Sáng kiến kinh nghiệm những biện pháp giúp trẻ 4 5 tuổi nâng cao khả năng cảm thụ văn học

-->

1 . MỞ ĐẦU1.1. Lý do chọn đề tàiNhư chúng ta đã biết đối với trẻ thơ văn học là người bạn không thể thiếu,nhất là ở lứa tuổi mẫu giáo. Văn học đem lại cho trẻ những hiểu biết đầu tiên vềcuộc sống xã hội, thiên nhiên, vạn vật xung quanh trẻ. Văn học nuôi dưỡng vàphát triển ở trẻ trí tưởng tượng, sáng tạo nghệ thuật, vì vậy đem tác phẩm vănhọc đến cho trẻ là một việc rất quan trọng và cần thiết. Dạy trẻ cảm thụ văn họclà một trong những nội dung quan trọng trong việc phát triển toàn diện cho trẻ.Trẻ được cảm thụ văn học chính là hình thành ở trẻ những tình cảm đạo đức tốtđẹp, những cảm xúc thẫm mỹ, phát triển trí tưởng tượng như: Lòng yêu thiênnhiên ở cỏ, cây, hoa, lá, lòng kính trọng yêu thương gần gũi và giúp đỡ nhữngngười thân xung quanh trẻ như ông bà, bố mẹ, cô giáo, anh chị em.Đối với nghành giáo dục yêu cầu trẻ “học mà chơi, chơi mà học” thông quacác tác phẩm văn học trẻ tiếp nhận các kiến thức của tuổi mình một cách nhẹnhàng, gần gũi hơn. Nó đem lại cho trẻ những hiểu biết đầu tiên về cuộc sốngxung quanh. Văn học nuôi dưỡng và phát triển ở trẻ trí tưởng tượng, sáng tạonghệ thuật. Vì vậy việc đem tác phẩm văn học đến cho trẻ là một việc rất quantrọng và cần thiết. Đối với trẻ mẫu giáo, quá trình được tiếp xúc với tác phẩmvăn học phải từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp, để từ đó trẻ bộc lộ khảnăng cảm thụ văn học của mình. Khả năng cảm thụ văn học đó là sự phát triểntrực tiếp của trẻ về các lĩnh vực nhận thức, ngôn ngữ, tình cảm xã hội. Tuy nhiênkhi đưa tác phẩm đến cho trẻ đòi hỏi người giáo viên phải có những suy nghĩsáng tạo để lựa chọn tác phẩm hay, phù hợp với lứa tuổi có ý nghĩa giáo dục trẻđể từ đó đưa ra những phương pháp, biện pháp thích hợp nhằm giúp trẻ pháttriển tốt khả năng cảm thụ tác phẩm văn học.Năm học 2015 – 2016 tôi được phân công chủ nhiệm lớp Mẫu giáo 4 - 5tuổi, sỉ số 30 cháu. Đa số cháu đều đang phát triển về ngôn ngữ nhưng khả năngcảm thụ các tác phẩm văn học chưa đồng đều, trẻ chưa hào hứng hoặc thiếu tựtin khi tham gia vào các hoạt động văn học như: kể truyện, đóng kịch…Một sốtrẻ chưa nắm bắt được diễn biến, nội dung của câu chuyện, bài thơ... Nhận thứcsâu sắc vấn đề trên, bản thân tôi là một giáo viên đang công tác tại trường mầmnon Thị trấn Mường lát thì việc nâng cao cảm thụ tác phẩm văn học cho trẻ càngtrở nên cấp thiết và quan trọng.Xuất phát từ những lý do trên và để trẻ phát triển tốt về khả năng cảm thụcác tác phẩm văn học, tôi đã lựa chọn đề tài “Một số biện pháp giúp trẻ mẫugiáo 4 - 5 tuổi nâng cao khả năng cảm thụ văn học” để thực hiện trong nămhọc này.1.2. Mục đích nghiên cứu.Tôi nghiên cứu đề tài này nhằm mục đích đưa ra một số biện pháp nângcao khả năng cảm thụ văn học cho trẻ 4-5 tuổi và góp phần làm phong phú nộidung nghe đọc của trẻ, nhằm nâng cao khả năng cảm thụ thơ, truyện của trẻ.Nhằm khơi gợi ở trẻ sự yêu thích văn học và giúp trẻ phát triển toàn diện về mọimặt: Nhận thức, ngôn ngữ, thể chất, thẩm mỹ và tình cảm, kỹ năng xã hội.1Ngoài ra còn giúp cho giáo viên có phương pháp, biện pháp sáng tạo, đổimới có hiệu quả, phù hợp với đặc điểm, tình hình của trường lớp, của trẻ, tíchlũy được các kinh nghiệm trong quá trình giảng dạy.1.3. Đối tượng nghiên cứu.Khi tổ chức thực hiện nghiên cứu đề tài này tôi chọn đối tượng là các quyluật hoạt động sư phạm, các nội dung, phương pháp, biện pháp để nghiên cứugiúp trẻ 4 – 5 tuổi nâng cao khả năng cảm thụ các tác phẩm văn học. Tôi lựachọn các tác phẩm thơ, truyện, đồng dao gần gủi với trẻ, có nội dung dễ hiểu,gây được hứng thú cho trẻ...để áp dụng vào trong quá trình giảng dạy.1.4. Phương pháp nghiên cứu.Để tiến hành cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học, có khả năng cảm thụthật tốt các tác phẩm văn học tôi đã sử dụng những phương pháp sau:*] Phương pháp đàm thoại:+ Đàm thoại giới thiệu tác phẩm.+ Đàm thoại để hiểu tác phẩm.+ Đàm thoại củng cố tác phẩm.*] Phương pháp đọc, kể diễn cảm các tác phẩm văn học.*] Phương pháp trực quan.*] Phương pháp đóng kịch.2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM2.1. Cơ sở lý luận của vấn đềMuốn giúp trẻ mẫu giáo 4 - 5 tuổi nâng cao khả năng cảm thụ tác phẩm vănhọc, tôi phải dựa trên cơ sở lý luận sau:a] Cơ sở tâm - sinh lý:Ngay từ khi lọt lòng trẻ đã được nghe các bà, mẹ hát các bài hát ru từ cácsáng tác thơ lục bát, rồi đồng dao, ca dao, dân ca... Lớn lên trẻ được làm quen vớicác tác phẩm văn học thơ truyện nhất là các câu chuyện cổ tích, các tranh ảnh,hình họa, đồ dùng, đồ chơi...Khoa học đã nghiên cứu về đặc điểm tâm sinh lí lứa tuổi này, chúng ta thấytrẻ 4 – 5 tuổi phát triển rất nhanh về thể lực và tâm lý, lứa tuổi này là thời kì pháttriển và hoàn thiện về các cơ quan trong cơ thể. Đây chính là tiền đề cho việccảm thụ thơ, truyện của trẻ. Cường độ và