Sáng kiến kinh nghiệm về kiểm định chất lượng giáo dục mầm non

SKKN một số giải pháp để thực hiện tốt công tác tự đánh giá kiểm định chất lượng giáo dục của trường mầm non

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây [152.94 KB, 14 trang ]

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Đề tài: "MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỂ THỰC HIỆN TỐT CÔNG TÁC
TỰ ĐÁNH GIÁ KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG
GIÁO DỤC TRƯỜNG MẦM NON"

Quảng Bình, tháng 5 năm 2015


CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Đề tài: "MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỂ THỰC HIỆN TỐT CÔNG TÁC
TỰ ĐÁNH GIÁ KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG
GIÁO DỤC TRƯỜNG MẦM NON"

Họ và tên: Phan Thị Thanh Huyền
Chức vụ: Phó hiệu trưởng
Đơn vị công tác: Trường Mầm non An Thủy

Quảng Bình, tháng 5 năm 2015

2


SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
ĐỀ TÀI: "Một số giải pháp để thực hiện tốt công tác Tự đánh giá kiểm
định chất lượng giáo dục trường mầm non”.


1. Phần mở đầu:
1.1. Lý do chọn đề tài:
Trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, giáo dục giữ một vị
trí quan trọng trong việc nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, góp
phần xây dựng một nền kinh tế tri thức. Tuy nhiên, giáo dục ở các cấp học và trình độ
đào tạo đang phải đối mặt với những khó khăn và thách thức mới, nhất là tình trạng
chất lượng giáo dục chưa đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội trong giai đoạn
hiện nay. Thực hiện Luật Giáo dục 2005 và Nghị định số 75/2006/NĐ-CP ngày
02/08/2006 của Chính phủ quy định chi tiết về hướng dẫn thi hành một số điều của
Luật Giáo dục; Bộ Giáo dục - Đào tạo đang triển khai đổi mới mục tiêu, nội dung,
phương pháp giáo dục, tiếp tục đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ giáo viên, tăng cường cơ
sở vật chất, đẩy mạnh công tác đánh giá kiểm định chất lượng giáo dục ở các cấp học
và trình độ đào tạo nhằm nhanh chóng tạo bước chuyển biến lớn về chất lượng giáo
dục. Trong đó, công tác triển khai thực hiện tự đánh giá kiểm định chất lượng giáo
dục trường mầm non được bắt đầu trong những năm gần đây, cùng với chủ đề: “Năm
học đổi mới công tác quản lý và nâng cao chất lượng giáo dục”. [Chỉ thị số
46/2008/CT.BGDĐT ngày 05/08/2008 của Bộ GD–ĐT].
Việt Nam đang bước vào thế kỷ XXI, giai đoạn hết sức quan trọng và mang
tính quyết định đổi mới giáo dục theo tinh thần Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc
lần thứ X, Chỉ thị số 40/CT.TW của Ban Bí thư trung ương Đảng ngày 15/06/2004,
Nghị quyết 40/2000/QH 10 của Quốc hội và Chỉ thị 14 của Thủ tướng Chính phủ...
Vấn đề được đặt ra : Để đáp ứng được yêu cầu của đổi mới và nâng cao chất lượng
giáo dục là cần phải triển khai công tác thu thập thông tin về chất lượng dạy- học của
nhà trường, trên cơ sở đó có các biện pháp cải tiến và nâng cao chất lượng giáo dục.
Đặc biệt trong những năm gần đây, chất lượng giáo dục là một vấn đề luôn
được xã hội quan tâm vì tầm quan trọng hàng đầu của nó đối với sự nghiệp phát triển
đất nước nói chung, sự nghiệp phát triển nền giáo dục Việt Nam hiện nay nói riêng.
Kiểm định chất lượng giáo dục [KĐCLGD] là một giải pháp quản lí chất lượng
nhằm đưa ra những kết quả tin cậy bằng cách kiểm soát các điều kiện, quá trình tổ
chức giáo dục thông qua những tiêu chuẩn, tiêu chí, chỉ số ở các lĩnh vực cơ bản của


hệ thống giáo dục cũng như của các cơ sở giáo dục. Bằng nhận thức và ý thức sâu sắc
về mục đích, ý nghĩa của công tác KĐCLGD, bằng việc triển khai công tác KĐCLGD
một cách tích cực, khách quan, trung thực, toàn bộ các cơ sở giáo dục dần dần sẽ tạo
3


ra được những chuyển biến mới, hình thành "văn hóa chất lượng" trong mỗi cơ sở
giáo dục, mỗi cán bộ quản lí giáo dục, người dạy, người học để từ đó, chất lượng giáo
dục được đảm bảo và không ngừng được cải tiến, nâng cao.
Vì vậy, tự đánh giá KĐCLGD của nhà trường hiện nay là công việc hết sức
quan trọng mà trong đó giải pháp nào để thực hiện tốt việc tự đánh giá kiểm định chất
lượng giáo dục. Chính vì thế, bản thân chọn đề tài “Một số giải pháp để thực hiện tốt
công tác Tự đánh giá kiểm định chất lượng giáo dục của trường mầm non” để làm
đề tài nghiên cứu trong suốt năm học này.
1. 2. Phạm vi áp dụng đề tài:
Xuất phát từ thực tế của đơn vị, tôi thấy công tác tự đánh giá kiểm định chất
lượng giáo dục là rất cần thiết, bởi vì tự đánh giá là xác định cấp độ chất lượng giáo
dục trên cơ sở điều kiện thực tế của nhà trường về cơ sở vật chất, kinh tế xã hội của
địa phương, công tác quản lý và chăm sóc giáo dục trẻ, kết quả đạt được cũng như
những hạn chế thiếu sót của nhà trường.
Từ đó để giải trình với các cơ quan chức năng, xã hội về thực trạng chất lượng
giáo dục của trường mình, để từ đó đưa ra những giải pháp nhằm cải tiến nâng cao
chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ, qua đó trình cơ quan chức năng xem xét quan tâm
đầu tư và định hướng cho nhà trường.
Đề tài này tôi chỉ nghiên cứu công tác tự đánh giá chất lượng trường mầm non
theo Thông tư số 25/2014/TT-BGDĐT ngày 07 tháng 8 năm 2014 về việc Quy định
Tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục, quy trình, chu kỳ kiểm định chất lượng
giáo dục trường mầm non, chứ không đi sâu nghiên cứu toàn bộ Thông tư như
Chu kỳ.... Đề tài này đang áp dụng ở đơn vị tôi và có thể áp dụng cho các đơn vị bạn
trong huyện, trong tỉnh.


2. Nội dung:
2.1. Thực trạng của nội dung cần nghiên cứu:
Thực hiện công văn số: 821 /GD&ĐT - MN ngày 17 tháng 9 năm 2014 về
việc hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học 2014-2015 cấp học Mầm non. Trường
chúng tôi đã bám sát công văn chỉ đạo để xây dựng kế hoạch thực hiện trong năm
học. Vừa qua trường tôi được đoàn đánh giá ngoài của Sở giáo dục và đào tạo đến để
đánh giá mức độ đạt được về kiểm định chất lượng giáo dục mà trường đã đăng ký.
Qua quá trình khảo sát của đoàn đánh giá ngoài trường chúng tôi bắt gặp một số thuận
lợi và khó khăn sau:
* Những thuận lợi
- Kiểm định chất lượng giáo dục được Đảng và Nhà nước rất quan tâm. Điều 17,
Luật giáo dục [2005] đã chỉ rõ: “Kiểm định chất lượng giáo dục được thực hiện định
4


kỳ trong phạm vi cả nước và đối với từng cơ sở giáo dục. Kết quả kiểm định chất
lượng giáo dục được công bố công khai để xã hội biết và giám sát”.
- Các văn bản chỉ đạo hướng dẫn về thực hiện công tác tự đánh giá kiểm định
chất lượng giáo dục từ trung ương đến địa phương nhà trường đều cập nhật đầy đủ.
- Công tác tuyên truyền về kiểm định chất lượng giáo dục nhà trường triển khai
rộng rãi đến tận giáo viên, nhân viên và phụ huynh.
- Đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên của nhà trường đông nên việc huy động
để tìm kiếm minh chứng có phần thuận lợi.
- Đa số đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên có sự đoàn kết nhất trí,
trình độ chuyên môn nghiệp vụ vững vàng và nhất là các thành viên Hội đồng tự đánh
giá có tinh thần trách nhiệm cao, biết phân tích, tổng hợp, đánh giá khách quan chất
lượng giáo dục của nhà trường đồng thời được Ban giám hiệu nhà trường tổ chức tập
huấn cụ thể.
- Hội đồng tự đánh giá của trường đã có Kế hoạch tự đánh giá một cách cụ thể
như: Phân công phân nhiệm từng thành viên, chi phí cho các hoạt động tự đánh giá,


cơ sở vật chất phục vụ tự đánh giá, dự kiến thông tin minh chứng cần thu thập, thời
gian biểu hoạt động tự đánh giá . . .
- Điều kiện cơ sở vật chất trang thiết bị của nhà trường đầy đủ khang trang.
* Những khó khăn
- Công tác tự đánh giá KĐCLGD là công tác hoàn toàn mới, được triển khai
và thực hiện với thời gian tương đối gấp rút nên ít nhiều cũng dẫn đến những thiếu sót
trong quá trình tự đánh giá KĐCLGD ở cơ sở.
- Trong thời gian xây dựng kế hoạch tự đánh giá Bộ giáo dục đã ban hành
Thông tư số 25/2014/TT-BGDĐT ngày 07 tháng 8 năm 2014 thay cho Thông tư số
45/2011/TT-BGDĐT ngày 11/10/2011, làm ảnh hưởng không nhỏ trong việc xây
dựng kế hoạch cũng như tìm kiếm các minh chứng theo nội hàm và làm báo cáo tự
đánh giá.
- Có những thông tin minh chứng phục vụ cho công tác tự đánh giá chất lượng
của đơn vị bị thất lạc nên mất nhiều thời gian cho việc khôi phục và tìm kiếm minh
chứng.
- Việc lưu trữ, sắp xếp hồ sơ chưa hợp lý, chưa thực sự khoa học, có những
minh chứng mà lâu nay nhà trường cho rằng không quan trọng và thuộc về giáo viên
cho nên cuối năm thường để giáo viên mang về nhà hoặc vứt đi không thu và lưu trữ.
Đặc biệt trong những năm trước đây cấp học mầm non đa số là giáo viên ngoài biên
chế do đó mà sự thay đổi giáo viên rất nhiều, nhận thức của một số giáo viên còn hạn
chế trong việc lưu giữ các tài liệu như: Giáo án của giáo viên, sổ theo dõi cũng như

5


phiếu đánh giá trẻ, các sản phẩm từ trẻ…đều để thất lạc hoặc trả về cho phụ huynh
nên khôi phục tìm kiếm gặp nhiều khó khăn.
- Đặc biệt năm học 2009 - 2010 trận lũ lớn đã xoá sạch hồ sơ của nhiều lớp
học...
Từ những khó khăn trên, bản thân tôi đã không ngừng tìm kiếm, học hỏi, tham


khảo từ các trường bạn để tìm ra những biện pháp, áp dụng cho trong cả quá trình xây
dựng kế hoạch tự đánh giá cho đến việc tìm kiếm phân tích đánh giá các minh chứng,
đi đến việc hoàn thành Báo cáo tự đánh giá để làm tờ trình đăng ký tham gia đánh giá
ngoài.
2.2. Các giải pháp:
Giải pháp 1: Tăng cường nhận thức cho đội ngũ cán bộ, giáo viên:
Tập thể lãnh đạo nhà trường và các cán bộ chủ chốt nhất thiết phải nắm vững
và quán triệt đầy đủ các nội dung sau đây:
* Mục đích kiểm định chất lượng giáo dục trường mầm non:
Mục đích tự đánh giá là xác định cấp độ chất lượng giáo dục trên cơ sở điều
kiện thực tế của nhà trường về cơ sở vật chất, kinh tế xã hội của địa phương, công tác
quản lý và chăm sóc giáo dục trẻ, kết quả đạt được cũng như những hạn chế thiếu sót
của nhà trường.
Giải trình với các cơ quan chức năng, xã hội về thực trạng chất lượng giáo dục
của trường mầm non, để từ đó đưa ra những giải pháp nhằm cải tiến nâng cao chất
lượng chăm sóc giáo dục trẻ, qua đó trình cơ quan chức năng xem xét quan tâm đầu tư
và định hướng cho nhà trường phấn đấu.
Trên cơ sở đó để cơ quan chức năng đánh giá và công nhận trường đạt tiêu
chuẩn chất lượng giáo dục theo quy định.
* Y nghĩa của kiểm định chất lượng giáo dục:
Khi một cơ sở giáo dục đạt các cập độ trong kiểm định chất lượng giáo dục đối
với công luận. Kiểm định chất lượng không những mang lại cho cộng đồng bằng
chứng về chất lượng giáo dục mà còn mang lại cơ hội và động cơ để nâng cao chất
lượng cho nhà trường qua kiểm định. Một trường chỉ được công nhận đáp ứng được
các yêu cầu và tiêu chí của hội đồng sau khi nhà trường chịu sự kiểm tra của các cán
bộ đánh giá giàu kinh nghiệm và hiểu các yêu cầu kiểm định của giáo dục. Quá trình
kiểm định cũng mang lại cho trường đã qua kiểm định cơ hội tự phân tích đánh giá để
có những cải tiến về chất lượng.
* Quy trình tự đánh giá kiểm định chất lượng giáo dục
1. Thành lập hội đồng tự đánh giá.


