Rừng u minh hạ ở đâu

Vườn quốc gia là Vùng Lõi của rừng Rừng U Minh Cà Mau có diện tích khoảng 2000km2, nằm sát Vịnh Thái Lan, thuộc hai tỉnh Kiên Giang và tỉnh Cà Mau. Rừng U Minh là kiểu rừng rất đặc thù, được xếp hạng độc đáo và quý hiếm trên thế giới, gồm phần trên là Vườn quốc gia U Minh Thượng, phần dưới là Vườn quốc gia U Minh Hạ, giữa U Minh Thượng và U Minh Hạ là sông Trẹm và sông Cái Tàu. Nơi đây thiên nhiên rất hùng vĩ và hoang sơ.

Không gian xanh mát, mát mẽ, rộng lớn Rừng U Minh Hạ là một trong ba vùng lõi của Khu dự trữ sinh quyển Mũi Cà Mau, được UNESCO đưa vào danh sách các khu dự trữ sinh quyển của thế giới. Đây là khu vực có hệ sinh thái mang nét độc đáo của vùng đất ngập nước trên lớp than bùn.

Vị trí hay rừng u minh hạ ở đâu thuộc tỉnh Cà Mau. Địa giới hành chính nằm trên hai huyện U Minh và Trần Văn Thời. Được thành lập theo quyết định số 112/QĐ-TTg ngày 20 tháng 1 năm 2006 của Thủ tướng chính phủ Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, trên cơ sở nâng cấp khu bảo tồn thiên nhiên Vồ Dơi. Đây là khu vực có hệ động thực vật đặc trưng vùng đất ngập nước trên lớp than bùn do xác thực vật tích tụ lâu năm tạo thành.

Cách thành phố Cà Mau 40km, rừng quốc gia U Minh Hạ là một trong ba vùng lõi của Khu dự trữ sinh quyển Mũi Cà Mau, được UNESCO đưa vào danh sách các khu dự trữ sinh quyển của thế giới.

Hầu như khách đi vào đều muốn trãi nghiềm ngồi võ lãi Rừng u minh hạ có gì chơi thực vật đặc hữu ở đây là các loài: tràm, móp, trảng năn, sậy... Động vật đặc trưng là: rái cá lông mũi, tê tê, nai, khỉ đuôi dài, lợn rừng, rùa, rắn, trăn, các loại cá nước ngọt, chim, côn trùng...Đây là một trong hai vườn quốc gia tại tỉnh Cà Mau, Việt Nam.

Thực vật ở đây đặc trưng nhất là cây tràm và các loại dây leo. Hệ động vật tương đối phong phú với các loài cá đồng, trăn, rắn, khỉ, nai, cheo, heo rừng… hứa hẹn sẽ là một địa điểm rất lý tưởng cho những người đam mê phượt và ưa khám phá mạo hiểm.

Gà rừng, chim cò đi đủng đỉnh giữa đường, chiều về chúng kêu ríu rít Phượt rừng u minh hạ có hai mùa mưa [từ tháng 11- tháng 4] và mùa khô [từ tháng 5- tháng 10]. Vào mùa mưa, nước dâng cao, vì vậy bạn có thể dễ dàng di chuyển bằng thuyền quanh rừng ngập mặn. Tuy nhiên thì phượt vào mùa khô sẽ thuận tiện hơn cho việc di chuyển do trời nắng ráo.

Rừng quốc gia U Minh hạ có hệ động thực vật rất đặc và phong phú, đa dạng ngồi thuyền đi giữa cánh rừng nguyên sơ là một trải nghiệm du khách nên thử.

Rừng tràm là nơi sinh sống của hàng ngàn cá thể động thực vật Rừng tràm u minh hạ thuộc địa phận tỉnh Cà Mau rộng khoảng 35.000 ha, tiếp giáp với rừng U minh Thượng thuộc tỉnh Kiên Giang. Rừng tràm U Minh Hạ có liên hệ mật thiết với vườn quốc gia U Minh Hạ bởi có đến 8.256 ha rừng được công nhận là vườn quốc gia.

Rừng U Minh bất cứ ai, thanh xuân cũng cần đi để đến một lần, để cảm nhận chiều dài đất nước, chiều dài lịch sử ngàn năm quê mình.

Tổng diện tích rừng u minh hạ có tổng diện tích 8.286ha nằm trên địa bàn các xã Khánh Lâm, Khánh An thuộc huyện U Minh và các xã Trần Hợi, Khánh Bình Tây Bắc thuộc huyện Trần Văn Thời.

Chỉ đường hay đường đi rừng u minh hạ di chuyển theo hướng QL1A- qua cầu Cà Mau- Ngô Quyền- Võ Văn Kiệt – theo biển chỉ dẫn tới rừng U Minh Hạ [nếu không biết thì bạn hỏi người dân địa phương].

