo quy định của pháp luật về đấu thầu;

- Mua, bán tài sản thuộc bí mật nhà nước theo quy định của pháp luật về danh mục bí mật nhà nước;

- Mua, bán tài sản nhà nước có giá trị lớn mà sau khi đã thuê doanh nghiệp thẩm định giá, cơ quan hoặc người có thẩm quyền phê duyệt thấy cần thiết phải có ý kiến thẩm định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo phân cấp thẩm định giá tài sản nhà nước quy định tại Điểm n Khoản 2, Điểm b Khoản 3 và Điểm b Khoản 4 Điều 5 Nghị định này.

Văn bản yêu cầu thẩm định giá tài sản phải có các nội dung chính sau đây:

- Tên cơ quan yêu cầu thẩm định giá;

- Nội dung yêu cầu thẩm định giá;

- Thông tin về tài sản cần thẩm định giá kèm theo tài liệu có liên quan; chứng thư giám định tình trạng kinh tế-kỹ thuật, chất lượng của tài sản cần thẩm định giá; chứng thư, báo cáo kết quả thẩm định giá [nếu có] và các tài liệu khác có liên quan.

Trường hợp cần thiết phải có ý kiến thẩm định giá của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền thì trong văn bản yêu cầu phải ghi rõ lý do yêu cầu có ý kiến thẩm định giá.

>> Xem thêm: Hội đồng thẩm định giá được thành lập khi nào? Quyền và nghĩa vụ của Hội đồng thẩm định giá

4. Tiếp nhận yêu cầu thẩm định giá tài sản

Điều 24 Nghị định 89/2013/NĐ-CP quy định tiếp nhận yêu cầu thẩm định giá tài sản. Cụ thể:

- Văn bản yêu cầu thẩm định giá tài sản được gửi đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện thẩm định giá tài sản theo phân cấp quy định tại Khoản 2, Khoản 3 và Khoản 4 Điều 5 Nghị định này.

- Cơ quan có thẩm quyền thẩm định giá tài sản có trách nhiệm tổ chức thực hiện thẩm định giá tài sản theo yêu cầu của cơ quan có văn bản yêu cầu thẩm định giá; trường hợp cần thiết thì thành lập Hội đồng thẩm định giá.

- Trường hợp từ chối thẩm định giá do không đúng thẩm quyền quản lý nhà nước về thẩm định giá; không đủ thông tin, tài liệu theo yêu cầu;các trường hợp không được tham gia thẩm định giá, cơ quan có thẩm quyền thẩm định giá tài sản phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

5. Trình tự thẩm định giá tài sản

Điều 25 Nghị định 89/2013/NĐ-CP hướng dẫn:

Cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện thẩm định giá tài sản theo trình tự sau:

- Xác định tổng quát về tài sản cần thẩm định giá;

- Lập kế hoạch thẩm định giá;

>> Xem thêm: Chi phí định giá, thẩm định giá tài sản là gì ? Cách tính Chi phí định giá, thẩm định giá tài sản

- Khảo sát thực tế, thu thập thông tin liên quan đến tài sản cần thẩm định giá;

- Phân tích thông tin;

- Xác định giá trị tài sản cần thẩm định giá căn cứ vào quy chế tính giá tài sản hàng hóa, dịch vụ, Tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam do Bộ Tài chính ban hành; các nguyên tắc, căn cứ, phương pháp xác định giá theo quy định của pháp luật liên quan đến tài sản cần thẩm định giá;

- Lập báo cáo kết quả thẩm định giá, văn bản trả lời về kết quả thẩm định giá trình thủ trưởng cơ quan có thẩm quyền thẩm định giá phê duyệt; sau đó gửi văn bản trả lời về kết quả thẩm định giá cho cơ quan yêu cầu thẩm định giá.

Tùy theo tài sản cần thẩm định giá và đảm bảo yêu cầu về tiến độ thẩm định giá, trình tự thẩm định giá có thể rút gọn bước lập kế hoạch thẩm định giá.

Cơ quan có yêu cầu thẩm định giá có trách nhiệm cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến tài sản cần thẩm định giá; phối hợp tổ chức khảo sát thực tế tài sản cần thẩm định giá, nếu cần thiết.

Báo cáo kết quả thẩm định giá, văn bản trả lời kết quả thẩm định giá bao gồm các nội dung cơ bản sau:

- Thông tin về tài sản thẩm định giá [tên tài sản, đặc điểm về mặt pháp lý và kỹ thuật];

- Thời điểm thẩm định giá;

- Mục đích thẩm định giá;

>> Xem thêm: Mẫu chứng thư thẩm định giá cập nhật mới nhất năm 2022

- Căn cứ pháp lý để thẩm định giá;

- Nguyên tắc, cơ sở thẩm định giá;

- Phương pháp thẩm định giá;

- Kết quả thẩm định giá;

- Những hạn chế của kết quả thẩm định giá và kiến nghị [nếu có].

6. Lập và lưu trữ hồ sơ thẩm định giá tài sản

Điều 27 Nghị định 89/2013/NĐ-CP quy định về lập và lưu trữ hồ sơ thẩm định giá tài sản của Nhà nước như sau:

Hồ sơ thẩm định giá tài sản do cơ quan có thẩm quyền thẩm định giá tài sản hoặc Hội đồng thẩm định giá lập gồm có các tài liệu sau đây:

[i] Văn bản yêu cầu thẩm định giá tài sản; Quyết định thành lập Hội đồng thẩm định giá trong trường hợp thành lập Hội đồng thẩm định giá;

[ii] Báo cáo kết quả thẩm định giá và văn bản trả lời về kết quả thẩm định giá; Biên bản thẩm định giá tài sản và Kết luận thẩm định giá tài sản trong trường hợp thành lập Hội đồng thẩm định giá;

>> Xem thêm: Quy định của Bộ luật tố tụng dân sự 2015 trong hoạt động định giá và thẩm định giá tài sản.