2. Xây dựng kế hoạch tự đánh giá.
3. Thu thập, xử lý và phân tích các minh chứng.
6


4. Đánh giá mức độ đạt được theo từng tiêu chí.
5. Viết báo cáo tự đánh giá.
6. Công bố báo cáo tự đánh giá.
* Thành phần Hội đồng tự đánh giá
Hội đồng TĐG chất lượng gồm cán bộ chủ chốt của trường, trưởng các đoàn
thể, các bộ phận chức năng, đại diện Đoàn thanh niên, Công đoàn, Thanh tra nhân
dân.... Ban thư ký là các cán bộ, giáo viên có kinh nghiệm. Hội đồng TĐG của trường
có trách nhiệm xây dựng kế hoạch tổng thể và kế hoạch chi tiết, phân công công việc
cụ thể cho từng thành viên. Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng kiến thức và kỹ năng viết
báo cáo cho từng nhóm.
* Nhiệm vụ của hội đồng tự đánh giá
- Hội đồng tự đánh giá có trách nhiệm triển khai tự đánh giá và tư vấn cho hiệu
trưởng biện pháp nâng cao chất lượng các hoạt động của nhà trường.
- Hội đồng tự đánh giá có nhiệm vụ xây dựng kế hoạch tự đánh giá; thu thập,
xử lý và phân tích các minh chứng; đánh giá mức độ đạt được theo từng tiêu chí; viết
báo cáo tự đánh giá; bổ sung, hoàn thiện báo cáo tự đánh giá; công bố báo cáo tự
đánh giá; lưu trữ cơ sở dữ liệu về tự đánh giá.
- Chủ tịch hội đồng điều hành các hoạt động của hội đồng, phân công nhiệm vụ
cho từng thành viên; phê duyệt kế hoạch tự đánh giá; thành lập nhóm thư ký và các
nhóm công tác để triển khai hoạt động tự đánh giá; chỉ đạo quá trình thu thập, xử lý,
phân tích minh chứng; hoàn thiện báo cáo tự đánh giá; giải quyết các vấn đề phát sinh
trong quá trình triển khai tự đánh giá.
- Phó chủ tịch hội đồng thực hiện các nhiệm vụ do chủ tịch hội đồng phân
công, điều hành hội đồng khi được chủ tịch hội đồng uỷ quyền.
- Thư ký hội đồng, các uỷ viên hội đồng thực hiện công việc do chủ tịch hội


đồng phân công và chịu trách nhiệm về công việc được giao.
- Hội đồng tự đánh giá được đề nghị hiệu trưởng thuê chuyên gia tư vấn để
giúp hội đồng triển khai tự đánh giá nếu cần thiết. Chuyên gia tư vấn phải có hiểu biết
sâu về kiểm định chất lượng giáo dục và các kỹ thuật tự đánh giá.
Giải pháp 2: Xây dựng kế hoạch tự đánh giá kiểm định chất lượng giáo dục:
- Phân công nhiệm vụ cho thành viên hội đồng tự đánh giá:
Thành phần hội đồng tự đánh giá: Cán bộ chủ chốt của trường, trưởng các đoàn
thể, các bộ phận chức năng, đại diện Đoàn thanh niên, Công đoàn, Thanh tra nhân
dân..... Hội đồng TĐG của trường có trách nhiệm xây dựng kế hoạch tổng thể và kế
hoạch chi tiết, phân công công việc cụ thể cho từng thành viên. Tổ chức tập huấn, bồi
dưỡng kiến thức và kỹ năng viết báo cáo cho từng nhóm.
Nhóm thư ký: Là các cán bộ, giáo viên có kinh nghiệm
7


Các nhóm công tác: Gồm có các nhóm
Ví dụ: Nhóm 1: Gồm có 3 thành viên, trong đó có 01 trưởng nhóm và nhóm
này chịu trách nhiệm thu thập Chuẩn 1, 2 và tự đánh giá chuẩn 1,2...
- Tập huấn nghiệp vụ tự đánh giá cho các thành viên trong hội đồng tự đánh
giá:
Lựa chọn nội dung và thời điểm trước khi tiến hành thu thập, xử lý, phân tích
các minh chứng, tổ chức tập huấn cho Hội đồng đánh giá.
Tập huấn theo Thông tư số 25/2014/TT-BGDĐT ngày 07 tháng 8 năm 2014
của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Quy định về tiêu chuẩn đánh
giá chất lượng giáo dục, quy trình, chu kỳ kiểm định chất lượng trường mầm non;
Công văn số 7886/BGD ĐT-KTKĐCLGD ngày 23 tháng 11 năm 2011 của Bộ
Giáo dục và Đào tạo về việc hướng dẫn tự đánh giá trường mầm non;
- Dự kiến nguồn lực và thời điểm cần huy động
Phải có dự kiến các nguồn lực, nhân lực, vật lực có liên quan đến các nội hàm
của các tiêu chuẩn, tiêu chí và thời điểm cần huy động cụ thể.


- Dự kiến các minh chứng cần thu thập cho từng tiêu chí
Dự kiến các thông tin, minh chứng cần thu thập
Nơi thu thập minh chứng
Nhóm công tác chuyên trách, cá nhân thu thập
Dự kiến chi phí
- Thời gian biểu cho từng nội dung cụ thể: Dựa vào nhân lực của trường mà
tôi đã xây dựng thời gian biểu để thực hiện trong vòng 12 tuần:
Cụ Thể:
Tuần 1: Họp lãnh đạo nhà trường để thảo luận mục đích, phạm vi, thời gian biểu
và nhân sự Hội đồng tự đánh giá [TĐG];
- Hiệu trưởng ra quyết định thành lập Hội đồng TĐG;
- Họp Hội đồng TĐG; phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên;
Tuần 2: Viết dự thảo kế hoạch TĐG.
- Phổ biến chủ trương triển khai TĐG đến toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên
của nhà trường;
- Tổ chức tập huấn về nghiệp vụ TĐG cho các thành viên của Hội đồng TĐG,
giáo viên và nhân viên;
- Hoàn thành kế hoạch TĐG.
Tuần 3 - 5: Chuẩn bị đề cương báo cáo TĐG;
- Các nhóm công tác và cá nhân thu thập thông tin và minh chứng liên quan đến
từng tiêu chí [theo sự phân công của Chủ tịch Hội đồng TĐG];
- Mã hoá các thông tin và minh chứng thu được;
8


- Cá nhân, nhóm công tác chuyên trách viết các Phiếu đánh giá tiêu chí.
Tuần 6: Họp Hội đồng TĐG để:
- Thảo luận về những vấn đề nảy sinh từ các thông tin và minh chứng thu được;
- Xác định những thông tin, minh chứng cần thu thập bổ sung;
- Cá nhân và nhóm công tác báo cáo nội dung đánh giá các phiếu đánh giá tiêu chí.


- Hội đồng TĐG góp ý.
Tuần 7: Cá nhân và nhóm công tác chỉnh sửa, bổ sung để hoàn thiện phiếu
đánh giá tiêu chí;
- Thu thập, xử lý thông tin, minh chứng bổ sung;
- Thông qua đề cương chi tiết báo cáo TĐG.
Tuần 8: Dự thảo báo cáo TĐG;
- Kiểm tra lại thông tin và minh chứng được sử dụng trong báo cáo TĐG
Tuần 9: Họp Hội đồng TĐG để thảo luận dự thảo báo cáo TĐG;
- Hội đồng TĐG họp với các giáo viên, nhân viên trong trường để thảo luận về
báo cáo TĐG, xin các ý kiến góp ý;
- Hoàn thiện báo cáo TĐG.
Tuần 10-11: Họp Hội đồng TĐG để thông qua báo cáo TĐG đã sửa chữa;
- Công bố báo cáo TĐG trong nội bộ nhà trường và thu thập các ý kiến đóng
góp.
Tuần 12: Xử lý các ý kiến đóng góp và hoàn thiện báo cáo TĐG
- Công bố báo cáo TĐG đã hoàn thiện [trong nội bộ nhà trường]
- Tập hợp các ý kiến đóng góp cho quy trình TĐG;
- Nộp báo cáo TĐG.
Giải pháp 3: Chỉ đạo công tác Tự đánh giá kiểm định chất lượng giáo dục.
TĐG là khâu đầu tiên trong quy trình kiểm định chất lượng giáo dục. Đó là quá
trình trường tự xem xét, nghiên cứu trên cơ sở các tiêu chuẩn đánh giá chất lượng do
Bộ GD&ĐT ban hành để báo cáo về tình trạng chất lượng, hiệu quả hoạt động giáo
dục, nghiên cứu khoa học, nhân lực, cơ sở vật chất cũng như các vấn đề liên quan
khác, từ đó tiến hành điều chỉnh các nguồn lực và quá trình thực hiện nhằm đáp ứng
các tiêu chuẩn chất lượng. TĐG là một quá trình liên tục được thực hiện theo kế
hoạch, được giành nhiều công sức, thời gian, có sự tham gia của các tổ chức đoàn thể
và cá nhân trong nhà trường. TĐG đòi hỏi tính khách quan, trung thực và công khai.
Các giải thích, nhận định, kết luận đưa ra trong quá trình TĐG phải dựa trên các
thông tin, minh chứng cụ thể, rõ ràng, đảm bảo độ tin cậy. Chính vì vậy chỉ đạo công
tác Tự đánh giá kiểm định chất lượng giáo dục là rất cần thiết và phải phái tuân theo


quy trình: 1. Thành lập hội đồng tự đánh giá.
2. Xây dựng kế hoạch tự đánh giá.
9


3. Thu thập, xử lý và phân tích các minh chứng.
4. Đánh giá mức độ đạt được theo từng tiêu chí.
5. Viết báo cáo tự đánh giá.
6. Công bố báo cáo tự đánh giá.
Giải pháp 4: Đẩy mạnh công tác tuyên truyền:
Đẩy mạnh công tác tuyên truyền mục đích, ý nghĩa của công
tác TĐG&KĐCLGD để cả cộng đồng hiểu và cùng hỗ trợ, cùng tham gia công tác
này. Lãnh đạo nhà trường, cán bộ, giáo viên chủ chốt phải chủ động, sáng tạo trong
công tác tuyên truyền thông qua các cuộc hội họp, các buổi gặp mặt và các phương
tiện truyền thông khác, phổ biến kiến thức và các kết quả đánh giá, kiểm định chất
lượng giáo dục đã đạt được, để tạo điều kiện cho xã hội biết và tham gia giám sát chất
lượng giáo dục.
Giải pháp 5: Định hướng về huy động các nguồn lực hỗ trợ công tác TĐG:
Nguồn lực chính là các yếu tố có tính quyết định đến sự thành công của công
việc, đồng thời là điều kiện, phương tiện để có khả năng thực thi nhiệm vụ một cách
có hiệu quả. Đối với một địa phương, nhà trường thuộc địa bàn dài đông dân càng
phải định hướng rõ, cụ thể các nguồn lực cần huy động cho nhiệm vụ TĐG.
Giải pháp 6: Công tác chỉ đạo hướng dẫn để Hoàn thành báo cáo TĐG.
Công tác dự thảo và hoàn thành được một báo cáo DĐG là rất quan trọng, vì
vậy công tác chỉ đạo hướng dẫn để tất cả các thành viên trong hội đồng TĐG đầu tư
trí tuệ vào báo cáo là rất cần thiết.
Sau khi có những thông tin minh chứng cơ bản, Chủ tịch Hội đồng và các
nhóm công tác chuẩn bị đề cương báo cáo tự đánh giá, cần phải nắm từng nội dung và
bước đi cụ thể như sau:
Phần I: Cơ sở dữ liệu của nhà trường: Thông tin chung của nhà trường


[trường, lớp, học sinh, nhân sự qua 05 năm học, danh sách cán bộ quản lý...]. Cơ sở
vật chất, tài chính, thư viện và tổng kinh phí từ các nguồn thu của trường trong 05
năm gần đây. Giới thiệu tổng quan về trường [vài nét về sự hình thành và phát triển
của nhà trường; những thuận lợi và khó khăn của nhà trường; thực trạng đội ngũ cán
bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và học sinh của trường].
Phần II: Tự đánh giá:
+ Đặt vấn đề.
+ Tổng quan chung [Mục đích của tự đánh giá chất lượng giáo dục; bối cảnh
chung của nhà trường; một số phát hiện chính trong quá trình tự đánh giá; các vấn đề
trọng tâm của báo cáo tự đánh giá].

10


+ Tự đánh giá: Tự đánh giá theo từng tiêu chuẩn [xác định mục đích yêu cầu
của mỗi tiêu chuẩn], sau đó tiến hành đánh giá từng tiêu chí của tiêu chuẩn. Trong
đánh giá từng tiêu chí có 03 chỉ số bao gồm:
Mô tả hiện trạng của 03 chỉ số.
Điểm mạnh và điểm yếu của 03 chỉ số.
Kế hoạch cải tiến chất lượng của 03 chỉ số: Biện pháp cải tiến chất
lượng, kế hoạch thực hiện, thời gian hoàn thành và người thực hiện.
Tự đánh giá của từng chỉ số và tiêu chí.
Trong mỗi tiêu chuẩn có phần mở đầu, kết luận, nêu đầy đủ những điểm
mạnh, những tồn tại cơ bản và kế hoạch cải tiến; có thống kê, so sánh kết quả các tiêu
chí và chỉ số đạt và không đạt trong từng tiêu chuẩn. Cần mô tả và đánh giá sát với
nội hàm của các chỉ số và các tiêu chí, thể hiện tính nhất quán tromh từng tiêu chí và
giữa các tiêu chí với nhau.
Sau cùng có kết luận chung của bản báo cáo tự đánh giá để xác định:
Số lượng và tỷ lệ % các chỉ số đạt và không đạt.
Số lượng và tỷ lệ % các tiêu chí đạt và không đạt.


Tự đánh giá cấp độ mà nhà trường đạt.
3. Phẩn kết luận:
3.1. Y nghĩa của đề tài:
Năm học 2014- 2015 là năm học đầu tiên thực hiện công tác TĐG chất lượng
GD của nhà trường theo Thông tư số 25/2014/TT-BGDĐT ngày 07 tháng 8 năm 2014
của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT quy định về tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục, quy
trình, chu kỳ kiểm định chất lượng giáo dục trường mầm non. Công tác tự đánh giá
KĐCLGD là công tác rất khó khăn, rất mới lạ đối với các nhà trường đòi hỏi nhiều
thời gian và giải pháp để thực hiện một cách có hiệu quả. Công tác tự đánh giá
KĐCLGD là công việc thường xuyên mà nhà trường phải thực hiện hàng năm. Do đó,
bản thân qua quá trình tự đánh giá chất lượng giáo dục của trường đã đưa ra giải pháp
thực hiện công tác tự đánh giá KĐCLGD của trường có những bước đi phù hợp với
điều kiện thực tế của nhà trường nhằm thực hiện công tác này một cách khoa học và
hiệu quả, không xem công tác tự đánh giá trở thành gánh nặng đối với vai trò quản lý
của nhà trường.
Qua quá trình thực hiện tôi đã rút ra được vấn đề cụ thể sau:
Trước hết, Cán bộ quản lý phải làm cho giáo viên nhận thức được tầm quan
trọng của việc tự đánh giá chất lượng giáo dục là điều kiện để nâng cao chất lượng
giáo dục trong giai đoạn hiện nay, tạo sự đồng thuận trong tập thể giáo viên để đánh
giá một cách khách quan, trung thực những việc đã thực hiện trong thời gian qua và

11


hướng tới những kế hoạch cải tiến công tác giáo dục của trường trong thời gian sắp
đến.
Cán bộ quản lý phải có kế hoạch chỉ đạo tổ văn phòng, các tổ chuyên môn và
các bộ phận khác trong nhà trường ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, lưu
trữ, cập nhật một cách khoa học các văn bản thông tin minh chứng theo từng tiêu
chuẩn đánh giá mỗi năm học. Tuyệt đối tránh tình trạng đến thời điểm tự đánh giá


mới đi tìm thông tin minh chứng các năm học đã qua.
Trong quá trình tự đánh giá kiểm định của đơn vị phải có biên bản để theo dõi
và ghi nhận quá trình làm việc của Hội đồng tự đánh giá.
Sau khi áp dụng đề tài: “Một số giải pháp để thực hiện tốt công tác Tự đánh
giá KĐCLGD của trường mầm non”, trường tôi thu được một số kết quả sau:
Kết luận của Sở giáo dục và đào tạo Quảng Bình công tác đánh giá và
KĐCLGD năm học 2014 -2015 của trường như sau:
Nhà trường đã xây dựng và triển khai thực hiện tốt kế hoạch tự đánh giá.
Trường tổ chức triển khai quy trình đánh giá đúng theo Thông tư số
25/2014/TT-BGDĐT ngày 07 tháng 8 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào
tạo về việc ban hành Quy định về tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục, quy trình,
chu kỳ kiểm định chất lượng trường mầm non;
Báo cáo tự đánh giá thể hiện đầy đủ nội dung, các phiếu thu thập đều thể hiện
rõ các thông tin minh chứng.
Hồ sơ tự đánh giá nhà trường lưu trữ đầy đủ, khoa học.
Qua thời gian đánh giá ngoài tại đơn vị, Đoàn đã kết luận:
Căn cứ kết quả đánh giá ngoài, đối chiếu với Quy định về tiêu chuẩn đánh giá
chất lượng giáo dục trường mầm non ban hành theo Thông tư số 25/2014/TT-BGDĐT
ngày 07 tháng 8 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành
Quy định về tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục, quy trình, chu kỳ kiểm định
chất lượng trường mầm non;. trường đạt các chỉ số và các tiêu chí cụ thể như sau:
- Tổng số các chỉ số đạt: 85/87 - Tỉ lệ 97,7%
- Tổng số các chỉ số không đạt: 02/87- Tỉ lệ 2.3%
- Tổng số các tiêu chí đạt: 27/29 - Tỉ lệ 93,1%
- Tổng số các tiêu chí không đạt: 02/29 - Tỉ lệ 6,9%
Theo Quy định về tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục, quy trình, chu kỳ
kiểm định chất lượng giáo dục trường mầm non, theo Thông tư số 25/2014/TTBGDĐT ngày 07 tháng 8 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT, với kết quả tự đánh
giá có 27/29 tiêu chí đạt 93,1%, nhà trường đề nghị Sở giáo dục công nhận trường đạt
cấp độ 3 và đang chờ kết quả.


