Quy định về xuất trả hàng hóa nhập khẩu năm 2024

Cục thuế TP Hà Nội nhận được công văn số 1967/QLBMB ngày 30/8/2023 của Công ty Quản lý bay miền bắc [sau đây gọi tắt là “Công ty”] vướng mắc về xuất hóa đơn trả lại hàng nhập khẩu, Cục Thuế TP Hà Nội có ý kiến như sau:

- Căn cứ Nghị định số 123/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 quy định về hóa đơn, chứng từ.

+ Tại Điều 8 quy định về loại hóa đơn:

“Hóa đơn quy định tại Nghị định này gồm các loại sau:

1. Hóa đơn giá trị gia tăng là hóa đơn dành cho các tổ chức khai thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ sử dụng cho các hoạt động:

  1. Bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ trong nội địa;
  1. Hoạt động vận tải quốc tế;
  1. Xuất vào khu phi thuế quan và các trường hợp được coi như xuất khẩu;
  1. Xuất khẩu hàng hóa, cung cấp dịch vụ ra nước ngoài.

…”

- Căn cứ Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31 tháng 12 năm 2013 hướng dẫn thi hành Luật thuế giá trị gia tăng và Nghị định số 209/2013/NĐ-CP ngày 18/12/2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều Luật thuế giá trị gia tăng.

+ Tại Điều 9 quy định về thuế suất 0%:

“1. Thuế suất 0%: áp dụng đối với hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu; hoạt động xây dựng, lắp đặt công trình ở nước ngoài và ở trong khu phi thuế quan; vận tải quốc tế; hàng hóa, dịch vụ thuộc diện không chịu thuế GTGT khi xuất khẩu, trừ các trường hợp không áp dụng mức thuế suất 0% hướng dẫn tại khoản 3 Điều này.

Hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu là hàng hóa, dịch vụ được bán, cung ứng cho tổ chức, cá nhân ở nước ngoài và tiêu dùng ở ngoài Việt Nam; bán, cung ứng cho tổ chức, cá nhân trong khu phi thuế quan; hàng hóa, dịch vụ cung cấp cho khách hàng nước ngoài theo quy định của pháp luật.

2. Điều kiện áp dụng thuế suất 0%:

  1. Đối với hàng hóa xuất khẩu:

- Có hợp đồng bán, gia công hàng hóa xuất khẩu; hợp đồng ủy thác xuất khẩu;

- Có chứng từ thanh toán tiền hàng hóa xuất khẩu qua ngân hàng và các chứng từ khác theo quy định của pháp luật;

- Có tờ khai hải quan theo quy định tại khoản 2 Điều 16 Thông tư này.

...

  1. Đối với dịch vụ xuất khẩu:

- Có hợp đồng cung ứng dịch vụ với tổ chức, cá nhân ở nước ngoài hoặc ở trong khu phi thuế quan;

- Có chứng từ thanh toán tiền dịch vụ xuất khẩu qua ngân hàng và các chứng từ khác theo quy định của pháp luật;

…”

Căn cứ các quy định trên, Cục thuế TP Hà Nội trả lời theo nguyên tắc sau:

Trường hợp Công ty kê khai thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, nhập khẩu vật tư ở nước ngoài nhưng không đạt chất lượng và trả lại theo thỏa thuận, khi xuất trả lại hàng, Công ty phải làm thủ tục xuất khẩu với cơ quan Hải quan và lập hóa đơn GTGT đối với hàng xuất trả lại theo quy định tại Điều 8 Nghị định số 123/2020/NĐ-CP .

Về thuế suất và điều kiện áp dụng thuế suất 0%, công ty thực hiện theo quy định tại Điều 9 Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31 tháng 12 năm 2013.

Đề nghị Công ty căn cứ các quy định của pháp luật đượctrích dẫn nêu trên và đối chiếu với tình hình thực tế các sản phẩm hàng hóa do Công ty sản xuất, kinh doanh để thực hiện đúng theo quy định.

Trường hợp Công ty có vướng mắc về chính sách thuế, Công ty có thể tham khảo các văn bản hướng dẫn của Cục Thuế TP Hà Nội được đăng tải trên website //hanoi.gdt

– Căn cứ Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31 tháng 12 năm 2013 hướng dẫn thi hành Luật thuế giá trị gia tăng và Nghị định số 209/2013/NĐ-CP ngày 18/12/2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều Luật thuế giá trị gia tăng.

+ Tại Điều 9 quy định về thuế suất 0%:

“1. Thuế suất 0%: áp dụng đối với hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu; hoạt động xây dựng, lắp đặt công trình ở nước ngoài và ở trong khu phi thuế quan; vận tải quốc tế; hàng hóa, dịch vụ thuộc diện không chịu thuế GTGT khi xuất khẩu, trừ các trường hợp không áp dụng mức thuế suất 0% hướng dẫn tại khoản 3 Điều này.

Hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu là hàng hóa, dịch vụ được bán, cung ứng cho tổ chức, cá nhân ở nước ngoài và tiêu dùng ở ngoài Việt Nam; bán, cung ứng cho tổ chức, cá nhân trong khu phi thuế quan; hàng hóa, dịch vụ cung cấp cho khách hàng nước ngoài theo quy định của pháp luật.

