Rối loạn cơ tròn kiểu ngoại vi là gì

Khi hệ thần kinh bị tổn thương, người bệnh có thể gặp hiện tượng rối loạn cơ tròn, ảnh hưởng tới khả năng đại – tiểu tiện chủ động. Vậy triệu chứng của bệnh là như thế nào?

Hệ thần kinh bị tổn thương người bệnh có thể gặp hiện tượng rối loạn cơ tròn

TÌM HIỂU RỐI LOẠN CƠ TRÒN LÀ GÌ?

Theo Bác sĩ, Giảng viên Y sĩ đa khoa cho biết: Rối loạn cơ tròn là một rối loạn chức năng phổ biến thường gặp ở bệnh nhân tổn thương thần kinh. Các triệu chứng của rối loạn cơ tròn thường xuất hiện sau những bệnh lý, tổn thương hệ thần kinh như tai biến mạch máu não, chấn thương sọ não, chấn thương cột sống,…

Ngoài ra, vấn đề tuổi tác cũng là một nguyên nhân dẫn đến suy giảm khả năng kiểm soát cơ tròn.

Rối loạn cơ tròn trên bệnh nhân suy giảm chức năng não bộ được phân theo 2 loại phụ thuộc vào các dấu hiệu rối loạn ở người bệnh là rối loạn cơ tròn bàng quang và rối loạn cơ tròn hậu môn, cụ thể:

Rối loạn cơ tròn bàng quang

Đây là dạng rối loạn cơ tròn có tỉ lệ người mắc cao hơn. Các triệu chứng rối loạn cơ tròn bàng quan được thể hiện ở nhiều mức độ:

Tiểu khó: Bệnh nhân rất khó khăn khi đi tiểu và mất nhiều thời gian. Họ đi tiểu lắt nhắt kèm cảm giác tiểu buốt.

Bí tiểu: Người bệnh thường mất cảm giác buồn tiểu, nước tiểu quá đầy trong bàng quang sẽ tự động chảy ra ngoài. Hoặc bệnh nhân vẫn có cảm giác buồn tiểu nhưng không đi tiểu được do không điều khiển được tròn.

Tiểu tự động: Nước tiểu tự chảy ra hoặc tự dừng không theo ý muốn của bệnh nhân. Loại rối loạn này thường rất nghiêm trọng do dễ gây viêm loét trên da bệnh nhân và nhiễm trùng tiết niệu.

Rối loạn cơ tròn hậu môn do suy giảm chức nặng não bộ

Tỷ lệ bệnh nhân bị suy giảm chức năng não bộ gặp phải các triệu chứng rối loạn cơ tròn hậu môn có phần thấp hơn rối loạn cơ tròn bàng quang, tuy nhiên cũng không hiếm gặp các trường hợp người bệnh gặp phải những rắc rối này.

Phân loại triệu chứng rối loạn cơ tròn hậu môn cụ thể như sau:

Táo bón: Bệnh nhân không đi đại tiện nhiều ngày do không có cảm giác buồn đại tiện hoặc có cảm giác buồn đại tiện nhưng không thể đi được do không điều khiển được cơ tròn.

Đại tiện không chủ động: bệnh nhân mất cảm giác mót rặn, phân tự đi ra do cơ hậu môn luôn mở. Cũng giống như rối loạn bàng quang dạng tiểu tiện không tự chủ, đại tiện không chủ động dễ dẫn đến viêm loét và nhiễm trùng.

Tập luyện những bài tập hồi phục toàn diện để nâng cao thể chất

GIẢI PHÁP CHĂM SÓC ĐỐI VỚI BỆNH NHÂN BỊ RỐI LOẠN CƠ TRÒN LÀ GÌ?

Chăm sóc bệnh nhân bị rối loạn cơ tròn không chỉ yêu cầu sự kiên trì, chịu khó mà còn cần những kiến thức khoa học cơ bản. Dưới đây là những cách chăm sóc và điều trị đối với bệnh nhân bị rối loạn cơ tròn như sau:

Dinh dưỡng cho người rối loạn cơ tròn

Người bệnh cần được ăn những thức ăn mềm, dễ tiêu hoá. Chế độ ăn cần đầy đủ chất dinh dưỡng, giàu đạm, dễ hấp thu, ít chất bã. Đặc biệt ưu tiên các thực phẩm giàu vitamin A,B,C và chất xơ. Bạn cũng đừng quên cho bệnh nhân uống đủ nước mỗi ngày.

