Sách giáo khoa tiếng việt lớp 4 trang 132

Chào bạn Tiếng Việt Lớp 4 tập 2 - Tuần 32

Soạn bài Vương quốc vắng nụ cười giúp các em học sinh lớp 4 tham khảo, nhanh chóng trả lời 4 câu hỏi trong SGK Tiếng Việt 4 tập 2 trang 132, 133. Đồng thời, cũng nắm được cách đọc, ý nghĩa của bài tập đọc Vương quốc vắng nụ cười tuần 32.

Qua đó, cũng giúp thầy cô tham khảo để soạn giáo án bài tập đọc lớp 4 tuần 32: Vương quốc vắng nụ cười cho học sinh của mình. Bên cạnh đó, có thể tham khảo thêm bài tập đọc Ngắm trăng - Không đề của tuần 32. Mời thầy cô và các em tải miễn phí:

Tập đọc lớp 4: Vương quốc vắng nụ cười trang 132

Vương quốc vắng nụ cười

Ngày xửa ngày xưa, có một vương quốc buồn chán kinh khủng chỉ vì cư dân ở đó không ai biết cười. Nói chính xác là chỉ có rất ít trẻ con cười được, còn người lớn thì hoàn toàn không. Buổi sáng, mặt trời không muốn dậy, chim không muốn hót, hoa trong vườn chưa nở đã tàn. Ra đường gặp toàn những gương mặt rầu rĩ, héo hon. Ngay kinh đô là nơi nhộn nhịp cũng chỉ nghe thấy tiếng ngựa hí, tiếng sỏi đá lạo xạo dưới bánh xe, tiếng gió thở dài trên những mái nhà... Nhà vua, may sao, vẫn còn tỉnh táo để nhận ra mối nguy cơ đó. Ngài họp triều đình và cử ngay một viên đại thần đi du học, chuyên về môn cười.

Một năm trôi qua, thời hạn học tập đã hết, nhà vua thân hành dẫn các quan ra tận cửa ải đón vị đại thần du học trở về. Ai cũng hồi hộp mong nhìn thấy nụ cười mầu nhiệm của ông ta. Nhưng họ đã thất vọng. Vị đại thần vừa xuất hiện đã vội rập đầu, tâu lạy:

- Muôn tâu Bệ hạ, thần xin chịu tội. Thần đã cố gắng hết sức nhưng học không vào.

Các quan nghe vậy ỉu xìu, còn nhà vua thì thở dài sườn sượt. Không khí của triều đình thật là ảo não. Đúng lúc đó, một viên thị vệ hớt hải chạy vào:

- Tâu Bệ hạ! Thần vừa tóm được một kẻ đang cười sằng sặc ngoài đường.

- Dẫn nó vào! - Nhà vua phấn khởi ra lệnh.

[còn nữa]

Theo TRẦN ĐỨC TIẾN

  • Nguy cơ: điều có thể gây ra tai hoạ lớn.
  • Thân hành: tự mình làm, không để người khác làm thay.
  • Du học: đi học xa [thường là ở nước ngoài]
  • Đọc lưu loát, trôi chảy toàn bài.
  • Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng chậm rãi, nhấn giọng những từ ngữ miêu tả sự buồn chán, âu sầu của vương quốc nọ vì thiếu tiếng cười.
  • Đoạn cuối đọc với giọng nhanh hơn, háo hức, hi vọng. Đọc phân biệt lời các nhân vật [người dẫn chuyện, vị đại thần, viên thị vệ, nhà vua].

Tìm các chi tiết cho thấy cuộc sống ở vương quốc nọ rất buồn.

Trả lời:

  • Các chi tiết sau cho thấy cuộc sống vương quốc nọ rất buồn:
  • Không ai biết cười.
  • Buổi sáng, mặt trời không muốn dậy, chim không muốn hát, hoa trong vườn chưa nở đã tàn.
  • Ra đường gặp toàn những gương mặt rầu rĩ, héo hon.
  • Ở kinh đô nhộn nhịp cũng chỉ nghe tiếng ngựa hí, tiếng sỏi đá lạo xạo dưới bánh xe, tiếng gió thở dài trên những mái nhà.