12


* Đối với giáo viên:
Đội ngũ giáo viên có nhiều chuyển biến tốt trong công tác tự đánh giá kiểm
định chất lượng giáo dục. Từ chỗ giáo viên chưa hiểu được quy trình, cách thu thập
phân tích xử lý các minh chứng, đến nay giáo viên đã nắm chắc được cách thu thập,
phân tích, mã hoá các minh chứng.
Giáo viên đã thấy được công tác kiểm định chất lượng giáo dục không phải là
công việc nặng nề mà xem đây là phương pháp để nhìn lại kết quả thực hiện giáo dục
để có kế hoạch điều chỉnh tại các lớp mình phụ trách cho phù hợp.
Giáo viên có ý thức trong việc lưu giữ kết quả thực hiện giáo dục để làm minh
chứng cho từng năm học.
3.2. Kiến nghị, đề xuất:
Bộ GD-ĐT và các ngành có liên quan sớm ban hành các văn bản hướng dẫn
chi phí cho công tác tự đánh giá KĐCLGD của nhà trường.
Bộ GD-ĐT nghiên cúu bỏ bớt một số văn bản của thông tin minh chứng so với
quy định hiện nay.
Sở giáo dục có kế hoạch hỗ trợ kinh phí cho những trường đăng ký đánh giá
ngoài để cải tiến chất lượng cho những tiêu chuẩn, tiêu chí chưa đạt trong lần đánh giá
ngoài của Sở.
Trên đây là “Một số giải pháp để thực hiện tốt công tác Tự đánh giá kiểm
định chất lượng giáo dục của trường mầm non”. Kính mong được sự đóng góp ý
kiến của Hội đồng thi đua nhà trường, của các cấp quản lý giáo dục, cùng các bạn
đồng nghiệp để bài viết được hoàn chỉnh và có hiệu quả thực tiễn hơn.

13


14





sáng kiến kinh nghiệm tự đánh giá chất lượng giáo dục trường mầm non, góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc và giáo dục trẻ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây [462.9 KB, 12 trang ]

BM 01-Bia SKKN

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI
PHÒNG KHẢO THÍ VÀ KIỂM ĐỊNH CLGD
Mã số: ................................
[Do HĐKH Sở GD&ĐT ghi]

Sáng kiến kinh nghiệm
TỰ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC
TRƯỜNG MẦM NON, GÓP PHẦN NÂNG CAO
CHẤT LƯỢNG CHĂM SÓC VÀ GIÁO DỤC TRẺ

Người thực hiện: HOÀNG CÔNG KHẢM
Lĩnh vực nghiên cứu:
- Quản lý giáo dục



- Phương pháp dạy học bộ môn: ............................. 
[Ghi rõ tên bộ môn]
- Lĩnh vực khác: Kiểm định chất lượng giáo dục
Có đính kèm: Các sản phẩm không thề hiện trong bản in SKKN
 Mô hình
 Phần mềm
 Phim ảnh
 Hiện vật khác

Năm học: 2015 - 2016

 



BM02-LLKHSKKN

SƠ LƯỢC LÝ LỊCH KHOA HỌC
I. THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN
1. Họ và tên: Hoàng Công Khảm
2. Ngày tháng năm sinh: 22/02/1965
3. Nam, nữ: Nam
4. Địa chỉ: Trung Dũng – Biên Hòa – Đồng Nai
5. Điện thoại: [CQ]/ [NR]; 0613.843.287
6. Fax:

ĐTDĐ: 0947.739.763

E-mail:

7. Chức vụ: chuyên viên
8. Đơn vị công tác: Phòng Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục
II. TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO
- Học vị [trình độ chuyên môn, nghiệp vụ] cao nhất: Thạc sỹ Hóa học
- Năm nhận bằng: 2012
- Chuyên ngành đào tạo: Hóa Vô cơ
III. KINH NGHIỆM KHOA HỌC
- Lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiệm, số năm có kinh nghiệm: Giảng
dạy Hóa học 17 năm; Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục 10
năm
- Các sáng kiến kinh nghiệm đã có trong 5 năm gần đây:
1. Giải quyết những khó khăn trong quá trình triển khai công tác kiểm định
chất lượng cơ sở giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Đồng Nai. [Năm học
2011-2012]


2. Hướng dẫn thực hiện tự đánh giá chất lượng giáo dục trường mầm non
[Năm học 2012 – 2013]
3. Thực hiện tốt tự đánh giá chất lượng giáo dục, góp phần nâng cao hiệu
quả quản lý trường trung học [ Năm học 2013 – 2014]
4. Hướng dẫn chi tiết công tác đánh giá ngoài cơ sở giáo dục Mầm non, Phổ
thông và Thường xuyên [Năm học 2014 – 2015]


MỤC LỤC

1.

Trang
1
Lý do chọn đề tài..................................................................................

2.

Cơ sở lý luận và thực tiễn ………………………………………...…

2

3.

Tổ chức thực hiện các giải pháp ……………………..……………

2

Giải pháp 1: Xây dựng và thực hiện kế hoạch năm học ……………


3

Giải pháp 2: Quản lý cán bộ, giáo viên, nhân viên ............………….

4

Giải pháp 3: Công tác văn thư lưu trữ khoa học ……...……….…….

6

4.

Hiệu quả của đề tài ..............................................................................

7

5.

Đề xuất, khuyến nghị khả năng áp dụng ……………...………….

7

6.

Tài liệu tham khảo ..............................................................................

8


BM03-TMSKKN



TỰ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC TRƯỜNG MẦM NON, GÓP
PHẦN NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CHĂM SÓC VÀ GIÁO DỤC TRẺ
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Thực hiện tốt công tác quản lý chất lượng, đảm bảo chất lượng và kiểm định
chất lượng là một đòi hỏi của ngành Giáo dục và Đào tạo [GDĐT] trong giai đoạn
hiện nay. Nội dung các công việc liên quan đến công tác chất lượng giáo dục nói
chung và nhiệm vụ nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ nói riêng mà ngành GDĐT
đã và đang nỗ lực thực hiện.
Điều 2, Điều lệ trường mầm non [1] quy định rõ nhiệm vụ và quyền hạn của
trường mầm non, trường mẫu giáo, nhà trẻ [sau đây gọi chung là trường mầm non]
trong công tác tổ chức thực hiện việc nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ; Quản lý
cán bộ, giáo viên, nhân viên; Phối hợp với gia đình trẻ em, tổ chức và cá nhân để
thực hiện nhiệm vụ nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ; Huy động trẻ em lứa
tuổi mầm non đến trường; Tổ chức giáo dục hoà nhập cho trẻ em có hoàn cảnh khó
khăn, trẻ em khuyết tật… Các nội dung nêu trên đều được đánh giá thông qua các
chỉ số,tiêu chí của bộ tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục [CLGD] trường
mầm non, được quy định ở Thông tư số 25/2014/TT-BGDĐT ngày 07/8/201 của
Bộ trưởng Bộ GDĐT [2].
Do đó, hằng năm nhà trường phải tổ chức tự đánh giá CLGD theo quy định
của Bộ GDĐT nhằm giúp lãnh đạo trường mầm non ác định mức độ đáp ứng mục
tiêu giáo dục trong từng giai đoạn, để xây dựng kế hoạch cải tiến, nâng cao chất
lượng các hoạt động giáo dục phục vụ tốt nhiệm vụ nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo
dục trẻ.
Bắt đầu từ năm học 2012 – 2013, thực hiện sự chỉ đạo của Bộ GDĐT, Sở
GDĐT Đồng Nai đã triển khai công tác tự đánh giá bậc học mầm non. Bên cạnh tổ
chức tập huấn cho đội ngũ cốt cán của các đơn vị về kỹ thuật tự đánh giá CLGD,
Chúng tôi chú trọng làm rõ các nội dung liên quan giữa các tiêu chí, tiêu chuẩn
kiểm định CLGD với nội dung yêu cầu của điều lệ trường mầm non và các yêu cầu
khác của bậc học mầm non do Bộ GDĐT ban hành để lãnh đạo trường mầm non


nhận thức sâu sắc công tác tự đánh giá CLGD hằng năm sẽ đem lại các lợi ích
trong việc quản lý trường học, nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ. Cụ thể:
1] Xây dựng và thực hiện kế hoạch năm học;
2] Quản lý cán bộ, giáo viên, nhân viên;
3] Công tác văn thư lưu trữ khoa học.
Đó cũng chính là nội dung của đề tài “Tự đánh giá chất lượng giáo dục
trường mầm non, góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc và giáo dục trẻ”
1


II. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
Tự đánh giá của trường mầm non là hoạt động tự xem xét, kiểm tra, đánh giá
của trường mầm non để ác định mức độ đạt được theo tiêu chuẩn đánh giá chất
lượng giáo dục do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành[2]. Bộ GDĐT đã ban hành
các văn bản:
- Thông tư số 25/2014/TT-BGDĐT ngày 07/8/201 của Bộ trưởng Bộ
GDĐT, ban hành Quy định về Tiêu chuẩn đánh giá CLGD và quy trình và chu kỳ
kiểm định CLGD trường mầm non;
- Công văn số 6339/BGDĐT-KTKĐCLGD ngày 05/11/2014 của Cục Khảo
thí và kiểm định CLGD về việc hướng dẫn tự đánh giá và đánh giá ngoài trường
mầm non;
- Điều lệ trường mầm non, ban hành kèm theo Quyết định số 1 /2008/QĐBGDĐT ngày 07/4/2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Nội dung yêu cầu của các tiêu chí, tiêu chuẩn trong bộ tiêu chuẩn kiểm định
CLGD trường mầm non làm thước đo đánh giá công tác quản lý trường học của
lãnh đạo đơn vị trường mầm non. Đây là cơ sở pháp quy và công cụ cần thiết về
kiểm định CLGD để các đơn vị tiến hành nhiệm vụ tự đánh giá hằng năm nhằm
nâng cao chất lượng chăm sóc và giáo dục trẻ.
Quá trình triển khai tập huấn công tác tự đánh giá, ngoài việc hướng dẫn kỹ
thuật tự đánh giá, chúng tôi rất chú trọng nhấn mạnh đến mối liên hệ giữa các tiêu
chuẩn, tiêu chí kiểm định CLGD với các nội dung liên quan đến quản lý trường học


cho đội ngũ cán bộ quản lý. Xác định đây là giải pháp quan trọng giúp cán bộ quản
lý trường học nhận thức sự cần thiết phải thực hiện tự đánh giá CLGD để góp phần
nâng cao chất lượng chăm sóc và giáo dục trẻ mầm non.
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP
Bộ tiêu chuẩn đánh giá CLGD trường mầm non được Bộ GDĐT ban hành
bao gồm 5 tiêu chuẩn, 29 tiêu chí, 87 chỉ số. Nội dung đề cập đến các yêu cầu:
1] Tổ chức và quản lý nhà trường;
2] Cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và trẻ;
3] Cơ sở vật chất, trang thiết bị, đồ dùng, đồ chơi;
4] Quan hệ giữa trường học, gia đình và ã hội;
5] Kết quả nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ
Đây là những yêu cầu bắt buộc đối với đơn vị trường học trong quá trình
thực hiện tự đánh giá. Là thước đo để đánh giá chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc
2


và giáo dục trẻ mầm non.
Chúng tôi xây dựng các giải pháp dựa vào các nội dung quản lý trường học
được quy định ở Điều lệ trường mầm non, các nhiệm vụ của hiệu trưởng được quy
định tại Chuẩn hiệu trưởng trường mầm non[3], gắn liền với các tiêu chuẩn, tiêu
chí và chỉ số đánh giá CLGD trường mầm non.
Giải pháp 1: Xây dựng và thực hiện kế hoạch năm học
Căn cứ vào hướng dẫn nhiệm vụ năm học của Sở và Phòng GDĐT kết hợp
với nội dung yêu cầu các chỉ số của tiêu chí trong các tiêu chuẩn đánh giá CLGD,
hiệu trưởng phải xây dựng kế hoạch hoạt động của nhà trường theo tuần, tháng,
năm học. Việc ây dựng kế hoạch phải bài bản và khoa học, thể hiện tính khả thi
cao. Phân công cấp phó ây dựng kế hoạch hoạt động chuyên môn bao gồm hoạt
động chơi; hoạt động học; hoạt động lao động; hoạt động ngày hội, ngày lễ[3];
hoạt động cấp dưỡng, kế hoạch tuyên truyền theo từng chủ đề đến cha, mẹ của trẻ.
Tất cả kế hoạch phải cụ thể theo tuần, tháng, học kỳ và năm học, đảm bảo trẻ được


theo dõi và đánh giá thường uyên.
Kế hoạch phải thông qua hội đồng trường hoặc hội đồng quản trị [đối với
trường tư thục] nhằm phát huy trí tuệ tập thể, đảm bảo tính dân chủ trong cán bộ,
giáo viên và nhân viên. Trên cơ sở kế hoạch năm học của nhà trường, các khối
trưởng ây dựng kế hoạch hoạt động chung của tổ theo tuần, tháng, học kì và cả
năm học [chỉ số b, tiêu chí 3, tiêu chuẩn 1]. Kế hoạch phải cụ thể, từ việc thực hiện
chương trình đến các hoạt động vui chơi của trẻ, làm đồ dùng, đồ chơi, các hoạt
động tuyên truyền theo chủ đề của tháng, tuần.
Muốn có kế hoạch năm học hoàn thiện cần lấy các tiêu chuẩn và tiêu chí
kiểm định CLGD làm thước đo, từ đó có sự bổ sung thay đổi phù hợp với thực tế.
Nội dung tiêu chí 8, tiêu chuẩn 1đòi hỏi nhà trường phải xây dựng kế hoạch
cho các hoạt động học và hoạt động chơi của trẻ; Có đủ đồ dùng, đồ chơi cho trẻ
[tiêu chí 6, tiêu chuẩn 3]. Cụ thể:
- Tổ chức các hoạt động lễ hội, văn nghệ, vui chơi phù hợp với điều kiện địa
phương;
- Xây dựng nội dung hoạt động lễ hội, văn nghệ, vui chơi theo từng tháng,
từng năm học và thực hiện đúng tiến độ, đạt hiệu quả;
- Trong năm học tổ chức ít nhất một lần cho trẻ từ 4 tuổi trở lên tham quan
địa danh, di tích lịch sử, văn hoá địa phương hoặc mời nghệ nhân hướng dẫn trẻ
làm đồ chơi dân gian;
- Phổ biến, hướng dẫn cho trẻ các trò chơi dân gian, các bài ca dao, đồng dao,
bài hát dân ca phù hợp.
3


