Quyền bỏ phiếu chứng khoán là gì

Ý nghĩa ngày giao dịch không hưởng quyền và ngày đăng ký cuối cùng

Khi đọc tin về thị trường niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán trái phiếu Hồ Chí Minh và Trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội, nhà đầu tư có thể sẽ đọc được những thông báo về ngày Đại hội đồng cổ đông kèm theo đó là ngày giao dịch không hưởng quyền và ngày đăng ký cuối cùng. Đây là hai mốc thời gian mà nhà đầu tư cần lưu ý. Lý do có hai ngày này là vì cổ phiếu được mua đi bán lại thường xuyên trên thị trường nên tổ chức phát hành phải xác định những cổ đông hiện hữu, hay khái niệm thường được nhắc đến là chốt danh sách cổ đông cho mục đích hưởng quyền.  

Ý nghĩa của hai ngày đó được hiểu như thế nào?

Trước hết, cần làm rõ cách hiểu về quyền. Quyền cần được hiểu rộng hơn, không chỉ là quyền nhận cổ tức, mà còn có cả quyền mua cổ phiếu phát hành thêm với tỷ lệ hoặc giá ưu đãi, quyền bỏ phiếu, quyền đóng góp ý kiến đối với các hoạt động kinh doanh của công ty. Cụ thể các quyền này là gì sẽ được ghi rõ trong thông báo của công ty đó.  

Như vậy, ngày giao dịch không hưởng quyền là ngày mà nhà đầu tư mua chứng khoán sẽ không được nhận các quyền trên. Theo quy định, Trung tâm Lưu ký chứng khoán sẽ chốt danh sách cổ đông cho tổ chức phát hành. Với các giao dịch có thời hạn thanh toán T+3, nghĩa là với các giao dịch có thời hạn thanh toán là "3 ngày", ở đây được hiểu là "3 ngày làm việc" [không tính  thứ Bảy, Chủ nhật và ngày nghỉ lễ], nhà đầu tư mua cổ phiếu 2 ngày trước ngày đăng ký sở hữu sẽ không có tên trong sổ cổ đông vì giao dịch chưa được thanh toán, do vậy sẽ không được hưởng quyền. Khi đó, ngày T+3, T+2, T+1 được công bố là ngày giao dịch không hưởng quyền. 

Tuỳ thuộc vào mục đích của việc chốt quyền, nhà đầu tư sẽ được thông báo về việc điều chỉnh giảm giá cổ phiếu tương ứng với quyền mua cổ phiếu. Nếu là chốt quyền để trả cổ tức, nhà đầu tư cũng sẽ được thông báo về mức cổ tức được trả. Đi kèm với ngày giao dịch không hưởng quyền còn có ngày đăng ký cuối cùng để chốt danh sách cổ đông. Điều đó được hiểu là từ trước ngày này trở về trước, nhà đầu tư thực hiện giao dịch vẫn được ghi vào danh sách cổ đông để chốt quyền. Có nhà đầu tư thắc mắc: "Cổ đông cần giữ cổ phiếu bao lâu để có quyền nhận cổ tức?". Nếu áp dụng theo quy định trên, chỉ cần cổ đông có tên trong danh sách vào ngày chốt quyền, cổ đông đó đương nhiên sẽ được hưởng quyền lợi, không kể cổ đông đó đã giữ cổ phiếu từ lâu hay mới chỉ được ghi tên vào trước ngày chốt quyền.

Cổ phiếu có quyền biểu quyết [tiếng Anh: Voting Shares] là những cổ phiếu cho phép người nắm giữ chúng bỏ phiếu về các vấn đề hoạch định chính sách của công ty.

Hình minh họa

Cổ phiếu có quyền biểu quyết

Khái niệm

Cổ phiếu có quyền biểu quyết trong tiếng Anh là Voting Shares.

