Siêu âm thai liên tục có tốt không

Xin chào bác sĩ, vợ tôi có thai lần đầu vì vậy chúng tôi rất vui và hạnh phúc. Vì là lần đầu, nên cả 2 vợ chồng đều không có nhiều kinh nghiệm. Tháng nào chúng tôi cũng mong ngóng đến ngày đi siêu âm để được gặp con, để xem có khỏe hay không, phát triển tốt hay không. Tuy nhiên tôi có một thắc mắc muốn hỏi bác sĩ, không biết siêu âm 2 ngày liên tiếp có sao. Siêu âm thường xuyên có gây ảnh hưởng gì đến sự phát triển của em bé không bởi chỉ một việc nhỏ cũng khiến vợ chồng tôi lo lắng và muốn đi siêu âm ngay để cho chắc chắn. Hy vọng nhận được câu trả lời sớm từ bác sĩ. Tôi xin cảm ơn!

Siêu âm 2 ngày liên tiếp có sao không? Thời điểm nào nên đi siêu âm? Trên đây là những thông tin hữu ích các mẹ cần nắm được. Hy vọng các phụ huynh sẽ có thêm kiến thức cho mình để bảo vệ sức khỏe bản thân và em bé. Có vấn đề gì có thể liên hệ ngay để được chúng tôi giải đáp miễn phí. Chúc bạn luôn khỏe mạnh.

Siêu âm nhiều không ảnh hưởng đến thai nhi. Thực tế, có nhiều bà mẹ lo lắng quá mức, cứ cảm thấy có vấn đề là đi siêu âm. Chị em nên tuân thủ lịch khám của bác sĩ. Ở nhiều nước trên thế giới, với người mới mang thai, các mẹ sẽ làm luôn xét nghiệm tổng thể.

Trước đây, tỷ lệ tử vong ở người mẹ mang thai khá cao. Đến nay, nhờ thăm khám thai định kỳ nên tỷ lệ giảm. WHO từng khuyến cáo, trung bình một người phụ nữ khám thai 3 lần trong một thay kỳ [tính cả ở vùng núi, vùng sâu, vùng xa...]. Hiện, WHO khuyến cáo, trong một thai kỳ khám thai khoảng 8 lần, trung bình một tháng một lần.

Trước đây, hội chứng down, dị tật rất nhiều. Tuy nhiên, khoảng thời gian 10 năm nay trở lại đây ít gặp hơn. Như vậy, tỷ lệ trẻ sinh ra bất thường, tỷ lệ tử vong của người mẹ giảm nhiều nhờ khám thai định kỳ.

Thời điểm 12 tuần, bên cạnh thăm khám để trao đổi về tình trạng sức khỏe, biểu hiện bất thường, chế độ ăn, ngủ..., thai phụ sẽ làm xét nghiệm tổng phân tích máu để biết thời điểm đó người mẹ như thế nào. Thời gian mang thai 12 tuần, chuyên gia cũng có thể yêu cầu xét nghiệm một số bệnh có thể gây cho người mẹ như rubella, bệnh lây truyền qua đường tình dục như giang mai. Từ đó, bác sĩ có cách điều trị phù hợp. Ngoài ra, chị em được chỉ định làm xét nghiệm sàng lọc trước sinh double test kỹ lưỡng, đo độ mờ da gáy.

Đến giai đoạn 15, 16, 17 tuần, thai phụ có thể tiến hành Triple test. Tùy tình trạng người mẹ, bác sĩ sẽ phối hợp với chuyên khoa nội tiết để có những điều chỉnh phù hợp, thông thường sàng lọc tiểu đường thai kỳ vào giai đoạn 24-28 tuần. Nếu thai phụ bỏ qua giai đoạn này, sau khi khám muộn phát hiện ra tiểu đường thì sẽ được theo dõi. Tuần 30-33, ngoài vấn đề theo dõi sự phát triển của thai, thay đổi của người mẹ thì bác sĩ có thể tiên lượng quá trình sinh.

Phụ nữ mang thai ra đường cần tuân thủ 5K bởi nếu nhiễm Covid-19 ảnh hưởng đến 2 người. Nếu trong trường hợp thai lớn, biểu hiện của việc khó thở ảnh hưởng đến quá trình chữa trị, hồi sức cho mẹ. Bác sĩ sẽ sắp xếp cho các mẹ bầu tiêm phòng uốn ván vào 3,5 tháng thai kỳ kết hợp tiêm phòng Covid-19 khi mẹ mang bầu trên 13 tuần.

