Sách giáo khoa lớp 10 năm 2022-2022 có thay đổi không

.

Cập nhật lúc: 16:30, 11/03/2022 [GMT+7]

[ĐN] - Từ ngày 10 đến 12-3, Sở GD-ĐT phối hợp với các nhà xuất bản, gồm: Các sách giáo khoa được phê duyệt thuộc Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, Nhà xuất bản Đại học Sư phạm TP.Hồ Chí Minh và Nhà xuất bản Đại học Sư phạm giới thiệu sách giáo khoa mới dành cho lớp 7 và lớp 10 sử dụng từ năm học 2022-2023 theo Chương trình giáo dục phổ thông mới năm 2018.

Giáo viên TP.Biên Hòa tìm hiểu sách giáo khoa mới do Công ty cổ phần sách thiết bị trường học Đồng Nai phát hành

Sách giáo khoa lớp 7 và lớp 10 sử dụng trong cơ sở giáo dục phổ thông từ năm học 2022-2023 đã được Bộ GD-ĐT phê duyệt trước khi giới thiệu cho các địa phương lựa chọn. Cụ thể, danh mục sách giáo khoa lớp 7 gồm 40 sách giáo khoa của 12 môn học và hoạt động giáo dục. Trong đó, có 3 sách Ngữ Văn, 3 sách Toán; 9 sách Tiếng Anh; 2 sách Lịch sử và Địa lý; 2 sách Khoa học tự nhiên; 3 sách Giáo dục công dân; 3 sách Âm nhạc; 3 sách Công nghệ; 3 sách Giáo dục thể chất; 3 sách Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp; 4 sách Mỹ thuật và 2 sách Tin học.

Đối với danh mục sách giáo khoa lớp 10 sử dụng trong cơ sở giáo dục phổ thông gồm 44 sách giáo khoa của 14 môn học và hoạt động giáo dục. Trong đó, có 2 sách Ngữ văn; 2 sách Toán; 9 sách Tiếng Anh; 8 sách Giáo dục thể chất; 2 sách Lịch sử, 2 sách Địa lý; 2 sách Giáo dục kinh tế và pháp luật; 2 sách Vật lí; 2 sách Hóa học; 2 sách Sinh học và 2 sách Âm nhạc; 2 sách Tin học; 1 sách Mỹ thuật [gồm nhiều chuyên đề]; 4 sách Công nghệ và 2 sách Hoạt động trải nghiệm.

Theo Chương trình giáo dục phổ thông mới năm 2018, mỗi môn học sẽ có nhiều bộ sách giáo khoa khác nhau để lựa chọn giảng dạy. Việc lựa chọn bộ sách giáo khoa nào là do các nhà trường lập hội đồng lựa chọn quyết định và được địa phương phê duyệt trước khi đăng ký với các nhà xuất bản tổ chức in ấn và cung cấp.

Từ năm học 2020-2021, Bộ GĐ-ĐT đã bắt đầu triển khai chương trình sách giáo khoa mới đối với học sinh lớp 1 theo Chương trình giáo dục phổ thông mới năm 2018. Năm học 2021-2022 có thêm học sinh lớp 2 và lớp 6 được sử dụng sách giáo khoa mới. Từ năm học 2022-2023 sắp tới sẽ có thêm học sinh lớp 3, lớp 7 và lớp 10 bắt đầu sử dụng sách giáo khoa mới.

Công Nghĩa


Chương trình giáo dục phổ thông 2018 ở bậc THPT có nhiều điểm mới, trong đó nổi bật nhất là từ lớp 10 ngoài những môn bắt buộc học sinh sẽ được tự chọn môn học.

Những môn học bắt buộc gồm: Ngữ văn, Toán, Ngoại ngữ 1, Giáo dục thể chất, Giáo dục quốc phòng và an ninh. Các môn học được lựa chọn theo nhóm Khoa học xã hội gồm [Kinh tế và Pháp luật, Lịch sử, Địa lí], nhóm Khoa học Tự nhiên [gồm Vật lí, Hóa học, Sinh học], nhóm Công nghệ và Nghệ thuật [gồm Công nghệ, Tin học, Nghệ thuật gồm Âm nhạc và Mỹ thuật]. Ngoài môn học bắt buộc, học sinh phải chọn tối thiểu 5 môn khác của nhóm môn được lựa chọn.

TS Nguyễn Tùng Lâm, Chủ tịch Hội đồng Trường THPT Đinh Tiên Hoàng [Hà Nội] chia sẻ, chỉ còn 6 tháng nữa các trường THPT sẽ bắt đầu áp dụng chương trình mới đối với lớp 10 nhưng đến thời điểm này mới chỉ giới thiệu SGK, giáo viên chưa tập huấn xong. Việc tập huấn SGK rất cần được triển khai sớm để giáo viên nghiên cứu, dạy thử và có ý kiến với các nhà xuất bản.