Từ TP HCM tới Cà Mau có các chuyến xe khách như Liên Hưng, Mai Linh, Giáp Diệp, Phương Trang, Ngọc Hà tại bến xe miền Đông, miền Tây hay bến xe An Sương. Giá vé xe khách tới Cà Mau dao động từ 180k – 200k/người. Sau khi tới bến xe Cà Mau, mọi người bắt taxi hay xe ôm tới vườn quốc gia U Minh Hạ. Nếu đi xe bus từ bến xe Cà Mau tới thị trấn U Minh, bạn sẽ phải bắt xe ôm đi thêm 20km nữa mới tới rừng U Minh Hạ.

Chi phí tham quan hay giá vé tham quan U Minh Hạ giá vé vào cổng 10.000 đ / khách, vé vỏ lãi đi rừng 300.000 đ / chiếc đi được 8 người.

Rừng U Minh là đặc thù sinh thái muỗi rừng U Minh câu chuyện về bác Ba Phi và những con cá sấu thành tinh, của rắn hổ mây ngóc đầu cao 4 mét.

Có thể bạn quan tâm

Về Cà Mau, du khách ngồi trên những chiếc vỏ lãi xuôi theo dòng sông Trèm Trẹm, Cái Tàu, sông Đốc để đến khám phá rừng tràm U Minh Hạ.

Rừng tràm U Minh Hạ tiếp giáp với rừng tràm U Minh Thượng [tỉnh Kiên Giang], có tổng diện tích khoảng 35.000 ha. Trong đó, có 8.256 ha được công nhận Vườn quốc gia U Minh Hạ.

Đặt lọp bắt rùa của cư dân vùng rừng. Ảnh: Huỳnh Lâm

          Nơi đây có hệ sinh thái rừng tràm 6 tháng ngập nước, 6 tháng khô hạn. Vườn Quốc gia U Minh Hạ là một trong ba vùng lõi của Khu dự trữ sinh quyển thế giới Mũi Cà Mau có nhiệm vụ bảo tồn, tái tạo các giá trị về cảnh quan thiên nhiên, môi trường sinh thái và đa dạng sinh học của hệ sinh thái đất ngập nước đặc thù, rừng tràm trên đất than bùn; bảo tồn và phát triển nguồn gen các loài động thực vật quý, các giá trị văn hóa, tinh thần, di tích lịch sử, phục vụ công tác nghiên cứu khoa học, tham quan và phát triển du lịch.

Giăng câu dưới tán rừng tràm. Ảnh: Thanh Dũng

Rừng U Minh Hạ với cây tràm chiếm ưu thế tuyệt đối. Có nhiều loài động vật như nai, heo rừng, khỉ, chồn trăn, rắn, rùa, trúc [tê tê]… và có 60 loài cá nước ngọt và cá nước lợ sinh sống trú ngụ.

Gác kèo ong. Ảnh: Tấn Điệp

Đặc biệt, dưới tán rừng, quanh năm loài ong cần mẫn đi hút mật từ những nhụy bông tràm về xây tổ, hàng năm cho khai thác sản lượng lớn. Vào mùa ăn ong, du khách sẽ được theo chân những người thợ gác kèo ong của tập đoàn Phong Ngạn để vào rừng cùng ăn ong, lấy mật. Tại đây, du khách được thưởng thức món ăn ong non vừa được cắt xuống, chấm thêm tí mật của hương rừng tràm U Minh thì ngọt thanh đến thao đầu lưỡi. Quý khách có thể mua mật ong tinh khiết của rừng tràm U Minh về làm thuốc, hay làm quà biếu cho người thân.

Thu hoạch bồn bồn vùng U Minh. Ảnh: Hồ Hoàng Giang

Sau những chuyến xuyên rừng, du khách có thể xem tát đìa hay tự tay giăng lưới, câu cá, hái rau rừng, nhổ bông súng… thưởng thức nhiều món ăn đặc sản của xứ sở rừng tràm U Minh mà ít nơi nào có được như cá lóc nướng trui, cá rô đồng nấu lẩu mắm, lươn um lá nhàu, rắn hổ hành nấu cháo đậu xanh, hầm sả hay trích nướng mọi, chuột đồng chiên cùng nhiều món ăn dân dã khác.

Rùa vàng - Đặc sản của rừng tràm U Minh. Ảnh: Huỳnh Lâm

Đến với rừng tràm U Minh Hạ, du khách được đến thăm quê hương của Bác Ba Phi. Đêm xuống, du khách có thể tham gia đờn ca tài tử, đi soi cá, đổ trúm, bắt chuột đồng hay giăng lưới chim ở miệt rừng U Minh./.