- Tôi đang mang bầu và khá lo lắng nên rất thường xuyên đi siêu âm. Nhìn thấy em bé đang cử động trên màn hình khiến tôi yên tâm hơn. Nhưng liệu việc siêu âm quá nhiều có ảnh hưởng tới em bé? Sóng siêu âm có độc hại hay gây dị tật cho em bé không? Tôi nên làm thế nào để bảo vệ con mình? [Trần Linh Chi, 24 tuổi, ở Hà Nội].

Chưa có nghiên cứu có ý nghĩa lâm sàng về việc sóng siêu âm gây ảnh hưởng xấu hay gây dị tật đến thai. Ảnh: PV.

BS Đinh Thúy Linh, Phó giám đốc Trung tâm chẩn đoán trước sinh và Sàng lọc sơ sinh, Bệnh viện Phụ sản Hà Nội:

- Đến thời điểm hiện nay, chưa có nghiên cứu có ý nghĩa lâm sàng về việc sóng siêu âm gây ảnh hưởng xấu hay gây dị tật đến thai. Tuy nhiên, việc các sản phụ đi siêu âm quá nhiều là không cần thiết và gây lãng phí về tài chính cho thai phụ.

Do đó, các thai phụ nên đi khám thai, siêu âm theo lịch hẹn của bác sĩ, đặc biệt không nên bỏ qua 3 thời điểm vàng trong siêu âm để phát hiện sớm các bất thường ở thai nhi, để được sự tư vấn từ bác sĩ và có kế hoạch quản lý thai nghén phù hợp.

Theo đó, 3 thời điểm vàng để siêu âm hiện nay là ở tuổi thai: 12-14 tuần [12 tuần], 21-24 tuần [22 tuần] và 28-32 tuần [32 tuần]. Quá trình siêu âm tại mỗi thời điểm khác nhau, sẽ có giá trị khác nhau trong việc chẩn đoán các bất thường của thai nhi từ khi còn trong bụng mẹ.

Ở tuổi thai 12-14 tuần, việc siêu âm sẽ giúp phát hiện sớm các dị tật lớn ở thai nhi như các bất thường về hệ thần kinh trung ương [thai vô sọ, não lộn ngoài] hay các bất thường khác như thoát vị rốn, khe hở thành bụng, một số dị tật về chân, tay.

Ngoài ra, việc đo khoảng sáng sau gáy tại thời điểm này kết hợp với xét nghiệm sàng lọc Double test có ý nghĩa rất quan trọng trong sàng lọc một số hội chứng rối loạn di truyền hay gặp như: Hội chứng Down, Hội chứng Edwards, Hội chứng Patau.

Siêu âm ở tuổi thai 21-24 tuần là lần siêu âm giúp phát hiện hầu hết bất thường hình thái ở thai nhi, trong đấy có các bệnh lý tim bẩm sinh.

Siêu âm liên tục có ảnh hưởng gì không?

Hiện nay, khoa học chưa bằng chứng siêu âm gây hại cho em bé. Bản chất của siêu âm là sóng âm thanh tần số rất cao [vượt quá ngưỡng nghe được] nên hoàn toàn vô hại.

Siêu âm thai cách nhau bao nhiêu tuần?

Thông thường trong mỗi lần mang thai, tối thiểu sản phụ cần siêu âm 3 lần vào các mốc sau: 11-14 tuần, 18-22 tuần và 30 - 32 tuần. Siêu âm hình thái thai nhi giai đoạn 11-14 tuần. Thời điểm này thai nhi đã có đủ hình hài và các bộ phận, những bất thường lớn có thể nhìn thấy.

Bầu tháng cuối nên đi siêu âm bao nhiêu lần?

3.2 Siêu âm thai 3 tháng cuối ở mốc 32 – 36 tuần tuổi: khám 2 tuần/ lần. – Khám thai: Mẹ bầu sẽ được đo huyết áp, cân nặng, chiều cao, đo chiều cao tử cung, vòng bụng và nghe tim thai. Bên cạnh đó, ở tuần thai này, mẹ cũng sẽ được kiểm tra cổ tử cung, theo dõi các dấu hiệu chuyển dạ sinh non.

Siêu âm thai 3 tháng đầu bao nhiêu lần?

Tần suất siêu âm sẽ được chỉ định bởi bác sĩ mà mẹ thăm khám. Trung bình với một thai kỳ bình thường, mẹ bầu sẽ siêu thai khoảng 3 – 4 lần trong ba tháng đầu mang thai. Với những trường hợp đặc biệt, có vấn đề về sức khỏe, mẹ có thể được chỉ định thăm khám nhiều lần hơn.

Chủ Đề