Tại sao bé ọc sữa

Có thể mẹ không biết, nhưng cách bạn cho bé bú cũng có thể là nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị ọc sữa. Với những bé bú mẹ, nếu lượng sữa mẹ cho bé bú nhiều hơn lượng sữa miệng bé có thể nuốt mỗi lần sẽ khiến thực phẩm trong dạ dày bị trào lên, khiến bé bị ọc sữa.

Tương tự, những bé bú bình không đúng cách sẽ “hút” vào cùng lúc một lượng khí thừa đáng kể, ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa của bé. Để tránh tình trạng này, khi cho bé bú mẹ, bạn chỉ nên cho bé bú từ từ, tránh để bé ăn quá no mỗi lần.

Với trẻ bú bình, mẹ nên giữ cho bình sữa nghiêng 45 độ, sao cho sữa luôn ngập cổ bình, không để khí “len lỏi” vào dạ dày bé. Và nên nhớ là phải dùng loại bình có ti chống sặc.

Tốt nhất là trong trường hợp không cho bú ti mẹ, bạn hãy cho bé bú bằng muỗng [theo khuyến cáo của Bộ y tế].

4. Chọn đúng các tư thế ngủ của bé sơ sinh

Một tư thế ngủ đúng không chỉ giúp bé ngủ ngon hơn mà cũng có thể cải thiện phần nào nguy cơ bị trào ngược. Mẹ có thể nâng đầu nằm của bé lên cao một góc 30 độ, chính độ nghiêng này sẽ giúp thực phẩm trong dạ dày không trào ngược lên trong lúc bé ngủ.

5. Không để trẻ sơ sinh ngửi mùi thuốc lá

Không chỉ ảnh hưởng đến sự phát triển, sức khỏe của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, thường xuyên tiếp xúc với khói thuốc lá sẽ khiến bé cưng tăng tiết axit trong dạ dày nhiều hơn. Vì vậy, mẹ nên cố gắng hạn chế, không cho bé tiếp xúc với môi trường khói thuốc.

6. Bổ sung canxi cho bé đúng cách để tránh bé bị ọc sữa

Ọc sữa đi kèm với triệu chứng vặn mình, khó ngủ mỗi đêm có thể là dấu hiệu cho thấy chế độ dinh dưỡng hàng ngày của bé không có đủ lượng canxi cần thiết. Trong trường hợp này, bổ sung canxi đầy đủ là cách tốt nhất để giúp bé.

Page 2

Tuy nuôi con bằng sữa mẹ là một quá trình hoàn toàn tự nhiên nhưng mẹ vẫn cần một thời gian để làm quen, và cũng là để học cách xử lý những tình huống khó khăn như nứt đầu ti, tình trạng ít sữa hay cảm giác đau ngực… Những cách khắc phục dưới đây sẽ phần nào giúp mẹ thoát khỏi những cảm giác khó chịu khi cho bé bú

Cảm giác đau Khi bạn khởi đầu việc nuôi con bằng sữa mẹ, cảm giác đau ở đầu ngực là hết sức bình thường. Nếu mỗi lần cho bé tu ti, cảm giác đau của bạn lại kéo dài hơn 1 phút thì thử kiểm tra lại tư thế của bé đã ổn chưa.

>> Xem thêm: 24 lời khuyên khi cho con bú sữa mẹ

Giải pháp: Tình trạng đau thường là do bé chỉ ngậm một phần nhỏ trên đầu ti. Đầu tiên, mẹ cần đưa ngón trỏ vào môi bé để gỡ bé ra khỏi đầu ti. Tiếp đến, cù nhẹ vào cằm hoặc cười đùa để bé mở to miệng và cho bé bú trở lại. Chú ý là miệng bé phải ngậm sâu vào phần quầng vú, mũi và cằm chạm nhẹ vào bầu ngực của mẹ.