tính linh hoạt của các quá trình thầnkinh tăng rõ rệt, hệ cơ quan [hệ vận động, hệ hô hấp…] phát triển một cách vượtbậc giúp cơ thể trở nên linh hoạt, tạo điều kiện cho trẻ yêu và thích đọc thơ,truyện. Cơ quan thính giác của trẻ cũng được củng cố và hoàn thiện, kinhnghiệm nghe đọc thơ truyện của trẻ tích lũy được nhiều hơn, tạo tiền đề giúp trẻcảm thụ tác phẩm một cách sâu sắc hơn.Tính chủ động của trẻ phát triển. Ghi nhớ của trẻ ngày càng có tính chủđịnh, sự chú ý đã tập trung hơn, bền vững hơn, trẻ biết điều khiển chú ý củamình, tự giác hướng chú ý của mình vào một chủ thể nhất định. Tư duy trựcquan sơ đồ và những yếu tố của tư duy logic dần thay thế tư duy trực quan, hànhđộng. Đây là điều kiện thuận lợi nhất giúp trẻ cảm thụ tốt nhất những hình tượngnghệ thuật đặc biệt là hình tượng trong thơ, truyện.2b] Cơ sở lí luận:Văn học là môn rất quan trọng đối với trẻ mầm non, là phương tiện pháttriển ngôn ngữ cho trẻ có đủ vốn từ để nói năng lưu loát, diễn đạt gãy gọn, biếtsử dụng từ đúng lúc, đúng chỗ, không những thế mà việc dạy trẻ làm quen vớinhững từ ngữ nghệ thuật như từ tượng hình, từ tượng thanh giúp trẻ phát triển trítưởng tượng, óc quan sát, khả năng tư duy độc lập trong suy nghĩ. Thông quanội dung các tác phẩm giáo dục trẻ biết yêu quý người hiền lành, biết ơn và kínhyêu ông bà, bố mẹ, anh chị, bạn bè, biết nhường nhịn em nhỏ. Xuất phát từnhững vai trò cụ thể đó cho nên hoạt động dạy trẻ cảm thụ tác phẩm văn học làkhông thể thiếu trong chương trình chăm sóc giáo dục trẻ. Hoạt động này nhằmdẫn dắt, hướng dẫn trẻ cảm nhận những giá trị nội dung, nghệ thuật phong phútrong tác phẩm, khơi gợi ở trẻ sự rung động, hứng thú đối với văn học, có ấntượng về những hình tượng nghệ thuật, cái hay cái đẹp của tác phẩm và thể hiệnsự cảm nhận đó qua các hoạt động mang tính chất văn học nghệ thuật như đọcthơ, kể chuyện, chơi trò chơi đóng kịch, cao hơn là tiến tới sáng tạo ra nhữngvần thơ, câu chuyện theo tưởng tượng của mình, góp phần hình thành và pháttriển toàn diện nhân cách trẻ. Trong mỗi tác phẩm văn học, thế giới mới củacuộc sống thực tại bao gồm thiên nhiên, xã hội, con người được diển tả, biểu đạt,truyền đạt trong những hình thức đa dạng độc đáo. Văn học nói về thế giới loàivật, cỏ cây, hoa lá, mọi hiện tượng thiên nhiên, vủ trụ mà trẻ nhìn thấy được,cũng nói về những gì gần gũi trong môi trường sống của trẻ như làng quê, cánhđồng, dòng sông, phiên chợ, lớp học, khu phố,…Qua tác phẩm văn học, trẻ bắtđầu nhận ra trong xã hội những mối quan hệ, những tình cảm gia đình, tình bạn,tình cô cháu,…. Với truyện kể, ta hãy giúp trẻ nhận ra, nhớ được sắc thái cơ bảntrong giọng kể, lời thuật, phân biệt ngữ điệu lời nói các loại nhân vật, giúp trẻnhận ra ngôn ngữ đời thường [khẫu ngữ] và ngôn ngữ thơ giàu nhạc tính. Quatác phẩn văn học, trẻ quen dần tính chất nhiều ý nghĩa và tinh luyện của ngônngữ văn hoá, dần dần tiến tới hiểu được nghĩa thực đến nghĩa bóng, từ nghĩa văncảnh đến ý tưởng nhà văn muốn truyền đạt. Khi cho trẻ làm cảm thụ các tácphẩn văn học góp phần mở rộng nhận thức, phát triển trí tuệ, giáo dục đạo đức,giáo dục thẩm mĩ, phát triển ngôn ngữ, phát triển ở trẻ hứng thú “đọc sách” kỷnăng đọc và kể tác phẩm.c] Cơ sở thực tiễn:Sức mạnh của tác phẩm văn học thật vô cùng to lớn. Trong quá trình chotrẻ tiếp xúc với tác phẩm, bằng tài năng sư phạm cùng với nghệ thuật đọc và kểchuyện văn học, cô giáo ở trường Mầm non sẽ hướng trẻ vào những vẽ đẹp nộidung và nghệ thuật tác phẩm, gây ấn tượng đầu tiên cho trẻ về hình tượng nghệthuật được xây dựng bằng ngôn ngữ dân tộc. Cần phải dạy trẻ biết tập trungrung động, cái rung động của mính chứ không phải của ngưới khác. Tác phẩmvăn học thể hiện hiện thực cuộc sống bằng hình tượng nghệ thuật. Bằng sứcmạnh của tính hình tượng, sự biểu cảm của ngôn ngữ, những hình tượng conngười, con vật, bức tranh thiên nhiên được vẽ nên bằng ngôn ngữ đã tác độngmạnh mẽ đến trẻ em. Ấn tượng trẻ thu nhận được từ tác phẩm văn học khi nghe3đọc, kể tác phẩm phụ thuộc vào trình độ phát triển nhận thức thẩm mỹ của trẻ,vào khả năng cảm nhận văn học trong sự thống nhất giữa nội dung và hình thứcnghệ thuật tác phẩm. Chúng ta đều nhận thấy rằng, trẻ mẫu giáo có khả năngcảm nhận văn học nghệ thuật trong thể hoàn chỉnh, thống nhất giữa nội dung vàhình thức tác phẩm bằng cách nghe người lớn đọc, kể tác phẩm. Đối với trẻ ởtuổi mẩu giáo nhỡ [4-5 tuổi], giáo viên cần chọn và đọc cho trẻ những tác phẩmcó nội dung và hình thức nghệ thuật phức tạp hơn. Trên cơ sở những gì trẻ tiếpthu được ở giai đoạn trước, ở chúng sẽ tạo ra khả năng xâm nhập sâu hơn vàonội dung tác phẩm khiến chúng xác định thái độ đối với các nhân vật, sự kiệnphản ánh trong tác phẩm.2.2 Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.a] Thực trạng chung:Năm học 2015 – 2016, bản thân tôi được phân công chủ nhiệm nhóm lớp 4-5tuổi. Trường mầm non Thị