- Có đủ thiết bị, đồ dùng, đồ chơi theo quy định và sử dụng có hiệu quả trong
nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ;
- Các thiết bị, đồ dùng, đồ chơi ngoài danh mục quy định phải bảo đảm tính
giáo dục, an toàn, phù hợp với trẻ.
Nhà trường xây dựng kế hoạch chăm sóc nuôi dưỡng trẻ, chú trong đến trẻ


béo phì và trẻ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân [cân nặng theo tuổi], thể thấp còi [chiều
cao theo tuổi] [tiêu chí 8, tiêu chuẩn 5]; Đảm bảo an ninh trật tự, an toàn cho trẻ và
cho cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên [tiêu chí 7, tiêu chuẩn 5].
- Có các biện pháp nhằm cải thiện tình trạng dinh dưỡng; có biện pháp hạn
chế tốc độ tăng cân và bảo đảm sức khỏe cho trẻ béo phì, trẻ suy dinh dưỡng;
- Có các biện pháp đảm bảo ít nhất 80% trẻ khuyết tật học hòa nhập [nếu
có] được đánh giá có tiến bộ;
- Có phương án cụ thể phòng chống tai nạn thương tích; phòng chống cháy
nổ; phòng chống dịch bệnh, ngộ độc thực phẩm trong nhà trường;
- Bảo đảm an toàn tuyệt đối cho trẻ và cho cán bộ quản lý, giáo viên, nhân
viên trong phạm vi nhà trường.
Xây dựng kế hoạch chủ động phối hợp với cha, mẹ để nâng cao chất lượng
nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ [tiêu chí 1, tiêu chuẩn 4] và thông báo cho phụ
huynh biết vào tuần đầu mỗi tháng đầu năm học:
- Có các biện pháp và hình thức phù hợp để tuyên truyền, hướng dẫn cha mẹ
trẻ nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ khi ở nhà;
- Giáo viên phụ trách nhóm trẻ, lớp mẫu giáo và gia đình thường uyên trao
đổi thông tin về trẻ.
Ngoài ra, nhà trường phải có kế hoạch chủ động tham mưu với cấp u Đảng,
chính quyền địa phương ban hành chính sách phù hợp để nâng cao chất lượng nuôi
dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ; Phối hợp có hiệu quả với các tổ chức, đoàn thể, cá
nhân để huy động các nguồn lực xây dựng cơ sở vật chất cho nhà trường; Phối hợp
chặt chẽ với các tổ chức, đoàn thể, cá nhân để xây dựng môi trường giáo dục lành
mạnh, an toàn cho trẻ [tiêu chí 2, tiêu chuẩn 4].
Giải pháp 2: Quản lý cán bộ, giáo viên, nhân viên
Quản lý cán bộ, giáo viên, nhân viên để họ thực hiện đúng chức trách và
nhiệm vụ của mình đóng vai trò quyết định trong công tác chăm sóc, nuôi dưỡng
4



và giáo dục trẻ. Ngoài nghệ thuật quản lý của hiệu trưởng nhà trường trong từng
hoàn cảnh cụ thể thì việc nắm bắt các yêu cầu chung đối với việc quản lý cán bộ,
giáo viên và nhân viên, việc thực hiện tuyển dụng, đề bạt, bổ nhiệm, phải theo quy
định của Luật Cán bộ, công chức, Luật Viên chức, Luật Lao động, Điều lệ trường
mầm non và các quy định khác của pháp luật [chỉ số c – tiêu chí 6 – tiêu chuẩn 1].
Trên cơ sở đó nhà trường xây dựng các quy định, quy chế nội bộ [bao gồm tiêu chí
đánh giá thi đua] hằng năm nhằm quản lý các hoạt động chăm sóc và giáo dục trẻ
phù hợp tình hình thực tế của nhà trường và địa phương, các quy định và quy chế
này phải đảm bảo sự công bằng và có tính hiệu quả cao trong quản lý cán bộ, giáo
viên, nhân viên.
1] Đội ngũ cán bộ, giáo viên
Cán bộ, giáo viên trong trường mầm non là người gián tiếp hoặc trực tiếp làm
nhiệm vụ nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ. Chất lượng đội ngũ cán bộ, giáo
viên là tác nhân quan trọng đem lại CLGD của trường mầm non, chính vì vậy
trong công tác bổ nhiệm cán bộ đảm bảo các yêu cầu của tiêu chí 1, tiêu chuẩn 2.
Công tác tuyển dụng đội ngũ giáo viên cần đảm bảo các yêu cầu về số lượng, trình
độ đào tạo của giáo viên theo quy định của Điều lệ trường mầm non và quy định
tại tiêu chí 2, tiêu chuẩn 2.Cụ thể:
- Năng lực của hiệu trưởng, phó hiệu trưởng trong quá trình triển khai các
hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ.
+ Có thời gian công tác theo quy định tại Điều lệ trường mầm non; có bằng
trung cấp sư phạm mầm non trở lên; đã được bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý giáo dục
và lý luận chính trị theo quy định;
+ Được đánh giá hằng năm đạt từ loại khá trở lên theo Quy định Chuẩn hiệu
trưởng trường mầm non;
+ Có năng lực quản lý và tổ chức các hoạt động của nhà trường, nắm vững
Chương trình Giáo dục mầm non; có khả năng ứng dụng công nghệ thông tin vào
công tác quản lý và chỉ đạo chuyên môn.
- Số lượng, trình độ đào tạo và yêu cầu về kiến thức của giáo viên.
+ Số lượng giáo viên theo quy định;


+ 100% giáo viên đạt trình độ chuẩn được đào tạo trở lên, trong đó có ít nhất
30% giáo viên trên chuẩn về trình độ đào tạo đối với miền núi, vùng sâu, vùng xa,
hải đảo và ít nhất 0% đối với các vùng khác;
+ Có hiểu biết về văn hóa và ngôn ngữ dân tộc phù hợp với địa bàn công tác
và có kiến thức cơ bản về giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật.
Từ những yêu cầu về trình độ, năng lực sư phạm của giáo viên đòi hỏi nhà
trường ngoài công tác tuyển dụng mới còn phải có kế hoạch sắp xếp, tạo điều kiện
5


tốt cho giáo viên được học tập nâng cao trình độ, tổ chức bồi dưỡng chuyên môn
nghiệp vụ sư phạm cho đội ngũ giáo viên trẻ thông qua hoạt động thao giảng, dự
giờ rút kinh nghiệm giờ dạy của giáo viên trong toàn trường, sắp xếp phân công
giảng dạy từng khối lớp hợp lý [tính ổn định], đảm bảo sự kế thừa [tính định
hướng], chủ động trong các hoạt động chuyên môn, đảm bảo duy trì và nâng cao
CLGD.
Kết quả đánh giá, xếp loại giáo viên và việc đảm bảo các quyền của giáo viên
đó là những yêu cầu bắt buộc trong công tác quản lý. Tiêu chí 3,tiêu chuẩn 2 chỉ
rõ:
- Xếp loại chung cuối năm học của giáo viên đạt 100% từ loại trung bình trở
lên, trong đó có ít nhất 50% xếp loại khá trở lên theo Quy định về Chuẩn nghề
nghiệp giáo viên mầm non;
- Số lượng giáo viên đạt danh hiệu giáo viên dạy giỏi cấp huyện [quận, thị xã,
thành phố trực thuộc tỉnh] trở lên đạt ít nhất 5%;
- Giáo viên được bảo đảm các quyền theo quy định của Điều lệ trường mầm
non và của pháp luật.
2] Nhân viên nhà trường
Nhân viên là người làm nhiệm vụ phục vụ công tác nuôi dưỡng, chăm sóc
trẻ em trong trường mầm non. Từ đội ngũ cấp dưỡng, nhân viên văn phòng đến
bảo vệ trường học đóng vai trò quan trọng trong công tác chăm sóc và nuôi dưỡng


trẻ. Việc tuyển dụng đội ngũ này phải đảm bảo số lượng, chất lượng và việc đảm
bảo các chế độ, chính sách đối với đội ngũ nhân viên của nhà trường. [tiêu chí
4,tiêu chuẩn 2], yêu cầu cụ thể:
- Số lượng nhân viên theo quy định;
- Đạt trình độ chuẩn được đào tạo theo quy định tại Điều lệ trường mầm non,
riêng nhân viên nấu ăn phải có chứng chỉ nghề nấu ăn;
- Nhân viên thực hiện đầy đủ nhiệm vụ được giao và được bảo đảm chế độ,
chính sách theo quy định.
Giải pháp 3: Công tác văn thư lưu trữ khoa học.
Một trong những công việc quan trọng của quá trình tự đánh giá là phải phân
loại hồ sơ minh chứng, mã hóa minh chứng và sắp xếp theo thứ tự từ tiêu chuẩn 1
đến tiêu chuẩn 5 [Công văn hướng dẫn số 6339/BGDĐT-KTKĐCLGD ngày
05/11/2014 của Cục Khảo thí và kiểm định CLGD về việc hướng dẫn t đánh giá
v đánh giá ngo i trường mầm non[4]]. Những hồ sơ minh chứng này chính là hồ
sơ phục vụ hoạt động giáo dục, chăm sóc trẻ. Tiêu chí 5, tiêu chuẩn 1 quy định rõ:
6


- Có đủ hồ sơ phục vụ hoạt động giáo dục của nhà trường theo quy định của
Điều lệ trường mầm non;
- Lưu trữ đầy đủ, khoa học hồ sơ, văn bản theo quy định của Luật Lưu trữ;
Từ những quy định này, nhà trường chú trọng ây dựng đội ngũ nhân viên bộ
phận hành chính đủ về số lượng, thành thạo công việc, Đặc biệt phải bồi dưỡng
nhân viên văn thư có năng lực tổ chức khoa học công tác văn thư lưu trữ [điểm yếu
của các nh trường hiện nay], giúp cán bộ quản lý trường học kiểm tra về mặt
pháp chế các văn bản do nhà trường soạn thảo; chế độ báo cáo thống kê đầy đủ,
kịp thời, chính ác theo từng chỉ tiêu, từng biểu mẫu quy định. Làm tốt công tác
văn thư lưu trữ là một trong những yếu tố quan trọng góp phần hoàn thành nhiệm
vụ tự đánh giá CLGD trường mầm non, nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục
trẻ.


IV. HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI
1. Cán bộ quản lý trường mầm non nhận thức sâu sắc công tác tự đánh giá.
Từ năm học 2012 – 2013 Sở GDĐT đã tiến hành triển khai hướng dẫn
nghiệp vụ tự đánh giá đến các trường mầm non trên địa bàn toàn tỉnh. Chúng tôi đã
tiến hành lồng ghép các nội dung quản lý trường học, các lợi ích liên quan trong
việc thực hiện tốt nhiệm vụ tự đánh giá CLGD với việc nâng cao chất lượng chăm
sóc và giáo dục trẻ mầm non. Nhận thức của cán bộ quản lý trường mầm non có sự
chuyển biến tốt, lãnh đạo các đơn vị trường học tích cực thảo luận các vấn đề liên
quan, chỉ đạo đơn vị mình triển khai công tác tự đánh giá, báo cáo kịp thời theo
yêu cầu của Sở GDĐT. Đến nay, có thể khẳng định công tác tự đánh giá CLGD các
trường mầm non đạt kết quả rất tốt. Đảm bảo kế hoạch đề ra.
2. Thực hiện tốt nhiệm vụ tự đánh giá CLGD trường mầm non
Năm học

Tổng số trường hiện có

TT

Đã hoàn thành tự đánh giá
Số lượng

%

1

2012-2013

[5]

255



255

100,00

2

2013-2014

[6]

265

264

99,62

3

2014-2015

[7]

268

268

100.00

4



2015-2016

271

270

99,63

V. ĐỀ XUẤT, KHUYẾN NGHỊ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG
Các quy định trong bộ tiêu chuẩn đánh giá CLGD trường mầm non, liên quan
mật thiết đến các nội dung quản lý, chăm sóc và giáo dục trẻ mầm non; Đây là
7


những yêu cầu bắt buộc để đạt chuẩn CLGD. Do đó, thực hiện tốt công tác tự đánh
giá,tìm ra các giải pháp cải tiến chất lượng có tính khả thi, tác động mạnh mẽ đến
quá trình nâng cao chất lượng chăm sóc và giáo dục trẻ mầm non.
1. Đối với các CSGD
Đưa công tác tự đánh giá vào kế hoạch nhiệm vụ năm học, thực hiện nhiệm
vụ quản lý giáo dục song song với nhiệm vụ tự đánh giá CLGD của đơn vị;
Các đơn vị trường sau khi tự đánh giá đạt được các cấp độ kiểm định CLGD,
tích cực hoàn thiện hồ sơ gửi lên cơ quan cấp trên để tiến hành thẩm định, tổ chức
đánh giá ngoài và công bố công khai CLGD.
2. Đối với Bộ Giáo dục và Đào tạo
Đề nghị Bộ GDĐT điều chỉnh quy định để được công nhận trường chuẩn
quốc gia thì trường đó phải có quyết định công nhận mức CLGD;
Bộ GDĐT nên quy định lộ trình yêu cầu các cơ sở giáo dục phải hoàn thành
nhiệm vụ Kiểm định CLGD và các chế tài kèm theo.
VI. TÀI LIỆU THAM KHẢO


[1]. Điều lệ trường mầm non, ban hành kèm theo Quyết định số 1 /2008/QĐBGDĐT ngày 07/ /2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo;
[2] Thông tư số 25/201 /TT-BGDĐT ngày 07/8/201 của Bộ trưởng Bộ GDĐT,
ban hành Quy định về Tiêu chuẩn đánh giá CLGD và quy trình và chu kỳ kiểm định
CLGD trường mầm non;
[3] Công văn số 6339/BGDĐT-KTKĐCLGD ngày 05/11/2014 của Cục Khảo thí
và kiểm định CLGD về việc hướng dẫn tự đánh giá và đánh giá ngoài trường mầm non;
[4]Chuẩn hiệu trưởng trường mầm non, Ban hành kèm theo Thông tư số
17/2011 /TT-BGDĐT ngày 1 /4/2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo;
[5] Công văn số 1231/SGDĐT-KTKĐCLGD ngày 18/6/2013 về việc tiếp tục thực
hiện tự đánh giá chất lượng giáo dục trường mầm non theo quy trình đầy đủ.
[6] Công văn số 1322/BC-SGDĐT-KTKĐCLGD ngày 17/6/201 về việc báo cáo
công tác kiểm định CLGD.
[7] Công văn số 1257/BC-SGDĐT-KTKĐCLGD ngày 05/6/2015 về việc báo cáo
công tác kiểm định CLGD.
NGƯỜI THỰC HIỆN

Hoàng Công Khảm
8


BM04-NXĐGSKKN
SỞ GD&ĐT ĐỒNG NAI
Đơn vị Phòng KTKĐ CLGD.
–––––––––––

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
––––––––––––––––––––––––
Đồng Nai, ngày 25 tháng 5 năm 2016


PHIẾU NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Năm học: 2015 -2016
–––––––––––––––––
Tên sáng kiến kinh nghiệm: Tự đánh giá chất lượng giáo dục trường mầm non, góp phần

nâng cao chất lượng chăm sóc và giáo dục trẻ.
Họ và tên tác giả: Hoàng Công Khảm

Chức vụ: Chuyên viên

Đơn vị: Phòng Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục – Sở Giáo dục và Đào tạo Đồng Nai
Lĩnh vực: [Đánh dấu X v o các ô tương ứng, ghi rõ tên bộ môn hoặc lĩnh v c khác]
- Quản lý giáo dục

- Phương pháp dạy học bộ môn: ............................... 
- Phương pháp giáo dục

- Lĩnh vực khác: Kiểm định chất lượng giáo dục

Sáng kiến kinh nghiệm đã được triển khai áp dụng: Tại đơn vị 
Trong Ngành

1. Tính mới [Đánh dấu X vào 1 trong 3 ô dưới đây]
- Đề ra giải pháp thay thế hoàn toàn mới, bảo đảm tính khoa học, đúng đắn 
- Đề ra giải pháp thay thế một phần giải pháp đã có, bảo đảm tính khoa học, đúng đắn

- Giải pháp mới gần đây đã áp dụng ở đơn vị khác nhưng chưa từng áp dụng ở đơn vị mình,
nay tác giả tổ chức thực hiện và có hiệu quả cho đơn vị