Một số lưu ý trong chế độ ăn cho người bệnh mắc rối loạn cơ tròn:

  • Chất đạm: Nên ưu tiên sử dụng các thực phẩm chứa đạm không có nhiều cholesterol, các loại có đạm từ thực vật và động vật như cá, trứng, đậu nành, sữa, thịt nạc…
  • Đảm bảo các vitamin và khoáng chất cần thiết: Các loại rau xanh, có nguồn vitamin dồi dào, các loại trái cây tươi [cam, việt quất, cà chua, bưởi,…] chứa chất chống oxy hóa cao, làm giảm nguy cơ thoái hóa tế bào đặc biệt đối với hệ thần kinh.
  • Hạn chế ăn mặn: Muối được sử dụng nhiều làm tăng khả năng hấp thu nước trong máu gây ra tình trạng cao huyết áp [nguyên nhân làm tăng nguy cơ đột quỵ].
  • Chất kích thích: Nói không với chất kích thích.

Chăm sóc hệ tiêu hoá và tiết niệu cho bệnh nhân:

Bên cạnh vấn đề dinh dưỡng cơ tròn, bệnh nhân bị rối loạn cơ tròn cũng cần được chăm sóc hệ tiêu hoá và tiết niệu một cách kĩ càng hơn, cụ thể:

Cẩn thận chăm sóc hệ tiêu hóa được ổn định:

  • Tập thói quen đi đại tiện đúng giờ
  • Dùng tay xoa dọc khung đại tràng
  • Xoa bụng theo chiều kim đồng hồ [ từ phải qua trái ]
  • Kích thích đại tràng bằng tay [kích thích cơ hậu môn để cơ hậu môn mở, chất thải đi ra ngoài dễ dàng hơn]
  • Sử dụng thuốc nhuận tràng
  • Nếu bệnh nhân không thể tự đi đại tiện được cần phải tháo thụt phân
  • Cần giữ vệ sinh sạch sẽ cho người bệnh tránh trường hợp nhiễm khuẩ

Chăm sóc hệ tiết niệu:

Mỗi 4 tiếng tập cho bệnh nhân ngồi bô để tiểu tiện.

  • Xoa bóp bàng quang để kích thích cảm giác buồn tiểu.
  • Sử dụng nước ấm để chườm lên bàng quang khi bệnh nhân đi tiểu tiện.
  • Cho người bệnh nghe tiếng nước suối chảy róc rách giúp kích thích tiểu tiện.
  • Nếu người bệnh không thể tự tiểu tiện được thì họ cần được hỗ trợ bằng cách đặt ống sonde. Các dụng cụ y tế chăm sóc và cả người chăm sóc cần phải được giữ vệ sinh tuyệt đối.

Đặc biệt bệnh nhân cần kiểm tra màu sắc của nước tiểu mỗi ngày để phát hiện kịp thời bất thường

PHỤC HỒI CHỨC NĂNG HỘI CHỨNG ĐUÔI NGỰA

PHỤC HỒI CHỨC NĂNG HỘI CHỨNG ĐUÔI NGỰA

I.   ĐẠICƯƠNG

1.  Khái niệm

Hội chứng đuôi ngựa là một cấp cứu ngoại thần kinh phức tạp. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh nhân sẽ liệt vận động kèm rối loạn cảm giác, dinh dưỡng ở một hoặc hai chân và vùng sinh dục hậu môn, rối loạn cơ tròn bàng quang. Các triệu chứng của hội chứng đuôi ngựa xuất hiện nhanh chóng và thường phối hợp với nhau ở nhiều mức độ: đau vùng thắt lưng hông, chi dưới, rối loạn cảm giác, vận động…

2.  Nguyênnhân

Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng, hẹp ống sống, u dây thần kinh vùng đuôi ngựa, u ống nội tủy vùng đuôi ngựa.

3.  Phânloại

3.1.    Hội chứng đuôi ngựa cao [hội chứng đuôi ngựa trên hay hội chứngđuôingựatoànbộ,tổnthươngtừL1đếnS5]

-   Liệt mềm hai chidưới.