Câu 2

Vì sao cuộc sống ở nơi đó lại buồn chán như vậy?

Trả lời:

Vì ở đó không có ai biết cười [trừ các em nhỏ].

Câu 3

Nhà vua làm gì để thay đổi tình hình?

Trả lời:

Nhà vua họp triều đình rồi cử ngay một viên đại thần đi du học, chuyên về môn cười cợt.

Câu 4

Kết quả việc vua làm ra sao?

Trả lời:

Kết quả là nhà vua và mọi vị quan đều thất vọng: vị đại thần đã trở về nhưng vẫn chưa học được môn cười.

Ý nghĩa bài Vương quốc vắng nụ cười

Câu chuyện kể về một vương quốc không có niềm vui và tiếng cười, rất buồn tẻ. Người lớn không ai biết cười, khiến cho thiên nhiên cũng trở nên buồn theo. Nhà vua phái người đi học về môn cười, nhưng người đó cũng học không vào. Đang rầu não thì có kẻ cười ngoài đường, liền bị đưa vào triều.

Cập nhật: 25/04/2022


Phương pháp giải – Xem chi tiết

Nội dung:

Cuộc sống thiếu tiếng cười sẽ rất tẻ nhạt, buồn chán.

Lời giải chi tiết

1. Tìm các chi tiết cho thấy cuộc sống ở vương quốc nọ rất buồn.

Trả lời:

Các chi tiết sau cho thấy cuộc sống vương quốc nọ rất buồn:

–   Không ai biết cười.

–   Buổi sáng, mặt trời không muốn dậy, chim không muốn hát, hoa trong vườn chưa nở đã tàn.

–   Ra đường gặp toàn những gương mặt rầu rĩ, héo hon.

–   Ở kinh đô nhộn nhịp cũng chỉ nghe tiếng ngựa hí, tiếng sỏi đá lạo xạo dưới bánh xe, tiếng gió thở dài trên những mái nhà.

2. Vì sao cuộc sống ở nơi đó lại buồn chán như vậy?

Trả lời:

Vì ở đó không có ai biết cười [trừ các em nhỏ].

3. Nhà vua làm gì để thay đổi tình hình?

Trả lời:

Nhà vua họp triều đình rồi cử ngay một viên đại thần đi du học, chuyên về môn cười cợt.

4. Kết quả việc vua làm ra sao?

Trả lời:

Kết quả là nhà vua và mọi vị quan đều thất vọng: vị đại thần đã trở về nhưng vẫn chưa học được môn cười.


Lời giải chi tiết

1. Cho 3 đề bài như sau :

– Đề 1 : Lớp em vừa có một bạn theo gia đình chuyển đi xa. Em hãy viết thư thăm bạn và kể tình hình học tập của lớp cho bạn em biết.

– Đề 2 : Em hãy kể một câu chuyện về một tấm gương rèn luyện thân thể.

– Đề 3 : Em hãy tả chiếc áo hoặc chiếc váy em mặc đến trường hôm nay.

Đề nào trong 3 đề trên thuộc loại văn kể chuyện ? Vì sao ?

Trả lời:

Đề 2 thuộc loại văn kế chuyện:

Đề 2- Em hãy kể một câu chuyện về một tấm gương rèn luyện thân thể.

[Đề 1 thuộc loại văn viết thư, Đề 3 thuộc loại văn miêu tả]

Khi làm đề 2, học sinh kể một câu chuyện có nhân vật, cốt truyện, diễn biến, ý nghĩa… ở đề này nhân vật là một tấm gương rèn luyện thân thể.

2. Kể một câu chuyện về một trong các đề tài sau :

a] Đoàn kết, thương yêu bạn bè.

b] Giúp đỡ người tàn tật.

c] Thật thà, trung thực trong đời sống.

d] Chiến thắng bệnh tật.

Trả lời:

Tham khảo câu chuyện sau:

Câu chuyện về đề tài: đoàn kết, thương yêu bạn bè.