2. Hiệu quả [Đánh dấu X vào 1 trong 5 ô dưới đây]


- Giải pháp thay thế hoàn toàn mới, đã được thực hiện trong toàn ngành có hiệu quả cao 
- Giải pháp thay thế một phần giải pháp đã có, đã được thực hiện trong toàn ngành có hiệu
quả cao 
- Giải pháp thay thế hoàn toàn mới, đã được thực hiện tại đơn vị có hiệu quả cao 
- Giải pháp thay thế một phần giải pháp đã có, đã được thực hiện tại đơn vị có hiệu quả 
- Giải pháp mới gần đây đã áp dụng ở đơn vị khác nhưng chưa từng áp dụng ở đơn vị mình,
nay tác giả tổ chức thực hiện và có hiệu quả cho đơn vị

3. Khả năng áp dụng [Đánh dấu X vào 1 trong 3 ô mỗi dòng dưới đây]
- Cung cấp được các luận cứ khoa học cho việc hoạch định đường lối, chính sách:
Trong Tổ/Phòng/Ban  Trong cơ quan, đơn vị, cơ sở GD&ĐT 
Trong
ngành 
- Đưa ra các giải pháp khuyến nghị có khả năng ứng dụng thực tiễn, dễ thực hiện và dễ đi vào cuộc
sống: Trong Tổ/Phòng/Ban 
Trong cơ quan, đơn vị, cơ sở GD&ĐT 
Trong ngành 
- Đã được áp dụng trong thực tế đạt hiệu quả hoặc có khả năng áp dụng đạt hiệu quả trong phạm vi rộng:
Trong Tổ/Phòng/Ban 
Trong cơ quan, đơn vị, cơ sở GD&ĐT 
Trong ngành 
Xếp loại chung: Xuất sắc 
Khá 
Đạt 
Không xếp loại 
NGƯỜI THỰC HIỆN SKKN
[Ký tên và ghi rõ họ tên]

XÁC NHẬN CỦA TỔ
CHUYÊN MÔN


[Ký tên và ghi rõ họ tên]

THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
[Ký tên, ghi rõ
họ tên v đóng dấu]

9



Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số giải pháp để thực hiện tốt công tác Tự đánh giá kiểm định chất lượng giáo dục trường mầm non

Đề tài này được nghiên cứu công tác tự đánh giá chất lượng trường mầm non theo Thông tư số 25/2014/TT-BGDĐT ngày 07 tháng 8 năm 2014 về việc Quy định Tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục, quy trình, chu kỳ kiểm định chất lượng giáo dục trường mầm non, chứ không đi sâu nghiên cứu to... » Xem thêm

» Thu gọn

Chủ đề:

  • Sáng kiến kinh nghiệm
  • Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non
  • Sáng kiến kinh nghiệm mẫu giáo
  • Kiểm định chất lượng giáo dục
  • Công tác tự đánh giá kiểm định