  1. Điều kiện áp dụng thuế suất 0%:
  1. Đối với hàng hóa xuất khẩu:

– Có hợp đồng bán, gia công hàng hóa xuất khẩu; hợp đồng ủy thác xuất khẩu;

– Có chứng từ thanh toán tiền hàng hóa xuất khẩu qua ngân hàng và các chứng từ khác theo quy định của pháp luật;

– Có tờ khai hải quan theo quy định tại khoản 2 Điều 16 Thông tư này.

  1. Đối với dịch vụ xuất khẩu:

– Có hợp đồng cung ứng dịch vụ với tổ chức, cá nhân ở nước ngoài hoặc ở trong khu phi thuế quan;

– Có chứng từ thanh toán tiền dịch vụ xuất khẩu qua ngân hàng và các chứng từ khác theo quy định của pháp luật;

…”

Căn cứ theo Điều 25 Luật Hải quan 2014 quy định về thời hạn nộp hồ sơ hải quan như sau:

Thời hạn nộp hồ sơ hải quan

  1. Thời hạn nộp tờ khai hải quan được quy định như sau:
  1. Đối với hàng hóa xuất khẩu, nộp sau khi đã tập kết hàng hóa tại địa điểm người khai hải quan thông báo và chậm nhất là 04 giờ trước khi phương tiện vận tải xuất cảnh; đối với hàng hóa xuất khẩu gửi bằng dịch vụ chuyển phát nhanh thì chậm nhất là 02 giờ trước khi phương tiện vận tải xuất cảnh;
  1. Đối với hàng hóa nhập khẩu, nộp trước ngày hàng hóa đến cửa khẩu hoặc trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày hàng hóa đến cửa khẩu;
  1. Thời hạn nộp tờ khai hải quan đối với phương tiện vận tải thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 69 của Luật này.

2. Tờ khai hải quan có giá trị làm thủ tục hải quan trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày đăng ký.

3. Thời hạn nộp chứng từ có liên quan thuộc hồ sơ hải quan được quy định như sau:

  1. Trường hợp khai hải quan điện tử, khi cơ quan hải quan tiến hành kiểm tra hồ sơ hải quan, kiểm tra thực tế hàng hóa, người khai hải quan nộp các chứng từ giấy thuộc hồ sơ hải quan, trừ những chứng từ đã có trong hệ thống thông tin một cửa quốc gia;
  1. Trường hợp khai tờ khai hải quan giấy, người khai hải quan phải nộp hoặc xuất trình chứng từ có liên quan khi đăng ký tờ khai hải quan.

* Công văn 74367/CTHN-TTHT Cục thuế TP Hà Nội trả lời theo nguyên tắc sau:

Trường hợp Công ty kê khai thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, nhập khẩu vật tư ở nước ngoài nhưng không đạt chất lượng và trả lại theo thỏa thuận, khi xuất trả lại hàng, Công ty phải làm thủ tục xuất khẩu với cơ quan Hải quan và lập hóa đơn GTGT đối với hàng xuất trả lại theo quy định tại Điều 8 Nghị định số 123/2020/NĐ-CP .

Về thuế suất và điều kiện áp dụng thuế suất 0%, công ty thực hiện theo quy định tại Điều 9 Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31 tháng 12 năm 2013.

Kết luận:

Trường hợp công ty nhập khẩu hàng hóa ở nước ngoài nhưng phải trả lại vì không đạt chất lượng theo như thỏa thuận thì khi trả lại hàng, công ty phải thực hiện xuất hóa đơn trả lại cụ thể như:

– Xuất hóa đơn GTGT nếu công ty khai thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ hoặc xuất hóa đơn bán hành nếu khai thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp theo phương pháp trực tiếp quy định tại Điều 8 Nghị định 123/2020/NĐ-CP.

– Thời điểm xuất hóa đơn trả hàng nhập khẩu là thời điểm thực hiện chuyển giao quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hàng hóa cho bên nhận.

Xuất khẩu và nhập khẩu là gì?

Những quốc gia hay các vùng lãnh thổ sẽ tiến hành mua những thứ không thể sản xuất được tại đất nước của họ hay là sản lượng sản xuất ra không đủ cung cấp cho nhu cầu sử dụng việc đó được gọi là nhập khẩu. Còn các vùng lãnh thổ hay những đất nước bán những hàng hóa đó đi thì được gọi là xuất khẩu.

Có bao nhiêu phương pháp xác định trị giá tính thuế hàng nhập khẩu?

Có 3 phương pháp để xác định căn cứ tính thuế của hàng xuất, nhập khẩu cụ thể là phương pháp tính thuế theo tỷ lệ phần trăm, phương pháp tính thuế tuyệt đối và phương pháp tính thuế hỗn hợp.

Hàng bán trả lại ai xuất hóa đơn?

Đối chiếu quy định pháp luật nêu trên, có thể thấy, khi bên mua hoàn trả hàng hóa cho bên bán thì phải xuất hóa đơn hàng bán trả lại. Như vậy, công ty bạn cần phải xuất hóa đơn hoàn trả lại hàng hóa.

Xuất nhập khẩu tại chỗ là như thế nào?

Xuất nhập khẩu tại chỗ là gì Xuất khẩu tại chỗ là hình thức mà hàng hoá được các doanh nghiệp sản xuất tại Việt Nam bán cho thương nhân nước ngoài nhưng lại giao hàng cho doanh nghiệp khác tại Việt Nam theo chỉ định của thương nhân nước ngoài.

Chủ Đề