Phần thưởng

Na là một cô bé tốt bụng, ở lớp, ai cũng mến em. Em gọt bút chì giúp bạn Lan. Em cho bạn Minh nửa cục tẩy. Nhiều lần, em làm trực nhật giúp các bạn bị mệt… Na chỉ buồn vì em học chưa giỏi.

Cuối năm học, cả lớp bàn tán về điểm thi và phần thưởng. Riêng Na chỉ lặng yên nghe các bạn. Em biết mình chưa giỏi môn nào.

Một buổi sáng, vào giờ ra chơi, các bạn trong lớp túm tụm bàn bạc điều gì có về bí mật lắm. Rồi các bạn kéo nhau đến gặp cô giáo.

Cô giáo cho rằng sáng kiến của các bạn rất hay.

Ngày tổng kết năm học, từng học sinh giỏi bước lên bục nhận phần thưởng. Cha mẹ các em cũng hồi hộp. Bất ngờ cô giáo nói:

– Bây giờ cô sẽ trao một phần thưởng đặc biệt. Đây là phần thưởng cả lớp đề nghị tặng bạn Na. Na học chưa giỏi, nhưng em có tấm lòng thật đáng quý.

Na không biết mình có nghe nhầm không. Đỏ bừng mặt, cô bé đứng dậy bước lên bục. Tiếng vỗ tay vang dậy. Mẹ của Na lặng lẽ chấm khăn lên đôi mắt đỏ hoe.

Phỏng theo BLAI-TƠN [Lương Hùng dịch]

3. Trao đổi với các bạn cùng tổ, cùng lớp về câu chuyện em vừa kể:

a] Câu chuyện có những nhân vật nào ?

b] Tính cách của các nhân vật được thể hiện ờ những chi tiết nào ?

c] Câu chuyện nói với em điều gì ?

d] Câu chuyện được mở đầu và kết thúc theo những cách nào ?

Trả lời:

Trao đổi về câu chuyện [học sinh tự làm].

Văn kể chuyện lớp 4

  • Câu 1 trang 132 SGK Tiếng Việt lớp 4
  • Câu 2 trang 132 SGK Tiếng Việt lớp 4
    • Đoàn kết, thương yêu bạn bè
    • Giúp đỡ người tàn tật
    • Thật thà, trung thực trong đời sống
    • Chiến thắng bệnh tật
  • Câu 3 trang 132 SGK Tiếng Việt lớp 4

Tập làm văn lớp 4: Ôn tập văn kể chuyện là lời giải phần Tập làm văn SGK Tiếng Việt 4 trang 132 là tài liệu tham khảo cho các em học sinh củng cố vốn từ, hoàn thiện bài văn kể chuyện lớp 4. Mời các em cùng tham khảo chi tiết.

>> Bài trước:Luyện từ và câu lớp 4: Câu hỏi và dấu chấm hỏi

Hướng dẫn giải phần Tập làm văn SGK Tiếng Việt 4 trang 132 đầy đủ lời giải cho từng câu hỏi để các em học sinh củng cố kỹ năng làm bài văn kể chuyện.

Câu 1 trang 132 SGK Tiếng Việt lớp 4

Đọc ba đề bài đã cho [SGK trang 132] Đề bài nào trong ba đề trên thuộc lại văn kể chuyện. Vì sao?

- Đề 1: Lớp em vừa có một bạn theo gia đình chuyển đi xa. Em hãy viết thư thăm bạn và kể tình hình học tập của lớp cho bạn em biết.

- Đề 2: Em hãy kể một câu chuyện về một tấm gương rèn luyện thân thể

- Đề 3: Em hãy tả chiếc áo hoặc chiếc váy em mặc đến trường hôm nay

Trả lời:

Em chọn đề [2] "Em hãy kể chuyện về một tấm gương rèn luyện thân thể"

Vì đề yêu cầu kể một câu chuyện về tấm gương rèn luyện thân thể. Chuyện có nhân vật có cốt truyện có diễn biến các sự việc và ý nghĩa về tấm gương rèn luyện thân thể.