trấn Mường lát. Với số trẻ là: 30 cháu [Trong đó có 18cháu trai và 12 cháu gái]. Đây là ngôi trường thuộc vùng miền núi nhưng nằm ngayở trung tâm Thị trấn huyện và là trường đạt chuẩn quốc gia nên đã được các banngành quan tâm chú trọng đầu tư về cơ sở vật chất và nguồn nhân lực, trẻ đi họcđều và luôn luôn duy trì được sĩ số lớp. Dân cư ở đây tập trung nhiều thành phần:công nhân viên chức nhà nước, kinh doanh buôn bán nhỏ, người dân tộc thiểu số.Tuy nhiên trình độ dân trí lại không đồng đều, trong đó có một số gia đình là dântộc thiểu số lại chưa trú trọng đến việc học tập của con em mình. Ngay từ đầu nămhọc 2015 - 2016, khi nhận các cháu vào lớp tôi cảm nhận được rằng khả năngngôn ngữ và cảm thụ văn học ở trẻ vẫn còn rất nhiều hạn chế. Các cháu thường nóichuyện không tự tin trước đám đông, không khắc sâu nhớ được tên truyện và nộidung các câu chuyện, bài thơ. Trẻ cũng không có được khả năng kể lại diễn biến mộtsố câu chuyện đơn giản cùng cô và khả năng đóng kịch đóng vai các nhân vật trongchuyện. Chính vì thế trong quá trình thực hiện đề tài này, tôi đã gặp những thuận lợivà khó khăn sau:* Thuận lợi:- Được sự phân công của Ban giám hiệu Trường Mầm non Thị trấn tôi trựctiếp nhận phụ trách chính nhóm lớp 4 - 5 tuổi, bản thân tôi luôn nhận được sựủng hộ, quan tâm, giúp đỡ nhiệt tình của Ban giám hiệu nhà trường, của các cấplãnh đạo địa phương tạo điều kiện về cơ sở vật chất, chuẩn bị đầy đủ đồ dùngdạy học cho cô và đồ dùng học tập, đồ chơi cho trẻ .- Có đội ngũ đồng nghiệp nhiệt tình, trình độ chuyên môn đạt chuẩn và đạtnhiều giải trong các cuộc thi giáo viên giỏi cấp huyện, cấp tỉnh luôn tạo điềukiện để học hỏi lẫn nhau trong công tác chuyên môn.- Bản thân tôi là giáo viên có trình độ chuẩn về chuyên môn, nhiệt tình yêunghề, mến trẻ. Có khả năng về ngôn ngữ rõ ràng, diễn cảm, có nhiều cố gắngtrong quá trình tự học, tự rèn luyện. Biết ứng dụng công nghệ thông tin vàogiảng dạy. Nắm vững phương pháp dạy của bộ môn, được bồi dưỡng thườngxuyên và tham gia học tập các lớp chuyên đề đầy đủ.4- Tôi luôn ý thức được tầm quan trọng của việc nâng cao khả năng cảm thụvăn học cho trẻ, luôn trau dồi kiến thức học hỏi kinh nghiệm đồng nghiệp để làmsao đưa ra phương pháp dạy học phù hợp với trẻ, giúp trẻ lĩnh hội được kiếnthức một cách có hiệu quả nhất.- Các cháu đi học được sắp xếp vào lớp theo đúng độ tuổi của mình. Cáccháu đều khỏe mạnh nhanh nhẹn, ngoan ngoãn, thích hoạt động vui chơi.- Phụ huynh thường xuyên quan tâm trao đổi về việc học tập của con emvới cô giáo.* Khó khăn:- Trong lớp có 1 số trẻ là con em dân tộc thiểu số vốn từ đã ít lại còn phátâm không được chuẩn và không phát âm được chọn vẹn câu bằng tiếng Việt, cònnói ngọng, nói lắp. Trí nhớ của trẻ cũng hạn chế.- Do trình độ nhận thức không đồng đều, một số trẻ mới lần đầu tiên đếnlớp. Nên việc hình thành các thói quen, nế nếp rất vất vả, một số cháu còn lầmlì, ít nói, nói ngọng và thiếu tự tin, trẻ còn nhút nhát, không giao lưu với cô giáovà các bạn, không tích cực tham gia các hoạt động.- Một số phụ huynh bận công việc ít quan tâm chăm lo, trò chuyện với trẻvà nghe trẻ nói để uốn nắn cho trẻ về ngôn ngữ.- Môi trường cho trẻ hoạt động còn thiếu nhiều, đồ dùng để phục vụ chohoạt động văn học còn hạn chế chưa đủ để phục vụ cho các hoạt động làm quenvới văn học.- Phòng học đang có nguy cơ xuống cấp và không đủ ảnh hưởng đến việchọc của học sinh.- Phần lớn phụ huynh chưa nhận thức được đầy đủ về tầm quan trọng củaviệc học, họ đang xem nhẹ ngành học mầm non. Một số phụ huynh tuy cũng cóquan tâm tới việc học của trẻ, song phương pháp dạy trẻ chưa đúng phươngpháp vì vậy chưa tạo điều kiện để trẻ phát huy hết khả năng cảm thụ văn học củamình.b] Kết quả thực trạng ban đầu qua khảo sátĐầu năm tôi đã tiến hành khảo sát chất lượng ban đầu trên trẻ để nắm bắtkhả năng phát triển của trẻ từ đó có các phương pháp biện pháp phù hợp.Kết quả khảo sát đầu năm như sau:MônKhảo sát đầu nămTrẻ hứng thú: 70%Trẻ hiểu nội dung: 65%ThơTrẻ thuộc tác phẩm: 70%Trẻ đọc diễn cảm: 60%Trẻ hứng thú 70%Trẻ hiểu nội dung 55%TruyệnTrẻ kể diễn cảm 30%5Từ thực trạng trên, để có phương pháp dạy đúng và tạo hứng thú cho trẻmẫu giáo 4-5 tuổi nâng cao khả năng cảm thụ tác phẩm văn học, tôi đã áp dụngmột số biện pháp sau :2.3. Giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đềa] Thực hiện khảo sát khả năng cảm thụ văn học của trẻ:Đối với trẻ mầm non muốn trẻ cảm thụ tốt các tác phẩm văn học trước hếtcô giáo cần nắm bắt được khả năng của trẻ như khả năng chú ý, tiếp thu bài củatrẻ trong hoạt động làm quen với tác phẩm văn học. Qua quá trình giảng dạy tôiđã khảo sát khả năng cảm thụ văn học của trẻ thông qua việc kể cho trẻ nghemột câu truyện đơn giản, hoặc đọc cho trẻ nghe một bài thơ ngắn. Sau đó chotừng trẻ nói lại nội dung câu chuyện, bài thơ. Kết quả đạt như sau:+ 50% trẻ nhớ và nói được nội dung câu truyện , bài thơ.