Rối loạn kinh nguyệt ở tuổi dậy thì có sao không

Trước khi đi vào phần giải đáp thắc mắc, các chị em và các bé gái nên hiểu rõ các thông tin liên quan đến kinh nguyệt ở tuổi dậy thì là gì.

Đây là hiện tượng chảy máu ở âm đạo do lớp niêm mạc tử cung bong tróc tạo nên. Các bé gái khi bước vào tuổi dậy thì đều phải trải qua kì kinh đầu tiên. Kinh nguyệt sẽ được lặp đi lặp lại theo chu kỳ, mỗi chu kỳ khoảng 28 - 35 ngày tùy vào thể trạng mỗi người.

Tuy nhiên, có nhiều trường hợp kinh nguyệt của các bé gái không đêu. Không cần lo lắng, đây là hiện tượng bình thường, khi bước vào tuổi dậy thì, các hệ thống vùng dưới đồi còn chưa được hoàn chỉnh. Tình trạng này được điều chỉnh trong 1 - 2 năm đầu và chu kỳ kinh nguyệt sẽ diễn ra ổn định sau đó. 

Hiện tượng rối loạn kinh nguyệt tuổi dậy thì

Như trên đã nói, vào 1 - 2 năm đầu thì kinh nguyệt của các bé gái chưa ổn định do các hormon sinh dục và vùng dưới đồi chưa hoàn chỉnh. Hiện tượng đó được gọi là rối loạn kinh nguyệt tuổi dậy thì. Cụ thể:

  • Thời gian của chu kỳ kinh nguyệt: thông thường, mỗi người con gái có độ dài kinh nguyệt khoảng 1 tháng hoặc từ 21 - 35 ngày, thậm chí có trường hợp rối loạn đến nửa năm sau mới xuất hiện lần hành kinh tiếp theo. Khoảng thời gian giữa 2 kỳ kinh liên tiếp phụ thuộc vào sức khoẻ và thể trạng của mỗi người.
  • Lượng máu: lượng máu của kinh nguyệt tuổi dậy thì cũng thường không ổn định. Có lúc thì rất ít chỉ dưới 20 ml, nhưng cũng có lúc vượt ngưỡng 70 ml. 
  • Số ngày hành kinh: số ngày kinh của các bé gái cũng thay đổi thất thường có khi thì chỉ 2 ngày là kết thúc, khi thì 7 - 15 ngày.

2. Những câu hỏi thường gặp về kinh nguyệt ở tuổi dậy thì

Tuổi mới lớn là độ tuổi rất nhạy cảm và có nhiều thắc mắc với các vấn đề xung quanh. Đặc biệt, ở độ tuổi này các bé gái sẽ xuất hiện chu kỳ kinh nguyệt, sẽ có rất nhiều câu hỏi liên quan đến vấn đề này. Đó là:

Chu kỳ kinh nguyệt không đều có sao không

Chu kỳ kinh nguyệt ở tuổi dậy thì không đều với trường hợp lệch ngày thì không sao, đặc biệt là 1 - 2 năm đầu. Nguyên nhân của hiện tượng này là do hormon sinh dục chưa ổn định cũng như các thay đổi thất thường của độ tuổi mới lớn, cũng có thể do các bé thay đổi cân nặng một cách đột ngột. Tuy nhiên, khi đã qua 2 tháng mà chu kỳ kinh nguyệt chưa đến thì nên gặp bác sĩ để được tư vấn.

Tại sao các loại băng vệ sinh có kích thước không bằng nhau

Các loại băng vệ sinh được sản xuất khác nhau tùy thuộc vào lượng máu hành kinh của chị em phụ nữ. Chị em có thể dựa vào lượng máu để lựa chọn băng vệ sinh phù hợp. Đối với những người có lượng máu kinh nhiều hay vào các ngày đầu của kỳ hành kinh nên chọn loại băng lớn, có khả năng thấm hút cao. Ngược lại, với những người có lượng máu kinh ít nên chọn loại băng nhỏ. Tuy nhiên, vào các kỳ hành kinh nên vệ sinh vùng kín thường xuyên và thay băng vệ sinh ít nhất 4 tiếng/lần.

Làm cách nào để giảm đau trong thời gian hành kinh

Vào các ngày hành kinh, chị em thường bị hành hạ bởi những cơn đau thống khổ. Những cách sau có thể khiến giảm đau trong chu kỳ kinh nguyệt tuổi dậy thì và cả người trưởng thành:

  • Sử dụng thuốc giảm đau: Acetaminophen, Ibuprofen và Naproxen là các loại thuốc được ưa chuộng trong việc giảm đau bụng kinh hiệu quả.
  • Dùng khăn ấm chườm nóng ở các vị trí như lưng, bụng cũng sẽ khiến bạn dễ chịu hơn.
  • Ưu tiên sử dụng các loại hoa quả, rau xanh thay vì các chất kích thích có hại cho sức khỏe.