[Đề 1 thuộc loại văn viết thư, Đề 3 thuộc loại văn miêu tả]

Khi làm đề 2, học sinh kể một câu chuyện có nhân vật, cốt truyện, diễn biến, ý nghĩa... ở đề này nhân vật là một tấm gương rèn luyện thân thể.

Câu 2 trang 132 SGK Tiếng Việt lớp 4

Kể một câu chuyện về một trong các đề tài đã cho [SGK trang 132]

a] Đoàn kết, thương yêu bạn bè.

b] Giúp đỡ người tàn tật

c] Thật thà, trung thực trong đời sống.

d] Chiến thắng bệnh tật

Trả lời:

Đoàn kết, thương yêu bạn bè

Bài tham khảo 1

Tôi kể cho các bạn nghe câu chuyện giữa tôi và Hoàng. Hoàng là một cậu bé tật nguyền ở cạnh nhà tôi. Nhà Hoàng nghèo lắm. Bố cậu mất sớm khi cậu vừa tròn một tuổi. Giờ đây cậy đã chín tuổi bị liệt hai chân sau một cơn sốt bại liệt. Trông cậu rất đáng thương. Hồi cậu mới năm tuổi tôi thường hay sang nhà cậu chơi. Hoàng mến tôi lắm. Tôi nói với Hoàng sang năm đi học với tớ. Nghe tôi nói vậy Hoàng cúi xuống nhìn đôi chân mình rồi ngước lên nhìn tôi nói: Nam đi học về, sang đây dạy mình với nhé" Nói xong nước mắt Hoàng chảy ra. Thấy Hoàng buồn tôi thương lắm. Tối đó, bố tôi từ cơ quan về, tôi nói với bố: "Con thấy Hoàng tội nghiệp quá bố ạ! Hoàng rất muốn đi học nhưng không có điều kiện. Có cách gì giúp Hoàng không bố?" Bố tôi bảo: Bố sẽ viết đơn xin cho Hoàng đi học. Con việc đi lại bố sẽ tính sau. Sáng hôm sau tôi vội chạy sang báo tin cho Hoàng. Cậu phấn khởi lắm, ôm chầm lấy tôi. Một tháng sau bố tôi mua về một chiếc xe lăn mới tinh. Chiếc xe do hội từ thiện của tỉnh tặng cho Hoàng. Thế là Hoàng có được phương tiện đi lại. Ngày nào tôi cũng phụ giúp Hoàng đến trường. Giờ đây tôi với Hoàng đã lên lớp bốn. Chúng tôi đều là học sinh giỏi cả. Mẹ Hoàng rất quý tôi, có gì ngon cô thường đem qua cho tôi ăn. Tôi kể chuyện này cho các bạn nghe không phải là kể ơn với Hoàng mà là muốn nói đến sự cảm thông chia sẻ những vui buồn trong cuộc sống của hai chúng tôi. Chỉ có tình bạn chân chính mới hiểu nhau giúp đỡ nhau trong cuộc sống.

Bài tham khảo 2

Na là một cô bé tốt bụng, ở lớp, ai cũng mến em. Em gọt bút chì giúp bạn Lan. Em cho bạn Minh nửa cục tẩy. Nhiều lần, em làm trực nhật giúp các bạn bị mệt... Na chỉ buồn vì em học chưa giỏi.

Cuối năm học, cả lớp bàn tán về điểm thi và phần thưởng. Riêng Na chỉ lặng yên nghe các bạn. Em biết mình chưa giỏi môn nào.

Một buổi sáng, vào giờ ra chơi, các bạn trong lớp túm tụm bàn bạc điều gì có về bí mật lắm. Rồi các bạn kéo nhau đến gặp cô giáo.

Cô giáo cho rằng sáng kiến của các bạn rất hay.