+ 50% trẻ chỉ nhớ một phần nội dung câu truyện, bài thơ.Hay tôi có thể hỏi trẻ những câu hỏi thật gần gủi với trẻ như:- Con thích nhân vật nào? Vì sao con thích nhân vật đó?- Con thích nhất câu thơ nào? Vì sao con thích câu thơ đó?- Con thấy tình tiết nào, phần nào, hay câu từ nào mà con thấy ấn tượng[thích] nhất? Vì sao con thích?.Qua câu trả lời của trẻ tôi có thể nắm bắt được sự cảm nhận của trẻ với cáctác phẩm văn học như thế nào, và phân loại đặc khả năng cảm nhận tác phẩmcủa từng trẻ trong lớp.Qua việc khảo sát trẻ như vậy tôi đã phát hiện ra khả năng cảm thụ văn họccòn chậm của nhiều trẻ trong lớp tôi như: cháu Lục Quốc Khánh, Lương Hà Vy,Lương Nhất Phi, Hà Tiến Đạt, Ngân Diệp Phi, Hà Diệu Linh, Bùi Bạch Dương,Lưu Hải Đăng….Từ đó tôi thường xuyên cho trẻ tiếp xúc với tác phẩm văn học ở mọi lúcmọi nơi. Việc làm này cũng góp phần giúp trẻ đến gần với văn học hơn và có thểnâng cao khả năng cảm thụ văn học của trẻ. Đồng thời giúp tôi có các biện phápphù hợp hơn trong giờ dạy của mình.b] Dạy trẻ cảm thụ văn học trên tiết học:*Đầu tiên giáo viên phải nghiên cứu kỹ tác phẩmĐể tiết học đạt kết quả cao thì trước hết tôi phải biết lựa chọn các tác phẩmcó nhiều giá trị nghệ thuật cho trẻ cảm nhận, xác định rõ mục đích, yêu cầu củatác phẩm và phải thuộc tác phẩm trước khi cho trẻ làm quen. Từ đó tôi đưa ranội dung giáo dục phù hợp với cốt truyện, phù hợp với lứa tuổi của trẻ, bên cạnhđó tôi luôn chú ý đến giọng kể của mình, kể diễn cảm, đúng ngữ điệu của từngnhân vật trong truyện, thể hiện được nét mặt, cử chỉ, tư thế phù hợp với diễnbiến câu chuyện thì mới thu hút được sự chú ý của trẻ.Ví dụ: Truyện : “Chú Dê đen”. Trước khi dạy trẻ tôi phải xác định đượcmục đích – yêu cầu của truyện đối với trẻ là:+ Trẻ nhớ tên câu chuyện: “Chú dê đen”, nhớ tên các nhân vật trong truyệnDê trắng, Dê đen, Chó Sói.6+ Trẻ hiểu nội dung câu chuyện, biết đánh giá: “Dê đen dũng cảm, Dê trắngnhút nhát, Chó Sói độc ác nhát gan”...Ví dụ: Thơ: “Giữa vòng gió thơm” Trước khi dạy trẻ tôi phải xác định đượcmục đích – yêu cầu của bài thơ:+ Trẻ nhớ được tên bài thơ “Giữa vòng gió thơm”, nhớ tên tác giả.+ Trẻ hiểu nội dung bài thơ: Bài thơ nói về tình cảm của bạn nhỏ dành chobà khi bà bị ốm: Bạn quạt cho bà, nhắc vịt gà không cãi nhau để cho bà ngủ yêngiấc.+ Trẻ biết đóng kịch theo lời của bài thơ.Giọng đọc, giọng kể của cô phải nhịp nhàng, đúng nhịp điệu sẽ giúp trẻhiểu sâu sắc hơn về nội dung bài thơ, câu chuyện và khả năng cảm thụ văn họccủa trẻ được nâng cao.Muốn cho trẻ làm quen với một tác phẩm văn học dù là một câu chuyệnhay một bài thơ thì giáo viên phải dành thời gian để đọc tác phẩm nhiều lần,phải hiểu nội dung nội dung tác phẩm mà mình sẽ dạy cho trẻ gồm có nhữnggì?.* Lựa chọn các hình thức cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học.Điều mà tôi đặc biệt chú ý trong các tiết học là phải đưa ra nhiều hình thứccho trẻ làm quen với tác phẩm văn học, dù là tiết thơ hay tiết truyện. Muốn đạtkết quả cao thì việc đầu tiên giáo viên phải chuẩn bị tốt đồ dùng dạy học, đồdùng đầy đủ, đa dạng, đẹp sẽ hấp dẫn thu hút sự chú ý của trẻ và tiết học sẽ đạtkết quả cao. Trước đây tôi thường sử dụng tranh minh hoạ làm đồ dùng chínhtrong hoạt động cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học. Song với hình thức đổimới hiện nay, tôi đã đưa CNTT vào tiết dạy của mình và đã mang lại kết quả rấtcao. Biện pháp này luôn gây sự chú ý, tò mò, hứng thú cho trẻ. Bởi vì:- Các hình ảnh đưa lên máy tính được sử dụng các hiệu ứng về âm thanh,màu sắc phù hợp, hình họa nghộ nghĩnh, có hình ảnh động... gây được sự chú ýcủa trẻ.- Việc sử dụng màn hình để trình chiếu thì những nhân vật trong chuyện sẽtrở nên thật hơn, sống động hơn...Mà giáo viên cũng không phải mất quá nhiềuthời gian cho việc chuẩn bị đồ dùng giảng dạy.Ví dụ: Khi đưa hình ảnh “Con Hổ” lên màn hình, trẻ sẽ cảm thụ được conHổ đi những bước đi oai phong và cảm nhận được những tiếng gầm rú vọng núirừng của nó.- Những giáo viên có khả năng sử dụng máy tính thành thạo hơn có thểchuyển các bức tranh có sẵn của bài thơ, câu chuyện thành đoạn phim hoạt hình,hay ta có thể đưa đoạn phim quay sẵn phù hợp với nội dung như thế rất thu hútvà gây hưng thú cho trẻ hơn là trẻ cho quan sát tranh minh họa.Ví dụ: Với câu chuyện “Cáo, Thỏ và Gà Trống” tôi đã xây dựng đoạn phimhoạt hình về nội dung câu chuyện, ngoài ra tôi còn làm đoạn phim về các convật kết hợp với nhạc đệm rất hứng thú làm cho trẻ dễ nhớ nội dung truyện vàthấy được nét đặc trưng của các nhân vật.Trong tất cả các tác phẩm văn học mà tôi định đưa ra cho trẻ cảm nhận tôiluôn xác định chuẩn giọng đọc, giọng kể cho câu chuyện, bài thơ đó, giọng đặc7trưng cho từng nhân vật, từng tình huống trong truyện. Và khi kể, đọc cho trẻnghe hay khi đã hướng dẫn trẻ đọc, kể tôi cố gắng giúp trẻ nhận ra, nhớ được sắcthái cơ bản trong giọng kể, lời thuật, phân biệt ngữ điệu lời nói các loại nhân vật,giúp trẻ nhận ra ngôn ngữ đời thường [khẫu ngữ] và ngôn ngữ thơ giàu nhạctính. Qua tác phẩn văn học, trẻ quen dần tính chất nhiều ý nghĩa và tinh luyệncủa ngôn ngữ văn hoá, dần dần tiến tới hiểu được nghĩa thực đến nghĩa bóng, từnghĩa văn cảnh đến ý tưởng nhà văn muốn truyền đạt.Ví dụ: Ở truyện “Chú Dê đen”Giọng của nhân vật Dê trắng khi gặp Sói thì run sợ, nhút nhát, thiếu tự tinQua đó ta giúp trẻ nhận tính cách của Dê trắng rất nhút nhát, thiếu tự tin. Còngiọng của nhân vật Sói lúc này lại ồm ồm thể hiện tính hung hăng, kiêu ngạo vàđắc thắng:[- Dê kia, mày đi đâu?