Nứt đầu ti Đây cũng là một trong những vấn đề thường gặp ở các mẹ cho con bú. Nguyên nhân có thể là do da khô, do thiếu sữa hoặc bé bú sai tư thế. Nếu bạn có bị chảy máu nhẹ, việc này cũng không gây nguy hiểm cho bé đâu, đừng lo lắng nhé.

Giải pháp: Bạn cần điều chỉnh lại cách cho bé bú và giảm thời gian cho mỗi cữ bú, bù lại, cho bé bú nhiều lần trong ngày. Bé sẽ ít bị đói hơn và không mút sữa quá mạnh khiến đầu ti của bạn bị tổn thương. Bạn có thể để một chút sữa vương lại trên đầu ti và để khô tự nhiên. Nếu cách này thất bại, kem từ mỡ lông cừu sẽ giúp bạn cải thiện tình hình.

Tắc sữa Ống dẫn sữa tắc nghẽn có thể làm bạn cảm thấy một khối cứng ở ngực, ngoài ra còn cảm giác đau và những đốm đỏ. Nếu bạn bắt đầu thấy nhức và sốt, đó là dấu hiệu bị nhiễm trùng.

Giải pháp: Không nên để khoảng cách kéo dài giữa những lần cho bé bú. Áo ngực quá chật cũng có thể gây ra tình trạng trên, nên bạn cần chọn loại vừa vặn, thoải mái. Bạn có thể chườm ấm và massage 2 bên ngực để kích thích tiết sữa.

Căng sữa Tình trạng căng sữa làm cho bé khó bú vì bầu ngực bị cứng và làm cho bé thấy không thoải mái.

Giải pháp: Thử vắt ra một ít sữa trước khi cho bé bú. Dòng chảy của sữa sẽ làm ngực mềm, giúp bé dễ tiếp cận với sữa của bạn hơn.

Viêm vú
Đây là một dạng nhiễm khuẩn ở ngực. Biểu hiện của viêm vú giống như cảm cúm vậy, bạn sẽ bị sốt và đau ở ngực. Tình trạng này thường xảy ra trong vài tuần đầu sau khi sinh và nguyên nhân có thể là do da bị rạn nứt, tác sữa…
Giải pháp: Kháng sinh, chườm nóng và thường xuyên cho bé bú hoặc hút bớt sữa sẽ giúp bạn vượt qua. Việc cho bé bú khi mẹ bị viêm vú không gây nguy hiểm. Trong sữa mẹ vốn rất dồi dào các kháng thể giúp cho hệ miễn dịch của bé trở nên mạnh mẽ hơn.

Nhiễm nấm Bạn có thể cảm thấy ngứa, đau và đôi khi phát ban. Nấm lây nhiễm từ miệng bé khi bạn cho con bú. Giải pháp: Bác sĩ sẽ kê toa thuốc bôi cho cả bạn và bé để điều trị cùng lúc. Ít sữa

Nuôi con bằng sữa mẹ là một quá trình mà cung và cầu sẽ tăng lên cùng nhau. Nếu bạn bị ít sữa và bé đang phát triển chậm hơn mức mong đợi, giải pháp cho bạn là cho bé bú thường xuyên và nhờ sự trợ giúp của máy hút sữa hay vắt sữa bằng tay để kích thích tuyến sữa tăng cường độ làm việc.

Mục đích

Độ dài chu kỳ kinh nguyệt

[ngày]

Số ngày hành kinh

[ngày]

Bé ngủ trong lúc bú Việc bé ngủ thiêm thiếp đi trong lúc đang bú sữa mẹ là chuyện hết sức bình thường. Khi bé lớn hơn, bé cũng sẽ thức được lâu hơn.

Giải pháp: Nếu bé ngủ trước khi bạn kịp chuyển bầu ngực, thử gãi lưng bé, hoặc cù nhẹ vào gan bàn chân, gọi bé nhẹ nhàng để đánh thức rồi chuyển bé sang bầu ngực còn lại.

Núm ti lộn vào trong
Tuy cấu tạo của đầu ngực không bình thường, mẹ vẫn có thể cho bé bú khi chịu khó điều chỉnh đầu ti bằng tay.