Cổ phiếu có quyền biểu quyết là những cổ phiếu cho phép người nắm giữ chúng bỏ phiếu về các vấn đề hoạch định chính sách của công ty. Cổ phiếu có quyền biểu quyết cũng cho phép cổ đông sở hữu nó bỏ phiếu về người được gia nhập hội đồng quản trị của công ty.

Cách thức cổ phiếu có quyền biểu quyết hoạt động

Các loại cổ phiếu khác nhau - chẳng hạn như cổ phiếu ưu đãi - đôi khi không cho người nắm giữ chúng có quyền biểu quyết. Những người nắm giữ cổ phiếu có quyền biểu quyết có thể tác động đến các quyết định về định hướng tương lai của công ty. 

Ví dụ, nếu công ty A đang xem xét đề nghị mua lại của một công ty khác hoặc một nhóm các nhà đầu tư, chủ sở hữu cổ phiếu có quyền biểu quyết của công ty A có thể bỏ phiếu chấp thuận hoặc chống lại đề nghị đó.

Cổ đông sở hữu cổ phiếu có quyền biểu quyết thường nhận được thông tin liên lạc từ công ty về các vấn đề cần đến các cổ đông bỏ phiếu để thực hiện.

Quyết định bỏ phiếu hoặc không bỏ phiếu về các vấn đề đó không ảnh hưởng trực tiếp đến quyền sở hữu cổ phần hoặc giá trị của của chúng. Nhưng những động thái tiếp theo xuất phát từ kết quả biểu quyết có thể ảnh hưởng đến giá trị thị trường của công ty.

Các loại cổ phiếu có quyền biểu quyết

Tùy thuộc vào loại cổ phiếu phát hành, các cổ đông năm giữ chúng có thể có mức độ quyền biểu quyết khác nhau. Ví dụ, một công ty cấp một loại cổ phiếu riêng cho nhà sáng lập, quản lí cấp cao và những nhân viên đầu tiên của công ty. Mỗi cổ phiếu có nhiều quyền biểu quyết hơn so với 1 cổ phiếu thông thường

Công ty cũng có thể phát hành thêm cổ phiếu chỉ mà chỉ có một phiếu bầu cho mỗi cổ phiếu. Công ty cũng có thể phát hành cổ phiếu không có quyền biểu quyết. Nói chung, các cổ phiếu này được gọi là cổ phiếu loại A hoặc cổ phiếu loại B.

Các loại cổ phiếu có quyền biểu quyết khác nhau có thể có giá trị thị trường khác nhau, đặc biệt nếu có cổ phiếu mới được chào bán thông qua việc chia tách cổ phiếu.

Ví dụ về cổ phiếu có quyền biểu quyết

Google là một trong những công ty đáng chú ý nhất có nhiều loại cổ phiếu. Những cổ phiếu giao dịch dưới mã GOOGL là cổ phiếu loại A có quyền biểu quyết. 

Nhưng còn có một loại cổ phiếu khác được giao dịch với mã chứng khoán GOOG, đó là cổ phiếu loại C không có quyền biểu quyết. 

Ngoài ra, Google còn có cổ phiếu loại B không được phép giao dịch. Các cổ phiếu Google loại B này được nắm giữ bởi những người trong nội bộ công ty. Loại cổ phiếu này có quyền biểu quyết đặc biệt, mỗi cổ phiếu được tính là 10 phiếu bầu.

Trong khi đó, Berkshire Hathaway của  Warren Buffett cũng có nhiều lớp cổ phiếu. Cổ phiếu hạng A của Berkshire giao dịch với mã chứng khoán BRK.A và có quyền biểu quyết. Tới tháng 11/2019, các cổ phiếu loại A này giao dịch với giá hơn 325.000 USD/cổ phiếu. 

Nhưng các nhà đầu tư cũng có thể sở hữu một phần Berkshire Hathaway với mức giá rẻ hơn nhiều. Cổ phiếu loại B của Berkshire được giao dịch với giá 216 USD/cổ phiếu, nhưng chúng không có quyền biểu quyết.

[Tham khảo: Investopedia]

Chủ Đề