- Tôi đi tìm lá non để ăn và nước mát để uống.- Mày có gì ở chân?- Chân tôi có móng.- Trên đầu mày có gì?- Trên đầu tôi có sừng.Sói hỏi tiếp:- Bây giờ mày hãy trả lời tao: Tim mày thế nào?- Tim tôi đang run sợ.- A! Ha!]Ngược lại với Dê trắng. Giọng của Dê đen lanh lảnh thể hiện tính bình tìnhvà tự tin, dũng cảm đối phó với Sói, Dê đen tỏ ra mạnh mẽ, tự tin lúc này Sóiphải hạ thấp giọng và đề phòng. Ở hoàn cảnh này Sói lại mất bình tỉnh và thấysợ Dê đen:[- Dê kia, mày đi đâu?- Tao đi tìm kẻ nào hay gây sự đây.- Mày có gì ở chân?- Chân thép của tao có móng bằng đồng.- Trên đầu mày có gì?- Trên đầu tao có đôi sừng bằng kim cương.Sói lại tiếp:- Thế bây giờ mày hãy trả lời tao: tim mày thế nào?- Trái tim thép của tao bảo tao: hãy cắm đôi sừng bằng kim cương của taovào bụng mày. Nào Sói hãy lại đây thử xem!- Sói sợ quá vội vàng chuồn thẳng]Như vậy chúng ta nhận ra rằng ở các nhân vật ngôn ngữ thể hiện tính cách.chúng ta giúp trẻ thể hiện được ngôn ngữ của nhân vật là giúp trẻ hiểu được tínhcách của nhân vật đó. Điều này rất quan trọng với trẻ trong quá trình giúp trẻcảm thụ văn học.* Sử dụng nghệ thuật dùng rối:8Việc sự dụng rối trong tiết học gây được sự chú ý, tò mò của trẻ tạo điềukiện cho trẻ tiếp cận với nghệ thuật múa rối, một môn nghệ thuật truyền thốngcủa dân tộc.Ví dụ 1:Với câu chuyện “Quả bầu tiên” giáo viên sự dụng mô hình sân khấu là mộtkhu vườn nhỏ có ngôi nhà, cây... nhân vật trong truyện được cách điệu hóa. Lãonhà giàu đầu đội khăn xếp, mặc áo the ria mép vểnh lên.... Khi tôi dạy tiết truyệnmẫu phải sử dụng rối tôi dùng cánh tay lồng vào con rối, điều khiển con rối bằngngón trỏ, ngón cái, ngón giữa sao cho những cử chỉ phù hợp với lời thoại cácnhân vật trong truyện.Khi cậu bé ôm ấp vỗ về con én nhỏ tôi dùng ngón tay cái và ngón giữa khítlại với nhau làm động tác ôm ấp vỗ về hoặc khi làm động tác tung con én nhỏlên trời thì tôi tung ngón cái và ngón giữa lên hết tầm.Ví dụ 2:Với những câu chuyện có nhiều nhân vật như “Ba cô gái”, “Cáo thỏ và gàtrống” thì tôi phải phối hợp với giáo viên phụ lớp để dàn dựng thành một tiếtmục rối hoàn chỉnh. Nhờ việc sử dụng nghệ thuật rối trong tiết học mà số trẻ cókhả năng cảm thụ tác phẩm văn học đạt cao, đa số trẻ nhớ được nội dung câuchuyện, lời thoại của các nhân vật trong truyện và qua đó trẻ biết nhận xét đánhgiá tính cách của nhân vật trong truyện như: Ai là người xấu? Ai là người tốt?Ví dụ 3:Với câu truyện “Chú thỏ thông minh” tôi sử dụng mô hình sân khấu là mộtkhu đầm lầy nhỏ, có hoa, cỏ, cây... nhân vật trong truyện được cách điệu hoá,thỏ mặc quần áo, di bằng 2 chân…Khi tôi dạy, tôi dùng cánh tay lồng vào conrối, điều khiển con rối bằng ba ngón tay: ngón cái, trỏ, giữa sao cho những cửchỉ phù hợp với lời thoại trong truyện… Nhờ việc sử dụng nghệ thuật rối trongtiết học mà số trẻ có khả năng cảm thụ tác phẩm văn học đạt cao, đa số trẻ nhớđược nội dung câu truyện, lời thoại của các nhân vật trong truyện và qua đó trẻbiết nhận xét đánh giá tính cách của nhân vật trong truyện như ai là người xấu?Ai là người tốt?.Ngoài ra tôi còn sử dụng rối rẹt và dạy các câu chuyện, bài thơ:Ví dụ:Với câu chuyện “Món quà của cô giáo” thì giáo viên vẽ hình các nhân vậttrong truyện lên bìa giấy cứng hay gỗ mỏng có gắn đế. Khi sử dụng giáo viênbuộc một sợ dây vào đế con rối rối di chuyển sợ dây theo lời kể của câu chuyện.Với bài thơ “ Giữa vòng gió thơm” bằng động tác kéo dây ở đế các nhân vật rốihình sẽ di chuyển theo từng nhịp điệu của bài thơ điều này gây được sự chú ýcủa trẻ.* Trò chơi đóng kịch:Đây là hoạt động giúp trẻ phát triển trí nhớ và giáo dục trẻ tinh thần tập thể.Qua hoạt động đóng kịch trẻ truyền đạt lại nội dung câu truyện, làm sống lại tâmtrạng, hành động ngôn ngữ hội thoại của các nhân vật trong truyện, đồng thời trẻbiết thể hiện tình cảm và đánh giá các nhân vật trong truyện. Khi đóng kịch trẻ9dễ dàng nắm được nội dung, ý nghĩa của tác phẩm, nắm được tính liên tục củacâu truyện, điều này góp phần đẩy mạnh sự phát triển tư duy, cảm thụ tác phẩmmột cách sâu sắc ở trẻ. Để đạt được điều đó thì trước khi cho trẻ đóng kịch giáoviên phải cho trẻ ôn lại nội dung câu truyện và đàm thoại với trẻ về nội dung.Giúp trẻ hiểu sâu hơn về nội dung truyện và lời thoại của các nhân vật trongtruyện. Để từ đó trẻ biết thể hiện những sắc thái khác nhau về ngữ điệu, tínhcách tâm trạng của các nhân vật trong truyện. Nhằm giúp trẻ phân biệt đượcgiọng điệu lời nói của các nhân vật. Qua đó trẻ khắc hoạ được tính cách nhânvật.Ví dụ: Như Dê đen dũng cảm, Dê trắng nhút nhát, chó Sói nhát gan.