-   Rốiloạncảmgiácởmôngvàhaichidưới.

-   Rối loạn cơ vòng kiểu ngoạivi.

3.2.  Hộichứngđuôingựagiữa[tổnthươngtừL3–S5]

-   Liệt gấp, duỗi cẳngchân.

-   Liệt hoàn toàn bàn và ngónchân.

-   Rốiloạncảmgiácmông,sauđùi,toànbộcẳngchânvàtoànbộbànchân.

-   Rối loạn cơ vòng kiểu ngoạivi.

3.3.  Hộichứngđuôingựathấp[haydưới,tổnthươngtừS3đếnS5]

-     Rốiloạncảmgiácvùngyênngựa[thườngcókèmtheođauvàdịcảm].

-   Rối loạn cơ vòng kiểu ngoạivi.

II.   CHẨNĐOÁN

1.  Các công việc của chẩnđoán

1.1.  Hỏi bệnh: chú ý khaithác

-   Ngày bị bệnh, ngày vào khoa cấp cứu, tổng số ngày đã nằmviện.

-   Cách khởi đầu: đột ngột hay từtừ

-   Tiềnsửchấnthươngcộtsống,cáctổnthƣơngphốihợp.

-   Các triệu chứng xuất hiện trong những ngày đầu: đau hoặc dị cảm ở một hoặc hai bên chân; đôi khi khu trú ở vùng hậu môn hoặc đáy chậu; tăng lên khi gắng sức [ho, đại tiện] và khi thay đổi tƣ thế. Mất cảm giác có thể gặp ở toàn bộ một hoặc hai chân, ở vùng đáy chậu [mất cảm giác vùng yên ngựa] đôi khi mất cảm giác đại tiểutiện.

-   Các triệu chứng xuất hiện trong những ngày sau: rối loạn đại tiểu tiện, teo cơ, loét, liệt dương [namgiới]…

1.2.  Khámvàlượnggiáchứcnăng

-   Giảm vận động ở một hoặc haichân

-   Mất cảm giác có thể gặp ở toàn bộ một hoặc hai chân, ở vùng đáy chậu [mất cảm giác vùng yênngựa]

-   Mất phản xạ gân gót, gối và phản xạ da gan bànchân.

-   Rối loạn cơtròn

-   Liệtdương

-   Rối loạn dinhdưỡng.

1.3.  Chỉ định xét nghiệm cận lâmsàng

-   MRI[chụpcộnghưởngtừ]cộtsốngthắtlưngvàvùngđuôingựa.

-   Chụpcộtsốngthắtlưngthẳng,nghiêng,chếch3/4;

-   Chụp tủy cản quang với thuốc cảnquang

2.  Chẩn đoán xácđịnh

-   Triệuchứnglâmsàng:tùyvàovịtrítổnthương

+ Liệt mềm hai chi dưới

+ Rối lọan cảm giác ở mông và hai chi dưới

+ Rối loạn cơ vòng kiểu ngoại vi.

- Chụp cộng hưởng từ cột sống thắt lưng và vùng đuôi ngựa: Thoát vị đĩa đệm, u dây thần kinh hoặc u nội tủy vùng đuôi ngựa.

3.  Chẩn đoán phânbiệt

-   Viêm đa rễ đa dây thầnkinh

4.  Chẩn đoán nguyênnhân

4.1.  Thoátvịđĩađệmvùngthắtlưng

Là nguyên nhân chính của chèn ép vùng đuôi ngựa.

Bệnh thường xuất hiện ở độ tuổi lao động [35 - 55 tuổi], nam giới mắc bệnh nhiều hơn nữ. Bệnh thường diễn biến đột ngột, đôi khi không đau, có lúc lại phối hợp với đau thần kinh tọa dữ dội. Triệu chứng thường ở một bên [một nửa hội chứng đuôi ngựa]. Nguyên nhân gây thoát vị đĩa đệm có thể do chấn thương cột sống; bê vác nặng hoặc sai tư thế; tuổi cao và một số bệnh lý cột sống bẩm sinh hoặc mắc phải như gai đôi, thoái hóa, gù vẹo cột sống cũng là  yếu tố thuận lợi gây thoát vị đĩa đệm. Chụp MRI cho phép đánh giá vị trí, số lượng, mức độ thoát vị và mức độ chèn ép. Tùy theo mức độ thoát vị đĩa đệm nhiều hay ít, một tầng hay đa tầng mà có thể áp dụng phương pháp điều trị nội khoa đơn thuần [dùng thuốc giảm đau paracetamol hay chống viêm giảm đau không corticoid; thuốc giãn cơ; vitamin; tập phục hồi chức năng; châm cứu…] hay phối hợp với điều trị ngoại khoa [phẫu thuật mổ mở hay kỹ thuật giảm áp đĩa đệm bằng laser quada].