Đau sau khi cho bé bú
Dù bạn đã ngừng cho bé bú, sữa vẫn sẽ tiết ra và khiến bạn cảm thấy đau, tức ngực. Bí quyết cho bạn là cho bé bú lâu hơn ở mỗi bên ngực để giảm bớt lượng sữa tiết ra.

MarryBaby

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Skip to content

Trẻ sơ sinh bị ọc sữa là tình trạng khá phổ biến, tuy nhiên lại gây ra một số phiền toái và lo lắng cho ba mẹ. Vì sao trẻ nhỏ ọc sữa, ọc sữa rồi có nên cho bú lại? Ngoại trừ nguyên nhân do bệnh lý, tình trạng ọc sữa có thể khắc phục bằng một số chú ý đơn giản mà hiệu quả. Cùng Bibo Mart tìm hiểu nguyên nhân cụ thể và tham khảo ngay 6 bí quyết xử lý tình trạng ọc sữa tại bài viết dưới đây mẹ nhé!
 

Những nguyên nhân dẫn đến trẻ bị ọc sữa

Trẻ bị ọc sữa do sinh lý

– Đối với trẻ được khoảng 1 đến 2 tháng tuổi, hệ thống tiêu hóa của trẻ còn yếu, các van trong dạ dày hoạt động chưa đồng bộ. Khi bú trẻ có thể nuốt hơi theo vào dạ dày gây no, sau đó nếu mẹ lại đặt nằm ở tư thế nghiêng thì trẻ dễ bị ọc sữa.
 
– Mẹ cho bé bú sữa quá nhiều khiến cho dạ dày không kịp tiêu hóa khiến sữa bị trào ra ngoài
 

Trẻ bị ọc sữa do bệnh lý

Nếu mẹ đã có biện pháp khắc phục nhưng tình trạng ọc sữa, nôn trớ ở trẻ vẫn cứ tiếp diễn hoặc nếu bé bị ọc sữa, nôn trớ kèm theo một số dấu hiệu khác thì mẹ cần lưu ý bởi rất có thể bé bị một bệnh lý nào đó.
 
– Khi trẻ có biểu hiện ọc sữa liên tục mặc dù không bú cũng ọc, hoặc ói ra rồi bú, bú xong lại ói ra thì rất có thể trẻ bị các dị tật ở đường tiêu hóa như hẹp thực quản, hẹp tá tràng…
 
– Trẻ đột nhiên ói, đang bú bình thường bỗng nhiên khóc thét lên, ưỡn bụng, bụng có thể nổi phồng lên thì có thể trẻ bị một số bệnh đường tiêu hóa như tắc ruột, lồng ruột hay gặp ở những trẻ sau 3 tháng tuổi.
 
– Trẻ bị ọc sữa kèm theo vặn mình, giật mình hay co giật, quấy khóc ban đêm thì là do trẻ bị thiếu canxi.
 

6 cách chữa ọc sữa ở trẻ

Giữ trẻ ở tư thế thẳng đứng và yên lặng sau khi ăn

Với hệ tiêu hóa chưa được hoàn thiện, trẻ sơ sinh rất dễ nuốt hơi vào trong lúc đang bú mẹ. Và nếu lúc này mẹ cho bé nằm ngay, tình trạng ọc sữa rất dễ xảy ra. Vì vậy, sau khi cho bé ăn xong, mẹ nên giữ không cho bé nằm ngay. Đối với trẻ sơ sinh bị ọc sữa, nôn trớ, nguyên tắc cơ bản cần làm là giữ cho dạ dày của trẻ hướng xuống. Đặt bé ngồi trên đùi của bạn với đầu của bé dựa vào ngực bạn. Giữ bé trong tư thế này suốt 30 phút sau khi ăn. 