Để trẻ nhớ được ngôn ngữ, lời thoại của các nhân vật trong truyện để đóngkịch thì trước hết cho trẻ nhắc lại lời thoại của nhân vật sau đó cho trẻ đóng vaitheo tổ hoặc nhóm.Ví dụ: Trong truyện “Chú Dê đen” cho tổ 1 làm dê trắng, tổ 2 làm dê đen,tổ 3 làm cho sói để trẻ tự thể hiện hành động, điệu bộ của nhân vật cho quen vàthành thạo. Sau đó phân vai cho từng trẻ theo vai của các nhân vật trong truyệnvà cho trẻ nhắc lại lời thoại của nhân vật trong truyện mà trẻ sẽ đóng. Lúc nàycô giáo là người dẫn truyện và trẻ tự diễn theo nội dung câu truyện. Khi trẻ diễnxong lên cho trẻ tự nhận xét về vai diễn của mình, của bạn, từ đó trẻ xác địnhđược thái độ của trẻ đối với nhân vật trong truyện là yêu hay ghét.Trò chơi đóng kịch thực sự giúp trẻ cảm nhận tác phẩm văn học một cáchsâu sắc và để đạt được điều đó thì việc trang trí sân khấu và hoá trang cho trẻ rấtquan trọng, với câu truyện “Ba chú Lợn” tôi làm sân khấu có màn che, rồi trangtrí cảnh phù hợp với câu truyện.Bên cạnh việc làm mô hình sân khấu thì việc hoá trang cho trẻ đóng kịchcũng rất cần thiết. Với nhân vật “Ba chú Lợn” tôi cho trẻ mặc mặt nạ hình conlợn, bao tay và giầy hình chân con lợn và áo quần màu sắc khác nhau phù hợpvới tính cách của từng nhân vật. Việc hoá trang và bố trí sân khấu phù hợp, trangphục đẹp sẽ giúp trẻ tự tin khi nhập vai tạo cho trẻ hứng thú hơn với từng vởdiễn. Trong hoạt động chung trẻ có thể chưa cảm nhận hết được các giá trị vềmặt ngôn ngữ, tình cảm của các tác phẩm thì đến giờ hoạt động góc cô giáo chotrẻ tham gia vào góc chơi như góc thư viện, “ Bé yêu văn học”. Tại góc chơi nàycô cho trẻ được xem, đọc hay lắng nghe các câu chuyện bài thơ trẻ vừa được họcđể trẻ có thể ghi nhớ sâu hơn, để trẻ một lần nữa lại tiếp tục được cảm nhậnnhững cái hay cái đẹp trong tác phẩm.c] Tạo môi trường cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học:Để giúp trẻ nâng cao khả năng cảm thụ văn học thì việc tạo cơ hội cho trẻlàm quen với tác phẩm văn học phải thường xuyên. Ngay từ đầu năm học BGHnhà trường đã trang bị cho lớp nhiều quyển truyện, tạp chí. Ngoài ra tôi còn sưucác sách văn học, các hoạ báo, tập chí, lịch cũ, nguyên liệu cho trẻ tự làm sáchđể xây dựng một “Góc thư viện” mang nội dung văn học, tại “Góc thư viện” trẻđược xem các tranh truyện, tạp chí, hoạ báo.10Sau đó cô kể truyện cho trẻ nghe về nội dung những câu truyện như “Dêcon biết nhận lỗi”, “Gà cánh tiên” và hướng dẫn trẻ cách tri giác các tranhtruyện đó, dần dần trẻ có thể tự đọc. Tất nhiên có thể lúc đầu trẻ đọc theo trínhớ, trẻ nhớ về nội dung câu truyện cô đã kể rồi tự kể khớp với nội dung câutruyện mà trẻ tri giác.Trong góc chơi với các tác phẩm văn học đó, tôi có chú ý sưu tầm nhiềunguyên vật liệu khác nhau cho trẻ làm rối cho chính trẻ biểu diễn.Các tác phẩm văn học dân gian như ca dao, tục ngữ, vè...cũng luôn đượccác trẻ trong lớp biểu diễn tại góc chơi này. Trong quá trình trẻ biểu diễn, thểhiện đó tự trẻ đã cảm nhận được nhịp điệu, câu từ trong các tác phẩm đó.d] Giúp trẻ cảm thụ văn học ở mọi lúc mọi nơi:Thực tế giáo dục văn học ở mẫu giáo cho ta thấy rằng năng lực cảm thụ vănhọc của trẻ không thể tự nó mà phát triển được, mà phải qua một quá trình: Họcchơi và mọi lúc mọi nơi. Mọi lúc mọi nơi cũng cần cho trẻ làm quen với vănhọc.Vào buổi sáng giờ đón trẻ tôi cho trẻ được chơi theo ý thích trong đó gócsách truyện tôi luôn khuyến khích trẻ tham gia. Trẻ sẽ được “đọc”, xem các câuchuyện mà trẻ thích, được chơi với các con rối trẻ yêu, được nghe các câuchuyện bài thơ mà trẻ cảm thấy hứng thú…Khi trẻ được tiếp xúc nhiều lần trẻ sẽdàn dần cảm nhận được những cái hay cái đẹp trong các tác phẩm đó và sẽ càngngày càng thích thú hơn với các hoạt động văn học. Hoạt động ngoài trời cũngcần cho trẻ làm quen với văn học: Trẻ được cùng cô và các bạn đọc thơ, đọcđồng dao, câu đố...[ Cô giáo lưu ý hướng trẻ đọc thật diễn cảm theo nội dung vànhịp điệu của tác phẩm], trẻ được ngồi dưới tán cây nghe cô kể các câu chuyệncổ tích, những câu chuyện gắn với cuộc sống hàng ngày của các con…Qua hoạt động dạo chơi này cô giáo còn có thể cung cấp cho trẻ nhiều từngữ về cảnh vật cây côi xung quanh.Ví dụ: Cho từng nhóm trẻ cầm tay nhau cùng bước đọc đồng dao “Dungdăng dung dẻ” hay trẻ ngồi vòng tròn đọc đồng dao “Nu na nu nống”. Hoặc khicho trẻ ra ngoài trời quan sát hoa, cây cối cô cùng trẻ kết hợp đọc diễn cảm bàithơ “Hoa kết trái” Qua đó cung cấp cho trẻ hiểu nội dung của bài thơ và hiểuthêm về tính chất, màu sắc của các loài hoa có trong bài thơ. Giúp trẻ cảm thụvăn học một cách có hiệu quả nhất.2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với các hoạt động giáodục, với bản thân, đồng nghiệp và nhà trườngTừ khi áp dụng các biện pháp trên đến nay tôi đã thu được một số kết quảnhư sau:- Có thể nói qua một năm nghiên cứu áp dụng những kinh nghiệm, một sốbiện pháp trong và ngoài giờ học ở lớp, tôi thấy chất lượng về việc trẻ cảm thụcác tác phẩm văn học nâng lên rõ rệt, trẻ rất thích học môm học này, rất mạnhdạn tham gia các hoạt động và đã đạt được một số kết quả nhất định:+ Trẻ thông minh, sáng tạo trong các tiết văn học+ Trẻ thích được đóng kịch11+ Trẻ thích được đọc thơ, kể truyện.