Trong 1 tháng có 2 lần hành kinh thì có sao không

Chu kỳ kinh nguyệt tuổi dậy thì thông thường khoảng từ 21 - 35 ngày tùy thể trạng của mỗi người. Đối với những người có chu kỳ kinh nguyệt nhỏ hơn 30 ngày thì có thể có 2 lần hành kinh trong 1 tháng. Vì vậy, trong 1 tháng có 2 lần hành kinh là điều bình thường.

Tại sao khi đến tháng lại có cảm giác như bị phù

Trong thời gian hành kinh, nước được tích tụ và giữ lại cơ thể gây ra cảm giác như bị phù ở cơ thể. Để giảm cảm giác đó bạn nên lựa chọn ăn các loại thực phẩm ít muối và đặc biệt không nên uống cà phê.

Như vậy, bài viết này đã trang bị đầy đủ kiến thức cho các bé gái về chu kỳ kinh nguyệt tuổi dậy thì. Kinh nguyệt là hiện tượng sinh lý bình thường, khi hành kinh sẽ đi kèm với các triệu chứng đau bụng, mệt mỏi, tâm trạng không ổn định. Vì thế, việc nắm rõ các kiến thức liên quan sẽ giúp bé biết cách tự chăm sóc sức khỏe chính bản thân.

Xem thêm: Những điều cần biết về hội chứng tiền kinh nguyệt [PMS]

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

Kinh nguyệt không đều ở tuổi dậy thì là hiện tượng phổ biến mà hầu như bé gái nào cũng gặp phải sau khi trẻ hành kinh lần đầu. Tuy có vẻ bất thường nhưng sự thật lại không có gì đáng lo. Vậy tại sao kinh nguyệt không đều ở tuổi dậy thì? Làm sao để nhận biết trẻ sắp có kinh khi mà kinh nguyệt không đều?

Bài viết sau của Hello Bacsi sẽ giải đáp những vấn đề này dành cho các bậc phụ huynh và các bé đang quan tâm. Mặc dù kinh nguyệt không đều khi dậy thì là điều bình thường nhưng không có nghĩa là bạn được chủ quan. Hãy đưa trẻ đi khám nếu phát hiện bất kỳ dấu hiệu bất thường nào nhé!

Kinh nguyệt không đều ở tuổi dậy thì được nhận biết qua những dấu hiệu nào?

Hầu hết các bé gái sẽ có kinh lần đầu trong độ tuổi từ 10 đến 15. Một số trẻ có thể có kinh muộn hơn hoặc sớm hơn tùy thuộc vào chế độ ăn uống và sự phát triển của mỗi bé. Về chu kỳ kinh nguyệt, số ngày sẽ được tính từ ngày bắt đầu có kinh của kỳ kinh này đến ngày có kinh lại của kỳ kinh ngay sau đó.

Thông thường, một chu kỳ kinh nguyệt trung bình sẽ là 28 ngày. Tuy nhiên, độ dài chu kỳ có thể thay đổi và khác nhau giữa mỗi bạn gái. Đối với trẻ mới dậy thì, hiện tượng kinh nguyệt không đều trong năm đầu tiên có kinh là rất phổ biến. Tình trạng này được thể hiện qua những dấu hiệu điển hình sau đây:

  • Chu kỳ kinh nguyệt của trẻ dưới 21 ngày hoặc trên 45 ngày
  • Thời gian có kinh trong mỗi chu kỳ thường thay đổi, chẳng hạn như tháng trước chu kỳ của trẻ là 24 ngày nhưng tháng này chu kỳ lại kéo dài đến 45 ngày
  • Nhu cầu thay băng vệ sinh nhiều lần, bao gồm cả vào ban đêm
  • Thời gian hành kinh của trẻ có thể kéo dài hơn 7 ngày.
  • Đôi khi, trẻ có thể xuất huyết âm đạo giữa các kỳ kinh.

Bên cạnh tình trạng kinh nguyệt không đều ở tuổi dậy thì, trẻ còn có thể trải qua một số vấn đề khác liên quan đến chu kỳ như:

  • Vô kinh: Không có kinh nguyệt nhiều tháng
  • Kinh thưa: Hành kinh không đều đặn, mỗi chu kỳ thường có độ dài trên 35 ngày hoặc ít hơn 9 chu kỳ kinh nguyệt trong một năm
  • Rong kinh: Thời gian hành kinh kéo dài hơn 7 ngày hoặc lượng máu của chu kỳ kinh nguyệt nhiều hơn 80 ml.
  • Đau bụng kinh: Trẻ cảm thấy đau đớn khi “rụng dâu”.

Có thể bạn quan tâm: Chu kỳ kinh nguyệt 35 – 40 ngày: Liệu có phải là dấu hiệu bất thường?

Tại sao kinh nguyệt không đều ở tuổi dậy thì?