[iii] Các tài liệu khác có liên quan đến việc thẩm định giá tài sản.

Cơ quan có thẩm quyền thẩm định giá tài sản hoặc cơ quan chủ trì thành lập Hội đồng thẩm định giá có trách nhiệm bảo quản, lưu giữ hồ sơ thẩm định giá theo quy định của pháp luật về lưu trữ. Thời gian lưu trữ tối thiểu là 10 [mười] năm kể từ ngày kết thúc việc thẩm định giá, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

Cơ quan có thẩm quyền thẩm định giá tài sản hoặc cơ quan chủ trì thành lập Hội đồng thẩm định giá có trách nhiệm gửi 01 bản sao Báo cáo kết quả thẩm định giá hoặc Kết luận thẩm định giá tài sản qua đường công văn, fax hoặc hệ thống báo cáo điện tử về Bộ Tài chính để xây dựng cơ sở dữ liệu phục vụ cung cấp thông tin và quản lý nhà nước về thẩm định giá trừ trường hợp tài sản thuộc danh mục tài sản bí mật nhà nước.”

7. Các trường hợp không được tham gia thẩm định giá

Những trường hợp không được tham gia thẩm định giá được quy định tại Điều 31 Nghị định 89/2013/NĐ-CP. Cụ thể đó là:

- Người có nghĩa vụ, quyền lợi liên quan đến tài sản cần thẩm định giá hoặc đã tiến hành thẩm định giá tài sản đó trước khi thành lập Hội đồng thẩm định giá.

- Người có bố, mẹ, vợ, chồng, con, anh ruột, chị ruột, em ruột là thẩm định viên về giá, người có trách nhiệm quản lý, điều hành, thành viên Ban kiểm soát của doanh nghiệp thẩm định giá đã tiến hành thẩm định giá tài sản đó trước khi thành lập Hội đồng thẩm định giá.

- Người đang trong thời gian thi hành kỷ luật từ hình thức cảnh cáo trở lên, người đang bị quản chế hành chính; người bị mất năng lực hành vi dân sự hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự.

8. Chi phí thẩm định giá tài sản nhà nước

Chi phí phục vụ cho việc thẩm định giá của Nhà nước được trang trải bằng kinh phí từ ngân sách nhà nước của cơ quan được giao nhiệm vụ thẩm định giá hoặc cơ quan có thẩm quyền thành lập Hội đồng thẩm định giá trong trường hợp thành lập Hội đồng thẩm định giá. Bộ Tài chính hướng dẫn cụ thể chi phí phục vụ cho việc thẩm định giá tài sản của Nhà nước.

>> Xem thêm: Phạm vi hoạt động và trình tự thẩm định giá của Nhà nước

Riêng đối với trường hợp thẩm định giá khi mua sắm, bán, thanh lý tài sản nhà nước thì chi phí phục vụ cho việc thẩm định giá thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước, pháp luật về đấu thầu và pháp luật khác có liên quan.

hi phí phục vụ hoạt động thẩm định giá của cơ quan Nhà nước được bố trí trong dự toán ngân sách hàng năm của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.

Nội dung chi và mức chi phục vụ cho việc thẩm định giá của cơ quan nhà nước:

- Chi công tác phí trong nước và nước ngoài [nếu có], chi tổ chức các cuộc hội nghị thực hiện theo quy định của Bộ Tài chính;

- Chi làm việc ban đêm, làm thêm ngoài giờ có liên quan đến thẩm định giá tài sản thực hiện theo quy định của pháp luật;

- Chi thuê tổ chức giám định thực hiện việc giám định tình trạng kinh tế - kỹ thuật, tỷ lệ chất lượng của tài sản, thuê thẩm định giá tài sản [nếu có] theo thỏa thuận ghi trong hợp đồng;

- Chi mua thông tin, dịch tài liệu, mua văn phòng phẩm, chi xăng xe, thuê phương tiện phục vụ công tác thẩm định giá tài sản theo thực tế phát sinh của từng trường hợp cụ thể theo quy định hiện hành;

- Đối với những khoản chi liên quan đến hoạt động thẩm định giá không quy định tại điểm a, b, c, d khoản 2 Điều này, Thủ trưởng cơ quan thực hiện thẩm định giá xem xét, quyết định theo thẩm quyền hoặc đề xuất với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền xem xét quyết định theo quy định của pháp luật.

Hàng năm, cơ quan nhà nước có thẩm quyền thẩm định giá lập dự toán ngân sách phục vụ hoạt động thẩm định giá của cơ quan trình cấp có thẩm quyền phê duyệt. Trường hợp trong năm phát sinh các nhiệm vụ đột xuất theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền, được lập bổ sung dự toán ngân sách theo quy định của pháp luật về quản lý ngân sách nhà nước.

Việc chi thanh toán kinh phí phục vụ cho việc thẩm định giá của cơ quan nhà nước thực hiện theo quy định của pháp luật hiện hành về quản lý ngân sách nhà nước, đảm bảo nguyên tắc tiết kiệm, hiệu quả, chống lãng phí.

>> Xem thêm: Thẩm định giá để bồi thường khi giải phóng mặt bằng?

Trên đây là tư vấn của chúng tôi. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗtrợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phậntư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoạisố:1900.6162để được giải đáp.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật Doanh nghiệp - Công ty luật Minh Khuê

Video liên quan

Chủ Đề