+ Trẻ ghi nhớ, thuộc thơ, truyện lâu hơn+ Trẻ có khả năng tự sáng tạo và thể hiện tính cách, nhập vai một cách linhhoạt.+ Biết kể truyện sáng tạo, kể theo trí tưởng tượng một cách phong phú, đadạng.Kết quả khảo sát cuối năm như sau:MônKhảo sát cuối nămHứng thú: 90%Hiểu nội dung: 90%ThơThuộc tác phẩm: 90%Đọc diễn cảm: 75%Hứng thú 95%TruyệnHiểu nội dung 90%Kể diễn cảm 45%So sánh kết quả khảo sát trước và sau khi có biện pháp thực hiện:MônKhảo sát đầu nămKhảo sát cuối nămSo sánhTrẻ hứng thú: 70%Trẻ hứng thú: 90%Tăng 20%Trẻ hiểu nội dung: 65%Trẻ hiểu nội dung: 90%Tăng 25%ThơTrẻ thuộc tác phẩm: 70%Trẻ thuộc tác phẩm: 90% Tăng 20%Trẻ đọc diễn cảm: 60%Trẻ đọc diễn cảm: 75%Tăng 15%Trẻ hứng thú 70%Trẻ hứng thú 95%Tăng 25%Truyện Trẻ hiểu nội dung 55%Trẻ hiểu nội dung 90%Tăng 35%Trẻ kể diễn cảm 30%Trẻ kể diễn cảm 45%Tăng 15%- Giáo viên đã nắm chắc phương pháp, tự tin, linh hoạt hơn trong các tiếtdạy. Bản thân cũng đã biết lập kế hoạch thực hiện phù hợp với nhóm tuổi mìnhphụ trách, nắm vững được đặc điểm tâm lý, tình hình của từng trẻ để từ đó đưara những biện pháp có phương hướng giáo dục trẻ thích hợp hơn.- Từ những kết quả đạt được trên, bản thân tôi đã tạo được lòng tin với phụhuynh, làm cho phụ huynh càng tin tưởng, yên tâm đưa con đến trường. Qua đóbản thân cũng đã nâng cao nhận thức cho phụ huynh về việc phát triển ngôn ngữmạch lạc cho trẻ là rất cần thiết. Phụ huynh rất quan tâm, phấn khởi, thườngxuyên chăm lo, trao đổi hỏi thăm học lực của con mình. Tôi cảm thấy rất vuimừng và các bậc phụ huynh cũng tỏ ra hài lòng và mến phục.3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ3.1. Kết luận:Việc giáo dục văn học cho trẻ mẫu giáo và giúp trẻ nâng cao khả năng cảmthụ các tác phẩm văn học là một vấn đề mới và khó khăn. Bởi văn học thườnggắn liền với trẻ thơ ngay từ những lúc mới chào đời qua những câu truyện cổtích, ngụ ngôn của bà, của mẹ. Những tác phẩm mà trẻ được nghe từ thuở béthường để lại những ấn tượng sâu sắc, lâu dài trong tình cảm cũng như nhậnthức của con người. Đối với trẻ em thì qua các tác phẩm văn học còn có ý nghĩa12giáo dục sâu sắc. Vì vậy muốn tiến hành tốt việc giáo dục các tác phẩm văn họccho trẻ tôi đã rút ta được một số bài học kinh nghiệm sau:- Ngay từ đầu năm học người giáo viên phải nắm được đặc điểm tâm sinhlý của trẻ.- Giáo viên phải nghiên cứu kỹ tác phẩm, phải đọc đúng, đọc chính xác,diễn cảm thể hiện săc thái tình cảm của tác phẩm kết hợp với điệu bộ minh họacho tác phẩm.- Ứng dụng CNTT vào giảng dạy.- Sử dụng tốt mô hình rối, rối dẹt, rối tay…- Tham khảo thêm một số kịch bản đã được biên soạn sẵn và tập cho trẻđóng kịch.- Tích cực làm đồ dùng, đồ chơi theo chủ đề, đồ dùng minh hoạ cần phongphú, đa dạng hấp dẫn. Giáo viên phải sử dụng khoa học gọn gàng đúng lúc.- Cần thiết kế bài dạy mẫu, mời đồng nghiệp và Ban Giam Hiệu đánh giákết quả và rút kinh nghiệm.tạo môi trường phong phú và đa dạng trong và ngoàilớp để cho trẻ hoạt động.- Tham mưu tốt với phụ huynh hỗ trợ thêm một số tranh truyện sách báo,tạp chí.- Thường xuyên học hỏi đồng nghiệp tham khảo thêm một số tài liệu liệnquan đến việc cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học. Để từ đó tổ chức tốt hoạtđộng cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học.- Tham mưu với Ban Giam Hiệu hỗ trợ về tài liệu nghiên cứu ,kinh nghiệmtổ chức các hoạt động và đồ dùng ,đồ chơi phục vụ cho cac hoạt động.- Phối hợp với phụ huynh để động viên giáo dục trẻ thực hiện tốt yêu cầucần đạt của giáo viên.Thơ truyện là một phương tiện vô cùng hiệu quả để giáo dục nhân cách củatrẻ. Các hoạt động thơ, truyện không chỉ cung cấp cho trẻ những hiểu biết sơđẳng về văn học, mà còn hình thành và phát triển khả năng cảm thụ, tạo cơ sởban đầu cho sự lĩnh hội các giá trị văn học.