Phòng Văn hóa và Thông tin quận

Trích nguồn: //dulich.petrotimes.vn/

BVR&MT – Rừng U Minh có tổng diện tích khoảng 2000 km2 nằm giữa 2 tỉnh Cà Mau và Kiên Giang. Rừng U Minh chia thành 2 khu vực rõ rệt là rừng U Minh Thượng và U Minh Hạ được chia cắt bởi 2 con sông là sông Trẹm và sông Cái Tàu. Đây là khu rừng độc đáo và quý hiếm trên thế giới vì vẫn giữ được nét hoang sơ, rừng U Minh có sự đa dạng sinh học cao gồm 250 loại thực vật, 30 loài bò sát và 180 loài chim.

Vườn quốc gia U Minh Hạ

Năm 2006 Thủ tướng chính phủ ban hành quyết định đưa rừng U Minh Hạ thành vườn quốc gia, rừng U Minh Hạ có diện tích rộng hơn 82 km2 thuộc địa phận tỉnh Cà Mau, đây là khu rừng vẫn giữ nguyên được nét hoang sơ vốn có, đây là khu vực đất ngập nước nên sự đa dạng sinh học rất cao, hiện rừng U Minh Hạ có khoảng 25.000 ha vùng đệm thuận lợi cho việc phát triển ngành thủy sản và lâm nghiệp. Thực vật đặc trưng như cây tràm, móp, tràng năn, sậy, động vật như rái cá lông mũi, tê tê, nai, khỉ đuôi dài… Năm 2009 vườn quốc gia U Minh Hạ được UNESCO đưa vào danh sách các khu dự trữ sinh quyển của thế giới và là vùng lõi của Khu dự trữ sinh quyển mũi Cà Mau.

Sự đa dạng sinh học của rừng U Minh Hạ thuận lợi cho việc bảo tồn và phát triển các gen động thực vật quý hiếm. Ảnh: Internet.

Với những nét hoang sơ vốn có của mình, rừng U Minh Hạ có tác dụng rất lớn trong việc bảo tồn tái tạo các giá trị về cảnh quan thiên nhiên; Bảo tồn, tái tạo các môi trường sinh thái và đa dạng sinh học; Bảo tồn hệ sinh thái đất ngập nước, rừng tràm trên đất than bùn; Bảo tồn các gen động thực vật quý hiếm; Bảo tồn các giá trị văn hóa, di tích lịch sử, phục vụ nghiên cứu khoa học, tham quan và phát triển du lịch.

Vườn quốc gia U Minh Thượng

Rừng U Minh Thượng có diện tích khoảng 80 km2 thuộc tỉnh Kiên Giang và bán đảo Cà Mau, đây là khu rừng rất quan trọng cho hệ sinh thái của Việt Nam, trước đây rừng U Minh Thượng là rừng úng phèn tiếp giáp với dải rừng ngập mặn Vịnh Thái Lan, do bị nước biển xâm thực nên diện tích của rừng bị thu hẹp lại, năm 1950 diện tích của rừng là 400 ha đến năm 1990 chỉ còn 100 ha. Với những chức năng quan trọng mà rừng U Minh Thượng có được, năm 2002 Thủ tướng chính phủ quyết định đưa rừng U Minh Thượng thành vườn quốc gia, nhằm bảo tồn và phát triển sự đa dạng sinh học nơi này.

Rừng U Minh Thượng thuận lợi cho việc bảo tồn và phát triển du lịch. Ảnh: Internet.

Khác với rừng U Minh Hạ chỉ để bảo tồn và nghiên cứu, còn rừng U Minh Thượng tập trung cho bảo tồn và phát triển du lịch. Với diện tích đất ngập lớn là điều kiện thuận lợi để bảo tồn mẫu chuẩn hệ sinh thái rừng tràm úng phèn trên đất than bùn, một vùng ngập nước quan trọng của hạ lưu sông Cửu Long; Bảo tồn các loại động vật quý hiếm và 8 loại chim nước quan trọng như điềng điễng, quắm đầu đen, bồ nông chân xám, giòng giọc vàng, diều cá đầu xám, gà đẫy, đại bàng đen… Góp phần bảo tồn di tích lịch sự cấp quốc gia về chiến khu cách mạng U Minh Thượng trong 2 cuộc kháng chiến; Góp phần cân bằng sinh thái, tặng độ che phủ của rừng đảm bảo môi trường phát triển bền vững cho đồng bằng sông Cửu Long; Phát huy giá trị của rừng tràm để nghiên cứu và phát triển du lịch.

Hữu Vũ [tổng hợp]

Video liên quan

Chủ Đề