4.2.  Hẹp ốngsống

Khoảng 15% các trƣờng hợp đau rễ thắt lưng hông có liên quan đến hẹp ống sống. Kích thước trước sau của ống sống thắt lưng bình thường khoảng từ 13 - 15mm, nếu kích thước trước sau dưới 13mm là hẹp ống sống. Người bệnh thấy đau hoặc dị cảm hai chân [đi khập khiễng cách hồi] xuất hiện sau một khoảng đi bộ một vài trăm mét [phải dừng lại] hay ở tư thế đứng lâu hoặc rối loạn cơ tròn bàng quang. Nguyên nhân bao gồm hẹp ống sống bẩm sinh, nặng lên do thoái hóa và thoát vị đĩa đệm; gãy hoặc xẹp đốt sống; viêm đốt sống; quá phát dây chằng vàng… Phương pháp điều trị bao gồm nội khoa phối hợp với cắt bỏdâychằngvàngcủaốngsốngvùngthắtlưng.

4.3.  U dây thần kinh vùng đuôingựa

Đây là nguyên nhân trong màng cứng hay gặp của hội chứng đuôi ngựa. Hầu hết các trường hợp u dây thần kinh vùng đuôi ngựa đều có kết quả tốt khi cắt bỏ sớm khối u.

4.4.  U ống nội tủy vùng đuôingựa

Là loại u hay gặp, được sinh ra từ vùng tận cùng của tủy sống và tổn thƣơng tăng dần, chiếm toàn bộ túi cùng thắt lƣng làm cho phẫu thuật khó khăn.

III. PHỤC HỒI CHỨC NĂNG VÀ ĐIỀU TRỊ

1.  Nguyên tắc phục hồi chức năng và điềutrị

-   Phòngngừavàđiềutrịcácthươngtậtthứcấpsaukhibịbệnh.

-     Phục hồi chức năng vận động, bàng quang và đường ruột bằng các phươngpháp.

-   Hướngnghiệpchobệnhnhânkhiraviện.

2.  Cácphươngphápvàkỹthuậtphụchồichứcnăng

2.1.  Vận động trịliệu

-    Các bài tập vận động dựa vào lượng giá lực cơ, tầm vận động khớp nhằmcảithiệnlựccơ,tầmvậnđộngkhớp,tăngcườnghoạtđộngchứcnăng.

-   Huấn luyện dichuyển

2.2.  Dụng cụ chỉnhtrực

-   Nẹp cẳng bàn chân [AFO] trợ giúp dángđi.

2.3.  Phục hồi chức năng bàngquang

-   Điều trị bàng quang thần kinh dựa trên kết quả đo niệu độnghọc

-   Mụctiêu:

+ Làm rỗng bàng quang thường xuyên và hoàn toàn

+ Giúp bệnh nhân kiểm soát được tiểu tiện.

+ Tránh các biến chứng nhiễm trùng tiết niệu

+ Tránh gây trào ngược từ bàng quang lên thận.

-   Các biện phápPHCN

+ Bài tập cơ đáy chậu, cơ thành bụng

+ Thông tiểu

·     Sonde tiểulưu

·     Sonde tiểu cáchquãng

2.4.  Phục hồi chức năng đườngruột

-     Mụctiêu:

+ Tạo được thói quen hoạt động [chương trình định kỳ] của đường ruột

+ Hạn chế tối thiểu các thương tật thứ cấp của đường ruột [trĩ, nứt kẽ hậu môn...]

-   Biệnpháp:

+ Để kiểm soát đại tiện cần chế độ ăn uống, tập luyện và hoạt động bài  tiết điềuđộ.

*   Điều độ: tập cho ruột hoạt động điều độ ở một thời điểm nhất định trong ngày hoặc cáchngày.