Trẻ dậy thì có kinh không đều là tình trạng phổ biến nhưng không phải ai cũng hiểu được tại sao kinh nguyệt không đều ở tuổi dậy thì? Sự thật là rối loạn kinh nguyệt ở tuổi vị thành niên có mối liên hệ với tình trạng chảy máu tử cung do rối loạn chức năng [Dysfunction uterine bleeding – DUB]. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này chính là do buồng trứng không phóng thích trứng. Từ đó khiến kinh nguyệt của phái nữ đến muộn hơn hoặc sớm hơn và có thể ra nhiều máu hơn bình thường.

Đối với các bé gái bước vào tuổi dậy thì, sau lần hành kinh đầu tiên thì buồng trứng vẫn chưa phát triển đầy đủ, cơ thể đang mất cân bằng hormone nên không giải phóng trứng đều đặn. Điều này khiến chu kỳ kinh nguyệt của trẻ thường bị rối loạn và lượng máu kinh cũng không ổn định. Tuy nhiên, đây là một hiện tượng sinh lý bình thường nên không cần quá lo lắng.

Ngoài ra, kinh nguyệt không đều ở tuổi dậy thì còn có thể là do những nguyên nhân khác, chẳng hạn như:

  • Trẻ bị rối loạn ăn uống dẫn đến sụt cân hoặc tăng cân bất thường
  • Trẻ tham gia các cuộc thi thể thao và luyện tập với cường độ mạnh
  • Trẻ mắc bệnh mãn tính
  • Trẻ sử dụng chất kích thích
  • Trẻ mắc bệnh phụ khoa, chẳng hạn như hội chứng buồng trứng đa nang [PCOS] hoặc âm đạo có dị tật.

Kinh không đều ở tuổi dậy thì – Làm sao để nhận biết khi sắp có kinh?

Ngoài việc tìm hiểu tại sao kinh nguyệt không đều ở tuổi dậy thì, nhiều phụ huynh lẫn các bé cũng quan tâm đến vấn đề làm sao để nhận biết cơ thể sắp có kinh. Bởi vì kinh nguyệt rối loạn khiến trẻ khó dự đoán được ngày hành kinh của kỳ kinh sau. Điều này có thể gây một số bất tiện khi đi học, đi chơi, tập thể dục, bơi lội, tham gia hoạt động ngoại khóa…

Do đó, cách duy nhất để hạn chế một số rắc rối là trẻ cần chú ý đến các dấu hiệu sắp có kinh và luôn chuẩn bị băng vệ sinh trong ba lô khi phải ra ngoài. Các dấu hiệu cho thấy trẻ sắp có kinh cần chú ý, bao gồm:

  • Ngực sưng, đau
  • Nổi mụn
  • Đau đầu
  • Chuột rút
  • Đau lưng ê ẩm
  • Rối loạn giấc ngủ
  • Đầy hơi, đôi khi đi ngoài phân lỏng
  • Tâm trạng thất thường, có thể không dễ chịu.

Khi nào trẻ dậy thì có kinh nguyệt không đều cần đi khám?

Sau khi hiểu được tại sao kinh nguyệt không đều ở tuổi dậy thì, chắc hẳn bạn cũng hiểu tình trạng này không phải là bệnh lý nên không cần đến việc điều trị. Khi trẻ lớn hơn và buồng trứng phát triển hoàn thiện thì chu kỳ kinh nguyệt sẽ tự đi vào “quỹ đạo” và trở nên đều đặn. Tuy nhiên, một số trường hợp kinh nguyệt của trẻ dậy thì có vấn đề bất thường thì bạn cũng không nên chủ quan. Thay vào đó, bạn nên cho trẻ đi khám nếu phát hiện:

  • Trẻ đã có kinh lần đầu nhưng sau đó ngừng kinh trong thời gian dài
  • Trẻ hành kinh kéo dài hơn 7 ngày, kèm theo chảy máu nặng, thay băng vệ sinh liên tục
  • Trẻ có kinh thường xuyên, đồng nghĩa với việc chu kỳ của trẻ thường ngắn hơn 21 ngày
  • Chu kỳ kinh nguyệt của trẻ quá dài, thường hơn 45 ngày
  • Trẻ bị chuột rút, đau bụng dữ dội mỗi khi hành kinh
  • Trẻ bị chảy máu bất thường giữa các kỳ kinh
  • Trẻ đã có kinh 3 năm trở lên nhưng chu kỳ kinh nguyệt vẫn không đều.

Đối với những trường hợp kể trên, bác sĩ có thể kê toa thuốc nội tiết tố, bổ sung sắt cho trẻ thiếu máu hoặc kê đơn các thuốc đặc trị khác. Mặc dù kinh nguyệt không đều ở tuổi dậy thì không đáng lo nhưng nếu phải đi khám, trẻ cần tuân theo những lời khuyên của bác sĩ về việc thay đổi lối sống để giúp chu kỳ kinh nguyệt trở nên đều đặn.

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Video liên quan

Chủ Đề