Quy trình xét nghiệm huyết học

Xét nghiệm máu tổng quát là gì?

Xét nghiệm máu tổng quát là hình thức chẩn đoán cận lâm sàng trong y khoa nhằm tìm ra các tác nhân gây bệnh, kiểm tra kháng thể phát hiện được nhiều bệnh lý, các rối loạn có thông số liên quan đến các chỉ số xét nghiệm máu.

Kết quả xét nghiệm máu còn cho biết người bệnh thuộc nhóm máu nào [chẳng hạn như nhóm máu A, B, O, AB, Rh+, Rh- để từ đó xác định phương thức truyền máu khi cần thiết. Ngoài ra xét nghiệm máu còn giúp phát hiện sớm bệnh lý nguy hiểm và từ đó bác sĩ sẽ có phương pháp điều trị kịp thời, tăng cơ hội khỏi bệnh và tránh những biến chứng lâu dài.

Xét nghiệm máu tổng quát có mấy loại?

Thông thường xét nghiệm máu chia thành 2 loại, xét nghiệm huyết học [CBC] và xét nghiệm sinh hóa máu.

  • Xét nghiệm huyết học: thường thực hiện trong các buổi khám sức khỏe định kỳ, giúp phát hiện các bệnh về thiếu máu, đông máu, ung thư máu.
  • Xét nghiệm sinh hóa máu: là một nhóm các xét nghiệm đo các hóa chất khác nhau trong máu, thường được thực hiện trên phần huyết tương. Các xét nghiệm có thể cung cấp cho bác sĩ thông tin về các cơ của bạn [bao gồm cả tim], xương và các cơ quan, chẳng hạn như thận và gan. Xét nghiệm sinh hóa máu bao gồm: Xét nghiệm canxi, điện giải, đường huyết, chức năng gan- thận,…

Vai trò của xét nghiệm máu tổng quát?

Theo các chuyên gia y tế có rất nhiều bệnh lý được phát hiện thông qua các chỉ số xét nghiệm máu tổng quát.

Các bệnh lý về máu và các thành phần trong máu: các bác sĩ sẽ phát hiện ra được nhiều bệnh lý nguy hiểm như: Thiếu máu, viêm nhiễm, nhiễm ký sinh trùng, các vấn đề về đông máu, thậm chí là ung thư… Các bước thực hiện xét nghiệm bao gồm:

  • Kiểm tra tế bào hồng cầu: Tế bào hồng cầu có vai trò mang oxy từ phổi đến các cơ quan khác trong cơ thể. Xét nghiệm thấy tế bào hồng cầu bất thường rất có khả năng là dấu hiệu của tình trạng thiếu máu, mất nước, xuất huyết hoặc các chứng rối loạn khác về hồng huyết cầu.
  • Kiểm tra số lượng bạch cầu: Trong hệ miễn dịch đây là chỉ số sinh hóa máu vô cùng quan trọng. Lượng bạch cầu bất thường trong cơ thể càng nguy hiểm, có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng máu, thậm chí ung thư.
  • Hemoglobin [Hb]: Là thành phần quan trọng nhất trong quá trình vận chuyển oxy. Nếu lượng Hemoglobin bất thường, cơ thể có nguy cơ bị thiếu máu, hội chứng thalassemia hoặc các rối loạn máu khác.

Các bệnh lý liên quan đến đường huyết: Xét nghiệm máu cho thấy chỉ số đường [glucose] trong máu cao là dấu hiệu của bệnh đái tháo đường.

Các bệnh lý liên quan đến canxi trong máu: Xét nghiệm thấy lượng canxi trong máu cao hay thấp là dấu hiệu của các bệnh lý liên quan đến thận, xương khớp, tuyến giáp, suy dinh dưỡng, ung thư hoặc các bệnh lý rối loạn khác.

Các bệnh lý liên quan đến chất điện giải: Xét nghiệm cho thấy các chất điện giải [gồm natri, kali, bicarbonate và clorua] bất thường là dấu hiệu của các bệnh thận, bệnh gan, suy tim, tăng huyết áp, mất nước.

Các bệnh lý liên quan đến thận và các chức năng thận: Xét nghiệm máu đo nồng độ urê máu và creatinin có thông số bất thường là dấu hiệu của bệnh thận, hoặc rối loạn chức năng thận.

Các bệnh lý liên quan đến hoạt động enzym: Xét nghiệm máu cho thấy chỉ số enzym bất thường là dấu hiệu của các bệnh về tim mạch, tiêu hóa,…

Tình trạng cơ bắp và tế bào tim bị tổn thương: Xét nghiệm máu kiểm tra nồng độ troponin trong máu cho bệnh nhân khi có dấu hiệu bị đau ngực hoặc đau tim.

Nguy cơ mắc bệnh tim và rối loạn mỡ máu: Thông qua các chỉ số máu liên quan đến nồng độ cholesterol, Triglyceride, bác sĩ sẽ xác định được nguy cơ mắc bệnh tim mạch, mạch vành, rối loạn mỡ máu…

  • Nồng độ cholesterol xấu: Trong mạch máu có nhiều cholesterol xấu sẽ tạo ra các mảng xơ vữa làm cản sự lưu thông máu, gây tắc nghẽn mạch máu.
  • Nồng độ cholesterol tốt: Có tác dụng ngăn ngừa tình trạng tắc nghẽn lưu thông máu.
  • Triglyceride: là một loại chất béo có trong máu.

ThS.BS Bùi Ngọc An Pha cho biết, tại Hệ thống Phòng khám Dinh dưỡng NutriHome, quy trình khám, tư vấn, xét nghiệm và điều trị về dinh dưỡng được xây dựng khoa học từ việc thăm khám, xét nghiệm chẩn đoán, xây dựng khẩu phần đến lên thực đơn cá thể hóa và hướng dẫn chế biến món ăn khoa học, góp phần nâng cao hiệu quả điều trị bệnh.

Chủ Đề