Ngày tổng kết năm học, từng học sinh giỏi bước lên bục nhận phần thưởng. Cha mẹ các em cũng hồi hộp. Bất ngờ cô giáo nói:

- Bây giờ cô sẽ trao một phần thưởng đặc biệt. Đây là phần thưởng cả lớp đề nghị tặng bạn Na. Na học chưa giỏi, nhưng em có tấm lòng thật đáng quý.

Na không biết mình có nghe nhầm không. Đỏ bừng mặt, cô bé đứng dậy bước lên bục. Tiếng vỗ tay vang dậy. Mẹ của Na lặng lẽ chấm khăn lên đôi mắt đỏ hoe.

Phỏng theo BLAI-TƠN [Lương Hùng dịch]

Tham khảo chi tiết: Kể một câu chuyện về sự đoàn kết, thương yêu bạn bè

Giúp đỡ người tàn tật

Bài tham khảo 1

Em có một người anh họ tên Nghĩa kém may mắn bị liệt hai chân từ lúc bé. Thỉnh thoảng em ghé thăm nhà bác, giúp anh Nghĩa làm một số công việc.

Năm nay anh Nghĩa mười lăm tuổi. Tay và vai anh phát triển bình thường nhưng từ bắp đùi xuống hai bàn chân thì co rút, teo lại. Hai chân anh bé xíu rất khó cử động. Khi ngồi một chỗ,anh có thể làm những việc vặt như: xếp quần áo, lau chén để vào tủ. Khi muốn di chuyển, anh dịch chuyển người trên hai cái bàn ngồi thấp sát đất.Hai cái bàn ngồi thay phiên nhau giúp anh “đi” về phía trước hoặc dịch lùi. Tuy có tật bệnh nhưng anh rất chăm làm việc. Em đến nhà giúp anh nấu cám cho lợn ăn. Anh Nghĩa ngồi trên bàn ngồi, cắt rau lang vun thành đống. Em dùng rổ xúc rau đã băm đổ vào thùng rồi đem thùng đó bắc lên bếp đã gác củi sẵn. Sửa cái thùng cho chắc chắn, em lấy xô xách nước đổ vào thùng. Độ ba xô nhỏ thôi, nước đã ngập rau rồi. Trên rau, em xúc bắp xay đổ vào. Khi em đậy nắp thùng xong, anh Nghĩa nhóm bếp. Bác em, mẹ của anh Nghĩa, trước khi đi làm đã gác sẵn củi và mồi nhen lửa. Anh Nghĩa bật quẹt, nhen lửa vào tờ giấy đun vào bếp, em dùng quạt, quạt nhè nhẹ. Chút xíu thôi là củi bắt lửa cháy đượm quanh đáy thùng. Hai anh em em ngồi đun củi, chờ nồi cháo rau sôi lục đục. Khi nồi cháo chín, em giúp anh Nghĩa tắt lửa, vùi củi vào tro cho tắt ngấm rồi phụ anh Nghĩa làm việc khác. Xong việc, em mang đến cho anh Nghĩa mấy quyển truyện thiếu nhi. Anh Nghĩa thích xem truyện tranh Tây Du Kí và lúc nào cũng giành tự đọc, không chịu để em đọc cho nghe.

Em rất thương anh Nghĩa và quý tính tự học, chăm làm của anh. Mặc dù anh tàn tật nhưng anh giúp đỡ mẹ anh rất nhiều trong việc nhà. Anh Nghĩa là tâm gương siêng năng vui sống mà em học tập. Em rất vui được giúp anh Nghĩa.

Bài tham khảo 2

Hôm đó là thứ ba, trời mưa dai dẳng từ sáng. Tan trường, mưa vẫn nặng hạt, em và các bạn: Thu, Huế, Nga, Minh đứa quàng áo mưa, đứa đi ô cùng chờ nhau đi về.

Trên đường về mặc dù trời mưa nhưng chúng em vẫn nói cười rất vui vẻ. Thu thì kể chuyện được điểm cao, nếu trời không mưa chắc chắn bạn ấy đã cho chúng em xem vở rồi, Nga kể lại câu chuyện đạo đức mà lớp Nga vừa đóng kịch, chúng em thấy lý thú, đứa nào cũng hào hứng lắng nghe. Bỗng dưng, tất cả chúng em đứng khựng lại vì thấy một cụ già đang cố gắng sang đường.