Để dạy tốt tiết học đọc thơ, kể truyện cho trẻ nghe. Trước tiên cô giáo cầnham thích thơ, truyện, cảm thụ được các tác phẩm và nắm được khả năng củathơ truyện trong việc giáo dục trẻ.Khi cần truyền thụ các tác phẩm cô giáo cần khai thác những khả năng củathơ truyện để đạt được sự phát triển toàn diện ở trẻ, không nên coi thơ truyệnđơn thuần là phương tiện giáo dục đạo đức cho trẻ.Cũng do tác dụng của văn học như đã trình bày ở trên, việc truyền thụ chocác cháu phải được thực hiện tỉ mỉ, đầy đủ cả lớp, chứ không chỉ chú ý riêng đếncác cháu khá, trong suốt quá trình giáo dục, cô giáo nên kết hợp dạy thơ, truyệnvới dạy các kiến thức khác để đạt kết quả cao hơn .Việc truyền thụ các tác phẩmcho trẻ cần được tiến hành trong các tiết học và ở mọi lúc, mọi nơi. Ngoài việctìm hiểu và cảm thụ tác phẩm, giáo viên cần phải nắm vững phương pháp, biếtvận dụng sáng tạo cho phù hợp với trình độ của trẻ trong điều kiện cụ thể.13Qua quá trình thực nghiệm, chúng tôi thấy trẻ đã có tiến bộ rõ rệt. Trẻ rấthứng thú với hoạt động đọc thơ, truyện cho trẻ nghe, trẻ tích cực hơn, hứng thúhơn với hoạt động nghe cô giáo đọc thơ,truyện, trẻ năng động hơn và tự tin thểhiện mình, bộc lộ cảm xúc của bản thân mình. Trong phạm vi đề tài, bước đầutôi nghiên cứu một số biện pháp đọc thơ, kể chuyện cho trẻ nghe, góp phần nângcao kiến thức cho giáo viên, giúp giáo viên có một nền tảng cơ bản.Kết quả mà tôi thu được đã cho thấy tính khả quan của đề tài. Nó phù hợpvới giả thiết mà chúng tôi đưa ra. Với những biện pháp và kết quả nêu trên bảnthân tôi tự rút ra cho mình bài học là để cho trẻ cảm thụ được tác phẩm văn họcthì ngay từ đầu năm học giáo viên phải nắm được đặc điểm tâm sinh lý của trẻ.Tập luyện giọng đọc, giọng kể sao cho diễn cảm, thể hiện được nét mặt cửchỉ, điệu bộ của các nhân vật trong truyện. Sử dụng tốt mô hình rối. Tích cựclàm đồ dùng, đồ chơi theo chủ đề.Nâng cao khả năng cảm thụ văn học cho trẻ mẫu giáo là một vấn đề hết sứcquan trọng trong việc hình thành và phát triển nhân cách của trẻ, hình thức tổchức cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học sẽ giúp cho trẻ toàn diện về mọimặt qua những bài thơ, câu truyện trẻ biết yêu quý cái đẹp tự nhiên của conngười, biết phân biệt cái thiện, cái ác, đem lại cho trẻ những hiểu biết đầu tiên vềcuộc sống xung quanh trẻ, đồng thời trẻ biết nhập vai với những nhân vật trongcâu truyện, bài thơ. Mong rằng những biện pháp này sẻ áp dụng hiệu quả hơnkhi được các cấp lãnh đạo, các đồng nghiệp góp ý, bổ sung thêm và tích cực đổimới trong quá trình vận dụng để giúp trẻ phát triển toàn diện đáp ứng với yêucầu giáo dục trong giai đoạn hiện nay.3.2. Kiến nghị:* Đối với nhà trường:- Bồi dưỡng thêm kiến thức về văn học nói chung và thơ, truyện nói riêngcho giáo viên để nâng cao hiểu biết, nâng cao sự cảm thụ, cũng như khả năngsưu tầm các tác phẩm thơ, truyện và đưa chúng đến với trẻ mầm non.- Nhà trường cần quan tâm hơn đến hoạt động đọc thơ, kể truyện cho trẻnghe, tạo điều kiện để cho trẻ nghe thơ, truyện mọi lúc, mọi nơi, dưới nhiều hìnhthức phong phú, nội dung đa dạng giúp hoạt động nghe trở nên sôi nổi và cuốnhút trẻ qua đầu đĩa ti vi, máy tính, máy chiếu...- Nhà trường cần tạo điều kiện cho giáo viên đi học hỏi thêm ở các trườngbạn: Như sinh hoạt chuyên đề dự giờ,góp ý. Trường thường xuyên tổ chức cácchuyên đề,tổ chức thao giảng ,thường xuyên tổ chức các ngày hội,ngày lễ chohọc sinh được thâm gia để phát huy được năng khiếu ở trẻ.- Trường tạo điều kiện thêm về thời gian cũng như kinh phí để giáo viênlàm thêm đồ dùng đồ chơi tự tạo phục vụ cho nội dung tiết học thêm phong phú,kích thích hứng thú và sáng tạo của trẻ, bồi dưỡng cảm thụ văn học của trẻ.*Đối với phòng giáo dục:Thường xuyên tổ chức tập huấn cho giáo viên, tìm hiểu năng cao kiến thức,kĩ năng về các phương pháp giúp trẻ cảm thụ tốt môn văn học, đồng thời tổ chức14các hoạt động mẫu để học hỏi đồng nghiệp, rút ra kinh nghiệm lẫn nhau từ đó cóphương pháp giáo dục tối ưu nhất, đạt hiệu quả cao nhất.- Mong các cấp lãnhđạo tăng cường đầu tư thêm về cơ sở vật chất, trang thiết bị, đồ đùng dạy họccho trường mầm non Thị trấn.Trên đây là một số biện pháp nhằm giúp trẻ mẫugiáo 4 – 5 tuổi nâng cao khả năng cảm thụ tác phẩm văn học, tuy nhiên cònnhiều thiếu sót nhưng tôi xin mạnh dạn trình bày với các bạn đồng nghiệp, mongđược sự đóng góp của các đồng chí giáo viên cùng hội đồng cán bộ ngành. Đểđề tài trên được hoàn thiện hơn cho những năm học tiếp theo.Tôi xin chân thành cảm ơn !Thanh hóa, ngày 10 tháng 4 năm 2016Xác nhậnTôi xin cam đoan đúng là SKKN của tôicủa thủ trưởng đơn vịtự viết, không sao chép nội dung của người khácNgười viết SKKNTrịnh Thị DuyTÀI LIỆU THAM KHẢO.1. Cuốn “ Giáo dục trẻ mẫu giáo qua truyện và thơ” của tác giả NguyễnThủy.2. Cuốn “ Đổi mới nội dung và phương pháp giáo dục mầm non “ củaNXB ĐHSP Hà Nội.153. Cuốn “ Chương trình chăm sóc và giáo dục trẻ mẫu giáo” của vụ giáodục mầm non4. Cuốn “Hướng dẫn đổi mới hình thức tổ chức hoạt động giáo dục trẻmẫu giáo 5-6 tuổi” của vụ giáo dục mầm non.5. Cuốn “ Tuyển chọn thơ truyện, câu đố mẫu giáo” của tác giả Đặng ThuQuỳnh.6. Cuốn “ Giáo trình văn học dân gian “ của tác giả Phạm Thu Yên [ chủbiên].7. Cuốn “ Văn học trẻ em” của Lã Bắc Lý.8. Tài liệu hướng dẫn “Tổ chức thực hiện chương trình GDMN- Mẫu giáonhỡ 4 - 5 tuổi” theo chương trình đổi mới.16

Page 2

Video liên quan

Chủ Đề