Ông Vũ Đình Hà, Hiệu trưởng Trường THPT Trần Hưng Đạo, quận Thanh Xuân [Hà Nội] chia sẻ, thời điểm này nhà trường đang chuẩn bị cơ sở vật chất. Đội ngũ giáo viên vẫn đang được bồi dưỡng, tập huấn về SGK mới để dạy trong năm học tới. Điểm mới của chương trình là học sinh sẽ tự chọn môn học nhưng phải đi vào dạy học thực tế mới đánh giá được nhu cầu của các em để sắp xếp giáo viên đứng lớp. Ông Hà cũng cho rằng, khó khăn trước mắt là thiếu giáo viên ở một số bộ môn và chờ hướng dẫn của cấp trên mới có thể thực hiện.

Hiệu trưởng Trường THPT Quảng Xương 1, TP Thanh Hóa Lê Văn Dị nói, Nghệ thuật là môn học mới, học sinh được quyền lựa chọn nên sẽ có tình trạng cả khối chỉ có 15-20 em đăng ký. Khi đó, nhà trường cũng sẽ phải ký hợp đồng với 1 giáo viên từ THCS lên dạy. Thực tế, rất khó ký hợp đồng với giáo viên môn học vì mỗi giờ dạy chỉ được trả khoảng 50.000 đồng. Số tiền thấp, lại có 1-2 tiết, bất đắc dĩ giáo viên mới chấp nhận.

1Giáo dục Quốc phòng - An ninh 10
2Đại số 10
3Hình học 10
4Vật lí 10
5Hoá học 10
6Sinh học 10
7Công nghệ 10 - Nông, lâm, ngư nghiệp, tạo lập doanh nghiệp
8Ngữ văn 10/1
9Ngữ văn 10/2
10Lịch sử 10
11Địa lí 10
12Giáo dục công dân 10

Lộ trình thay sách giáo khoa mới

VTV.vn - Một sự kiện giáo dục thời điểm này đang được nhiều phụ huynh, học sinh và các nhà trường quan tâm. Đó là đã có sách giáo khoa mới của lớp 2 và lớp 6.

Năm học tới, lớp 2 và lớp 6 sẽ thay sách giáo khoa. Việc này đã nằm trong lộ trình thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông mới. Lộ trình như sau:

Năm học 2020-2021 đối với lớp 1.

Năm học sau là với lớp 2 và lớp 6.

Năm học 2022-2023 đối với lớp 3, lớp 7 và lớp 10.

Năm học 2023-2024 đối với lớp 4, lớp 8 và lớp 11.

Và 4 năm nữa là đối với lớp 5, lớp 9 và lớp 12.

Bất cứ học sinh, giáo viên hay cả phụ huynh nào rơi vào những cột mốc thay đổi trên đều ít nhiều lo lắng. Sách giáo khoa lớp 2 và lớp 6 cho năm tới có 3 bộ sách để các địa phương lựa chọn. Các địa phương có thể chọn cả một bộ sách, hoặc có thể chọn từng quyển của các bộ khác nhau để đưa vào giảng dạy.

Năm học tới, các thầy cô tại Hà Nam sẽ dạy học sinh lớp 6 theo sách giáo khoa mới. Sau rất nhiều trông ngóng, hiện 3 bộ sách đã đến với các giáo viên. Có cả bản cứng và các file mềm, video giới thiệu về sách giáo khoa của các tác giả. Giáo viên trực tiếp xem, rồi cùng tổ chuyên môn thảo luận về nội dung, hình ảnh, cấu trúc chương trình.

Cùng với lớp 6, lớp 2 cũng sẽ thay sách giáo khoa mới. Đã có kinh nghiệm chọn sách lớp 1 năm ngoái, các giáo viên tiểu học năm nay bớt đi sự bỡ ngỡ. Dù không trực tiếp quyết định trường mình sẽ học bộ sách nào như năm ngoái nhưng các ý kiến đóng góp của các thầy cô giáo vẫn là căn cứ quan trọng để UBND các tỉnh quyết định lựa chọn sách. Các giáo viên hiểu trách nhiệm tìm hiểu kỹ các bộ sách giáo khoa của mình.

Trường Tiểu học Liêm Phong năm ngoái chọn sách giáo khoa từ 3 bộ khác nhau để dạy cho học sinh lớp 1. Đã được gần 1 năm thực hiện dạy và học, nhà trường nhận thấy, lúc này, không chỉ các giáo viên mà học sinh, phụ huynh cũng cần được tuyên truyền để chủ động tìm hiểu về các bộ sách giáo khoa mới đang được các nhà xuất bản giới thiệu công khai.

Các địa phương sẽ có thời gian nghiên cứu sách giáo khoa mới từ giờ đến hết tháng 3. Sau đó, UBND tỉnh, thành phố sẽ quyết định lựa chọn cuốn sách nào phù hợp. Giáo viên, nhà trường nghiên cứu sách kỹ lưỡng, thẳng thắn, khách quan đưa ra các góp ý sẽ góp phần quyết định những chương trình học chất lượng cho học sinh.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của trên TV Online và VTVGo!

Từ khóa:

sách giáo khoa, giáo dục phổ thông, học sinh lớp 6, giáo viên tiểu học, học sinh lớp 1, chương trình học, thầy cô giáo, trường tiểu học, Nhà xuất bản

Video liên quan

Chủ Đề