Cụ không quàng áo mưa mặc dù ngoài trời đang mưa to. Cụ có đội một chiếc nón đã rất cũ rồi, chiếc áo trên người cụ đã ướt sũng, chúng em biết cụ bị dính mưa từ lâu. Có lẽ tất cả 5 đứa em đều tự đặt ra câu hỏi: Sao cụ lại không có áo mưa? Sao không ai đưa cụ đi?… Điều đặc biệt, cụ không thể đi lại bình thường, thì ra chiếc lưng cụ còng đi một phần vì cụ chỉ có thể đi lại bằng một chân, chiếc chân kia của cụ đứng vững được là nhờ có náng. Cả 5 đứa, không ai bảo ai, câu chuyện cũng trở nên em bặt, chạy đến chỗ cụ già. Minh đi ô nên Nga vội cởi chiếc áo mưa của mình khoác lên người cho cụ. Minh cũng nhanh nhẹn che ô cho Nga quàng cho cụ áo mưa. Nga nói: Cụ ơi, trời mưa to lắm, cụ khoác chiếc áo mưa này đi ạ!

Khuôn mặt cụ đã ướt do chiếc nón không được lành, tôi vội lấy chiếc khăn mùi xoa lau cho cụ, hỏi ra chúng tôi mới biết nhà cụ cách đây 10 cây số, cụ biết tin bạn mình mất nên đã đi từ sáng sớm để viếng thăm, cụ không có con cái và cũng không mang theo tiền nên cứ vậy đi dưới trời mưa trong cái khó khăn, nặng nề của người khuyết tật. Chúng tôi xúc động và thương cụ lắm. Cả 5 đứa, đứa dắt tay cho cụ, đứa chạy đi tìm người lớn nhờ giúp đỡ. Khi có người đến giúp, cụ cũng nắm tay từng đứa và cảm ơn.

Chúng tôi đứa nào đứa ấy, khi thấy cụ đã ngồi lên xe an toàn đều lặng lẽ cùng nhau quay về. Có đứa xúc động rưng rưng, nhưng tất cả cũng ấm lòng vì giúp được bà cụ tàn tật gặp khó khăn như vậy.

>> Chi tiết: Kể lại câu chuyện em và các bạn giúp đỡ người tàn tật

Thật thà, trung thực trong đời sống

Hôm ấy, em đi chợ mua rau cho mẹ. Hàng cô Loan là hàng rau lớn nhất chợ Hạnh Thông Tây. Cô Loan bán rau củ cả giá bán lẻ và bán buôn nên rất đông khách hàng.

Em chào cô Loan rồi đưa tờ giấy ghi các món rau để cô lựa rau cho mẹ. Một vài món rau em biết chọn, em tự lựa và để vào túi ni-lông chờ cô tính tiền. Em mua không nhiều, chỉ độ hơn hai mươi ngàn tiền rau. Em đưa cô Loan tờ giấy bạc năm mươi nghìn. Cô Loan đếm tiền trả lại. Ơ hay, cô trả lại cho em những hai trăm mười tám ngàn đồng. Có lẽ tờ giấy bạc hai trăm nghìn có màu hơi giống tờ giấy bạc mười nghìn đồng nên cô Loan nhầm lẫn. Em lễ phép thưa:

- Thưa cô, cô trả lại tiền cho cháu nhầm rồi. Cháu chỉ đưa cho cô năm mươi nghìn mà!

Cô Loan cầm số tiền em đưa lại, rối rít:

- May quá, cô cảm ơn con nghen. Con thật thà đáng khen lắm!

Cô Loan trả lại đúng tiền cho em, em vui vẻ ra về.

Trên đường về nhà, lòng em lâng lâng vui lạ. Em vui sướng vì mình đã thật thà không tham lam số tiền cô Loan trả nhầm. Hôm đó, mẹ rất vui khi nghe em thuật lại chuyện.