*   Chế độ ăn: chọn thức ăn phù hợp với ngườibệnh

*   Chế độ tậpluyện:

Dùng ngón tay móc phân ra ngày/lần.

Cho ngồi bô hoặc tolet, nếu không ngồi được cho nằm nghiêng trái. Cho thức ăn làm phân đặc lại

3.  Các điều trịkhác

3.1.  Thuốc: Nhuận tràng, giảm đau thần kinh,…

3.2.  Điều trị đau thầnkinh

-   Tâm lí trị liệu.

-   Âm nhạc trịliệu

3.3.  Phục hồi chức năng tìnhdục

-   Phục hồi ham muốn tìnhdục

Điều cơ bản của việc tìm lại sự thoả mãn và ham muốn tình dục là việc học cách đối mặt với khiếm khuyết, đối mặt với mất mát đã qua, học cách đánh giá lại những phần cơ thể bị khiếm khuyết, tập luyện thế nào để phần khiếm khuyết đó trở thành công cụ giúp duy trì trạng thái sinh lý và ham muốn tình dục.

-   Cácphươngtiệnvàthuốchỗtrợsựcươngdương

+ Phương pháp ép: Phương pháp ép là một phương pháp dùng tay đặt dương vật mềm hoặc mới cương cứng một nửa vào âm đạo.

+ Thiết bị dính: Với nam giới gặp phải khó khăn trong việc duy trì  cương dương thì có thể đạt được mong muốn nhờ sử dụng thiết bị dính. Một vòngtròncaosuhoặcsiliconcóđộcăngthíchhợpđượcđặtvàochândươngvật sau khi cương, giúp giữ máu ở trong thể hang và duy trì sự cương cứng của dươngvật.

+Muse:Muselàphươngphápgiúpđạtđượccươngdươngnhờđặtthuốc ở niệu đạo. Một viên thuốc đạn có chứa hợp chất alprostadil [có thể dùng để tiêm] được đặt vào trong niệu đạo. Hợp chất này có tác dụng làm các mạch máu cobóptănglượngmáucungcấpchodươngvật.Tuynhiênphươngphápnàycó mộtsốtácdụngphụnhưtăngnguycơnhiễmtrùng,hạhuyếtáp,choángngất.

+ Máy rung: Sử dụng máy rung là một giải pháp thích hợp cho người chỉ có thể cương dương khi được kích thích mạnh. Máy rung không to như dương vật mà chỉ là một hệ thống rất nhỏ được bác sĩ vật lý trị liệu sử dụng cho rất nhiều mục đích khác nhau và có thể đạt được tần suất rung tối ưu. Đây là phương tiện đơn giản có thể dùng để kích thích giao hợp.

+ Phương pháp tiêm Prostaglandin vào thể hang: Tiêm vào trong thể hang là phương pháp được sử dụng trong trường hợp rối loạn cương dương.

+ Thuốc uống: Một bước đột phá trong việc điều trị rối loạn cương dương là việc sử dụng Sidenafil [Viagra]. Sau khi uống thuốc từ 30- 60 phút, khả năng cương dương sẽ đạt được sau khi được kích thích. Thuốc Viagra tỏ ra rấthiệuquảđốivớinhữngngườibịtổnthươngtuỷsống

+ Phương pháp bơm chân không: Bơm chân không là phương pháp hỗ trợđạtđượccươngdươngđủmạnh.Phươngphápnàyhoạtđộngnhưsau:Bơm đặt ở gần dương vật, tạo môi trường chân không giúp dương vật cương cứngvà sau đó duy trì cương dương bởi một vòng đặt ở chân dương vật. Bơm chân không có thể vận hành bằng tay hoặc bằngđiện.

+ Phẫu thuật: Phẫu thuật trong trường hợp rối loạn cương dương chính là làm thông các mạch máu bị tắc và đặt bộ phận giả [dương vật giả bán cứng hoặc dương vật giả cấu tạo 3 phần].

IV.  THEO DÕI VÀ TÁI KHÁM

-   Theodõi

+ Tình trạng liệt về vận động và mất cảm giác

+ Tình trạng rối loạn đại tiểu tiện

+ Tình trạng đau

-   Tái khám: Sau 3 - 6tháng

Video liên quan

Chủ Đề