Cho trẻ ăn theo liều lượng nhỏ và thường xuyên

Thay vì cho bé bú quá nhiều trong 1 lần, mẹ nên cho bú nhiều lần

So với những bé lớn, hệ tiêu hóa non nớt của trẻ sơ sinh có dung tích nhỏ hơn rất nhiều. Vì vậy, để tránh tình trạng “phun trào”, thay vì cho bé bú quá nhiều trong 1 lần, mẹ nên cho bú nhiều lần hơn, với lượng sữa đã được giảm bớt mỗi lần. Điều này để đảm bảo đủ cữ sữa cho trẻ. Cách này có thể giúp bé tiêu hóa nhanh và dễ dàng hơn, nhưng cũng khiến mẹ vất vả hơn nhiều.
Đọc thêm: Những loại sữa mát, dễ tiêu, nhẹ bụng cho con 

Để bé ngủ ở tư thế dễ chịu

Trẻ bị ọc sữa, nôn trớ thường xuyên hay bị tỉnh giấc giữa đêm vì trẻ nằm ngửa không tạo ra trọng lực cần thiết để giữ thức ăn xuống. Nếu bé yêu nhà bạn vẫn ngủ tốt thì không cần phải thay đổi nếp ngủ của bé.

Cho bé nằm quay về bên trái, vị trí mà lối vào của dạ dày cao hơn lối ra của dạ dày, sẽ giữ cho thức ăn không bị trào ngược lên

Tuy nhiên, nếu thấy bé trằn trọc, không yên giấc [hay tỉnh giấc và quấy khóc, đau bụng, ợ trớ và hơi thở có mùi chua], hãy nâng phía đầu nôi hoặc cũi của bé lên theo góc khoảng 30 độ. Độ nghiêng nhẹ của vị trí bé nằm sẽ giúp giảm bớt khả năng bé bị nôn mửa, ọc sữa ban đêm. 
Mặc dù vị trí an toàn nhất là để bé nằm ngửa nhưng nếu bé không thể nằm ngủ ở vị trí này, hãy dỗ bé nằm quay về bên trái, vị trí mà lối vào của dạ dày cao hơn lối ra của dạ dày, giữ cho thức ăn không bị trào ngược lên.
Đọc thêm: Top nôi tốt cho trẻ, nhẹ ví cho mẹ

Mặc bỉm, tã lỏng cho bé

Để trẻ mặc bỉm, tã lỏng, thông thoáng để giảm thiểu áp lực lên vùng bụng của trẻ. Không thay bỉm, tã cho trẻ sau khi ăn bởi đặt trẻ nằm ngửa hoặc để trẻ vặn mình trong khi thay tã càng dễ gây ra nôn trớ.
Đọc thêm: Review top bỉm Nhật siêu êm siêu mềm chống hăm cho bé

Thay đổi độ đặc của sữa công thức

Nếu bé đang uống sữa bột công thức, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ về việc pha sữa công thức đặc hơn một chút cho phù hợp. Sữa công thức đặc hơn sẽ giảm thiểu tần suất trẻ bị ọc sữa. Lưu ý, không tự tiện thay đổi công thức pha sữa cho trẻ khi chưa được sự đồng ý của bác sĩ.
 

Bổ sung canxi cho bé

Ọc sữa đi kèm với triệu chứng vặn mình, khó ngủ mỗi đêm có thể là dấu hiệu cho thấy chế độ dinh dưỡng hàng ngày của bé không có đủ lượng canxi cần thiết. Trong trường hợp này, bổ sung canxi đầy đủ là cách tốt nhất để giúp bé.
 
Nếu đã thử hết những cách trên, nhưng tình trạng ọc sữa của bé vẫn không có dấu hiệu giảm bớt, mẹ nên đưa bé đi khám bệnh. Trong một vài trường hợp, ọc sữa đi kèm với một vài dấu hiệu bất thường có thể do một nguyên nhân bệnh lý nào đó, như rối loạn tiêu hóa, tắc ruột, lồng ruột… Mẹ nên theo dõi và có biện pháp xử lý kịp thời.

Video liên quan

Chủ Đề