Tham khảo chi tiết: Kể một câu chuyện về đề tài thật thà trung thực trong cuộc sống

Chiến thắng bệnh tật

Anh Danh, kĩ sư trong khu phố em là một tấm gương chiến thắng bệnh tật đáng khâm phục.

Anh Danh bị sốt tê liệt từ bé, hai chân không phát triển được bình thường. May mắn là đôi chân bệnh tật ấy tuy nhỏ một chân thấp một chân cao nhưng vẫn co duỗi và đi lại được. Anh Danh ít khi ra ngoài, anh học tập chăm chỉ và rất giỏi. Những năm Trung học anh đều đạt học sinh giỏi. Rồi anh thi đỗ vào trường Đại học Bách khoa thành phố Hồ Chí Minh, khoa Công nghệ Thông tin. Việc học của anh đôi khi bị gián đoạn vì sức khỏe của anh yếu, thường hay trở bệnh liệt giường. Khi đỡ bệnh, anh đi khập khiễng đến giảng đường trường Đại học. Thường xuyên đau ốm nhưng anh luôn luôn vui vẻ lạc quan. Để rèn luyện thể lực, anh tập chạy tại chỗ, rồi bệnh cũng lui dần. Chân anh không thể trở lại như người bình thường được nhưng anh khỏe khoắn hơn, không ốm đau thường xuyên như trước. Anh nhận bằng tốt nghiệp kĩ sư loại giỏi và được một công ty phần mềm danh tiếng tuyển dụng. Hiện nay anh đã lập gia đình và có một cậu con trai kháu khỉnh.

Có những người kém may mắn, bị bệnh tật nhưng họ vẫn sống tốt và có nhiều công sức đóng góp cho cuộc đời. Họ học tập, rèn luyện, làm việc, cải thiện đời sống của chính họ và cống hiến trí tuệ cho cuộc sống tiến bộ của nhân loại. Những tấm gương như anh Danh luôn luôn nhắc nhở chúng em phải học tập, rèn luyện và không bao giờ được lười biếng, ỷ lại; phải trau dồi bản thân để trở thành người có ích cho gia đình và xã hội.

Chi tiết các bài văn mẫu: Kể một câu chuyện về tinh thần chiến thắng bệnh tật

Câu 3 trang 132 SGK Tiếng Việt lớp 4

Trao đổi với các bạn cùng tổ, cùng lớp về câu chuyện em vừa kể:

a] Câu chuyện có những nhân vật nào?

b] Tính cách của các nhân vật được thể hiện ờ những chi tiết nào?

c] Câu chuyện nói với em điều gì?

d] Câu chuyện được mở đầu và kết thúc theo những cách nào?

Phương pháp giải:

Con chủ động trao đổi với các bạn cùng tổ.

Bài tiếp theo: Tập đọc lớp 4: Chú Đất Nung

Tập làm văn lớp 4: Ôn tập văn Kể chuyện được VnDoc sưu tầm, tổng hợp hướng dẫn giải các dạng bài tập viết kết bài mở rộng cho bài văn kể chuyện, chuẩn bị cho các bài kiểm tra trong năm học đạt kết quả cao.

Ngoài ra, các bạn luyện giải bài tập SGK Tiếng Việt 4 được VnDoc sưu tầm, chọn lọc. Đồng thời các dạng đề thi học kì 1 lớp 4, đề thi học kì 2 lớp 4 các môn Toán, Tiếng Việt, Tiếng Anh, Khoa học, Lịch sử, Địa Lý, Tin học mới nhất được cập nhật. Mời các em học sinh, các thầy cô cùng các bậc phụ huynh tham khảo đề thi, bài tập lớp 4 mới nhất.

Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về giảng dạy và học tập các môn học lớp 4, VnDoc mời các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các bạn học sinh truy cập nhóm riêng dành cho lớp 4 sau: Nhóm Tài liệu học tập lớp 4. Rất mong nhận được sự ủng hộ của các thầy cô và các bạn.

Video liên quan

Chủ Đề