Download

Xem online

Tóm tắt nội dung tài liệu

  1. CỘNGHÒAXÃHỘICHỦNGHĨAVIỆTNAM Độclập­Tựdo­Hạnhphúc SÁNGKIẾNKINHNGHIỆM Đềtài:"MÔTSÔ ̣ ́GIẢIPHÁPĐỂTHỰCHIỆNTỐTCÔNGTÁC TỰĐÁNHGIÁKIỂMĐỊNHCHẤTLƯỢNG GIÁODỤCTRƯỜNGMÂMNON" ̀ QuangBinh,tháng5năm2015 ̉ ̀
  2. CỘNGHÒAXÃHỘICHỦNGHĨAVIỆTNAM Độclập–Tựdo–Hạnhphúc SÁNGKIẾNKINHNGHIỆM Đềtài:"MÔTSÔ ̣ ́GIẢIPHÁPĐỂTHỰCHIỆNTỐTCÔNGTÁC TỰĐÁNHGIÁKIỂMĐỊNHCHẤTLƯỢNG GIÁODỤCTRƯỜNGMÂMNON" ̀ Họvàtên:PhanThịThanhHuyền Chứcvụ:Phóhiệutrưởng Đơnvịcôngtác:TrườngMầmnonAnThủy 2 QuảngBình,tháng5năm2015
  3. SÁNGKIẾNKINHNGHIỆM ̣ ́ ảiphápđểthựchiệntốtcôngtácTự đánhgiákiểm ĐỀ TÀI:"Môtsôgi địnhchấtlượnggiáodụctrườngmầmnon”. 1.Phầnmởđầu: 1.1.Lýdochọnđềtài: Trongsựnghiệpcôngnghiệphóa,hiệnđạihóađấtnước,giáodụcgiữmột vịtríquantrọngtrongviệcnângcaodântrí,đàotạonhânlực,bồidưỡngnhântài, gópphầnxâydựngmộtnềnkinhtếtrithức.Tuynhiên,giáodụcởcáccấphọcvà trìnhđộđàotạođangphảiđốimặtvớinhữngkhókhănvàtháchthứcmới,nhấtlà tìnhtrạngchấtlượnggiáodụcchưađáp ứngyêucầupháttriểnkinhtế ­xãhội trong giai đoạn hiện nay. Thực hiện Luật Giáo dục 2005 và Nghị định số 75/2006/NĐ­CPngày02/08/2006củaChínhphủquyđịnhchitiếtvềhướngdẫnthi hànhmộtsố điềucủaLuậtGiáodục;Bộ Giáodục­Đàotạođangtriểnkhaiđổi mớimụctiêu,nộidung,phươngphápgiáodục,tiếptụcđàotạovàbồidưỡngđội ngũgiáoviên,tăngcườngcơ sở vậtchất,đẩymạnhcôngtácđánhgiákiểmđịnh chấtlượnggiáodục ở cáccấphọcvàtrìnhđộ đàotạonhằmnhanhchóngtạo bướcchuyểnbiếnlớnvềchấtlượnggiáodục.Trongđó,côngtáctriểnkhaithực hiệntự đánhgiákiểmđịnhchấtlượnggiáodụctrườngmầmnonđượcbắtđầu trongnhữngnămgầnđây,cùngvớichủđề:“Nămhọcđổimớicôngtácquảnlývà nângcaochấtlượnggiáodục”.[Chỉ thị số 46/2008/CT.BGDĐTngày05/08/2008 củaBộGD–ĐT]. ViệtNamđangbướcvàothếkỷXXI,giaiđoạnhếtsứcquantrọngvàmang tínhquyếtđịnhđổimớigiáodụctheotinhthầnNghị quyếtĐạihộiĐảngtoàn quốc lầnthứ X,Chỉ thị số 40/CT.TWcủaBan Bí thư trung ương Đảngngày 15/06/2004,Nghịquyết40/2000/QH10củaQuốchộivàChỉthị14củaThủtướng Chínhphủ...Vấnđềđượcđặtra:Đểđápứngđượcyêucầucủađổimớivànâng caochấtlượnggiáodụclàcầnphảitriểnkhaicôngtácthuthậpthôngtinvềchất lượngdạy­họccủanhàtrường,trêncơ sở đócócácbiệnphápcảitiếnvànâng caochấtlượnggiáodục. ̣ ̣ Đăcbiêttrongnh ữngnămgầnđây,chấtlượnggiáodụclàmộtvấnđề luôn đượcxãhộiquantâmvìtầmquantrọnghàngđầucủanóđốivớisự nghiệpphát triểnđấtnướcnóichung,sựnghiệppháttriểnnềngiáodụcViệtNamhiệnnaynói riêng. 3
  4. Kiểmđịnhchấtlượnggiáodục [KĐCLGD]làmộtgiảiphápquảnlíchất lượngnhằmđưaranhữngkếtquảtincậybằngcáchkiểmsoátcácđiềukiện,quá trìnhtổchứcgiáodụcthôngquanhữngtiêuchuẩn,tiêuchí,chỉsốởcáclĩnhvựccơ bảncủahệthốnggiáodụccũngnhưcủacáccơsởgiáodục.Bằngnhậnthứcvàý thứcsâusắcvề mụcđích,ýnghĩacủacôngtácKĐCLGD,bằngviệctriểnkhai côngtácKĐCLGDmộtcáchtíchcực,kháchquan,trungthực,toànbộ cáccơ sở giáodụcdầndầnsẽtạorađượcnhữngchuyểnbiếnmới,hìnhthành"vănhóachất lượng"trongmỗicơ sở giáodục,mỗicánbộ quảnlígiáodục,ngườidạy,người họcđểtừ đó,chấtlượnggiáodụcđượcđảmbảovàkhôngngừngđượccảitiến, nâng cao. Vìvậy,tựđánhgiáKĐCLGDcủanhàtrườnghiệnnaylàcôngviệchếtsức quantrọngmàtrongđógiảiphápnàođểthựchiệntốtviệctựđánhgiákiểmđịnh chấtlượnggiáodục.Chínhvìthế,bảnthânchọnđềtài“Môtsôgi ̣ ́ ảiphápđểthực hiệntốtcôngtácTựđánhgiákiêmđinhchâtl ̉ ̣ ́ ượnggiaoducc ́ ̣ ủatrườngmầm non”đểlàmđềtàinghiêncứutrongsuốtnămhọcnày. 1.2.Phạmviápdụngđềtài: Xuấtpháttừthựctếcủađơnvị,tôithấycôngtáctựđánhgiákiểmđịnhchất lượnggiáodụclàrấtcầnthiết,bởivìtự đánhgiálàxácđịnhcấpđộ chấtlượng giáodụctrêncơsởđiềukiệnthựctếcủanhàtrườngvềcơsởvậtchất,kinhtếxã hộicủađịaphương,côngtácquảnlývàchămsócgiáodụctrẻ,kếtquảđạtđược cũngnhưnhữnghạnchếthiếusótcủanhàtrường. Từ đóđể giảitrìnhvớicáccơ quanchứcnăng,xãhộivề thựctrạngchất lượnggiáodụccủatrườngmình,để từ đóđưaranhữnggiảiphápnhằmcảitiến nângcaochấtlượngchămsócgiáodụctrẻ,quađótrìnhcơquanchứcnăngxemxét quantâmđầutưvàđịnhhướngchonhàtrường. Đềtàinàytôichinghiênc ̉ ưucôngtact ́ ́ ựđanhgiachâtl ́ ́ ́ ượngtrươngmâmnon ̀ ̀ theoThôngtưsố25/2014/TT­BGDĐTngày07tháng8năm2014vềviệcQuyđịnh Tiêuchuẩnđánhgiáchấtlượ ng giáodục,quytrình,chukỳ ki ểmđịnhchất lượ nggiáodụctrườ ngmầmnon,ch ư ́khôngđisâunghiêncư ́utoanbôThông ̀ ̣ tư như Chuky.... ́ ̣ ởđơnvị tôivàcóthể ápdụngchocác ̀ Đêtainayđangapdung ̀ ̀ ̀ đơnvịbạntronghuyện,trongtỉnh. 2.Nộidung: 2.1.Thựctrạngcủanộidungcầnnghiêncứu: Thựchiêncôngvăns ̣ ố:821/GD&ĐT ­MN ngày17tháng9năm2014 về viêc̣ hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học 2014­2015 cấp học Mầm non. Trươngchungtôiđabamsatcôngvănchiđaođêxâyd ̀ ́ ̃ ́ ́ ̉ ̣ ̉ ựngkêhoachth ́ ̣ ựchiêntrong ̣ nămhoc. ̣ Vưaquatr ̀ ườngtôiđượcđoànđánhgiángoàicủaSởgiáodụcvàđàotạo 4
  5. đếnđểđánhgiámứcđộđạtđượcvềkiểmđịnhchấtlượnggiáodụcmàtrườngđã ̉ ́ ̉ đăngký.Quaquátrìnhkhaosatcuađoanđánhgiángoaitr ̀ ̀ ườngchúngtôibắtgặp mộtsốthuậnlợivàkhókhănsau: *Nhữngthuậnlợi ­KiểmđịnhchấtlượnggiáodụcđượcĐảngvàNhànướcrấtquantâm.Điều 17,Luậtgiáodục[2005]đãchỉ rõ:“Kiểmđịnhchấtlượnggiáodụcđượcthực hiệnđịnhkỳtrongphạmvicảnướcvàđốivớitừngcơsởgiáodục.Kếtquảkiểm địnhchấtlượnggiáodụcđượccôngbốcôngkhaiđểxãhộibiếtvàgiámsát”. ­Cácvănbảnchỉ đạohướngdẫnvề thựchiệncôngtáctự đánhgiákiểm địnhchấtlượnggiáodụctừtrung ươngđếnđịaphươngnhàtrườngđềucậpnhật đầyđủ. ­Côngtáctuyêntruyềnvề kiểmđịnhchấtlượnggiáodụcnhàtrườngtriển khairộngrãiđếntậngiáoviên,nhânviênvàphụhuynh. ­Độingũcánbộ,giáoviên,nhânviêncủanhàtrườngđôngnênviệchuy độngđểtìmkiếmminhchứngcóphầnthuậnlợi. ­Đasốđộingũcánbộquảnlý,giáoviên,nhânviêncósựđoànkếtnhấttrí, trìnhđộ chuyênmônnghiệpvụ vữngvàngvànhấtlàcácthànhviênHộiđồngtự đánhgiácótinhthầntráchnhiệmcao,biếtphântích,tổnghợp,đánhgiákháchquan chấtlượnggiáodụccủanhàtrườngđôngth ̀ ơiđ ̀ ượcBangiamhiêunhatr ́ ̣ ̀ ườngtổ chưctâphuâncuthê. ́ ̣ ́ ̣ ̉ ­HộiđồngtựđánhgiácủatrườngđãcóKếhoạchtựđánhgiámộtcáchcụ thểnhư:Phâncôngphânnhiệmtừngthànhviên,chiphíchocáchoạtđộngtựđánh giá,cơ sở vậtchấtphụcvụ tự đánhgiá,dự kiếnthôngtinminhchứngcầnthu thập,thờigianbiểuhoạtđộngtựđánhgiá... ­Điềukiệncơ sở vậtchấttrangthiếtbị củanhàtrườngđầyđủ khang trang. *Nhữngkhókhăn ­CôngtáctựđánhgiáKĐCLGDlàcôngtáchoàntoànmới,đượctriểnkhai vàthựchiệnvớithờigiantươngđốigấprútnênítnhiềucũngdẫnđếnnhững thiếusóttrongquátrìnhtựđánhgiáKĐCLGDởcơsở. ­Trongthờigianxâydựngkế hoạchtự đánhgiáBộ giáodụcđãbanhành Thôngtưsố25/2014/TT­BGDĐTngày07tháng8năm2014 thay cho Thông tư số45/2011/TT­BGDĐTngày11/10/2011,làmảnhhưởngkhôngnhỏtrongviệcxây dựngkếhoạchcũngnhưtìmkiếmcácminhchứngtheonộihàmvàlàmbáocáotự đánhgiá. 5
  6. ­Cónhữngthôngtinminhchứngphụcvụ chocôngtáctự đánhgiáchất lượngcủađơnvị bị thấtlạcnênmấtnhiềuthờigianchoviệckhôiphụcvàtìm kiếmminhchứng. ­Viêcl ̣ ưutrư,săpxêphôs ̃ ́ ́ ̀ ơchưahợply,ch ́ ưathựcsựkhoahoc,conh ̣ ́ ưng̃ minhchưngmalâunaynhatr ́ ̀ ̀ ươngchorăngkhôngquantrongvathuôcvêgiaoviên ̀ ̀ ̣ ̀ ̣ ̀ ́ chonêncuôinămth ́ ươngđêgiaoviênmangvênhahoăcv ̀ ̉ ́ ̀ ̀ ̣ ứtđikhôngthuval ̀ ưutrữ. ̣ ̣ Đăcbiêttrongnh ữngnămtrướcđâycấphọcmầmnonđasố làgiáoviênngoài biênchếdođómàsựthayđổigiáoviênrấtnhiều,nhậnthứccủamộtsốgiáoviên cònhạnchếtrongviệclưugiữcáctàiliệunhư:Giáoáncuagiaoviên,sôtheodõi ̉ ́ ̉ cungnh ̃ ư phiêuđánhgiátr ́ ẻ,cácsảnphẩmtừ trẻ…đềuđể thấtlạchoặctrả về chophụhuynhnênkhôiphụctìmkiếmgặpnhiềukhókhăn. ̣ ̣ ̣ ­Đăcbiêtnămhoc2009­2010trânlul ̣ ̃ ơnđaxoasachhôs ́ ̃ ́ ̣ ̀ ơ cuanhiêul ̉ ̀ ớp ̣ hoc... Từ nhữngkhokhăntrên,b ́ ảnthântôiđãkhôngngừngtìmkiếm,họchỏi, thamkhaot ̉ ừcactŕ ươngbanđêtimranh ̀ ̣ ̉ ̀ ữngbiệnpháp,apdungchotrongcaqua ́ ̣ ̉ ́ trinhxâyd ̀ ựngkêhoacht ́ ̣ ự đanhgiachođênviêctimkiêmphântichđanhgiacac ́ ́ ́ ̣ ̀ ́ ́ ́ ́ ́ minhchưng, ́ ̣ ́ điđênviêchoanthanhBaocaot ̀ ̀ ́ ́ ự đanhgiađêlamt ́ ́ ̉ ̀ ờtrinhđăngkỳ ́ thamgiađanhgiangoai. ́ ́ ̀ 2.2.Cácgiảipháp: Giaiphap1 ̉ ́ :Tăngcườngnhậnthứcchođộingũcánbộ,giáoviên: Tậpthể lãnhđạonhàtrườngvàcáccánbộ chủ chốtnhấtthiếtphảinắm vữngvàquántriệtđầyđủcácnộidungsauđây: *Mụcđíchkiểmđịnhchấtlượnggiáodụctrươngmâmnon ̀ ̀ : Mụcđíchtựđánhgiálàxácđịnhcấpđộchấtlượnggiáodụctrêncơsởđiều kiệnthựctế củanhàtrườngvề cơ sở vậtchất,kinhtế xãhộicủađịaphương, côngtácquảnlývàchămsócgiáodụctrẻ,kếtquảđạtđượccũngnhưnhữnghạn chếthiếusótcủanhàtrường. Giảitrìnhvớicáccơ quanchứcnăng,xãhộivềthựctrạngchấtlượnggiáo dụccủatrườngmầmnon,đểtừđóđưaranhữnggiảiphápnhằmcảitiếnnângcao chấtlượngchămsócgiáodụctrẻ,quađótrìnhcơquanchứcnăngxemxétquantâm đầutưvàđịnhhướngchonhàtrườngphấnđấu. Trêncơ sở đóđể cơ quanchứcnăngđánhgiávàcôngnhậntrườngđạttiêu chuẩnchấtlượnggiáodụctheoquyđịnh. *Ýnghĩacủakiểmđịnhchấtlượnggiáodục: Khimộtcơ sở giáodụcđạtcáccậpđộ trongkiểmđịnhchấtlượnggiáo dụcđốivớicôngluận.Kiểmđịnhchấtlượngkhôngnhữngmanglạichocộng đồngbằngchứngvềchấtlượnggiáodụcmàcònmanglạicơ hộivàđộngcơ để 6
  7. nângcaochấtlượngchonhàtrườngquakiểmđịnh.Mộttrườngchỉ đượccông nhậnđápứngđượccácyêucầuvàtiêuchícủahộiđồngsaukhinhàtrườngchịusự kiểmtracủacáccánbộđánhgiágiàukinhnghiệmvàhiểucácyêucầukiểmđịnh củagiáodục.Quátrìnhkiểmđịnhcũngmanglạichotrườngđãquakiểmđịnhcơ hộitựphântíchđánhgiáđểcónhữngcảitiếnvềchấtlượng. *Quytrìnhtựđánhgiákiêmđinhchâtl ̉ ̣ ́ ượnggiaoduc ́ ̣ 1.Thànhlậphộiđồngtựđánhgiá. 2.Xâydựngkếhoạchtựđánhgiá. 3.Thuthập,xửlývàphântíchcácminhchứng. 4.Đánhgiámứcđộđạtđượctheotừngtiêuchí. 5.Viếtbáocáotựđánhgiá. 6.Côngbốbáocáotựđánhgiá. *Thanhphân ̀ ̀ Hộiđồngtựđánhgiá HộiđồngTĐGchấtlượnggồmcánbộ chủ chốtcủatrường,trưởngcác đoànthể,cácbộ phậnchứcnăng,đạidiệnĐoànthanhniên,Côngđoàn,Thanhtra nhândân....Banthưkýlàcáccánbộ,giáoviêncókinhnghiệm.HộiđồngTĐGcủa trườngcótráchnhiệmxâydựngkếhoạchtổngthểvàkếhoạchchitiết,phâncông côngviệccụthểchotừngthànhviên.Tổchứctậphuấn,bồidưỡngkiếnthứcvà kỹnăngviếtbáocáochotừngnhóm. *Nhiệmvụcủahộiđồngtựđánhgiá ­Hộiđồngtự đánhgiácótráchnhiệmtriểnkhaitự đánhgiávàtư vấncho hiệutrưởngbiệnphápnângcaochấtlượngcáchoạtđộngcủanhàtrường. ­ Hộiđồngtự đánhgiácónhiệmvụ xâydựngkế hoạchtự đánhgiá;thu thập,xửlývàphântíchcácminhchứng; đánhgiámứcđộđạtđượctheotừngtiêu chí;viếtbáocáotựđánhgiá;bổsung,hoànthiệnbáocáotựđánhgiá;côngbốbáo cáotựđánhgiá;lưutrữcơsởdữliệuvềtựđánhgiá. ­Chủtịchhộiđồngđiềuhànhcáchoạtđộngcủahộiđồng,phâncôngnhiệm vụchotừngthànhviên;phêduyệtkếhoạchtựđánhgiá;thànhlậpnhómthưkývà cácnhómcôngtácđểtriểnkhaihoạtđộngtựđánhgiá;chỉđạoquátrìnhthuthập, xửlý,phântíchminhchứng;hoànthiệnbáocáotựđánhgiá;giảiquyếtcácvấnđề phátsinhtrongquátrìnhtriểnkhaitựđánhgiá. ­Phóchủ tịchhộiđồngthựchiệncácnhiệmvụ dochủ tịchhộiđồngphân công,điềuhànhhộiđồngkhiđượcchủtịchhộiđồnguỷquyền. ­Thưkýhộiđồng,cácuỷviênhộiđồngthựchiệncôngviệcdochủtịchhội đồngphâncôngvàchịutráchnhiệmvềcôngviệcđượcgiao. 7
  8. ­Hộiđồngtựđánhgiáđượcđềnghịhiệutrưởngthuêchuyêngiatưvấnđể giúphộiđồngtriểnkhaitựđánhgiánếucầnthiết.Chuyêngiatưvấnphảicóhiểu biếtsâuvềkiểmđịnhchấtlượnggiáodụcvàcáckỹthuậttựđánhgiá. Giaiphap2:Xâyd ̉ ́ ựngkêhoacht ́ ̣ ự đanhgiakiêmđinhchâtl ́ ́ ̉ ̣ ́ ượnggiaó duc: ̣ ­Phâncôngnhiệmvụchothànhviênhộiđồngtựđánhgiá: Thànhphầnhộiđồngtự đánhgiá:Cánbộ chủ chốtcủatrường,trưởngcác đoànthể,cácbộ phậnchứcnăng,đạidiệnĐoànthanhniên,Côngđoàn,Thanhtra nhândân.....HộiđồngTĐGcủatrườngcótráchnhiệmxâydựngkế hoạchtổng thểvàkếhoạchchitiết,phâncôngcôngviệccụthểchotừngthànhviên.Tổchức tậphuấn,bồidưỡngkiếnthứcvàkỹnăngviếtbáocáochotừngnhóm. Nhómthưký:Làcáccánbộ,giáoviêncókinhnghiệm Cácnhómcôngtác:Gômcocacnhom ̀ ́ ́ ́ Vidu: ́ ̣ Nhom1:Gômco3thanhviên,trongđoco01tr ́ ̀ ́ ̀ ́ ́ ưởngnhomvanhom ́ ̀ ́ ̣ ̣ naychiutrachnhiêmthuthâpChuân1,2vat ̀ ́ ̣ ̉ ̀ ựđanhgiachuân1,2... ́ ́ ̉ ­Tậphuấnnghiệpvụ tự đánhgiáchocacthanhviêntronghôiđôngt ́ ̀ ̣ ̀ ự đanhgia: ́ ́ Lựachonnôidungvath ̣ ̣ ̀ ơiđiêmtr ̀ ̉ ươckhitiênhanhthuthâp,x ́ ́ ̀ ̣ ửly,phântich ́ ́ cacminhch ́ ưng,tôch ́ ̉ ứctâphuânchoHôiđôngđanhgia. ̣ ́ ̣ ̀ ́ ́ TậphuấntheoThôngtư số 25/2014/TT­BGDĐTngày07tháng8năm2014 củaBộtrưởngBộGiáodụcvàĐàotạovềviệcbanhànhQuyđịnhvề tiêuchuẩn đánhgiáchấtlượnggiáodục,quytrình,chukỳkiểmđịnhchấtlượngtrườngmầm non; Côngvănsố 7886/BGDĐT­KTKĐCLGDngày23tháng11năm2011của BộGiáodụcvàĐàotạovềviệchướngdẫntựđánhgiátrườngmầmnon; ­Dựkiếnnguồnlựcvàthờiđiểmcầnhuyđộng Phaicod̉ ́ ựkiêncacnguônl ́ ́ ̀ ực,nhânlực,vâtl ̣ ựccoliênquanđêncacnôiham ́ ́ ́ ̣ ̀ ̉ ̉ cuacactiêuchuân,tiêuchivath ́ ́ ̀ ờiđiêmcânhuyđôngcuthê. ̉ ̀ ̣ ̣ ̉ ­Dựkiếncácminhchứngcầnthuthậpchotừngtiêuchí Dựkiếncácthôngtin,minhchứngcầnthuthập Nơithuthậpminhchưng ́ Nhómcôngtácchuyêntrách,cánhânthuthập Dựkiếnchiphí ­Thờigianbiểuchotưngnôidungcuthê: ̀ ̣ ̣ ̉ Dựavaonhânl ̀ ựccuatr ̉ ươngma ̀ ̀ tôiđaxâyd ̃ ựngthơigianbiêuđêth ̀ ̉ ̉ ựchiêntrongvong12tuân: ̣ ̀ ̀ CuThê: ̣ ̉ Tuần1:Họplãnhđạonhàtrườngđểthảoluậnmụcđích,phạmvi,thờigian 8
  9. biểuvànhânsựHộiđồngtựđánhgiá[TĐG]; ­HiệutrưởngraquyếtđịnhthànhlậpHộiđồngTĐG; ­HọpHộiđồngTĐG;phâncôngnhiệmvụcụthểchotừngthànhviên; Tuần2:ViếtdựthảokếhoạchTĐG. ­Phổ biếnchủ trươngtriểnkhai TĐGđếntoànthể cánbộ,giáoviên,nhân viêncủanhàtrường; ­Tổ chứctậphuấnvề nghiệpvụ T ĐG chocácthànhviêncủaHộiđồng TĐG,giáoviênvànhânviên; ­HoànthànhkếhoạchTĐG. Tuần3­5:ChuẩnbịđềcươngbáocáoTĐG; ­Cácnhómcôngtácvàcánhânthuthậpthôngtinvàminhchứngliênquan đếntừngtiêuchí[theosựphâncôngcủaChủtịchHộiđồngTĐG]; ­Mãhoácácthôngtinvàminhchứngthuđược; ­Cánhân,nhómcôngtácchuyêntráchviếtcácPhiếuđánhgiátiêuchí. Tuần6:HọpHộiđồngTĐGđể: ­Thảoluậnvềnhữngvấnđềnảysinhtừcácthôngtinvàminhchứngthuđược; ­Xácđịnhnhữngthôngtin,minhchứngcầnthuthậpbổsung; ­Cánhânvànhómcôngtácbáocáonộidungđánhgiácácphiếuđánhgiátiêuchí. ­HộiđồngTĐGgópý. Tuần7:Cánhânvànhómcôngtácchỉnhsửa,bổ sungđể hoànthiệnphiếu đánhgiátiêuchí; ­Thuthập,xửlýthôngtin,minhchứngbổsung; ­ThôngquađềcươngchitiếtbáocáoTĐG. Tuần8:DựthảobáocáoTĐG; ­KiểmtralạithôngtinvàminhchứngđượcsửdụngtrongbáocáoTĐG Tuần9:HọpHộiđồngTĐGđểthảoluậndựthảobáocáoTĐG; ­HộiđồngTĐGhọpvớicácgiáoviên,nhânviêntrongtrườngđểthảoluậnvề báocáoTĐG,xincácýkiếngópý; ­HoànthiệnbáocáoTĐG. Tuần10­11:HọpHộiđồngTĐGđểthôngquabáocáoTĐGđãsửachữa; ­CôngbốbáocáoTĐGtrongnộibộnhàtrườngvàthuthậpcácýkiếnđóng góp. Tuần12:XửlýcácýkiếnđónggópvàhoànthiệnbáocáoTĐG ­CôngbốbáocáoTĐGđãhoànthiện[trongnộibộnhàtrường] ­TậphợpcácýkiếnđónggópchoquytrìnhTĐG; ­NộpbáocáoTĐG. Giaiphap3: ̉ ́ ChỉđạocôngtácTựđanhgiakiêmđinhchâtl ́ ́ ̉ ̣ ́ ượnggiaoduc. ́ ̣ 9
  10. TĐGlàkhâuđầutiêntrongquytrìnhkiểmđịnhchấtlượnggiáodục.Đólàquá trìnhtrườngtựxemxét,nghiêncứutrêncơ sở cáctiêuchuẩnđánhgiáchấtlượng doBộGD&ĐTbanhànhđểbáocáovềtìnhtrạngchấtlượng,hiệuquảhoạtđộng giáodục,nghiêncứukhoahọc,nhânlực,cơsởvậtchấtcũngnhưcácvấnđề liên quankhác,từ đótiếnhànhđiềuchỉnhcácnguồnlựcvàquátrìnhthựchiệnnhằm đápứngcáctiêuchuẩnchấtlượng.TĐGlàmộtquátrìnhliêntụcđượcthựchiện theokế hoạch,đượcgiànhnhiềucôngsức,thờigian,cósự thamgiacủacáctổ chứcđoànthể vàcánhântrongnhàtrường.TĐGđòihỏitínhkháchquan,trung thựcvàcôngkhai.Cácgiảithích,nhậnđịnh,kếtluậnđưaratrongquátrìnhTĐG phảidựatrêncácthôngtin,minhchứngcụthể,rõràng,đảmbảođộtincậy.Chinh ́ ̀ ̣ chỉđạocôngtácTựđanhgiakiêmđinhchâtl vivây ́ ́ ̉ ̣ ́ ượnggiaoduclarâtcânthiêtva ́ ̣ ̀ ́ ̀ ́ ̀ ̉ phaiphaituântheoquytrinh: ́ ̀ 1.Thànhlậphộiđồngtựđánhgiá. 2.Xâydựngkếhoạchtựđánhgiá. 3.Thuthập,xửlývàphântíchcácminhchứng. 4.Đánhgiámứcđộđạtđượctheotừngtiêuchí. 5.Viếtbáocáotựđánhgiá. 6.Côngbốbáocáotựđánhgiá. Giaiphap4: ̉ ́ Đẩymạnhcôngtáctuyêntruyền: Đẩy mạnh công tác tuyên truyền mục đích, ý nghĩa của công tácTĐG&KĐCLGDđểcảcộngđồnghiểuvàcùnghỗtrợ,cùngthamgiacôngtác này.Lãnhđạonhàtrường,cánbộ,giáoviênchủ chốtphảichủ động,sángtạo trongcôngtáctuyêntruyềnthôngquacáccuôchôihop,cácbuôigăpmătvàcác ̣ ̣ ̣ ̉ ̣ ̣ phươngtiệntruyềnthôngkhác,phổbiếnkiếnthứcvàcáckếtquảđánhgiá,kiểm địnhchấtlượnggiáodụcđãđạtđược,để tạođiềukiệnchoxãhộibiếtvàtham giagiámsátchấtlượnggiáodục. Giaiphap5: ̉ ́ Địnhhướngvềhuyđộngcácnguồnlựchôtr ̃ ợcôngtac ́ TĐG: Nguồnlựcchínhlàcácyếutốcótínhquyếtđịnhđếnsựthànhcôngcủacông việc,đồngthờilàđiềukiện,phươngtiệnđể cókhả năngthựcthinhiệmvụ một cáchcóhiệuquả.Đốivớimộtđịaphương,nhàtrườngthuộcđiabandaiđôngdâṇ ̀ ̀ càngphảiđịnhhướngrõ,cụthểcácnguồnlựccầnhuyđộngchonhiệmvụTĐG. Giaiphap6:Côngtacchiđaoh ̉ ́ ́ ̉ ̣ ướngdânđêHoanthanhbaocaoTĐG. ̃ ̉ ̀ ̀ ́ ́ Côngtacd ́ ựthaovahoanthanhđ ̉ ̀ ̀ ̀ ượcmôtbaocaoDĐGlarâtquantrong,vi ̣ ́ ́ ̀ ́ ̣ ̀ ̣ vâycôngtacchiđaoh ́ ̉ ̣ ươngdânđêtâtcacacthanhviêntronghôiđôngTĐGđâut ́ ̃ ̉ ́ ̉ ́ ̀ ̣ ̀ ̀ ư ́ ̣ ̀ ́ ́ ̀ ́ ̀ trituêvaobaocaolarâtcânthiêt. ́ 10
  11. Saukhicónhữngthôngtinminhchứngcơ bản,Chủ tịchHộiđồngvàcác nhómcôngtácchuẩnbịđềcươngbáocáotựđánhgiá,cânphainămt ̀ ̉ ́ ưngnôidung ̀ ̣ ̀ ướcđicuthênh vab ̣ ̉ ưsau: PhầnI:Cơ sở dữ liệucủanhàtrường:Thôngtinchungcủanhàtrường [trường,lớp,họcsinh,nhânsựqua05nămhọc,danhsáchcánbộquảnlý...].Cơsở vậtchất,tàichính,thưviệnvàtổngkinhphítừcácnguồnthucủatrườngtrong05 nămgầnđây.Giớithiệutổngquanvề trường[vàinétvề sự hìnhthànhvàphát triểncủanhàtrường;nhữngthuậnlợivàkhókhăncủanhàtrường;thựctrạngđội ngũcánbộquảnlý,giáoviên,nhânviênvàhọcsinhcủatrường]. PhầnII:Tựđánhgiá: +Đặtvấnđề. +Tổngquanchung[Mụcđíchcủatự đánhgiáchấtlượnggiáodục;bối cảnhchungcủanhàtrường;mộtsốpháthiệnchínhtrongquátrìnhtựđánhgiá;các vấnđềtrọngtâmcủabáocáotựđánhgiá]. +Tựđánhgiá:Tựđánhgiátheotừngtiêuchuẩn[xácđịnhmụcđíchyêucầu củamỗitiêuchuẩn],sauđótiếnhànhđánhgiátừngtiêuchícủatiêuchuẩn.Trong đánhgiátừngtiêuchícó03chỉsốbaogồm: Môtảhiệntrạngcủa03chỉsố. Điểmmạnhvàđiểmyếucủa03chỉsố. Kếhoạchcảitiếnchấtlượngcủa03chỉsố:Biệnphápcảitiếnchất lượng,kếhoạchthựchiện,thờigianhoànthànhvàngườithựchiện. Tựđánhgiácủatừngchỉsốvàtiêuchí. Trongmỗitiêuchuẩncóphầnmở đầu,kếtluận,nêuđầyđủ nhữngđiểm mạnh,nhữngtồntạicơbảnvàkếhoạchcảitiến;cóthốngkê,sosánhkếtquảcác tiêuchívàchỉsốđạtvàkhôngđạttrongtừngtiêuchuẩn.Cầnmôtảvàđánhgiását vớinộihàmcủacácchỉsốvàcáctiêuchí,thểhiệntínhnhấtquántromhtừngtiêu chívàgiữacáctiêuchívớinhau. Saucùngcókếtluậnchungcủabảnbáocáotựđánhgiáđểxácđịnh: Sốlượngvàtỷlệ%cácchỉsốđạtvàkhôngđạt. Sốlượngvàtỷlệ%cáctiêuchíđạtvàkhôngđạt. Tựđánhgiácấpđộmànhàtrườngđạt. 3.Phẩnkếtluận: 3.1.Ýnghĩacủađềtài: ̣ ̣ Nămhoc2014­2015lanămhocđâutiên ̀ ̀ thựchiệncôngtácTĐGchấtlượng GDcủanhàtrường theoThôngtư số 25/2014/TT­BGDĐTngay07thang8năm ̀ ́ ̉ 2014cuaBôtṛ ưởngBộ GD&ĐTquyđịnhvề tiêuchuẩnđánhgiáchấtlượnggiáo dục,quytrình,chukỳkiểmđịnhchấtlượnggiáodụctrươngmâmnon ̀ ̀ .Côngtáctự 11
  12. đánhgiáKĐCLGDlàcôngtácrấtkhókhăn,rấtmớilạđốivớicácnhàtrườngđòi hỏinhiềuthờigianvàgiảiphápđể thựchiệnmộtcáchcóhiệuquả.Côngtáctự đánhgiáKĐCLGDlàcôngviệcthườngxuyênmànhatr ̀ ươngph ̀ ảithựchiệnhàng năm.Dođó,bảnthânquaquátrìnhtựđánhgiáchấtlượnggiáodụccủatrườngđã đưaragiảiphápthựchiệncôngtáctự đánhgiáKĐCLGDcủatrườngcónhững bướcđiphùhợpvớiđiềukiệnthựctế củanhatr ̀ ườngnhằmthựchiệncôngtác ̀ ộtcáchkhoahọcvàhiệuquả,khôngxemcôngtáctựđánhgiátrởthànhgánh naym nặngđốivớivaitròquảnlýcủanhatr ̀ ương. ̀ Quaquátrìnhthựchiệntôiđãrútrađượcvấnđềcụthểsau: Trướchết,Canbôquanlyph ́ ̣ ̉ ́ ảilàmchogiáoviênnhậnthứcđượctầmquan trọngcủaviệctự đánhgiáchấtlượnggiáodụclàđiềukiệnđể nângcaochất lượnggiáodụctronggiaiđoạnhiệnnay,tạosựđồngthuậntrongtậpthểgiáoviên để đánhgiámộtcáchkháchquan,trungthựcnhữngviệcđãthựchiệntrongthời gianquavàhướngtớinhữngkếhoạchcảitiếncôngtácgiáodụccủatrườngtrong thờigiansắpđến. ́ ̣ ̉ Canbôquanlyph ́ ảicókế hoạchchỉ đạotổ vănphòng,cáctổ chuyênmôn vàcácbộphậnkháctrongnhàtrườngứngdụngcôngnghệthôngtintrongquảnlý, lưutrữ,cậpnhậtmộtcáchkhoahọccácvănbảnthôngtinminhchứngtheotừng tiêuchuẩnđánhgiámỗinămhọc.Tuyệtđốitránhtìnhtrạngđếnthờiđiểmtựđánh giámớiđitìmthôngtinminhchứngcácnămhọcđãqua. Trongquátrìnhtựđánhgiákiểmđịnhcủađơnvị phảicóbiênbảnđể theo dõivàghinhậnquátrìnhlàmviệccủaHộiđồngtựđánhgiá. ̣ Saukhiapdungđêtai: ́ ̣ ̀ ̀ “Môtsôgi ́ ảiphápđể thựchiệntốtcôngtácTự đánhgiáKĐCLGDcủatrườngmầmnon” ,trươngtôithuđ ̀ ượcmôtsôkêtqua ̣ ́ ́ ̉ sau: Kết luậncủaSở giaoducva ́ ̣ ̀ ̣ ̉ ̀ đaotaoQuangBinhcôngtác ̀ đánhgiávà KĐCLGDnămhọc2014­2015củatrườngnhưsau: Nhàtrườngđãxâydựngvàtriểnkhaithựchiệntốtkếhoạchtựđánhgiá. Trường tổ chức triển khai quy trình đánh giá đúng theo Thông tư số 25/2014/TT­BGDĐTngày07tháng8năm2014củaBộtrưởngBộGiáodụcvàĐào tạovề việcbanhànhQuyđịnhvề tiêuchuẩnđánhgiáchấtlượnggiáodục,quy trình,chukỳkiểmđịnhchấtlượngtrườngmầmnon; Báocáotựđánhgiáthểhiệnđầyđủnộidung,cácphiếuthuthậpđềuthể hiệnrõcácthôngtinminhchứng. Hồsơtựđánhgiánhàtrườnglưutrữđầyđủ,khoahọc. Quathờigianđánhgiángoàitạiđơnvị,Đoànđãkếtluận: 12
  13. Căncứkếtquảđánhgiángoài,đốichiếuvớiQuyđịnhvềtiêuchuẩnđánh giáchấtlượnggiáodụctrườngmâmnonbanhànhtheo ̀ Thôngtư số 25/2014/TT­ BGDĐTngày07tháng8năm2014củaBộtrưởngBộGiáodụcvàĐàotạovềviệc banhànhQuyđịnhvề tiêuchuẩnđánhgiáchấtlượnggiáodục,quytrình,chukỳ kiểmđịnhchấtlượngtrườngmầmnon; .trườngđạtcácchỉ số vàcáctiêuchícụ thểnhưsau: ­Tổngsốcácchỉsốđạt:85/87­Tilê97,7% ̉ ̣ ­Tổngsốcácchỉsốkhôngđạt:02/87­Tilê2.3% ̉ ̣ ­Tổngsốcáctiêuchíđạt:27/29­Tilê93,1% ̉ ̣ ­Tổngsốcáctiêuchíkhôngđạt:02/29­Tilê6,9% ̉ ̣ TheoQuyđịnhvềtiêuchuẩnđánhgiáchấtlượnggiáodục,quytrình,chukỳ kiểmđịnhchấtlượnggiáodụctrươngmâmnoǹ ̀ ,theoThôngtư số 25/2014/TT­ BGDĐTngay07thang8năm2014cuaBôtr ̀ ́ ̉ ̣ ưởngBộ GD&ĐT,vớikếtquảtựđánh giácó27/29tiêuchíđạt93,1%,nhàtrườngđênghiS ̀ ̣ ở giaoduccôngnhântr ́ ̣ ̣ ường ̣ ấpđộ3vađangch đatc ̀ ờkêtqua. ́ ̉ *Đốivớigiáoviên: Độingũgiáoviêncónhiềuchuyểnbiếntốttrongcôngtáctự đanhgiakiêm ́ ́ ̉ ̣ đinhchâtl ́ ượnggiaoduc.T ́ ̣ ừchỗgiáoviênchưahiêuđ ̉ ượcquytrinh,cachthuthâp ̀ ́ ̣ phântichx ́ ửlycacminhch ́ ́ ưng,đ ́ ếnnaygiáoviênđãnắmchắcđượccachthuthâp, ́ ̣ phântich,mahoacacminhch ́ ̃ ́ ́ ưng. ́ ̃ ́ ượccôngtackiêmđinhchâtl Giaoviênđathâyđ ́ ́ ̉ ̣ ́ ượnggiaoduckhôngphaila ́ ̣ ̉ ̀ ̣ ̣ côngviêcnăngnêmaxemđâylaph ̀ ̀ ̀ ươngphapđênhinlaikêtquath ́ ̉ ̀ ̣ ́ ̉ ựchiêngiaoduc ̣ ́ ̣ ̉ ́ ́ ̣ ̉ đêcokêhoachđiêuchinhtaicacl ̀ ̣ ́ ớpminhphutrachchophuh ̀ ̣ ́ ̀ ợp. ́ ́ ưctrongviêcl Giaoviêncoyth ́ ́ ̣ ưugiữkêtquath ́ ̉ ựchiêngiaoducđêlamminh ̣ ́ ̣ ̉ ̀ chưngchot ́ ưngnămhoc. ̀ ̣ 3.2.Kiếnnghị,đềxuất: BộGD­ĐTvàcácngànhcóliênquansớmbanhànhcácvănbảnhướngdẫn chiphíchocôngtáctựđánhgiáKĐCLGDcủanhàtrương. ̀ BộGD­ĐTnghiêncúubỏbớtmộtsốvănbảncủathôngtinminhchứngso vớiquyđịnhhiệnnay. Sởgiaoduccokêhoachhôtr ́ ̣ ́ ́ ̣ ̃ ợkinhphichonh ́ ưngtr ̃ ươngđăngkyđanhgia ̀ ́ ́ ́ ̀ ̉ ̉ ngoaiđêcaitiênchâtl ́ ́ ượngchonhưngtiêuchuân,tiêuchich ̃ ̉ ́ ưađattronglânđanh ̣ ̀ ́ giangoaicuaS ́ ̀ ̉ ở. ̣ ́ ảiphápđểthựchiệntốtcôngtácTựđánhgiákiêm Trênđâylà“Môtsôgi ̉ đinhchâtl ̣ ́ ượnggiaoducc ́ ̣ ủatrườngmầmnon” .Kínhmongđượcsựđónggópý 13
  14. kiếncủaHôiđôngthiđuanhàtr ̣ ̀ ường,củacáccấpquảnlýgiáodục,cùngcácbạn đồngnghiệpđểbàiviếtđượchoànchỉnhvàcóhiệuquảthựctiễnhơn. 14

Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số giải pháp để thực hiện tốt công tác Tự đánh giá kiểm định chất lượng giáo dục trường mầm non

Đề tài này được nghiên cứu công tác tự đánh giá chất lượng trường mầm non theo Thông tư số 25/2014/TT-BGDĐT ngày 07 tháng 8 năm 2014 về việc Quy định Tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục, quy trình, chu kỳ kiểm định chất lượng giáo dục trường mầm non, chứ không đi sâu nghiên cứu toàn bộ Thông tư như Chu kỳ. | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập Tự do Hạnh phúc SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Đề tài quot MÔT SÔ ̣ ́GIẢI PHÁP ĐỂ THỰC HIỆN TỐT CÔNG TÁC TỰ ĐÁNH GIÁ KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC TRƯỜNG MÂM NON quot ̀ Quang Binh tháng 5 năm 2015 ̉ ̀ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập Tự do Hạnh phúc SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Đề tài quot MÔT SÔ ̣ ́GIẢI PHÁP ĐỂ THỰC HIỆN TỐT CÔNG TÁC TỰ ĐÁNH GIÁ KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC TRƯỜNG MÂM NON quot ̀ Họ và tên Phan Thị Thanh Huyền Chức vụ Phó hiệu trưởng Đơn vị công tác Trường Mầm non An Thủy 2 Quảng Bình tháng 5 năm 2015 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ̣ ́ ải pháp để thực hiện tốt công tác Tự đánh giá kiểm ĐỀ TÀI quot Môt sô gi định chất lượng giáo dục trường mầm non . 1. Phần mở đầu . Lý do chọn đề tài Trong sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước giáo dục giữ một vị trí quan trọng trong việc nâng cao dân trí đào tạo nhân lực bồi dưỡng nhân tài góp phần xây dựng một nền kinh tế tri thức. Tuy nhiên giáo dục ở các cấp học và trình độ đào tạo đang phải đối mặt với những khó khăn và thách thức mới nhất là tình trạng chất lượng giáo dục chưa đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội trong giai đoạn hiện nay. Thực hiện Luật Giáo dục 2005 và Nghị định số 75 2006 NĐ CP ngày 02 08 2006 của Chính phủ quy định chi tiết về hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục Bộ Giáo dục Đào tạo đang triển khai đổi mới mục tiêu nội dung phương pháp giáo dục tiếp tục đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ giáo viên tăng cường cơ sở vật chất đẩy mạnh công tác đánh giá kiểm định chất lượng giáo dục ở các cấp học và trình độ đào tạo nhằm nhanh chóng tạo bước chuyển biến lớn về chất lượng giáo dục. Trong đó công tác triển khai thực hiện tự đánh giá kiểm định chất lượng giáo dục trường mầm non được bắt đầu trong những năm gần đây cùng với chủ đề Năm học đổi mới công tác quản lý và nâng cao chất lượng giáo dục . Chỉ thị số 46 2008 ngày 05 08 2008 của Bộ GD ĐT . Việt Nam đang bước vào thế kỷ XXI giai đoạn hết sức quan trọng và mang tính quyết định đổi .

Ngọc Khương 228 14 doc

Báo lỗi

  • Trùng lắp nội dung
  • Văn hóa đồi trụy
  • Phản động
  • Bản quyền
  • File lỗi
  • Khác

Upload Tải xuống

đang nạp các trang xem trước

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống

Tải xuống

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

SKKN: Cách viết sáng kiến kinh nghiệm

9 2373 120

Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Tích hợp kiến thức các môn Địa lý, Lịch sử, Hóa học, Sinh học, Ngữ Văn, GDCD, Tin học, Kĩ năng vào giảng dạy môn Tiếng Anh 8 bài 11: Travelling around Viet Nam, phần Read.

34 378 11

Sáng kiến kinh nghiệm: Làm thế nào để vận dụng và thiết kế trò chơi học tập tiếng việt lớp 5 đạt hiệu quả

27 1223 96

Sáng kiến kinh nghiệm: Dạy học sinh sửa lỗi sai đặc trưng khi viết chính tả ở lớp 1

9 1300 116

Sáng kiến kinh nghiệm: Tạo môi trường cho trẻ làm quen văn học - chữ viết thông qua phòng thư viện đồ chơi – góc sách

7 577 29

Đề cương viết sáng kiến kinh nghiệm

3 3590 51

Bài giảng Hướng dẫn viết cải tiến sáng kiến kinh nghiệm

33 495 21

Sáng kiến kinh nghiệm: Ứng dụng CNTT trong việc giảng dạy môn TNXH lớp 3

28 1588 118

Sáng kiến kinh nghiệm coi trọng tính chất thực hành trong giờ Tập viết lớp 2

14 529 28

Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Phát triển năng lực cho học sinh bằng cách tổ chức một số hoạt động trải nghiệm sáng tạo qua văn bản Truyện An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thủy - Ngữ văn 10, ban cơ bản

50 637 44

TÀI LIỆU XEM NHIỀU

Thiết kế kế hoạch bài học môn Toán theo định hướng phát triển năng lực học sinh

13 29335 1390

Phân tích và làm rõ ý kiến sau: “Bài thơ Tự tình II vừa nói lên bi kịch duyên phận vừa cho thấy khát vọng sống, khát vọng hạnh phúc của Hồ Xuân Hương”

3 18551 192

31 Câu hỏi ôn tập môn Chủ nghĩa xã hội khoa học

25 16844 3469

Tiểu luận Tình huống xử lý sai phạm trong thanh toán công tác phí lưu động

20 15364 1380

Tiểu luận: Vai trò của Nguyễn Ái Quốc đối với việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam

16 13606 2171

100 câu hỏi trắc nghiệm Triết học Mác-Lênin kèm đáp án

14 13304 2425

Ebook Ôn luyện tiếng Anh 9 có đáp án: Phần 2 - Mai Lan Hương, Hà Thanh Uyên

37 12336 2736

Đề thi và Đáp án môn Tiếng Việt thực hành - ĐH SPKT TP.HCM

3 9609 183

Mẫu đơn thông tin ứng viên ngân hàng VIB

8 9439 1734

Bảng biến đổi Laplace và biến đổi Z

1 9397 337

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

  • Sáng kiến kinh nghiệm
  • Sáng kiến kinh nghiệm
  • Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non
  • Sáng kiến kinh nghiệm mẫu giáo
  • Kiểm định chất lượng giáo dục
  • Công tác tự đánh giá kiểm định
  • Cách viết sáng kiến kinh nghiệm
  • Phương pháp viết sáng kiến kinh nghiệm
  • Kỹ năng viết sáng kiến kinh nghiệm
  • Kinh nghiệm viết sáng kiến kinh nghiệm
  • Mục đích viết sáng kiến kinh nghiệm
  • Sáng kiến kinh nghiệm THCS
  • Sáng kiến kinh nghiệm môn Địa lý
  • Sáng kiến kinh nghiệm môn lịch sử
  • Sáng kiến kinh nghiệm môn Hóa học
  • Sáng kiến kinh nghiệm môn Sinh học
  • Sáng kiến kinh nghiệm lớp 5
  • Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học
  • Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học lớp 5
  • Sáng kiến kinh nghiệm dạy tiếng việt lớp 5
  • Sáng kiến kinh nghiệm dạy tiếng việt hiệu quả
  • Sáng kiến kinh nghiệm lớp 1
  • Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học lớp 1
  • Sáng kiến kinh nghiệm viết chính tả
  • Sáng kiến kinh nghiệm chính tả lớp 1
  • Sáng kiến kinh nghiệm dạy phát âm chuẩn
  • Sáng kiến kinh nghiệm rèn luyện kĩ năng sống
  • Đề cương viết sáng kiến kinh nghiệm
  • Dàn bài sáng kiến kinh nghiệm
  • Mô hình sáng kiến kinh nghiệm
  • Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
  • Cải tiến sáng kiến kinh nghiệm
  • Bài giảng Cải tiến sáng kiến kinh nghiệm
  • Đề tài sáng kiến kinh nghiệm
  • Đánh giá cải tiến sáng kiến kinh nghiệm
  • Xét chọn cải tiến sáng kiến kinh nghiệm
  • Sáng kiến kinh nghiệm lớp 3
  • Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học lớp 3
  • Sáng kiến kinh nghiệm tự nhiên xã hội lớp 3
  • Sáng kiến dạy học môn tự nhiên xã hội
  • Sáng kiến kinh nghiệm lớp 2
  • Phương pháp dạy học
  • Kinh nghiệm cho giáo viên
  • Dạy học môn Tập viết lớp 2
  • Bí quyết giảng dạy môn Tập viết
  • Sáng kiến kinh nghiệm THPT
  • Sáng kiến kinh nghiệm THPT môn Ngữ văn
  • Sáng kiến kinh nghiệm lớp 10
  • Hoạt động trải nghiệm sáng tạo
  • Truyện An Dương Vương
  • Sáng kiến kinh nghiệm quản lý
  • Sáng kiến của trường THPT chuyên Phan Bội Châu
  • Sáng kiến kinh nghiệm môn Toán
  • Hoạt động trải nghiệm sáng tạo môn Toán
  • Vai trò của hoạt động trải nghiệm sáng tạo
  • Sáng kiến kinh nghiệm lớp 4
  • Sáng kiến đổi mới phương pháp dạy
  • Kinh nghiệm dạy Địa
  • Sử dụng bản đồ
  • Địa lí lớp 5
  • Vấn đề viết sáng kiến kinh nghiệm
  • Vấn đề cơ bản
  • Sáng kiến kinh nghiệm toán lớp 3
  • Rèn kỹ năng đọc
  • Sáng kiến kinh nghiệm toán lớp 1
  • Phương pháp học toán lớp 1
  • Cách giải toán về đơn vị
  • Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học lớp 4
  • Sáng kiến kinh nghiệm dạy toán lớp 4
  • Phương pháp dạy phân số lớp 4
  • Giải pháp rèn luyện kỹ năng giải toán lớp 4
  • Sáng kiến kinh nghiệm dạy âm nhạc
  • Giáo dục âm nhạc

TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG

Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh: Hoàn thiện hoạt động Digital Marketing của Công ty Cổ phần Truyền thông và Công nghệ Conando

97 79 6 23-02-2022

Luận án Tiến sĩ Tài chính ngân hàng: Các yếu tố ảnh hưởng đến việc đảm bảo an toàn vốn của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam

197 32 2 23-02-2022

Synthesis and evaluation of a novel N–P-containing oil-based fire-retardant plasticizer for poly[vinyl chloride]

11 25 1 23-02-2022

Effect of fuel choice on conductivity and morphological properties of samarium doped ceria electrolytes for IT-SOFC

14 46 1 23-02-2022

Đặc điểm kiểu gen HLA các mẫu máu cuống rốn lưu trữ tại Bệnh viện Nhi Trung ương

7 30 1 23-02-2022

Opioid-induced respiratory depression increases hospital costs and length of stay in patients recovering on the general care floor

12 21 1 23-02-2022

Luận văn Thạc sĩ Ngữ văn: Tìm hiểu vùng đất và con người Phổ Yên từ văn hóa đến văn học dân gian

144 17 1 23-02-2022

Morphological characteristics and transcriptome analysis at different anther development stages of the male sterile mutant MS7–2 in Wucai [Brassica campestris L.]

18 43 1 23-02-2022

Nghiên cứu quá trình trích ly Saponin triterpenoid từ lá đinh lăng với sự hỗ trợ của dung môi

8 59 5 23-02-2022

Khóa luận tốt nghiệp Luật học chất lượng cao: Doanh nghiệp xã hội theo pháp luật Việt Nam hiện nay

60 25 1 23-02-2022

Additional oxidative stress reroutes the global response of Aspergillus fumigatus to iron depletion

19 26 1 23-02-2022

Giáo trình Thực tập nguội [Nghề Kỹ thuật máy lạnh và điều hòa không khí - Trình độ cao đẳng]: Phần 1 – CĐ GTVT Trung ương I

47 19 2 23-02-2022

Luận văn Thạc sĩ Toán học: Phương pháp xấp xỉ đạo hàm với độ chính xác bậc cao và ứng dụng

66 59 1 23-02-2022

Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của sinh viên khoa Kế toán – Tài chính – Ngân hàng đối với chất lượng dịch vụ đào tạo tại trường Đại học Công nghệ thành phố Hồ Chí Minh.

163 64 2 23-02-2022

Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ, văn học và văn hóa Việt Nam: Thơ dân tộc Dao thời kì hiện đại

85 23 1 23-02-2022

Luận văn Thạc sĩ Khoa học giáo dục: Quản lý phương tiện kỹ thuật dạy học tại Trường Đại học Nha Trang trong bối cảnh Cách mạng công nghệ 4.0

127 87 1 23-02-2022

[NHC]-Pd[II] complexes with hydrophilic nitrogen ligands: catalytic properties in neat water

10 17 1 23-02-2022

Khóa luận tốt nghiệp Marketing: Đánh giá hoạt động bán hàng của Công ty TNHH nội thất Song Nguyễn

102 37 3 23-02-2022

Giáo án điện tử môn Tiếng Việt lớp 3 - Tuần 4: Chính tả Người mẹ

6 16 1 23-02-2022

Luận án Tiến sĩ Quản trị nhân lực: Tác động của phong cách lãnh đạo đến ý định nghỉ việc của người lao động ngành bán lẻ Việt Nam

204 17 1 23-02-2022

TÀI LIỆU HOT

Phân tích và làm rõ ý kiến sau: “Bài thơ Tự tình II vừa nói lên bi kịch duyên phận vừa cho thấy khát vọng sống, khát vọng hạnh phúc của Hồ Xuân Hương”

3 18551 192

Thiết kế kế hoạch bài học môn Toán theo định hướng phát triển năng lực học sinh

13 29335 1390

CẬP NHẬT KINH TẾ VĨ MÔ VIỆT NAM 6 tháng đầu năm 2020

3 1277 72

Sách trắng Doanh nghiệp Việt Nam năm 2020

580 3392 334

Việt Nam 2035 hướng tới thịnh vượng, sáng tạo, công bằng và dân chủ

584 1744 67

BÀI GIẢNG DỰNG HÌNH SKETCHUP 2020 BIÊN SOẠN : GV.KTS PHAN THỨC

62 4042 1

GIÁO TRÌNH TIẾNG ANH ENG BREAKING

171 3624 598

Quản trị khủng hoảng trong quan hệ công chúng

2 1563 69

Báo cáo thực tập chuyên ngành: Nghiên cứu, thiết kế, mô phỏng robot công nghiệp

51 2115 132

Đề tài “ Cân đối ngân sách nhà nước- thực trạng và hướng hoàn thiện”

53 2981 162

TAILIEUXANH - MIỄN PHÍ HÀNG TRIỆU TÀI LIỆU
Địa chỉ : Số 38 Trần Thái Tông - Cầu Giấy - Hà nội - Việt Nam
Website : tailieuxanh.com
Email :
TailieuXANH.com là thư viện tài liệu trực tuyến, nơi chia sẽ trao đổi hàng triệu tài liệu như luận văn đồ án, sách, giáo trình, đề thi, truyện đọc.v.v.. Với kho tài liệu khủng lên đến hàng triệu tài liệu sẽ được miễn phí tới 99,99% cho các thành viên.
Chúng tôi không chịu trách nhiệm liên quan đến các vấn đề bản quyền nội dung tài liệu được thành viên tự nguyện đăng tải lên và các cộng tác viên gửi về.
Từ khóa tìm kiếm: THỊ TRƯỜNG NGÀNH HÀNG | Nông nghiệp, thực phẩm | Gạo | Rau hoa quả | Nông sản khác | Sữa và sản phẩm | Thịt và sản phẩm | Dầu thực vật | Thủy sản | Thức ăn chăn nuôi, vật tư nông nghiệp | CÔNG NGHIỆP | Dệt may | Dược phẩm, Thiết bị y tế | Máy móc, thiết bị, phụ tùng | Nhựa - Hóa chất | Phân bón | Sản phẩm gỗ, Hàng thủ công mỹ nghệ | Sắt, thép | Ô tô và linh kiện | Xăng dầu | DỊCH VỤ | Logistics | Tài chính-Ngân hàng | NGHIÊN CỨU THỊ TRƯỜNG | Hoa Kỳ | Nhật Bản | Trung Quốc | Hàn Quốc | Châu Âu | ASEAN | BẢN TIN | Bản tin Thị trường hàng ngày | Bản tin Thị trường và dự báo tháng | Bản tin Thị trường giá cả vật tư | luận văn | giáo trình | luận văn | tiến sĩ | Luận văn | thạc sĩ | kế toán | kiểm toán | quản trị kinh doanh | kinh tế tài chính | ngân hàng | ngân hàng luận văn | kế toán | luận văn kinh tế | công nghệ thông tin | lập trình | quản trị | mạng hệ điều hành | toán học | hóa học | vật lý | công nghệ | văn học | kỹ năng mềm | đề thi | ebook | ngoại ngữ | tiếng pháp | tiếng hàn | tiếng nhật | tiếng nga | tiếng anh | luận văn | ngân hàng | tiểu luận | tiểu thuyết | truyện đọc | ngôn tình | tài liệu | Văn mẫu |

Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock

Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.

Bấm nút này sau khi tắt/tạm dừng AdBlock

Video liên quan

Chủ Đề